KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nạn đói. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nạn đói. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Cần tiêu thụ thực phẩm một cách có lương tâm

Chỉ cần mỗi người trong chúng ta có ý thức tiết kiệm thực phẩm sẽ góp phần xóa đi cái sự thật phi lý là hàng tỉ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm – trong khi gần một tỉ người trên Trái đất đang phải chung sống với nạn đói.


Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn thực phẩm, tương đương 1/3 sản lượng nông nghiệp toàn cầu, trong khi cứ bảy người có một người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày.
Trước thực trạng lãng phí thực phẩm, Ngày môi trường thế giới năm nay là tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các đơn vị kinh doanh về ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí trong sản xuất cũng như tiêu dùng.
Những con số do FAO nêu ra đầy thuyết phục để mọi người chú ý hơn đến những ảnh hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm. Đó là việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn khoảng 75% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Cũng theo FAO, lượng lương thực, thực phẩm thất thoát và lãng phí hằng năm ở các nước đang phát triển – trong đó có VN – là 630 triệu tấn (không kém gì so với các nước công nghiệp là 670 triệu tấn), nhiều nhất là lúa gạo, rau, củ, quả.
Mặc dù VN nằm trong những nước hàng đầu về xuất khẩu gạo nhưng tỉ lệ người thiếu ăn và suy dinh dưỡng vẫn cao. Trong khi đó, tình trạng lãng phí, thất thoát lương thực, thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản và sử dụng lại khá cao.
Như đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch lúa hiện nay đến 13,7%, trong đó khâu phơi sấy tổn thất lên đến 4,2%.
Điều đáng nói hơn là sự lãng phí của người tiêu dùng, đặc biệt là trong các buổi giỗ chạp, cưới xin, tiệc tùng tại các nhà hàng, quán ăn, lãng phí tại các hộ gia đình… cũng không nhỏ.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh khi tự phục vụ, nhiều người tranh thủ lấy đầy ắp thức ăn, cuối cùng ăn không hết phải bỏ. Chúng ta cũng chưa có thói quen nếu không dùng hết thực phẩm đã đặt thì có thể nhờ nhân viên nhà hàng gói ghém để mang về. Trong khi tại bàn ăn của những người có điều kiện thừa mứa, thì tại vùng sâu, vùng cao, trong các gia đình nghèo… nhiều người thiếu ăn hoặc bữa ăn rất đạm bạc.
Nơi thừa, chỗ thiếu phản ánh sự phân hóa giàu nghèo nhưng cũng cho thấy con người không được giáo dục ý thức công dân biết quý trọng công sức của người nông dân phải trải qua biết bao công đoạn nhọc nhằn để làm ra sản phẩm và trong quá trình đó cũng tác động xấu đến môi trường.
Do vậy, chỉ cần mỗi người trong chúng ta có ý thức tiết kiệm thực phẩm sẽ góp phần xóa đi cái sự thật phi lý là hàng tỉ tấn thực phẩm bị lãng phí mỗi năm – trong khi gần một tỉ người trên Trái đất đang phải chung sống với nạn đói.
Ý thức nhằm giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực, từ thu hoạch vận chuyển, sản xuất đến tiêu dùng luôn là vấn đề thời sự. Vì vậy, mỗi cá nhân hay mỗi gia đình cần quan tâm việc quản lý ăn uống hợp lý để tránh lãng phí lương thực, vừa tiết kiệm ngân quỹ mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
Theo TUỔI TRẺ ONLINE (2013)