KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

ĐẢNG VIÊN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Cũng như bảo vệ quyền con người trong cuộc sống thực, việc bảo vệ quyền con người trên không gian mạng là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cán bộ nghỉ hưu hay đương chức cũng như mọi người dân đều có quyền tham gia MXH, nhưng phải tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, đặc biệt là facebook với sự phủ sóng rộng khắp của Internet, nhà nhà dùng người người dùng, trong đó cố số lượng không nhỏ Đảng viên.

Chúng ta thấy bên cạnh một số đảng viên tự tin đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh từ các trang chính thống thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó .. thì vẫn còn không ít người thờ ơ, phớt lờ cả những vấn đề xã hội đang quan tâm.
Vậy thì vai trò của đảng viên ở đâu trên không gian mạng này? ....
"Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án" đang tồn tại ở nhiều cơ quan, đơn vị... cả trên mạng xã hội: Họ lặng lẽ vào mạng, dò, tìm, đọc.. rồi âm thầm biến như chiếc bóng
Với những bài hay, tích cực, nguồn chính thống, đàng hoàng.. cũng không thấy chia sẻ, bình luận, thích bài. Với các thông tin tiêu cực, bức xúc, tệ hại ..xã hội đang nói nhiều cũng chẳng thấy họ biểu hiện gì một thái độ dửng dưng, vô cảm đến lạ lùng.
Chúng ta thường nghĩ: đã là đảng viên thì ít ra cũng phải nhận thức được thông tin nào đúng, sai, tích cực, tiêu cực chứ? Khi thấy hay, đúng, nguồn rõ ràng .. thì cũng nên “thích”, “thả tim”, “thương thương”. Hay gõ vài chữ động viên, cổ vũ nhau chứ? Còn thấy sai lệch, hay nghi ngờ độ chính xác thì cũng nên “ngạc nhiên”, “buồn” hoặc “phẫn nộ” chứ ?
Xem, đọc rồi lặng lẽ cho qua khác nào đồng tình, ủng hộ thông tin xấu đó rồi... bởi mặc nhiên:
“làm thinh là nhất trí ”mà!!
Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nghỉ nhiều về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước... trước hết nên có lập trường, tư tưởng, quan điểm, chưa nói đến tính đảng thì cộng đồng trên không gian mạng luôn thể hiện những thao tác đương nhiên và bình thường đó như nghĩa của hai chữ tương tác thôi.
Chúng ta cùng mong rằng tất cả mọi người mà nhất là các đảng viên luôn là những nhân tố, những "tương tác viên" tích cực trong xây dựng mối đoàn kết toàn dân trên không gian mạng các bạn thân thương nhé!

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2020

NHỮNG CON RỐI “CHƠI NGÔNG” VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA

“Nhàn cư vi bất thiện” hay ví von giống kiểu “rảnh rỗi sinh nông nổi” mà đám “trẩu tre” hay sử dụng để chỉ một đám “ăn không ngồi rồi”, suốt ngày nghĩ ra mấy trò dị hợm để tiêu khiển cho qua ngày đoạn tháng. Và ở mỗi độ tuổi thì người ta lại nghĩ một trò tiêu khiển riêng, phù hợp với lứa tuổi của mình, nhưng ví dụ dưới đây lại cho thấy điều ngược lại.


Ở ngay giữa thủ đô Hà Nội, từ cuối năm 2019 cho đến nay đã xuất hiện một đám người “dị hợm” khi ngang nghiên mặc đồ quân phục binh lính Mỹ - Ngụy có đủ các loại sắc lính, từ lính dù mũ nồi đỏ, đến lính mũ nồi xanh rằn ri, Biệt động quân, rồi Thủy quân lục chiến, lính của Quân đoàn I, II, III của quân ngụy Sài Gòn... Những hình ảnh này khiến người ta thấy muốn ói vì họ đang diễn trò, tái hiện lại hình ảnh đám “vô nô” bợ đít phương Tây mang tên “quân lực VNCH”.


Không chỉ ăn mặc kiểu ngông cuồng chơi ngu, đám “thần kinh ảo tưởng” này còn bày trò tái diễn lại những hình ảnh của một đám “thây ma” đã bị xóa sổ sau năm 1975. Gần đây nhất là chúng đã kéo đến Hội trường Khu phố 1, thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, dưới cờ Đảng, cờ Nước để ăn nhậu, nhảy múa, quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội. Ngông cuồng, thách thức và điên dại đến thế thì không thể chấp nhận được. Đám người này cứ vài ngày là tập hợp, diễn đủ trò, nhìn chẳng ra con người đúng nghĩa. Chúng tụ tập, tổ chức tiệc tùng, nhảy nhót, ca hát những bài ca trước năm 1975.
Thậm chí chúng còn mất dạy đến mức kéo nguyên bầy vào rừng để tập trận giả, đem theo những thứ đồ chơi có kiểu dáng, hình dạng như súng thật. Chúng mô phỏng, chế ra những loại vũ khí mà Mỹ - Ngụy sử dụng để xâm lược nước ta, giết hại hàng triệu đồng bào và chiến sỹ của ta. Rồi chúng đóng giả những tên lính bị thương, băng bó tay chân, đầu dính đầy thuốc đỏ, trườn bò, lăn lê như tập trận thật. Chúng còn tuyên bố “Anh em yêu đồ lính VNCH vùng II và vùng III hành quân vào Thủ đô Hà Nội”. Đám người này tự nhận là “Hội yêu nhạc vàng, yêu đồ lính VHCH”. Nhìn cảnh chúng diễn trò thế này, nhiều người không khỏi bức xúc vì sự bệnh hoạn, hoang tưởng của chúng đã trở nên nghiêm trọng. Đúng là hết thuốc chữa, chỉ có thể trừng trị bằng pháp luật mà thôi.
Trong đám hội thừa mỡ nhưng thiếu não đó có một gương mặt khá quen thuộc trong làng điện ảnh nước ta, đó là nghệ sĩ ưu tú Chu Hùng. Với gương mặt dữ dằn, ông thường được các đạo diễn chọn vào đóng các vai xã hội đen, giang hồ, tội phạm. Thời gian gần đây, hình ảnh của ông xuất hiện đầy rẫy trên diễn đàn mạng xã hội, mọi người bàn tán xôn xao. Tiếc là ông không phải xuất hiện trong vai trò diễn viên ở bộ phim nào mà ông xuất hiện trong cái nhóm hội những người yêu áo lính ngụy. Nghe đâu những clip quay, dàn dựng cảnh trong rừng, hội quán đều có sự hướng dẫn, đạo diễn của ông. Là một nghệ sĩ điện ảnh được nhiều người biết đến, nhưng diễn viên Chu Hùng lại không dùng hình ảnh cá nhân của mình để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà lại tập hợp thành phần bất hảo, chống phá để làm những trò dị hợm cho công chúng phải lên án, chỉ trích.
Hơn nữa, với Chu Hùng, danh dự và danh vọng với ông ta không còn quan trọng, chẳng vì đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp mà ngược lại với lối sống giang hồ cả trong phim lẫn ngoài đời, nên Chu Hùng đã tự vùi dập sự nghiệp và hạnh phúc gia đình dưới bàn tay của mình. Thế nên, cũng dễ hiểu không ông ta chỉ còn biết dành thời gian “đàn đúm” với những kẻ nêu trên để tìm niềm vui trong đó.
Hành động của những con người kia dù chỉ là tìm thú vui tiêu khiển nhưng xét trên mọi phương diện về tình và về lý thì đều không thể chấp nhận. Bởi lẽ, đó là hành động khơi gợi lại quá khứ đen tối của dân tộc, khi người Việt bị lợi dụng để phục vụ cho hoạt động xâm lược của thục dân, đế quốc. Hơn nữa, chiến tranh đã lùi xa 45 năm rồi, điều đó chẳng khác nào như một việc làm để đám phản loạn theo “cờ vàng ba sọc” châm chọc, kích động mối hận thù, mâu thuẫn trong xã hội.
Do đó, chúng ta cần kịch liệt lên án, phản đối những hành động xấu xí nêu trên và rất mong các cơ quan hữu quan có biện pháp cần thiết để xử lý nghiêm, kịp thời ngăn chặn những hành động tương tự tái diễn theo dạng “vết dầu loang”, nơi này làm được thì nơi khác cũng chơi ngông./.

TÀI LIỆU MẬT ĐƯỢC TUỒN CHO ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG NHƯ THẾ NÀO?

Cựu cán bộ Cục Cảnh sát kinh tế đã đột nhập vào phòng làm việc của cấp trên rồi chụp các tài liệu điều tra để chuyển cho ông Nguyễn Đức Chung.
Ngày 21/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận, đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.


Kết quả điều tra xác định ông Chung giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu khi kết nối và cho Phạm Quang Dũng (cán bộ của C03 - Bộ Công an) 10.000 USD để tuồn tài liệu mật liên quan vụ Nhật Cường.
Trộm chìa khóa, lẻn vào phòng sếp chụp tài liệu mật
Theo kết luận điều tra, ngày 14/5/2019, Bộ Công an khởi tố, điều tra vụ án xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) và một số đơn vị liên quan. Thời điểm đó, cơ quan điều tra xác định ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Để nắm thông tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án, ông Chung đã thông qua ông Phan Huy Lệ (Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hà Thành) giới thiệu, làm quen với ông Phạm Quang Dũng, cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an (người được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Công ty Nhật Cường).
Ngày 16/6/2019, ông Nguyễn Đức Chung đặt vấn đề và sau đó được ông Dũng đồng ý thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu về kết quả điều tra vụ Nhật Cường.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã đánh trộm chìa khóa phòng làm việc của cấp trên. Từ đầu tháng 8/2019 đến đầu tháng 3/2020, cựu cán bộ công an đã 5 lần lẻn vào phòng làm việc riêng của chỉ huy, rồi dùng điện thoại lén chụp nhiều tài liệu điều tra.
Cơ quan chức năng xác định những tài liệu bị ông Dũng chụp trộm, gồm: Báo cáo kết quả trích xuất dữ liệu và thanh toán tiền hàng buôn lậu cho 16 nhà cung cấp của Công ty Nhật Cường; tài liệu báo cáo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc về tiến độ, kết quả, kế hoạch kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường và báo cáo kết quả xác minh việc Công ty Nhật Cường cung cấp dịch vụ công cho TP Hà Nội giai đoạn 2017- 2019.
Sau đó, ông Dũng đưa thông tin, tài liệu cho ông Nguyễn Đức Chung thông qua ứng dụng Viber và người trung gian.
Ông Chung bị cáo buộc chủ mưu
Theo Cơ quan An ninh điều tra, hành vi của ông Nguyễn Đức Chung đã phạm vào tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước với vai trò chủ mưu, cầm đầu.
Tài liệu điều tra cũng cho thấy cơ quan chức năng chưa có điều kiện làm rõ bản chất của việc ông Dũng được ông Nguyễn Đức Chung cho 10.000 USD nên cơ quan điều tra đã tách hành vi nêu trên để xem xét, xử lý sau.
Trong vụ án này, ngoài đề nghị truy tố cán bộ công an Phạm Quang Dũng, Bộ Công an còn đề nghị truy tố Nguyễn Anh Ngọc (công tác tại Phòng Thư ký biên tập, tổ giúp việc UBND Hà Nội), Nguyễn Hoàng Trung (chuyên viên Phòng Thư ký biên tập thuộc Văn phòng UBND TP.Hà Nội) về cùng tội danh.
Hai cựu cán bộ Văn phòng UBND TP.Hà Nội bị cáo buộc nhận 3 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước từ ông Nguyễn Đức Chung, sau đó, họ in ra giấy để chỉnh sửa, cắt phần chữ ký trang cuối của tài liệu mật.
Ông Nguyễn Đức Chung sinh năm 1967, quê ở tỉnh Hải Dương. Từ năm 1990 đến 2013, ông lần lượt giữ các vị trí: Đội phó, Đội trưởng Đội trọng án; Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra; Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Phó trưởng phòng rồi Trưởng phòng Cảnh sát hình sự; Phó giám đốc rồi Giám đốc Công an Hà Nội.
Ông Chung được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi 37 tuổi (năm 2004) và được phong hàm Thiếu tướng năm 2013, khi mới 46 tuổi.
Tháng 11/2015, ông Chung được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020. Sau đó một tháng, ông tiếp tục được bầu giữ cương vị Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Ngày 11/8, ông Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác 90 ngày khi đang giữ chức vụ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Chiều 28/8, Cơ quan An ninh điều tra thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Chung về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.
Sáng 25/9, HĐND TP Hà Nội đã bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung./.

MỘT VÀI SUY NGHĨ TỪ LỜI ÔNG CỐ VẤN AN NINH MỸ!

Trong cuộc gặp gỡ và trò chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien đã phát biểu: "Thể chế chính trị của chúng ta có thể khác nhau, nhưng tuyên ngôn độc lập của cả Mỹ và Việt Nam tôn vinh những giá trị giống nhau", "Xuyên suốt chiều dài lịch sử của các bạn, người Việt Nam, giống như người Mỹ, đã đấu tranh chống lại những ai muốn xâm phạm chủ quyền của các bạn - người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ bản sắc và không gian chiến lược của mình".


Những lời phát ngôn trên có thể là những ngôn ngữ ngoại giao sáo rỗng, nhằm làm vui lòng quan khách tham dự. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, đó chính là những gì Mỹ đã rút ra từ thực tiễn quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam trong thế kỷ XX và 2 thập niên đầu thế kỷ XXI. Nước Mỹ và Việt Nam từng có nhiều cơ hội để hợp tác với nhau thực lòng, nhất là thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, khi quân đội Mỹ từng giúp Việt Minh đào tạo lực lượng quân sự. Và chính Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhiều lần gửi thư tới Tổng thống Mỹ Truman đề nghị kết nối bang giao, đặt quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Lịch sử Việt Nam có lẽ đã khác, nước Việt Nam có lẽ đã phát triển hơn bây giờ rất nhiều nếu Mỹ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nếu Tổng thống Mỹ thực hiện đúng bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: "Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Nước Mỹ đã nhận ra được bài học trong quá khứ và ngày nay, họ đang có nhiều thay đổi trong chính sách ngoại giao với Việt Nam. Và tôi mong muốn rằng, bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng thấu hiểu lời của ông cố vấn an ninh Mỹ: “Xuyên suốt chiều dài lịch sử của các bạn, người Việt Nam, giống như người Mỹ, đã đấu tranh chống lại những ai muốn xâm phạm chủ quyền của các bạn - người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ bản sắc và không gian chiến lược của mình". Đó là căn cốt để xây dựng một mối quan hệ ngoại giao hữu nghị, thực tình và phát triển./.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

THẦY GIÁO HỒ' A CHƯƠNG - TẤM GƯƠNG NGHỊ LỰC

"NGHỀ GIÁO LÀ NGHỀ NGHÈO VỀ VẬT CHẤT NHƯNG VỚI TÔI LÀ NGHỀ "GIÀU CÓ" NHẤT. NHÌN HỌC SINH ĂN CƠM VỚI CÁ KHÔ SƯỚNG RƠN MÀ TÔI ỨA NƯỚC MẮT". 
Hơn 15 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hồ A Chương - người dân tộc thiểu số Vân Kiều (trường Tiểu học Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) không chỉ là tấm gương về tinh thần vượt khó mà còn là người gieo niềm vui học tập, chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo.
Trường Tiểu học Thuận, nơi thầy Chương công tác là nơi đào tạo cho học sinh phía nam huyện Hướng Hóa. Cuộc sống người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn.
Học sinh của thầy đều là người dân tộc Vân Kiều, bố mẹ các em chỉ trồng chuối, trồng sắn quanh năm. Có những năm mưa nhiều khiến sắn thì thối, chuối thì đổ nên thu nhập của gia đình các em dường như bằng không.
Có những bạn học sinh còn nói “thầy ơi, tuần nay nhà con ăn chỉ có sắn, con thèm một bát cơm với cá". Thế là dù túi quần còn vài đồng bạc lẻ, tôi dẫn học sinh ra mua gạo, mua 10 nghìn cá khô. Nhìn học trò ăn bát cơm cá khô ngon lành mà thắt ruột gan.
Có những em không muốn đến trường tôi còn phải treo phần thưởng là nếu ngoan ngoãn chăm chỉ đến trường thầy sẽ mua mì tôm, cá khô để thưởng. Phần thưởng của tôi tuy không nhiều nhưng cũng tiếp thêm cho các em động lực đến trường.
Bố mẹ không muốn các em đến trường thì thầy đến nhà vận động, các em không có quần áo thì quyên góp quần áo, các em không có vở viết thì cho vở… Từ miếng cơm, giấc ngủ đến chuyện học hành các thầy cô đều cố gắng lo cho học sinh. 
Hơn ai hết, thầy thấu hiểu các học sinh vùng cao thiệt thòi thế nào, nếu các em không học, không hiểu biết thì cuộc đời các em lại lặp lại những chuỗi ngày đói khổ, vất vả giống y như bố mẹ mình. Vậy nên thầy càng nỗi lực tìm mọi cách đưa các em đến trường. 
“Nghề giáo tuy có nghèo về vật chất nhưng với tôi đó là nghề “giàu có nhất”, đó là sự giàu có về tình thương, về lòng nhân ái, về sự tận tụy với nghề với người...
Nhân ngày 20/11 - Hiến chương Nhà Giáo, xin được gửi những lời tri ân tốt đẹp nhất đến những người thầy, người cô đã và đang góp sức cho sự nghiệp trồng người.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

KHÔNG CÓ CHÍNH ĐẢNG, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ NÀO CÓ THỂ CHIẾN THẮNG THIÊN NHIÊN NÊN ĐỪNG GÀO THUÊ

Từ thuở loài người còn sống bày đàn, con người chỉ có cách tìm hang đá nương náu, hòa nhập cùng thiên nhiên và thiên tai luôn là mối đe dọa sự sống còn đối với muôn loài trên thế gian. Khủng long còn bị tuyệt chủng, đến núi cũng bị nhấn chìm thì đừng viển vông đổ lỗi cho bất kỳ cương vị, tổ chức nào. 
Những truyền thuyết dù ở đâu cũng đều giải thích những hiện tượng bất thường, bất khả tri và bất khả kháng của thiên tai, con người chỉ có thể dự báo qua quan sát hiện tượng tự nhiên, qua quan sát bằng các thiết bị hiện đại, chỉ có cách phòng, tránh, không cản trở được siêu lốc, siêu bão, núi lửa. 

Tổ tiên ta đã đúc kết mức độ nguy hiểm của từng loại hiểm họa đe dọa tính mạng và sự bình yên của con người: “thủy, hỏa, đạo, tặc”. Và xếp Thủy vào hàng bậc nhất. Sức mạnh của lũ lụt, bão táp luôn khủng khiếp nhất, xưa đã thế và mãi vẫn sẽ là như thế. Không một chính đảng hay tổ chức xã hội nào có thể điều khiển, sai khiến hoặc thay thế được siêu nhiên. 
Không hiểu Philippines, Mỹ hay Nhật đã “phạm tội gì” mà nhiều năm qua phải hứng chịu những cơn siêu bão chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại. Xin các "thầy phán" kết luận hộ cái trước khi gào thét, cào phím nhé.
Với vị trí địa lý Thiên định. Miền Trung của chúng ta từ xưa tới nay, luôn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, nóng lắm, mưa nhiều, bão dữ và đây cũng chính là vùng đất hứng chịu nhiều thách thức, gian khó, chịu nhiều mất mát, hy sinh. Có lẽ những khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc sống nơi đây đã hun đúc nên vùng đất này giàu truyền thống lịch sử, cách mạng. 
Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo, miền Trung dấu yêu luôn nêu cao chí khí kiên trung cách mạng, góp phần quan trọng dựng xây cơ đồ Việt Nam độc lập, thống nhất, vững bước dựng xây cuộc sống mới ngày một ấm no, hạnh phúc, tươi đẹp. Đảng, Nhà nước đã có nhiều quyết sách đưa dải đất miền Trung sớm thoát khỏi nghèo đói, phong trào thi đua yêu nước “Gió Đại phong” trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước là tấm gương sáng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
Thành Huế nổi dậy kiên cường trong Mậu Thân 1968, Thành cổ Quảng trị sau 81 ngày đêm đỏ lửa mùa hè năm 1972, sự nổi dậy mau lẹ với khí thế triều dâng thác đổ giải phóng quê hương, góp gió thành bão trong đại thắng mùa xuân năm 1975 là khúc tráng ca của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Những địa danh như Cầu Hiền Lương, Đồng Lộc, Truông Bồn, Chu Lai, Mỹ Sơn, Nghĩa trang Trường Sơn, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, những con người anh dũng vô song như Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Mẹ Suốt, Mẹ Thứ…mãi là đuốc thiêng trong hồn lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. 
Bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng cả nước đổi mới, xây dựng, phát triển. Dải đất miền Trung đang thay đổi diện mạo tươi đẹp hơn; nhiều cụm công nghiệp hiện đại ra đời đã làm nên đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế; xây dựng nông thôn mới cùng với tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại đã thay da đổi thịt cho thôn quê; nhiều khu du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn nhất mang tầm quốc gia, quốc tế, vừa là sinh kế cho người dân, vừa quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước thân yêu. Đó là câu trả lời sinh động về mối quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào miền Trung. 
Trong những ngày này. Bão lụt ở miền Trung đã và đang gây tổn thất vô cùng lớn về người và của. Theo đạo lý "lá lành đùn lá rách", theo lẽ đời thấy người gặp nạn thì phải xúm tay, mở lòng mà cứu giúp, đó là đạo làm người. Tuy nhiên, có không ít những kẻ cam tâm lấy cái chết, sự đau thương tang tóc của đồng bào mình để rỏ những giọt nước mắt cá sấu, buông những lời lăng mạ, hằn học, thiếu văn hóa, thiếu đạo lý nhân sinh. Thử hỏi, những kẻ đó, bỏ được mấy đồng trinh vào “hòm công đức”, phải chăng cái họ nhét vào đấy là những mối thâm thù chế độ bằng tất cả vốn văn hóa méo mó. Người có đạo chân chính thì nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, còn kẻ đội lốt Chúa, Phật thì lại đang “xả” rác rưởi lên nền chế độ này. Phá Đảng, bôi nhọ chế độ, hình ảnh quốc gia dân tộc Việt Nam đã ăn sâu vào tâm tính hôi bẩn của bọn chúng. Ai cũng biết. Những hình ảnh và những lời bình luận thiếu tính nhân đạo mà họ cố công dàn dựng chỉ phản ánh một điều: Lòng thâm thù sẽ đẻ ra vô vàn quái thai chính trị, gây ô uế đạo lý làm người. 
Sau hiểm họa ắt sẽ có rút kinh nghiệm, để giảm tránh thiệt hại, nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể bắt thiên nhiên phải “rút kinh nghiệm”. Mỗi người cần phải tự nâng cao cảnh giác trước diễn biến phức tạp của thời tiết để hòa nhập, tồn tại cùng thiên nhiên. Những thông tin bôi nhọ hỉnh ảnh đất nước, con người Việt Nam chúng ta trong những ngày qua cho chúng ta thấy. Sau mỗi lần gặp thiên tai, dịch họa, thì bản chất đen tối của những kẻ luôn núp trong bóng tối càng bị lộ rõ. Điều quan trọng nhất, chúng ta phải nâng cao cảnh giác trước những thông tin kích động hèn hạ như kiểu mà nhiều kẻ chống phá cách mạng đang dàn dựng. Biết biến đau thương, vượt qua thách thức, chung sức đồng lòng sưởi ấm lòng, rào dựng vững chắc hơn ngôi nhà đại đoàn kết toàn dân tộc. Người dân ở miền Tây Quảng Nam đã tự hào khi lấy họ Hồ làm nguồn sáng tinh thần theo Đảng, theo Bác. Ánh sáng linh thiêng đó mãi mãi soi đường chỉ lối cho đồng bào ta đi tới tương lai./.

VÌ SAO CAO SAO VÀNG LẠI CÓ THỂ LÀM MƯA LÀM GIÓ TRÊN ĐẤT NGA LẠNH GIÁ?

Như anh em đã biết thì thời gian vừa qua, tại hành tinh Nga, thần dược cao sao vàng của Việt Nam đã làm mưa làm gió, thâu tóm toàn bộ thị trường các dân chơi hệ xương khớp nước này.
Để mà nói về nguồn gốc xuất xứ, thì cao sao vàng xuất hiện từ những năm 1968 nhưng trước khi có dạng cao, nó đã được biết đến với tên gọi "dầu cù là" dạng nước, do lương y Phó Đức Thành nghiên cứu và phát triển.

Ban đầu, cao sao vàng chỉ được sử dụng rộng rãi tại miền Bắc - nơi đặt thủ phủ sản xuất của nó. Gần như mỗi gia đình đều có ít nhất 1 hộp để trị bách bệnh. Từ đau đầu, đau xương khớp, đau bụng hay thậm chí là bị ho - cứ bôi cao sao vàng vào là khỏi. Hơn nữa, một số "dân chơi" còn sử dụng cao như một loại nước hoa bạc hà bỏ túi, mấy ngày không tắm thì cứ làm tí cao. Tuy hơi rát nhưng được cái khử mùi.
Sau này, khi phong trào công tác và học tập tại các nước Đông Âu nở rộ, thì cao sao vàng mới được vươn tầm thế giới. Mục đích ban đầu là để các anh em du học sinh bôi cho ấm người, nhằm chống chọi lại cái lạnh mùa đông. Nhưng sau họ lại dùng cao sao vàng như 1 món quà tặng "cây nhà lá vườn", "đặc sản Việt Nam" gửi đến anh em Nga ngố.
Điều khiến người dân Nga chú ý nhất không phải là công dụng của cao mà là làm đ gì có loại thuốc nào mỗi khi mở lại tốn công đến vậy. Có đợt, bên đấy còn có phong trào: "Nếu bạn đ mở được hộp cao sao vàng thì vẫn chỉ là 1 đứa trẻ" rồi dần dần họ cũng tiến bộ hơn khi sử dụng kìm, eto, hay thậm chí là búa gỡ đinh để mở.
Có những năm đỉnh điểm, Việt Nam xuất khẩu sang Nga đến hàng chục triệu hộp cao nhưng khi Liên Xô tan vỡ thì hợp đồng này bị dừng lại. Dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng.
Thời điểm căng nhất, 1 hộp cao dược giao bán tới gần 300 nghìn đồng trên Ebay còn ở Việt Nam thì vẫn 5000 1 hộp, đủ để thấy độ hot của sản phẩm này trên trường quốc tế.
Bây giờ, tuy đã xuất hiện nhiều những đối thủ cạnh tranh nhưng cao sao vàng vẫn giữ cho mình 1 vị thế không thể nào đánh đổ. Vì đơn giản nó là sản phẩm của người Việt, do người Việt làm ra từ chính những sản vật nước nhà.
Mặt khác, cái tên Cao Sao Vàng còn mang tính hình tượng cao khiến chúng ta nghe qua cũng đều tự hào vì nó. Bởi đã có thời, những "chiến binh" Sao Vàng có mặt khắp cac tủ thuốc ở Nga =))

ĐÔI ĐIỀU VỚI LƯU KA

Chả có lực lượng nào cơ man lại khổ như Công an nhân dân... họ làm tốt nhiệm vụ thì coi là bình thường, ăn lương của dân thì phải làm chứ sao không... phá án nhanh được thêm cái giấy khen biểu dương thì mấy anh lại bỉ bôi, phá án chậm thì lại chọc ngoáy kêu trình độ nghiệp vụ kém, bỏ biết bao công sức sao mãi chả tìm ra thủ phạm, tìm ra được thủ phạm rồi chuyển VKS mang ra xử thì lại bị dư luận đặt cho hàng tỷ dấu câu hỏi, người phạm tội đã thừa nhận rồi nhưng vẫn bị CA xét hỏi, liệu rằng tội phạm có ép cung không? Đã đúng người, đúng tội hay chưa? Có cố tình làm án oan sai không?

Chưa kể các lực lượng như Cảnh sát quản lý trại giam, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động rồi còn có lực lượng AN, TB nữa... Các vị đang sống trong môi trường an ninh an toàn ở Việt Nam sướng thế là do ai... mà hơi tý là các anh cứ đi họp thì lại đâm chọc bỉ bôi.
Còn nếu mấy anh muốn thấy anh em Công an ở cơ sở họ khổ như thế nào thì xin mời các anh sắp xếp thời gian nhé. Lực lượng CA sẽ sẵn sàng mời các anh đi thực tế để các anh có cơ sở thực tiễn khi phát biểu chứ phát biểu mà chỉ có tính “ný nuận” hoặc nghe “dư nuận” phản ánh là chưa khách quan và đúng hết cả đâu.
Có hai câu chuyện liên quan đến anh em dưới cơ sở, chúng ta mới nghe tưởng là vui nhưng nghe kỹ lại không thể cười được:
1- Phạm nhân được tha tù, trước khi được về hắn há miệng cười toe toét, em ở tù có thời hạn thôi bữa nay em về trước, các cán bộ ở lại vui vẻ tiếp tục công việc trông coi buồng, trại nhé!
2- Ở một khu chung cư có cặp vợ chồng trẻ, thằng chồng đi uống rượu về nửa đêm ngứa ngáy lại mò đòi vợ cho làm một nháy xả stress, vợ nó đang còn ngái ngủ thế là nó co cẳng đạp cho 1 phát đau lăn lộn, thế là giữa đêm vợ chồng nó cãi chửi nhau om xòm. Hàng xóm thì méo ngủ được gọi ngay CA rồi xếp hàng ra hành lang đón CA tới giải quyết đứng hóng tiếp.
Một câu cửa miệng luôn là: Công an đâu, gọi Công an đến ngay đi!
Anh là đại biểu Quốc hội, anh có nhiều quyền hơn những người thường dân khác, anh hãy suy nghĩ cặn kẽ mọi việc trước khi phát biểu điều gì đó thì nên chuẩn bị tài liệu, số liệu cập nhật cho tương đối chính xác, chứ đừng đứng lên phát biểu linh tinh kiểu cho nó có phát biểu xây dựng và đóng góp...
Người hiểu biết người ta nhìn cái mặt anh họ cười trừ thôi chứ quan tâm giọng điệu chống phá làm gì.
Riêng bọn óc ba que xỏ lá Việt Tân nó mới chịu tung hô anh lên tới trời và mây thôi nhá!

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

NẾU AI CHO RẰNG “VIỆT NAM KHÔNG SẢN XUẤT NỔI CON ỐC VÍT”, HÃY CHO HỌ ĐỌC BÀI NÀY

Camera AI View của Bkav với khả năng phát hiện lửa cháy, đo khoảng cách xã hội... được xuất khẩu sang Mỹ và lắp đặt tại trụ sở chính của Qualcomm.

Bkav là một trong những nhà sản xuất đầu tiên tích hợp thành công AI vào camera an ninh. Đại diện công ty cho biết, so với các dòng camera giám sát thông thường, camera AI có thể thực hiện các bài toán như nhận diện khuôn mặt, đếm số người, xác định khoảng cách xã hội, phân biệt người đeo khẩu trang hay không, tìm chỗ trống trong bãi đỗ xe, phát hiện lửa cháy, xâm nhập vào nơi không được phép hay các hành vi bất thường khác để đưa ra cảnh báo. Bên cạnh đó, dữ liệu hình ảnh được xử lý theo thời gian thực tại camera, không cần truyền về máy chủ, nhờ đó giảm độ trễ trong xử lý thông tin và đảm bảo tính riêng tư cho người dùng.
Ông Tommy Le, Phó chủ tịch phụ trách Kinh doanh tại thị trường Mỹ của Bkav, cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến một số sản phẩm công nghệ của Trung Quốc bị cấm hoặc hạn chế ở Mỹ và châu Âu, tạo ra cơ hội lớn cho các sản phẩm của Việt Nam.
Các mẫu camera an ninh với thương hiệu AI View của Bkav sẽ được lắp đặt tại trụ sở chính của Qualcomm ở San Diego, California, và nằm trong chiến lược triển khai thành phố thông minh của tập đoàn này. Lô hàng AI View tiếp theo dự kiến được triển khai tại một công viên lớn của Mỹ cuối năm nay.
AI View ra mắt giữa năm nay và có 39 dòng sản phẩm từ trung đến cao cấp, sử dụng vi xử lý của Qualcomm. Để có thể vào thị trường Mỹ, AI View vượt qua các bài kiểm tra và được cấp chứng nhận FCC, áp dụng cho các sản phẩm thiết bị điện tử, thiết bị phát sóng radio được sản xuất hoặc bán ở Mỹ.
Ngoài ra, camera AI của Bkav đạt chuẩn ONVIF, chứng nhận sản phẩm tương thích với các hệ thống phần mềm quản lý video phổ biến trên thế giới như Milestone, Genetec... Bkav cũng gia nhập Liên minh An ninh và An toàn Mở (OSSA) và nằm trong danh sách 150 đơn vị trên thế giới có khả năng cung cấp các giải pháp Phân tích Hình ảnh/Video.
Bkav đang lên kế hoạch triển khai dự án camera AI tại Mexico, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và một số quốc gia khác. Trong đó, tại Ấn Độ, công ty tham gia dự án về trạm thu phí, thành phố thông minh, trường học thông minh, hồ điều hòa thông minh...

MỸ CÓ TỐT VỚI VIỆT NAM NHƯ NHIỀU NGƯỜI VẪN TƯỞNG? HAY CHỈ LÀ CHIẾN LƯỢC "THAY MÁU" TỪ TỪ CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM???

Vì sao Mỹ lại đầu tư nhiều cho nền giáo dục Việt Nam những năm gần đây như vậy?
Mỹ mở trường học, cấp học bổng cho du học sinh, mở các lớp kỹ năng truyền thông. Và có vẻ giáo dục Việt Nam luôn được Mỹ quan tâm hơn các lĩnh vực khác? Phải chăng nước Mỹ tốt với Việt Nam đến vậy?

Sự thực không như chúng ta nghĩ! Hiện nay để lật đổ một quốc gia bằng bom đạn như với Việt Nam là hầu như rất khó thực hiện; cách thức tiến hành bạo động bằng các cuộc cách mạng màu lại càng không, vì Việt Nam là chế độ đơn đảng, không có đảng đối lập, Quân đội, Công an trung thành và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Còn ba đám đối lập loe ngoe mấy mống hầu như hở tên nào túm tên đó. Vậy nên để gây ra một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam bằng bạo loạn biểu tình lật đổ hầu như điều không tưởng.
Nhưng chủ nghĩa đế quốc có một quan điểm không thay đổi, đó là tiêu diệt lật đổ những chế độ cộng sản là mục tiêu số 1 và xuyên suốt trong kế hoạch dài hạn của Mỹ. Hiện nay khâu khó nhất của Mỹ trong việc thực hiện cách mạng màu đó chính là Việt Nam và Trung Quốc. Để chống Trung Quốc, nước Mỹ cần Việt Nam lên tuyến đầu, làm quân cờ tốt thí. Nhưng hiện nay Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, với phương châm ngoại giao không kết giao nước này chống nước kia. Vậy nên dù muốn hay không thì Mỹ vẫn chưa thể sử dụng tốt con bài Việt Nam như Mỹ đã làm với các nước chư hầu khác, bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản chưa cho phép Mỹ biến Việt Nam thành một chư hầu nghe lời Mỹ như Nhật hay Hàn và các nước khác có căn cứ của Mỹ. 
Thế nên để biến Việt Nam thành quân cờ trong tiền đồn tuyến đầu chống Trung Quốc, muốn làm được điều đó Mỹ chỉ có cách thay đổi chế độ Việt Nam, dựng lên một chính phủ bù nhìn như ngụy quyền trước kia để sai khiến. Và người Mỹ đã có một chiến dịch dài hơi cho vấn đề này. Đó là đầu tư vào giáo dục, thay đổi một thế hệ tri thức có học của Việt Nam. 
Những sinh viên này khi được Mỹ đào tạo sẽ là công cụ phục vụ cho chiến lược lâu dài của nước Mỹ sau này. Mục tiêu nước Mỹ là sau khi đào tạo những sinh viên Việt Nam, sau đó những sinh viên này sẽ quay trở lại phục vụ trong bộ máy chính quyền Việt Nam bằng hình thức dần dần thay thế những lãnh đạo do chính nước Mỹ đào tạo, và đến một thời điểm chín muồi nào đó Mỹ sẽ sử dụng những quân cờ này thay đổi chế độ của một quốc gia mà không cần bom đạn, tiếng súng. 
Đầu tư vào giáo dục, biến giới trẻ Việt Nam đề cao giá trị của nước Mỹ, khi giá trị của nước Mỹ lan rộng thì chắc chắn những bộ phận này sẽ xem cộng sản là mối "nguy hại" cần loại trừ. Mình quan sát từ lâu và thấy rằng, hầu như các sinh viên du học ở các nước phương Tây đều không có cảm tình với chế độ (nhất là du học sinh Mỹ) trừ một số cocc họ không chống đối ra mặt bởi vì họ có lợi ích trong bộ máy nhà nước, nhưng họ cũng tỏ thái độ im lặng thờ ơ, điều cốt lõi của họ là bảo vệ lợi ích gia đình hơn là lợi ích chế độ.
Có một quan chức Mỹ từng nói “những cái gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ". Để lật đổ một chính quyền cộng sản, người Mỹ đã dày công xây dựng đội ngũ kế cận do họ đào tạo, dần dần thay máu tầng lớp lãnh đạo do phương Tây đào tạo, khi thời cơ chín muồi chí cần một nhân tố như Giopbachop là đủ để thay đổi một chính quyền theo chiều hướng chịu sự nghe lời nước Mỹ.
Việc tấn công vào môi trường giáo dục, đó là một trong những mũi tấn công của những thế lực chống phá do phương Tây đứng, đầu là Mỹ tài trợ có một tầm nhìn dài hơi chiến lược. Sự kiện Phạm Minh Hoàng trước khi thâm nhập vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Đối tượng này một trong những thành viên cốt cán của Việt Tân trong kế hoạch "sang sông" nhằm đưa người về len lỏi trong môi trường giáo dục Việt Nam. Với hi vọng chuyển biến tư tưởng từng lớp học sinh, sinh viên ngày nay. Môi trường giáo dục là nơi đào tạo nên một thế hệ kế cận lãnh đạo đất nước sau này, nếu người nào nắm được môi trường này chắc chắn người đó thắng cuộc.
Giáo dục chúng ta ngày nay đó là áp dụng rập khuôn mô hình giáo dục theo kiểu phương Tây. Xem đó là giá trị cốt lõi, dần dần; lâu hơn nữa khi đạt tới trình độ nhất định, những người được đào tạo ra sẽ xem những giá trị lịch sử như chủ nghĩa xã hội là lỗi thời cần phải được loại bỏ. Tương lai chỉ cần 20 năm có thể thay máu hoàn toàn thế hệ trẻ đất nước, khi người ta không biết tới giá trị lịch sử, chắc chắn người ta cũng sẽ quên quá khứ, tương lai. 
Tôi từng tiếp xúc với nhiều giáo viên đang đứng trên bục giảng, dù là giáo viên, sinh viên họ vẫn xem những giá trị phương Tây là cốt lõi, mô hình giáo dục xã hội chủ nghĩa là cổ hủ lạc hậu. Vậy thử hỏi những giáo viên như thế sẽ đào tạo ra những học sinh như thế nào? Tất nhiên là phủ nhận những thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ba mũi giáp công đánh vào hệ thống xã hội nước ta đó là: Kinh Tế - Truyền Thông và Giáo Dục. 
Kinh tế tăng các khoản viện trợ đầu tư, cốt làm sao để cho người dân hiểu đó là giá trị cần hướng tới, để có sự so sánh giữa hai mô hình. 
Truyền thông mở những lớp tập huấn báo chí theo tiêu chuẩn phương Tây, sử dụng những cây bút những tờ báo biến chất đánh vào những điểm yếu của đảng, làm suy giảm lòng tin của người dân qua cơ quan truyền thông sở tại. 
Về giáo dục viện trợ cấp học bổng, mở trường học, tuyển chọn nhân tài đào tạo theo phương pháp chuẩn phương Tây. Tất nhiên sau khi ra trường những "tri thức" này sẽ phục vụ cho công cuộc tuyên truyền giá trị tư tưởng phương Tây ngay đất nước mình. Cứ 10 sinh viên du học thì có 9 người ca ngợi mô hình giáo dục phương Tây và lên án mô hình xã hội chủ nghĩa. Đây là lực lượng nòng cốt trong cuộc diễn biễn hòa bình nhằm vào những nước mà phương Tây xem là "độc tài thiếu dân chủ".
Sự kiện việc cựu đại sứ Mỹ, một người luôn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Làm Phó Chủ tịch một ngôi trường khá nổi tiếng vừa mới thành lập theo tiêu chuẩn phương Tây, đã đủ nói lên việc Mỹ đã có những toan tính trong việc cổ phần hóa đội ngũ kế cận của Việt Nam sau này. Tôi từng nhớ có câu nói của một viên tướng Mỹ khi rút quân khỏi Việt Nam:
"Người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải với bom đạn, mà bằng đồng đô la, và cờ của nước Mỹ sẽ tung bay khắp Việt Nam".
Cách đây hơn 1 năm, Đàm Bích Thủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Fulbright trong một lần phát biểu trước báo chí từng nói rằng:
"Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về Chiến tranh Việt Nam. Kết thúc tập phim, Thuỷ cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem.Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”.
Việc bà Thủy là Hiệu trưởng một trường đại học của Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam, thì việc bà ta hướng học sinh, sinh viên của trường này theo góc nhìn của Mỹ là điều mà ai cũng từng đã biết trước. "Ăn Cơm của chủ phải sủa theo chủ là điều từ xưa tới nay đám người Việt có tư duy nô lệ luôn làm vậy". Ngày trước ngôi trường này từng bổ nhiệm một tên sát nhân làm chủ tịch ủy thác. 
Khi bắt đầu thành lập trường đại học Fulbright ở Việt Nam, lúc đó Fulbright đã bổ nhiệm ngay Bob Kerey, một tên sát thủ máu lạnh từng thảm sát người dân làng Thạnh Phong - Bến Tre. Trước là để thăm dò dư luận của người dân Việt Nam đã lãng quên cuộc xâm lược Mỹ hay chưa, sau là để thăm dò phản ứng của Việt Nam trong vụ bổ nhiệm lần này, rất tiếc cho chúng nhiều người Việt Nam vẫn chưa quên nỗi đau mà người Mỹ để lại cho đất nước này, Sau khi dư luận phản ứng gay gắt, ngay lập tức Bob bị cho thôi chức chủ tịch. Nhưng bản chất ngôi trường này vẫn vậy, vẫn mang nặng tư duy truyền bá tư tưởng của nước Mỹ, và có cái nhìn sai lệch về cuộc chiến mà người Mỹ đã xâm lược Việt Nam.
Đại học Fulbright với mục tiêu "khai phóng đa chiều" nhưng thực chất nó cũng là hướng người học tới góc nhìn của Mỹ. Hôm nay chúng tuyên truyền cho học sinh người lính Mỹ đã khổ sở mất mát như thế nào trong chiến tranh Việt Nam, thì ngày mai ngày kia chúng sẽ hướng sinh viên chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến của người Mỹ giải phóng Việt Nam khỏi cộng sản. Không điều gì là không thể, không chỉ ở Việt Nam mà người Mỹ muốn cho cả thế giới thấy các cuộc xâm lược của họ đều là nhân danh những hành động cao cả. Và không biết từ khi nào những kẻ xâm lược lại được đem ra so sánh là đáng thương, và nếu họ đáng thương phải chăng những người lính Việt Nam là những người bị lên án khi đánh đuổi lính Mỹ xâm lược?
Trong những năm gần đây chúng ta thường như bỏ trống vấn đề tư tưởng của học sinh, giáo dục chỉ biết dạy học sinh biết chữ và ngoại ngữ, mà thiếu những kiến thức lịch sử đất nước, khiến cho một bộ phận không ít sinh viên có cái nhìn lệch lạc về cuộc chiến vệ quốc của dân tộc. Đó là một tiền lệ nguy hiểm, những câu khẩu hiệu "Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại" đã không còn xuất hiện trong trường học. Những người thầy như Đàm Bích Thủy, hay Nguyễn Đức Thành chính là một trong những kẻ đi tiên phong trong việc đầu độc tư tưởng học sinh về những vấn đề lịch sử.
Bà Thủy với khẩu hiệu luôn mồm là "giáo dục khai phóng" nhưng thực chất bà ta cũng như bao con vẹt khác được người Mỹ nuôi để sủa theo bản chất nước Mỹ. Học sinh của bà sau này chắc chắn sẽ trở thành những nhà kinh tế tài ba lãnh đạo, thậm chí cả quan chức. Sự thành công ở những học sinh này đối với người Mỹ, đó là nói hộ thay lời nước Mỹ giữa đất nước Việt Nam. Và lâu dần lịch sử Việt Nam sẽ bị bóp méo, cuộc chiến vệ quốc của người Việt Nam sẽ trở thành cuộc xâm lược Bắc Nam. Người Mỹ với vai trò trọng trách cao cả ở Miền Mam "chống lại cộng sản miền Bắc cho một thế giới tự do", đó là những gì Đàm Bích Thủy và trường Fulbright và nhiều quỹ giáo dục nước Mỹ đầu tư đang muốn hướng tới./.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

HUYỀN THOẠI ANH HÙNG LLVT NHÂN DÂN LA VĂN CẦU: NHỜ ĐỒNG ĐỘI CHẶT ĐỨT CÁNH TAY BỊ GÃY NÁT ĐỂ TIẾP TỤC CHIẾN ĐẤU

Anh hùng La Văn Cầu (sinh 1932) tên thật là Sầm Phúc Hưởng, người dân tộc Tày. La Văn Cầu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Năm 1948, La Văn Cầu gia nhập vào Đại đội 671 - một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội Việt Minh.

Được quân đội giáo dục, rèn luyện, người thanh niên dân tộc Tày sớm trở thành anh bộ đội Cụ Hồ “xung kích mọi mặt, gương mẫu mọi nơi”. Hằng ngày, không có nhiệm vụ nào thủ trưởng Đại đội 671 giao phó mà ông không hoàn thành xuất sắc. Năm 1950, La Văn Cầu vinh dự được kết nạp vào Đảng. Kể từ khi đứng dưới cờ Đảng với lời hứa sắt son, La Văn Cầu càng nuôi dưỡng niềm tin tuyệt đối vào cách mạng.
Nhiều người có thể chưa biết, ngoài trận đánh Đông Khê (thuộc Chiến dịch Biên giới năm 1950) oanh liệt, ông từng tham gia 28 trận đánh đầy khốc liệt nữa. Trận đánh đầu tiên mà ông cho mình vừa gan dạ, vừa mưu trí là trận phục kích trên đèo Bông Lau - Lũng Phầy ở Cao Bằng năm 1949. Khi thấy một chiếc xe tăng của Pháp đang nghếch nòng súng, bò qua đèo, trên tháp pháo của chiếc xe tăng có một lính Pháp tay lăm lăm súng, nhanh như cắt, từ điểm phục kích, La Văn Cầu đã bắn gục tên lính này, rồi nhảy phốc lên xe tăng, xả súng diệt gọn 10 tên khác.
Khi anh bạn đồng nghiệp của tôi ngỏ ý: “Anh có thể kể lại cho bọn em nghe về trận đánh Đông Khê được không?”, gương mặt anh hùng La Văn Cầu rạng rỡ hẳn lên, giọng ông hào sảng hơn:
- Theo kế hoạch của cấp trên đã vạch ra, bằng bất cứ giá nào quân ta cũng phải chiếm cho được cứ điểm Đông Khê, bởi cứ điểm này là yết hầu quan trọng nhất mở màn cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. Nếu trận đánh Đông Khê giành được thắng lợi thì mới mở được đường thọc sâu vào sào huyệt quân thù, quân ta tiếp tục tiến lên tiêu diệt các cứ điểm khác. Trận đánh Đông Khê diễn ra vào sáng 16 và kết thúc vào chiều 18/9/1950.
Theo lời ông kể, chiến sự xảy ra cực kỳ ác liệt, bởi ta và địch không tương quan về lực lượng và khí giới, do vậy, chiến thuật quân sự “đánh úp” tạo ra được tình huống bí mật và bất ngờ làm cho quân địch không kịp trở tay. Trận đánh này, Trung đoàn 174 được giao nhiệm vụ phá lô cốt mở hàng rào cho quân ta tiến lên chiếm lĩnh cứ điểm. Trong số những chiến sĩ xung kích ôm bộc phá để xé tan hàng rào dây thép gai và phá vỡ lô cốt địch có La Văn Cầu.
Khi trung đội bộc phá của ông vừa mới tiến vào sào huyệt ném bộc phá phá hàng rào và lô cốt thứ nhất đã gặp ngay sự phản kích của địch. Đạn pháo của địch từ trong lô cốt bắn ra như mưa, khói lửa bốc lên mù mịt. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ quần nhau với giặc, trung đội bộc phá của ông đã hy sinh gần một nửa nhưng số chiến sĩ còn lại tinh thần tiến công lại hăng hái và dũng cảm hơn bao giờ hết.
Lúc này, La Văn Cầu đã vượt qua hệ thống giao thông hào an toàn, khi ông vừa trườn mình đến hàng rào thứ 3, bỗng nghe một tiếng nổ xé trời bên tai. Thế là ông ngất đi bên miệng chiến hào, khoảng 10 phút sau tỉnh lại thấy cánh tay phải của mình máu chảy đầm đìa, ướt nhòe cả bàn chân. Quả bộc phá ông ôm trong người vẫn còn nguyên vẹn. Ba chiến sĩ tham gia chiến đấu cùng ông, khi biết ông bị thương đang tìm cách đưa ra tuyến sau. Nhưng ông nhất quyết không chịu mà nói với các chiến sĩ rằng, nhờ các cậu lấy dao chặt nhanh cho mình đi, xương nó gãy nát rồi để thế này vướng lắm. Còn một tay nữa mình vẫn ôm được bộc phá mà.
Nghe lời nói đanh thép đó, đồng đội đành phải chiều theo, cắt lìa cánh tay phải và băng bó tạm cho ông. Chính giây phút này đã làm nên một La Văn Cầu anh hùng, một La Văn Cầu huyền thoại, một La Văn Cầu sống mãi với trang sử vàng dân tộc. La Văn Cầu đã giật tung quả bộc phá, phá được hàng rào và lô cốt quan trọng để tất cả đồng đội xông thẳng vào cứ điểm Đông Khê, giành được chiến công huy hoàng đầu tiên trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Tấm gương chiến đấu của Anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn - một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.

NIỀM TỰ HÀO VIỆT NAM VÀ CHIẾC KHẨU TRANG IN HÌNH CỜ ĐỎ SAO VÀNG

Từ đầu đại dịch covid-19 đến nay, cả thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với kết quả phòng chống dịch bệnh của Việt Nam. Trong những giai đoạn căng thẳng, không chỉ lực lượng phòng chống dịch mà từng người dân đều hết sức tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt... để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch.

Hình ảnh những cụ già, em nhỏ mang gạo, mang rau, thực phẩm tiếp tế cho người dân bị cách ly, cho các chốt chống dịch, chốt biên phòng làm lay động hàng triệu trái tim, đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, quyết chiến quyết thắng của người dân Việt Nam.
Nhờ vậy, Việt Nam đã dập tắt các ổ dịch Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hạ Lôi (Hà Nội), BV Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TPHCM) và đặc biệt là ổ dịch tại Đà Nẵng trong sự ngưỡng mộ và khâm phục của cộng đồng quốc tế.
Trong những ngày đó, hình ảnh người người đi trên đường phố đều đeo khẩu trang đã trở thành thân quen đối với chúng ta, đeo khẩu trang đã trở thành thói quen của mỗi người khi đi ra ngoài đường. Trong bối cảnh chưa có vắc xin phòng ngừa, để giữ được thành quả chống dịch, chung sống an toàn với Covid-19 thì đeo khẩu trang là biện pháp hiệu quả nhất, quyết định đến sự thành công của công tác phòng, chống dịch.
Đại dịch Covid-19 ở bên ngoài còn diễn biến hết sức phức tạp, trong khi Việt Nam đã có hơn 70 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đeo khẩu trang là biện pháp hiệu quả, vậy làm sao để mọi người dân luôn tự giác đeo khẩu trang?
Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 mới đây, 13/11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gợi ý về mẫu khẩu trang in cờ đỏ sao vàng. Và khi đeo những chiếc khẩu trang có hình quốc kỳ chắc chắn mỗi người dân không chỉ coi đó là một cách phòng chống dịch bệnh mà còn mang theo quyết tâm, niềm tự hào Việt Nam chiến thắng đại dịch./.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

CÔNG NGHỆ SẼ GÓP PHẦN BẢO VỆ BIÊN GIỚI

BKAV đang triển khai thí điểm Camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo AI View tại khu vực biên giới. Chúng tôi đang nỗ lực đưa các sản phẩm Công nghệ do chính người Việt làm chủ để đưa vào thực tế và đặc biệt hơn là hỗ trợ bảo vệ biên giới, an ninh quốc phòng.
Việt Nam có đường biên giới trải dài, với tổng chiều dài biên giới trên đất liên là 4.550 km. Địa hình biên giới nước ta đa phần là rừng và núi cao; có nhiều đường mòn, lối mở, tự phát của dân; nhiều khu vực bãi bồi ven sông. Vì thế việc kiểm soát đường biên gặp khó khăn, các lực lượng bảo vệ biên giới vất vả hơn.


Câu trả lời cho bài toán này không cách nào khác là áp dụng Camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo AI View.
AI View được tích hợp trí tuệ nhân tạo nên có khả năng phát hiện được các đối tượng vượt biên trái phép thông qua các khu vực đường mòn, lối mở, bãi bồi ven sông kể trên. Đồng thời có thể phát hiện các đối tượng vận chuyển, mua bán ma túy, hàng lậu, buôn người, lao động trái phép, tụ tập đông người. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay, AI View có thể phát hiện ra người trốn cách ly khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Với những khả năng đó và có thể giám sát 24/24, AI View có thể đảm nhiệm vai trò như một người lính.
Cũng có nhiều nước đã áp dụng Camera an ninh tại biên giới, tuy nhiên đây là vấn đề An ninh Quốc gia, chúng ta không thể dùng những sản phẩm của nước ngoài. Viện AI của Bkav nghiên cứu, phát triển và tích hợp thành công AI vào sản phẩm Camera an ninh do chính Bkav làm chủ và sẽ tích cực tham gia vào những điều thực tế như thế.

HÃY BỚT XÔN XAO VỀ CHUYỆN ANTI NGƯỜI NỔI TIẾNG!

Những ngày vừa qua, là khoảng thời gian mà showbiz Việt khiến cho cả cộng đồng mạng xôn xao, từ chuyện hoa hậu, ca sĩ, diễn viên bị anti rồi cho đến người yêu cầu thủ dính phốt cắm sừng. Và từ đó hàng trăm ngàn câu chuyện được mổ xẻ, kéo theo, là kiện tụng, dọa dẫm, bêu tên nhau khiến người người hít drama không kịp thở. Lướt newfeed chỉ thấy nhắc đến những cái tên Giang, Tiên, với Hải.
Còn nhớ chỉ mới 1, 2 tuần trước, cộng đồng mạng vẫn đang quặn lòng dõi theo từng dòng tin tức về miền Trung, có người đã rơi nước mắt khi công binh tìm thấy từng thi thể chiến sĩ ta ngã xuống. Vậy mà bây giờ thứ họ quan tâm hơn cả lại là cách mà người nổi tiếng xử lý với anti fan.

Điều đó cũng là hợp lý, bởi bây giờ người ta lên mạng thường bị chi phối bởi cảm xúc nhất thời. Đã ghét thì cực ghét mà đã yêu thì cực yêu rồi đến vài ngày sau hỏi lại thì họ bảo: "Chuyện qua rồi, nhắc lại làm gì?". Thật lạ!!!
Ngày nào cũng đăng bài và chúng tôi dường như nhận ra một sự thật... hình như cái cảm xúc cả nước hướng về miền Trung nó đã qua rồi.
Trước đây, khi nhìn những giọt nước mắt của bà con, nhìn những đàn gia súc, gia cầm mất trắng trong một tối người ta sẵn sàng ủng hộ ngay mấy lít mà chẳng so bì, vì lúc ấy, chúng ta đều hành động bằng cảm xúc. Một con gà, một cân gạo, một chiếc áo phao cũng quý như vàng.
Nhưng khi cơn lũ đã qua. Báo chí thì bận với chuyện bầu cử, họ cập nhật từng động thái ở xứ Hoa Kỳ, từng nét mặt của ông Trump nhưng quên đi bà con mình còn đang khổ cực. Các fanpage, group thì dồn dập đưa tin về hoa hậu nọ, ca sĩ kia khốn đốn với đám anti mà quên mất đồng bào ta còn đang vật lộn với đống bùn đất mà thiên tai để lại. Giữ được mạng sống rồi nhưng kế sinh nhai trước mắt thì có lẽ chẳng mấy ai để tâm?
Mỗi người sẽ có những hành động thiết thực nhất, khi khó khăn và thiên tai của đồng bào miền Trung chồng chất; nhất là cơn bão Vamco (số 13) vừa đi qua...

ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG

Chúng ta đã, đang thực sự sống trong cuộc chiến đấu giữa thời bình, với thiên tai mà phía trước là tính mạng của nhân dân, với mệnh lệnh từ trái tim, luôn sẵn sàng có mặt ở nơi hiểm nguy để cứu giúp nhân dân là hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc phẩm chất sáng ngời và bản lĩnh của “Bộ đội Cụ Hồ”; của những công chức, viên chức mẫu mực, trách nhiệm, tận tụy, thực sự là công bộc, là người “đầy tớ” trung thành của nhân dân. Với tấm lòng tận trung với nước, với Đảng, tận hiếu với dân, 13 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh ở Rào Trăng 3 cho sự bình yên của nhân dân trước thiên tai, bão lụt. Đây là một trong những tổn thất, mất mát rất lớn của quân đội, của đất nước, của nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ trong thời bình.

Các anh ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn. Đảng ta mất đi những đảng viên trung kiên; Quân đội mất đi những chiến sĩ ưu tú tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; địa phương mất đi những cán bộ nòng cốt, năng lực, trách nhiệm; các gia đình mất đi những người trụ cột kính yêu; đồng chí, đồng đội và bạn bè mất đi những người bạn, đồng đội chân tình, quý mến. Các gia đình, họ tộc mất đi một người con hiếu thảo, khiêm nhường, một người anh, người em quý mến; các chị mất đi người chồng thân thương, nghĩa tình, thủy chung, sâu sắc; các cháu mất đi người cha mẫu mực; làng xóm, khu phố, quê hương mất đi một công dân tiêu biểu, tâm huyết; bạn bè thân hữu mất đi một người bạn thân thiết, trọn nghĩa, vẹn tình. Sự hy sinh của các anh đã minh chứng cho truyền thống trung với nước, hiếu với dân, không sợ nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng, vì hạnh phúc của nhân dân, vì đồng chí, đồng đội cao cả, vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vậy nhưng, trên các trang mạng, các blog của bọn phản động đã táng tận lương tâm khi đăng tải những bài viết, với nội dung nghi ngờ, mỉa mai, bôi nhọ sự hy sinh anh dũng của các cán bộ, chiến sĩ gặp nạn trên đường thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Chúng đặt ra nhiều câu hỏi về sự chân thật, lý do vì sao 13 cán bộ lại trèo đèo lội suối vào chốn ấy: “Theo lẽ thường, các cán bộ Đảng - Nhà nước và các sĩ quan cấp tá trở lên đã rất sợ chết, không dám để tay chân dính mưa hay bùn đất, nói gì đến chuyện cả đàn kéo nhau đi vào rừng mưa đang sạt lở”(?!!). Một sự bịa đặt, vu khống rất trắng trợn. Có lẽ chỉ có những kẻ chuyên “liếm gót giày”, tay sai cho bọn phá nước, hại dân mới đưa ra cái nhìn ấu trĩ, thiển cận như thế. Rồi chúng hả hê trước sự hy sinh cao cả ấy, cho rằng “rất đáng đời” (?!!). Một sự khốn nạn đến tận cùng của sự khốn nạn.

Giữa lúc mưa lũ hiểm nguy, đi lại vô cùng khó khăn, gian khổ, sự cố có thể đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào mà cán bộ, chiến sĩ vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, dù phải hy sinh tính mạng của mình cũng không chùn bước. Bởi lẽ, với trách nhiệm của người đảng viên, người chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Cứu giúp nhân dân là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của “Bộ đội Cụ Hồ”. Với cán bộ, chiến sĩ quân đội, cứu giúp nhân dân không chỉ là nhiệm vụ đơn thuần, mà là mệnh lệnh từ trái tim. Chính mệnh lệnh trái tim đã thôi thúc cán bộ, chiến sĩ đạp bằng mọi hiểm nguy, gian khó để có mặt cứu giúp nhân dân nơi bão, lũ.
Khi thiên tai, bão lũ đổ tai ương xuống dải đất miền Trung ruột thịt không chỉ tàn phá của cải vật chất mà còn cướp đi nhiều sinh mạng người dân. Tất cả cán bộ, chiến sĩ quân đội đều nhận rõ trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng giúp nhân dân qua cơn hoạn nạn. Vì thế, dù ai cũng đớn đau, thương tiếc khi biết tin đồng chí, đồng đội mình hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu dân; ai cũng nghẹn lòng mỗi khi tìm thêm được thi thể của đồng đội trong bùn đất lấp vùi; ai cũng biết khi mình thực hiện nhiệm vụ cũng có thể gặp hiểm nguy, hy sinh như thế; nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào vì thế mà chùn lòng quyết tâm, thậm chí còn ngược lại! Những ngày qua, trên khắp dải đất miền Trung, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ vẫn tiếp tục dầm mình trong lũ dữ để cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.
Vậy mà những kẻ phản động, táng tận lương tâm đã xuyên tạc, xúc phạm sự hy sinh cao cả của những cán bộ, chiến sỹ, đi ngược lại với truyền thống dân tộc, lợi ích của nhân dân. Mỗi chúng ta cần vạch trần và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái đó./.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

THẤY GÌ QUA ĐỀ XUẤT TĂNG HỌC PHÍ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO?

Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo cho giáo dục và đào tạo, Người xem “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ Hồ đã trình bày những nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết ngay. Trong đó, vấn đề thứ hai là “nạn dốt”. Nạn mù chữ của nhân dân ta được Người coi là một thứ giặc nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Thế là phong trào bình dân học vụ ra đời và chính Bác Hồ là chiến sĩ tiên phong trong phong trào, nhân dân ta ngày thì lao động sản xuất, luyện tập chiến đấu, đêm đến người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Nhờ thế mà nhân dân ta từ chỗ mù chữ hơn 90%, trở thành những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, hoàn thành thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là thống nhất và xây dựng đất nước. Lúc đó, chẳng có chuyện “học phí thấp khó đòi hỏi chất lượng giáo dục cao” như đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo từng phát biểu giữa Quốc hội.

Tính ưu Việt của xã hội XHCN nói nôm na là lấy việc nước, việc dân làm trọng, tất cả do nhân dân và vì nhân dân. Nhiều người hay chê bai là Cu Ba, Triều Tiên… là những đất nước nghèo đói, thế nhưng hãy nhìn sang đất nước họ để chúng ta ngưỡng mộ về nền giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội. Giáo dục quốc dân của họ không hề đòi hỏi “học phí cao để có chất lượng tốt”, con em họ đến trường hầu như được miễn phí hoàn toàn. Chúng ta chấp nhận rằng, mỗi thời mỗi khác, không thể để nền giáo dục của đất nước bó hẹp trong chiếc áo quá cũ kỹ và lạc hậu, phải bắt kịp nhịp đập và hơi thở của thời đại. Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao, hay các mô hình dân lập; tuy nhiên không vì thế mà giáo dục công lập chạy đua học phí, có xu hướng bị thương mại hóa với cả giáo dục Quốc lập!
Trong khi giáo dục công lập có sứ mệnh thực hiện trách nhiệm của Nhà nước về đảm bảo công bằng trong lĩnh vực giáo dục, phổ cập giáo dục và tập trung chăm lo cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, lại đang xuất hiện xu hướng nhà trường công lập cung cấp dịch vụ giáo dục thu học phí cao, nhưng lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền một số địa phương thúc đẩy, bỏ qua mọi ý kiến đóng góp, phản biện từ dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng học phí trong bối cảnh nhân dân khó khăn vì Covid 19, lũ lụt triền miên, nhân dân ở một số nơi, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số không thể kham nổi. Nên chăng đề xuất Chính phủ có cơ chế để hỗ trợ, không để người dân tăng thêm gánh nặng kim tiền để con em được đến trường, vậy là mất hết bản sắc tốt đẹp của chế độ ta. Bác Hồ dạy: “Chế độ XHCN nghĩa là, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” là thế.
Tôi nghĩ là để tăng chất lượng giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên cầu thị, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; xử lý có hiệu quả những tiêu cực, thiếu sót như biên soạn sách giáo khoa, vì sách giáo khoa ví như vũ khí của người lính khi ra trận, “vũ khí” hỏng thì làm sao học sinh có thể chiến đấu được để bảo đảm “vừa hồng vừa chuyên”; chấn chỉnh vấn nạn dạy thêm, học thêm tràn lan; đừng để càng cải cách thì lại càng thụt lùi, đạo đức xuống cấp khi mà hiện tượng thầy và trò “cá đối bằng đầu”, bạo lực học đường hay áp dụng thiếu chọn lọc những giá trị của phương Tây và giáo dục nước ta; đừng bắt thầy cô giáo trở thành tấm khiên đỡ đạn tứ phía khi họ phê bình học sinh hay đình chỉ công tác chỉ vì nặng lời hay yêu cầu học sinh quỳ… giá trị văn hóa Á - Âu khác nhau nhiều lắm, vậy nên đừng bê nguyên xi tư tưởng tự do quá trớn của họ, cho học sinh cái quyền cao hơn cả giáo viên. 
Nhận thức đúng thì hành động mới đúng, đừng bao giờ có tư tưởng “học phí thấp thì đừng đòi hỏi chất lượng cao”./.

THỦY TIÊN, ANTIFAN VÀ CHUYỆN DÍNH LÍU ĐẾN CHÍNH TRỊ

Đêm qua, Công Vinh có bài viết trên trang cá nhân nói về việc sẽ tiến hành khởi kiện một số người dùng mạng xã hội vì họ bịa đặt, bôi xấu vợ anh - ca sĩ Thủy Tiên. Trong đó, Công Vinh có đưa ra một trường hợp là người dùng này lên tiếng cho rằng Thủy Tiên đang dính quá sâu vào chuyện chính trị, một điều cấm kỵ đối với giới nghệ sĩ. 

Vậy điều này có đúng không?
Những ngày đầu kêu gọi quyên góp, Thủy Tiên đã tạo ra một sức hút rất lớn trên mạng xã hội. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, vì càng có nhiều sự ủng hộ, người dân miền Trung sẽ càng nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trở lại cuộc sống thường nhật nhanh bấy nhiêu. Nhưng, câu chuyện lại không lại chỉ dừng lại ở chuyện kêu gọi.
Có rất nhiều người đã lợi dụng việc ủng hộ của ca sĩ Thủy Tiên, miệt thị các đơn vị, cơ quan chức năng và chửi bới chính quyền. Họ cho rằng nhân dân không tin tưởng vào chính quyền nên mới quyên góp cho Thủy Tiên. Điều này, nhìn ở một nhóm thiểu số là đúng, nhưng nếu nhìn rộng ra, thì lại sai rõ ràng. Vì thực tế là ngoài Thủy Tiên, nhân dân còn quyên góp cho các những quỹ khác, đoàn từ thiện khác, người có tầm ảnh hưởng khác, hay các đơn vị cơ quan chức năng như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam...
Những chuyến đi cứu trợ được Thủy Tiên ghi hình lại, và cùng thời điểm đó, xuất hiện thêm nhiều những bình luận chỉ trích chính quyền. Ví dụ như: chính quyền bỏ mặc dân miền Trung, chính quyền để dân chết đối, chỉ có Thủy Tiên mới cứu người dân miền Trung, dân không trông chờ gì vào chính quyền, cứu dân với vì chính quyền chỉ biết tham ô… Những bình luận này này nhiều đến mức mà Việt Tân, RFA, VOA… cộng lại cũng không thể bằng được. Điều đó khiến cư dân mạng bất bình, vì có biết bao nhiêu chiến sĩ, công an, người dân thường ngày đêm cứu trợ, có những chiến sĩ đã hy sinh. Mà rõ ràng trong những đoạn mà Thủy Tiên ghi lại, đều có sự xuất hiện của chính quyền ở cạnh, họ làm nhiệm vụ hoa tiêu dẫn đường, trực tiếp tham gia cứu trợ đồng bào, đảm bảo an ninh và an toàn cho Thủy Tiên và đội ngũ.
"Cuộc chiến cứu trợ" không phải chỉ là đến, cho quà, rồi đi, mà nó còn tiếp diễn nhiều ngày sau nữa, qua việc khôi phục lại nhà cửa, xây dựng lại đường, trường, trạm, cơ sở vật chất và trả lại cuộc sống trước lũ cho người dân. Nhưng cư dân mạng không hiểu điều đó, có thể là do vô tình hay cố ý, những bình luận tôn vinh Thủy Tiên và hạ nhục các cơ quan xuất hiện ngày càng nhiều. Thậm chí xuất hiện cả những thông tin bịa đặt như ở xã A, có ông cán bộ B ăn chặn tiền của người dân vùng lũ, mà những bình luận đó không hề được xử lý, tồn tại và được bao nhiêu tiếp cận.
Đồng ý rằng cư dân mạng suy diễn không phải là lỗi của Thủy Tiên. Nhưng hiện trạng đó xảy ra nhiều lần mà Thủy Tiên dường như bỏ qua những điều đó, để mặc những bình luận “bẩn” đó tràn ngập mà không hề xử lý, không một câu nhắc nhở người hâm mộ bình luận văn minh, lịch sự, chứ chưa nói đến việc xử lý nặng hơn bằng cách xóa hoặc ẩn đi. Lại chính là lỗi của Thủy Tiên.
Ngày 31/10, Thủy Tiên đăng tải một đoạn quay lại cảnh người dân phản ánh về việc có tên trong danh sách nhưng không nhận được quà. Đoạn quay đó đính kèm những dòng chữ sai lệch về bác trưởng xóm về những người đi nhận quà cứu trợ hộ những người mắc bệnh hiểm nghèo. Và đoạn quay đó thu hút hơn 9 triệu lượt xem, và không thể đếm được những bình luận chửi và miệt thị chính quyền. Mặc dù có ghi rằng sẽ tìm hiểu, xác minh, nhưng những dòng xác minh đó lại bị cư dân mạng vạch ra rất nhiều lỗi sai và bài viết đó đã bị xóa.
Từ những bài đăng của Thủy Tiên, bác trưởng xóm tự nhiên trở nhiên trở thành một kẻ cậy quyền, cậy thế, một kẻ tham quan, ăn hết tiền của người dân. Mình không rõ là vô tình hay cố tình, mà trên trang của Thủy Tiên, có nhiều thông tin phản ánh không trung thực hoàn cảnh của bác, khiến bác bị hiểu nhầm. Mặc dù có ghi rằng sẽ tìm hiểu, xác minh, nhưng những dòng xác minh đó lại bị cư dân mạng vạch ra rất nhiều lỗi sai và bài viết đó đã bị xóa.
Trước đó, chính Thủy Tiên cũng viết rằng sẽ làm rõ trường hợp mà các bác trưởng thôn/xóm thu lại tiền của nhân dân. Trong đoạn trực tiếp, Thủy Tiên nói rằng "tới số với chị", trong khi đó, các bác trưởng thôn/xóm đều già cả, vất vả và đều gặp khó khăn vì bão lũ.
Và rồi, đoạn quay trên khiến là các bác trưởng xóm bị những người hâm mộ Thủy Tiên vào miệt thị, xúc phạm, đe dọa. Bác Mai Văn Lợi - trưởng thôn Cấp Sơn, Cảnh Hóa, Quảng Bình bị đánh đến mức nhập viện. Hay như bác trưởng thôn Ngọa Cương và gia đình cũng bị những người trên mạng "tế sống". 
Trong những ngày vừa qua, những thế lực phản động liên tục dựa vào Thủy Tiên để công kích chính quyền. Tụi này dựa vào những bài viết và những bình luận được nhiều lượt tương tác tại trang của Thủy Tiên để liên tục truyền bá những thông tin độc hại, nhằm kích động thù hằn dân tộc, chống chính quyền... 
Sau tất cả chuyện, nếu phía Thủy Tiên giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ. Đôi khi, phải cần nhìn nhận thẳng rằng, mình sai ở đâu? Khắc phục như thế nào? 
Mesut Ozil từng là một trong những tiền vệ công xuất sắc nhất thế giới, anh cũng từng vô địch World Cup trong màu áo đội tuyển Đức. Nhưng hiện nay, mặc dù mới chỉ ở độ tuổi 32, không phải quá già, nhưng Ozil gần như đã biến mất trong làng bóng đá thế giới vì một nguyên nhân rất “nhạy cảm”, đó là những rắc rối chính trị mà Ozil chủ động lựa chọn. Đặc biệt là câu chuyện Ozil có dòng viết nói rằng phía Trung Quốc đàn áp cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương. Việc này đẩy Ozil và câu lạc bộ chủ quản Arsenal vào làn sóng tẩy chay của những người hâm mộ Trung Quốc. Và dĩ nhiên, Arsenal chọn thị trường Trung Quốc chứ không chọn Ozil, cầu thủ này bị gạt đi khỏi mọi giải đấu lớn mà Arsenal tham dự. 
Nói gần hơn một chút như trường hợp của ca sĩ Văn Mai Hương, một người từng lên tiếng phản đối rất gay gắt luật An Ninh Mạng, cô cho rằng luật An Ninh Mạng sẽ tạo điều kiện cho chính quyền xâm phạm đời tư, vi phạm quyền con người và cô không tin vào cơ quan công quyền. Nhưng một thời gian ít lâu sau đó, Văn Mai Hương phải nhờ đến cơ quan chức năng và luật An Ninh Mạng để giải quyết vụ việc bị một kẻ gian tấn công xâm phạm đời tư.
MC Phan Anh, từng tiết lộ rằng anh bị “cấm sóng ngầm” vì những bê bối liên quan đến câu chuyện từ thiện và những phát ngôn nhạy cảm về chính trị xã hội và cả xung quanh chuyện đại dịch. 
Cái tâm không xấu, điểm xuất phát không sai, nhưng nếu hành trình bị lệch lạc đi, thì cần phải được điều chỉnh. 
Có lẽ, Công Vinh và Thủy Tiên cần phải ngồi lại, ngẫm nghĩ kĩ một chút, rằng nếu họ giải quyết một cách êm thấm hơn, thì mọi chuyện có lẽ đã không đến mức mà phải lôi nhau ra tòa như hiện nay. Giá như, sau phóng sự của VTV, hay những bài viết trên báo Quân Đội Nhân Dân, Thủy Tiên, Công Vinh và đội ngũ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách làm, thái độ. 
Rằng liệu, con đường từ thiện có đang lạc đường hay không.

NGƯỜI CÁN BỘ TẬN TÂM, DẦM MƯA LỘI NƯỚC ỨNG CỨU BÀ CON VÙNG LŨ QUA ĐỜI

Ông Phan Thanh Miên, 51 tuổi, Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã qua đời vì nhiễm vi khuẩn trong nước lũ sau một thời gian giúp dân vùng lũ.
Trong trận đại hồng thủy xảy ra vào tháng 10 vừa qua, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng trong xã đã đi về cơ sở ứng cứu nhiều người dân bị mắc kẹt trong lũ dữ. 


Trong lúc cứu dân bị mắc kẹt, ông Miên bị thương nhẹ ở đầu gối. Lúc đó không ai để ý vì bởi vết thương nhẹ trong khi tình hình của người dân vùng lũ đang cấp bách, cần phải di dời khẩn trương. Nhiều ngày sau đó, ông Miên tiếp tục cùng dầm mưa lội nước lũ ứng cứu và cấp phát nhu yếu phẩm cho bà con.
Do ngâm nước lũ nhiều ngày, ông Miên bị sốt, gia đình đưa ra trạm y tế xã điều trị nhưng không thuyên giảm. Sau đó, ông Miên được chuyển vào Bệnh viện trong tình trạng sốt nặng, đầu gối sưng rất to.
Sức khỏe ông Miên ngày một xấu hơn, thể trạng yếu và được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Các bác sĩ điều trị chẩn đoán ông Miên nhiễm 1 loại vi khuẩn từ nước lũ, xâm nhập vào vết thương trên đầu gối. 
Ông Miên bị nhiễm trùng rất nặng, phải thở máy, lọc máu liên tục và tử vong vào ngày 11/11.
Được biết, ông Miên vừa nhận chức Chủ tịch UBND xã được 3 tháng, rất nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ nhân dân trong mưa lũ. Gia cảnh ông Miên không mấy khá giả, vợ làm nghề nông và có 3 con gái.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

ÁC MỘNG TỪ NHỮNG BỤI CÂY BIẾT NÓI

“Các ông biết không, trong cái bộ phim Rambo chết tiệt đó, lính Việt Cộng được mô tả như những thằng ngu, lính Việt Cộng chỉ việc cầm súng rồi lao thẳng vào mục tiêu, như những tên người Nhật như vậy, chẳng có tý chiến thuật nào. Nhưng sau này, khi tôi gặp được một cựu quân nhân ở Dallas, ông ấy bảo rằng đó là một bộ phim rác rưởi, vì nếu những người lính Việt Công ngu đần như thế, thì chúng ta đã chiến thắng chứ không phải là thất bại. Ông ấy còn nói rằng mấy thằng làm ra những bộ phim chiến tranh lại chưa trải qua giây phút chiến tranh nào”.
“Trong rừng, bụi cây nói tiếng Việt.
Ngoài bờ suối, hòn đá nói tiếng Việt.
Củ Chi, dưới lòng đất có tiếng Việt.
Hà Nội năm 72, trên mây cũng có tiếng Việt nốt.
Sau năm 75, nước Mỹ cũng nói tiếng Việt”.
Câu “nước Mỹ cũng nói tiếng Việt” ở đây có hai ý nghĩa chính. Một là nói về hội chứng hậu chiến tranh Việt Nam - đó là một hội chứng tâm lý xảy ra ở rất nhiều các quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Hai là nói về làn sóng người Việt nhập cư trở vào nước Mỹ.
“Các cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù. Đó có thể là cánh cửa, hòn đá, một chiếc xe bán bánh mì dạo hoặc bất cứ nơi nào có cây cối”. 
“Hãy tưởng tượng bạn dành nhiều tháng trời để tập luyện, được cấp những thiết bị cá nhân trị giá hàng ngàn đô la, bạn là một đội quân chưa từng nếm mùi thất bại và bay vòng quanh thế giới để đến một nơi mà một quả dừa có gắn ốc vít bôi nước tiểu sẵn sàng bay vào mặt bạn”.


“Quân đội Mỹ: Lính dù, lính thủy đánh bộ, M113, bom Napalm, chất độc da cam, B52, F111, UH-1...
Quân đội Bắc Việt: Binh nhất ong bắp cày, binh nhì hổ mang chúa, binh bét đỉa…
Và thế quái nào, đội quân của Bắc Việt lại thắng đấy”.
Đó là một vài trích dẫn mình dịch từ Reddit, Youtube... xung quanh chủ đề về những "bụi cây biết nói".
“Bụi cây biết nói” là một câu nói vốn rất nổi tiếng trên nhiều mạng xã hội phương Tây như Reddit hay Quora. Câu nói đó mô tả một cách ngắn gọn phương thức chiến tranh du kích của quân đội Qiải phóng, phương thức chiến tranh du kích nhằm mục đích chống lại sự vượt trội về hỏa lực, khí tài, trang thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh. Chiến thuật là việc những người lính Giải phóng ẩn mình vào khu vực rừng rậm rồi bất ngờ tập kích lính Mỹ, ngoài ra, chiến thuật này còn được hiểu là sự tận dụng cây cối, động vật tài tình của binh lính Việt Nam nhằm tiêu hao sinh lực địch và khiến quân Mỹ và đồng minh sợ hãi.
Một ý nghĩa khác của câu nói nhằm biểu thị sự ám ảnh, khổ sở của binh lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam, vì quân Giải phóng ở khắp mọi nơi, thoắt ẩn, thoắt hiện, rất khó nắm bắt, rất khó khắc chế. Ngoài ra, một nguồn gốc khác của câu nói đến từ việc các chiến sĩ quân đội Giải phóng hành quân với đầy lá cây trên lưng nhằm mục tiêu ngụy trang đánh lừa các thiết bị của quân đội Mỹ và đồng minh.
Trên rất nhiều diễn đàn, "meme" về những "bụi cây biết nói" còn được sử dụng để châm biếng truyền thông phương Tây - những người luôn tự chorằng quân đội Giải phóng là những kẻ hề, vô lương tâm, thiếu não, còn phía Mỹ và đồng minh không hề thất bại, họ chỉ rút quân. 
Frederic Whitehurst, một binh lính Mỹ từng về thăm Việt Nam chia sẻ rằng trong lúc đang chiến đấu chống lại quân Giải phóng thì anh ấy tự nhiên phát hiện ra một bụi cây động đậy. Và tất cả lính Mỹ đều rợn tóc gáy thì họ phát hiện ra ra một người lính Bắc Việt đang bò bằng tay và không hề đầu hàng, anh lính ấy mới 18 tuổi và bị dập nát cả hai chân. 
Một câu chuyện khác được cựu binh này chia sẻ là chuyện anh này bắn vào một cô gái có đeo thắt lưng kiểu quân trang, cô ấy giật nảy mình nhưng không ngã xuống. Người cựu bình này bắn thẳng vào cô gái 15 lần, nhưng cô ấy không chết, chỉ đến khi một quả đạn M79 được ném thẳng vào, cô ấy mới chết hẳn. Và phản ứng đầu tiên của cựu binh này là sự sợ hãi, vì họ đã diệt đi “một bụi cây” và sẽ có hàng trăm, hàng ngàn “bụi cây” khác sẵn sàng lao vào họ.
Một trong những điểm đến ưa thích nhất của người Mỹ tại Việt Nam chính là địa đạo Củ Chi. Đó là một minh chứng kinh điển cho cái gọi là “bụi cây biết nói”. Những người Mỹ không thể tin được rằng người Việt có thể xây dựng được một công trình vĩ đại ở ngay gần Sài Gòn. Công trình ấy khiến cho người Mỹ khiếp đảm, vì những người lính Giải phóng có thể trồi lên từ bên này, tấn công rồi lại nhanh chống biến mất tăm mất tích. 
Tướng Harold Moore, từng một chỉ huy tại trận Ia Drăng, từng tiết lộ rằng trong cuốn hồi ký của ông đã mô tả những người lính Giải phóng như những chiến binh, họ trồi lên từ trận địa, luồn lách khéo léo dựa vào địa hình và địa vật, có tổ chức rõ ràng, đánh vào mạn sườn địch - hay còn gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh” họ - những người lính giải phóng sẵn sàng hô “xung phong” rồi đâm lưỡi lê vào binh lính Mỹ. Trận chiến đó cũng là trận chiến mà quân đội Mỹ đại bại, nhưng trong bộ phim We were soldiers dựa trên cuốn hồi ký của tướng Moore, toàn bộ những chi tiết về quân đội giải phóng đều bị lược bỏ và thay vào đó, là một đội quân bạc nhược, ngu đần, chỉ biết dùng “biển người” lao vào họng súng của Mỹ. 
Ký giả Gallo Way, người phóng viên chiến trường viết trong trận chiến đó viết lại rằng: “Binh lính Bắc Việt có mặt ở ngay trong hàng ngũ quân Mỹ và ở ngay trên các ngọn cây cao. Bất cứ lính Mỹ nào đang cử động cũng sẽ bị bắn chết. Mặc dù cầu cứu không quân, nhưng những bụi cỏ, cây cối rậm rạp và sự tập kích bất ngờ của quân Giải phóng khiến cho quân Mỹ tự ném bom vào chính quân mình, gây ra thiệt hại cho cả quân Mỹ và quân Giải phóng”.
"Các bạn biết bộ phim Home Alone chứ? Nơi mà những kẻ cắp bị một đứa trẻ hạ gục vì những chiếc bẫy tự chế và tài ngụy trang. Thì hãy tưởng tượng, cuộc chiến tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, nhưng ở quy mô gấp hàng vạn lần"
Giai đoạn đầu của chiến tranh tại Việt Nam, báo giới Mỹ từng có những mẩu tin tức kỳ lạ nói về những nỗi sợ của lính Mỹ, nói là kỳ lạ bởi vì những mẩu tin tức đó không nói về tiếng bom đạn hay những hình ảnh máu me. Mà là những điều vô cùng bình thường mà ở Mỹ cũng có, như hình ảnh con giun, con dế, ruồi, rắn... Thậm chí tiếng cành cây rơi cũng làm họ sợ và tiếng gió thổi cũng làm họ giật mình, và những người lính Mỹ sẵn sàng xả đạn vào không gian thinh không trống vắng mặc cho việc đó có thể khiến họ bại lộ. Và dĩ nhiên, khi những tin tức đó được đưa ra, những người Mỹ không tin, cho đến khi những tốp lính đầu tiên quay trở về Mỹ và mang theo những ác mộng đó.
Thực tế, người Mỹ thua vì họ sợ, một nỗi sợ mà họ chưa phải gặp ở châu Âu, ở Triều Tiên hay Thái Bình Dương, họ thua vì những ám ảnh - không phải chỉ đến từ những người lính ở phía đối diện, họ thua vì họ phải chống lại toàn bộ những gì có tại Việt Nam chứ không phải chỉ người Việt Nam, địch thủ của người Mỹ còn là cỏ cây, là dòng suối, là cơn gió, là tiếng ếch kêu vang giữa rừng. Và dĩ nhiên xen vào đó là tiếng AK-47 điểm xạ.
Cái chết đáng sợ nhất là cái chết đến một cách từ từ không thể chống đỡ được. Nếu được chọn cái chết, người ta sẽ chọn cái chết vì đột quỵ chứ không chọn cái chết vì ung thư. Vì ung thư gặm nhất con người ta từ từ, gặm nhấm từ tinh thần đến cơ thể, từ thể xác đến tâm hồn, từ người này sang người khác. 
Và lính Mỹ cũng như thế, một cựu binh Mỹ từng cho rằng những người lính cộng sản là những "tên ung thư" vì không dám giao tranh trực diện, chỉ dám đánh từ xa hoặc "vừa đánh vừa chạy". 
Và với tất cả những gì đã diễn ra ở Việt Nam, đến bây giờ khi nhìn lại, thì nỗi sợ của lính Mỹ về những "bụi cây biết nói" ấy lại chính là khởi nguồn cho sự thất bại đáng xấu hổ nhất lịch sử quân sự nước Mỹ hùng mạnh cho đến ngày nay.