KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật đặc khu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luật đặc khu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 4: Biểu tình, bạo động phản đối dự luật “đặc khu” và Luật An ninh mạng.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

+ Lực lượng tổ chức: Các thế lực thù địch trong và ngoài nước mượn danh tổ chức tôn giáo; các nhóm pháp luật; nhóm người yêu nước và tổ chức khủng bố Việt Tân (cử người về nước tham gia, cấp tiền tổ chức hoạt động).
+ Phương thức tổ chức: Tung tin thất thiệt, xuyên tạc sự thật trên không gian mạng; qua các buổi sinh hoạt cộng đồng (tôn giáo); hội thảo không chính thức, kích động bức xúc xã hội; sử dụng mạng xã hội, phương tiện truyền thông di động tập hợp lực lượng, điều hành biểu tình, kích động bạo lực; gây thương vong do xô sát. Cá biệt, thực hiện hành vi tổ chức lực lượng tấn công các cơ sở làm việc của chính quyền, Công an. Đồng loạt tạo ra các vụ việc gây mất ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương, điển hình là Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...
+ Diễn biến:
Khi Chính phủ lấy ý kiến dư luận về dự thảo Luật An ninh Mạng và Luật Đặc khu, các thế lực thù địch thông qua hệ thống truyền thông đa phương tiện bắt đầu kích động dư luận xã hội. Chúng cho rằng: “Luật An ninh mạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của người dân; vi phạm trầm trọng nhân quyền Việt Nam”; “Luật Đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm là mở đường để Nhà nước bán đất cho Trung Quốc”; “Những người Việt Nam yêu nước phải có trách nhiệm đấu tranh với chính quyền giành lấy tương lai cho con, cháu”…
Thông qua mạng xã hội, các lực lượng tổ chức biểu tình (trong đó có một số thành viên của Việt Tân về nước trực tiếp tham gia cùng các nhân tố bất mãn, phản động trong nước) trao đổi thông tin qua diễn đàn nhóm, tổ chức lực lượng, phát động biểu tình đồng loạt ở nhiều địa phương vào tháng 6/2018.
Các cuộc biểu tình được quay, biên tập, phát lên mạng xã hội kích động biểu tình. Sử dụng mạng xã hội để liên kết các lực lượng, điều phối các bộ phận; duy trì tinh thần, thái độ đấu tranh cho lực lượng tham gia biểu tình. Các phương tiện truyền thông nước ngoài rầm rộ đưa tin, phản ánh tình hình cổ động hoạt động biểu tình, kích động bạo loạn…
Hành động đập phá phương tiện của người đi đường; manh động của lực lượng côn đồ và tấn công trụ sở cơ quan nhà nước, cơ quan Công an … được tung lên để kích động bạo lực.
Sau đó, các nhóm biểu tình, bạo động đã bị giải tán; một số đối tượng cầm đầu, đã bị bắt giữ, hành vi trái pháp luật bị xét xử công khai, minh bạch theo pháp luật.

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

LỢI DỤNG HÌNH ẢNH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG !


Lợi dụng sự quan tâm của dư luận nhân dân đến dự Luật Đặc khu kinh tế, những ngày qua, ngoài việc sử dụng các thủ đoạn lôi kéo, kích động, tụ tập đông người gây rối làm mất trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị ở một số địa phương; các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn đưa người giả danh lực lượng vũ trang trà trộn vào đám đông tuần hành, biểu tình nhằm lôi kéo và thực hiện các hành vi quá khích (tại cuộc biểu tình khu vực Công viên Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình, TP HCM vào 10/6/2018 lực lượng chức năng phát hiện 02 đối tượng (1) Mai Trọng Bắc, SN 1988, quê Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh; trú tại 2/49B/tổ 4/ phường Tân Hưng Thuận, Q.12, TP HCM giả danh trung úy quân đội; (2) Vũ Phước Đạt, SN 1994, giả danh là Học viên trường Đại học Trần Đại Nghĩa- Trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự).

GIẢ DANH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG!

Đáng chú ý, lúc 12h30 ngày 16/6/2018, trên đường ĐT743 khu phố 5/phường Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương; lực lượng chức năng phát hiện, bắt quả tang 05 đối tượng giả danh cảnh sát cơ động, gồm: (1) Nguyễn Hoàng Khang, SN 1977, trú tại An Phú, Bình Dương; (2) Nguyễn Hoàng Sang, SN 1977, trú tại An Phú, Bình Dương; (3) Nguyễn Đức Thuận, SN 1964, trú tại Hiệp Thành, Thủ Dầu Một; (4) Huỳnh Duy Bút, SN 1990, trú tại mỏ Cao Nam, Bến Tre; (5) Huỳnh Thành Nhân, SN 2000, trú Thành Phước, Tiền Giang. Cơ quan chức năng thu giữ quần áo, phù hiệu và các trang bị của LL Công an.

Trước thông tin trên, đề nghị cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước; nâng cao cảnh giác, nhận diện và đấu tranh chống những hành vi lợi dụng hình ảnh của lực lượng vũ trang để xuyên tạc, chống phá.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt


Cùng đoàn người hò hét trước Công ty Pouyen và bị lực lượng cảnh sát cơ động ngăn lại, Trụ vác cục đá to ném vào đầu các chiến sĩ.

Ngày 16/6, Công an Quận Bình Tân (TP. HCM) khởi tố, bắt giam Nguyễn Văn Trụ (36 tuổi, quê Long An) về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Nghi can Trụ tại cơ quan điều tra.
Trụ là công nhân làm việc tại xưởng 171, khu D, Công ty Pouyen (Quận Bình Tân). Ngày 11/6, lấy cớ phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, Trụ cùng nhiều công nhân bỏ việc, tràn ra Quốc lộ 1 gây náo loạn. Cảnh sát cơ động được huy động giữ an ninh trật tự.

Theo cơ quan điều tra, Trụ cùng nhiều người khác ném đá vào lực lượng khi bị cảnh sát ngăn cản. Trụ sau đó lại gần cổng công ty, ôm cục đá nặng hơn 30 kg ném thẳng vào đầu các chiến sĩ cơ động khiến một người ngã quỵ. 

Làm việc với cơ quan điều tra, Trụ thừa nhận hành vi. "Tôi thấy người khác hô hào ném thì cũng ném. Hết đá nhỏ tôi tìm thấy viên đá lớn nên bê lên, quăng vào cảnh sát" - Trụ khai và cho biết rất hối hận, mong được xem xét nhẹ tội để về nuôi vợ, hai con.

Kẻ ném tảng đá vào đầu cảnh sát cơ động tại TP HCM bị bắt
Trụ ném đá vào đầu cảnh sát cơ động (Ảnh cắt từ clip).
Trong ngày 10 và 11/6, lấy cớ phản đối Luật Đặc khu, nhiều địa phương xảy ra tụ tập đông người dù Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian thông qua luật này.

Công an TP HCM cho rằng, sự việc cho thấy có âm mưu kích động, chống phá Nhà nước. Cảnh sát đã bắt giam 2 người về hành vi Phá rối an ninhGây rối trật tự công cộng. Nhà chức trách đồng thời cũng làm việc với hơn 300 người, trong đó tạm giữ hình sự ít nhất 7 người, xử lý hành chính 175 người, 38 người bị buộc cam kết không tái phạm...

Vy Tường