KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ban Bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ban Bí thư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

CHỦ ĐỘNG XIN TỪ CHỨC KHI KHÔNG CÒN ĐỦ UY TÍN


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.


Theo đó, cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Gương mẫu thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp; quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương.
Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương.
Quy định cũng đưa ra 16 nội dung mà các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống.
Trong số các nội dung phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đáng chú ý là việc các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
Trong số các nội dung phải nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết chống, các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải chống việc chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm.
8 nội dung ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, nắm vững hệ thống các nguyên tắc cơ bản và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lập trường tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, chính kiến rõ ràng trước những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm. Chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch.
2. Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia - dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
3. Thực hành phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, hiệu quả; thực sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ.
4. Sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được phân công. Tâm huyết, tận tuỵ với công việc. Tích cực giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; chủ động, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ trong địa phương, lĩnh vực mình phụ trách.
5. Tích cực thực hiện quy định về phân cấp, phân quyền và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chủ động thực hiện chủ trương thí điểm của Trung ương; khuyến khích mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; tìm tòi, đổi mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
6. Giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ kế cận. Chủ động, tích cực phát hiện, thu hút, trọng dụng người có đức, có tài, khát khao cống hiến. Bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự nghiệp của Đảng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
7. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
8. Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm. Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
8 nội dung ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống:
1. Chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị. Lợi dụng tập thể để né tránh trách nhiệm hoặc lấy danh nghĩa tập thể thực hiện mục đích cá nhân. Nói không nhất quán, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít.
2. Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân. Định kiến với người góp ý, phê bình. Trực tiếp, mượn danh hoặc cung cấp tài liệu cho người khác để nói, viết, đăng tin, bài sai sự thật nhằm đề cao tập thể, cá nhân mình hoặc hạ thấp uy tín của tập thể, cá nhân khác trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
3. Chủ trì tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách trái chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hoặc gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
4. Chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác cán bộ; đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, nhất là đối với người nhà, người thân.
5. Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức; tặng quà, nhận quà vì vụ lợi. Can thiệp không đúng thẩm quyền, trách nhiệm, trái quy định vào công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đối với việc đề xuất, cho chủ trương, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, đề án kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đấu giá đất đai, tài sản nhà nước.
6. Lãng phí công quỹ, tài sản, phương tiện, nhân lực và thời gian làm việc. Tổ chức đoàn đi công tác ở trong và ngoài nước không đúng thành phần, thời gian và nội dung yêu cầu công việc. Sống, sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí.
7. Lợi dụng doanh nghiệp hoặc để doanh nghiệp lợi dụng nhằm vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để sử dụng, vay, mượn tiền, tài sản, phương tiện của tổ chức, cá nhân trái quy định.
8. Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng


Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo, cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn do những quyết định liên quan dự án mua AVG.

Ngày 12/7, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 và ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông.

Hai ông bị xem xét kỷ luật do các vi phạm liên quan đến dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG (dự án).

Bộ Chính trị đánh giá những vi phạm của ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Do đó, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Trương Minh Tuấn; cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2016 - 2021; đồng thời đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật nghiêm minh ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011-2016.
Ban cán sự đảng Chính phủ được yêu cầu chỉ đạo thực hiện quy trình kỷ luật về hành chính với ông Trương Minh Tuấn bảo đảm đồng bộ, kịp thời với kỷ luật của Đảng.

Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016 cũng bị kỷ luật cảnh cáo do "vi phạm rất nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa Tổng công ty MobiFone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội".

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Những vi phạm của hai nhiệm kỳ Bộ trưởng

Theo kết luận của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Bắc Son phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận với tập thể Ban cán sự đảng. Ông trực tiếp quyết định nhiều nội dung liên quan đến dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công. Ông cũng thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện dự án, để xảy ra nhiều vi phạm rất nghiêm trọng.
Theo quy định, Ban cán sự đảng các bộ, ngành là tổ chức đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thành lập, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan đó. Thành viên ban cán sự đảng của một bộ gồm: Bộ trưởng, các thứ trưởng, vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ; các thành viên khác (nếu có). Bộ trưởng làm Bí thư Ban cán sự đảng, một thứ trưởng làm phó Bí thư Ban cán sự đảng.
Còn ông Trương Minh Tuấn trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng, cùng chịu trách nhiệm về những khuyết điểm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Tuấn bị kết luận đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo trong quá trình được phân công chỉ đạo thực hiện dự án; ký quyết định số 236, ngày 21/12/2015 của Bộ Thông tin Truyền thông phê duyệt dự án và một số văn bản có liên quan trái quy định, có văn bản không thuộc nhiệm vụ được phân công.

Với cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng từ tháng 4/2016 đến nay, ông Tuấn chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Ban cán sự đảng nhiệm kỳ 2016-2021.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng
Diễn biến vụ MobiFone mua cổ phần AVG.
Đầu năm 2016 dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG được tiết lộ, tuy nhiên số tiền không được nhắc tới. Thời điểm đó Bộ TTTT đề nghị Bộ Công an đưa giao dịch này thuộc danh mục Mật - trái với các quy định hiện hành.
Bảy tháng sau, Thường trực Ban bí thư chỉ đạo thanh tra toàn diện dự án trên. Thanh tra Chính phủ vào cuộc từ tháng 9/2016 và đến tháng 3/2018 ban hành kết luận, chỉ rõ MobiFone đánh giá không đúng thực trạng tài chính rất xấu của AVG. Trong khi thực tế, từ lúc thành lập đến thời điểm thẩm định giá, AVG liên tục lỗ, số lỗ luỹ kế đến 31/3/2015 là hơn 1.632 tỷ đồng (bằng 45% vốn điều lệ)... Giá trị vốn chủ sở hữu của AVG chưa đến 2.000 tỷ đồng nhưng MobiFone lại sử dụng kết quả thẩm định giá thiếu tin cậy khi xác định lên tới hơn 16.000 tỷ đồng. Số liệu này sau đó được dùng làm căn cứ mua cổ phần.
Cơ quan thanh tra tính rằng sau khi trừ giá trị tài sản vô hình gần 13.500 tỷ đồng và loại trừ nợ phải trả hơn 1.100 tỷ đồng thì "nguy cơ hiện hữu gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.000 tỷ đồng".
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng nêu, Bộ TTTT với chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước đã “thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án; quyết định phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước...”.
Hiện MobiFone và AVG đã thống nhất hủy hợp đồng chuyển nhượng. Nhóm cổ đông AVG trả lại hơn 8.500 tỷ đồng, bao gồm toàn bộ giá trị 95% cổ phần và 60 tỷ đồng cho các chi phí liên quan.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.
Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.

Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Theo Dân Trí

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Cách hết chức vụ trong Đảng, đề nghị bãi nhiệm ĐBQH đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh



Ngày 04/5 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cách hết chức vụ trong Đảng, đề nghị bãi nhiệm ĐBQH đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh
Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 111-TTr/UBKTTW ngày 27/4/2018 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Ban Bí thư nhận thấy: 

- Trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp từ năm 2003 đến tháng 01/2009, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ; không chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng của Dự án khu tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất trong khi đã thu tiền của các hộ dân; đồng ý để kế toán Sở Công nghiệp gửi số tiền còn lại của Dự án vào Công ty Gỗ Tân Mai; khi chuyển công tác, bà Thanh đã không bàn giao Dự án cho người kế nhiệm, dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự của địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của cơ quan quản lý nhà nước.

- Với cương vị Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2014), bà Thanh đã ký nhiều văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng không xem xét nội dung tham mưu của sở, ngành chuyên môn, vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh về trình tự, thủ tục đầu tư dự án; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc ký Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 21/7/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án lấn sông Đồng Nai không báo cáo, xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương theo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; ký một số quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh thể hiện sự ưu ái, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của gia đình thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực bà Thanh phụ trách, trong đó có dự án không thuộc lĩnh vực được phân công trực tiếp phụ trách, báo cáo sai sự thật về khối lượng, tiến độ đã thực hiện của dự án, nhằm mục đích trục lợi cho doanh nghiệp của gia đình mình.

- Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nghiêm trọng quy chế về công tác đối ngoại; nhiều lần sử dụng hộ chiếu ngoại giao để đi nước ngoài với mục đích cá nhân, giải quyết việc riêng; thậm chí có lần xuất cảnh ra nước ngoài không báo cáo tổ chức theo quy định.

Những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân bà Thanh.

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng; đề nghị Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện các quy trình, thủ tục xem xét bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tại họp kỳ thứ 15 diễn ra giữa năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh.
Theo đó, trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV, là vi phạm Luật phòng chống tham nhũng.
Sau đó, khi là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Thanh đã có các vi phạm, khuyết điểm như ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân, ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, bà Thanh còn ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho HTX An Phát không thông qua tập thể UBND tỉnh, không báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định.


Trước kết luận trên, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV cử tri Đồng Nai đã đề nghị Quốc hội bãi miễn tư cách ĐBQH đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh. Trả lời báo chí về việc này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng “Việc bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội phải theo quy trình, không tự nhiên bãi miễn được”.
Do đó, tại kỳ họp thứ 4 bà Thanh vẫn tham dự với tư cách trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. Ngày 24/10, bên hành lang Quốc hội, chia sẻ với báo chí bà Phan Thị Mỹ Thanh cho biết đã có đơn khiếu nại gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương để làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến kết luận vi phạm của mình. Tuy nhiên sau đó, cơ quan có thẩm quyền vẫn giữ nguyên mức kỷ luật. 
Tại kỳ họp thứ 23 (diễn ra trong hai ngày 12 và 13/3/2018) Ủy ban Kiểm tra Trung ương một lần nữa đưa ra xem xét, kết luận một số nội dung vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các thành viên Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020 trong đó có trường hợp bà Phan Thị Mỹ Thanh.
Qua kiểm tra lần này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát hiện bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ngoài những vi phạm được UBKT Trung ương kết luận tại kỳ họp 15 (thi hành kỷ luật đồng chí bằng hình thức cảnh cáo), còn có những vi phạm, khuyết điểm như chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Bên cạnh đó, trong thời gian là Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương), bà Thanh đã thiếu trách nhiệm trong triển khai thực hiện dự án Khu nhà tập thể Sở Công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng.
Với cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh (từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2014), bà Mỹ Thanh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, ký nhiều văn bản liên quan đến dự án đầu tư trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp của gia đình. Đáng chú ý, Phó bí thư tỉnh Đồng Nai còn vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc đi nước ngoài.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xét thấy những vi phạm, khuyết điểm của bà Thanh là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, đến mức phải tiếp tục xem xét, xử lý kỷ luật.
Tiếp đó, ngày 23/4/2018 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 24. Tại kỳ họp này đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại Kỳ họp 23 của UBKT Trung ương.
Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; sau khi cân nhắc nhiều mặt, UBKT Trung ương kết luận: Những vi phạm, khuyết điểm của bà Phan Thị Mỹ Thanh là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân bà Thanh. UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Báo cáo Ban Bí thư việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần Mobifone-AVG


Ngày 13/3, Bộ TT&TT đã báo cáo Ban Bí thư, Thường trực Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ về thông tin hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa Mobifone và AVG.

Cùng với việc gửi báo cáo cho Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã trực tiếp gọi điện thoại báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái về thông tin hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa Mobifone và AVG. 

Báo cáo Ban Bí thư việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần Mobifone-AVG


Trước đó, ngày 12/3, với vai trò, trách nhiệm cơ quan chủ quản - đại diện chủ sở hữu của Mobifone, lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ đạo và chứng kiến việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone và các cổ đông AVG ký biên bản cam kết hủy thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xử lý vụ việc Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua cổ phần AVG bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước, thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát. Ngày 12/3/2018, với vai trò, trách nhiệm cơ quan chủ quản - đại diện chủ sở hữu của Mobifone, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo và chứng kiến việc Mobifone và cổ đông chuyển nhượng AVG ký biên bản cam kết hủy thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần.

Với tinh thần, điều quan trọng nhất là không để nhà nước có bất kỳ thất thoát hay thiệt hại gì; sau khi bàn bạc, thảo luận Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng đã đi tới thống nhất hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần giữa 2 bên; các cổ đông chuyển nhượng sẽ trả lại toàn bộ số tiền bán cổ phần đã được Mobifone thanh toán.

Ngược lại, Mobifone sẽ hoàn trả các cổ đông chuyển nhượng số cổ phần và các tài sản của AVG mà Mobifone đã nhận chuyển nhượng.

Ngoài ra, các cổ đông chuyển nhượng sẽ thanh toán các chi phí liên quan mà Mobifone đã trả cho các đơn vị liên quan tới giao dịch mua cổ phần AVG. Các cổ đông chuyển nhượng đồng ý thanh toán cho Mobifone khoản lãi cho số tiền Mobifone đã thanh toán cho cổ đông chuyển nhượng theo đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đặc biệt, Mobifone và các cổ đông chuyển nhượng sẽ khẩn trương xem xét và thực hiện các việc cần thiết đảm bảo không bên nào chịu bất kỳ thiệt hại gì cũng như không ảnh hưởng tới nguồn vốn và lợi ích của nhà nước.

Tại cuộc họp, các bên cũng thống nhất thành lập nhóm làm việc để thống nhất chi tiết triển khai các công việc để hoàn thành việc hủy bỏ thỏa thuận chuyển nhượng và xử lý các vấn đề liên quan.

Trước đó, ngày 08/3, Ban Bí thư đã có văn bản đề nghị Thường trực Chính phủ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và chịu trách nhiệm về Kết luận thanh tra, sớm công bố Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Ban Bí thư đã chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm xem xét, xử lý vụ việc Mobifone mua AVG bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật và thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát.