KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn “TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG ?”. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn “TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG ?”. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

“TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG ?”

Trong thời khắc rất đổi thiêng liêng của buổi sáng ngày 02-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời, đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Người đã hỏi hàng vạn nhân dân đang dự buổi công bố Tuyên ngôn độc lập là: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”.

Dù không nằm trong nội dung bản Tuyên ngôn, nhưng câu hỏi rất đổi mộc mạc, giản dị ấy vừa thể hiện sự gần gũi của vị Chủ tịch Nước đối với nhân dân, vừa thể hiện tính nhân văn cao cả của một nhà văn hóa kiệt xuất, một nhân cách lớn của lãnh tụ hết lòng vì nước, vì nhân dân.

Câu nói nổi tiếng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tấm lòng trân trọng của Người đối với toàn thể nhân dân, bởi theo Người, trên đời này không có gì quý bằng nhân dân, không có gì to lớn mạnh mẽ bằng nhân dân, không có gì thay thế được nhân dân. Chính vì vậy, suốt đời Bác luôn lấy mục tiêu phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm lẽ sống. Không ai khác, chính Bác đã thể hiện rất rõ nét về quan điểm tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người về suốt đời gắn bó với nhân dân, không những tự mình giữ mực thước trong mối quan hệ với nhân dân, mà Bác còn nhắc nhở, dạy bảo, cổ súy cho cả hệ thống chính trị và nhân dân chú trọng làm thật tốt mối quan hệ máu thịt này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc ấm no, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” .

Hai tiếng đồng bào Bác sử dụng ở thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy còn có ý nghĩa chính trị lớn lao biết bao, khi cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Người lại tiếp tục dõng dạc tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Truyền thống dân tộc Việt Nam qua 4000 năm lịch sử đã khẳng định khí phách hiên ngang của con Lạc, cháu Hồng không một kẻ thù nào có thể khuất phục, ý chí về “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” đã được Bác Hồ chú tâm căn dặn, và điều này đã trở thành chân lý bất biến rằng: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, đó còn là sự tiếp nối khẳng định truyền thống Việt Nam bằng câu ca dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đồng bào (cùng một bọc) hai tiếng thiêng liêng ấy cũng đã được Bác Hồ và Đảng ta trân trọng đặt ra trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, để kêu gọi đồng bào hai miền Nam Bắc chung sức, chung lòng đánh thắng quân xâm lược bảo vệ đất nước. Tiếng gọi đồng bào thiết tha của Đảng và Bác Hồ đã được nhân dân hai miền đáp ứng hết lòng, nhân dân đã không tiếc máu xương, của cải để chi viện sức người, sức của giúp đỡ nhau làm nên những chiến thắng vang dội năm châu, chấn động địa cầu như Chiến thắng Điện Biên phủ (7/1954) tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Bắc, chiến thắng của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Khi nghĩ và trải lòng mình về đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Chính phủ chỉ có một mục đích là: hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Chặng đường 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, phát triển và trưởng thành của cách mạng, của đất nước ta, dân tộc ta đã và đang khẳng định tầm vóc của mình trước thế giới, chúng ta đang và sẽ tiếp tục hiên ngang, hãnh diện sánh vai cùng các nước trên khắp châu lục, hội nhập ngày càng sâu vào quá trình tham gia xây dựng một thế giới đương đại vì hòa bình, hạnh phúc, tiến bộ và no ấm của toàn nhân loại.

Sự nghiệp đổi mới đất nước đã trải qua hơn 30 năm. Đất nước ta đã, đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng cũng có nhiều vận hội mới, thời cơ mới mà chúng ta đã tỉnh táo, tranh thủ nắm bắt, vận dụng mềm dẻo sáng tạo vào điều kiện thực tế cụ thể của nước nhà. Theo đó chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá của quá trình hội nhập, làm cho đất nước phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nhiều yêu tố bất ổn vẫn tiềm ẩn khó lường, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức cảnh giác, nhất là những vấn đề nhạy cảm liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam hôm nay dù làm gì, ở đâu, khi nghĩ về đất nước mình, trước hết hãy nhớ rằng chúng ta là… đồng bào!.