KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn hà tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà tĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Cứ mỗi tháng Tư về, tôi lại tìm đến những đồng đội đã cùng mình thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những người lính ngày ấy, số ít đang tại ngũ, số nhiều hơn đã trở về đời thường.

NGƯỜI LÍNH GIẢI PHÓNG HY SINH TRƯỚC CỬA NGÕ SÀI GÒN.

Không ít đồng đội tôi đã nằm lại cửa ngõ Sài Gòn, nằm lại với đất phương Nam trước ngày toàn thắng. Tháng Tư này, tôi tìm đến nhà liệt sĩ Trần Văn Trắc ở xóm Lương Ninh (xã Xuân Đan, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), thắp nén nhang lên bàn thờ người đồng đội, trong khói hương trầm mặc, lòng tôi bỗng sống dậy cả một miền ký ức…
Khoảng giữa năm 1974, ngày ấy tôi đang là Tiểu đoàn trưởng bộ binh thuộc Trung đoàn 266, Sư đoàn 341. Tiểu đoàn tôi được bổ sung gần 30 tân binh quê Hà Tĩnh. Trong gần 30 chiến sĩ ấy, người gây được sự chú ý nhất của tôi là một anh lính đồng hương, mang cái tên ngồ ngộ: Trần Văn Trắc.
Là “dân” Hà Tĩnh, nên Trắc rất cần cù, chịu khó. Từ việc nấu ăn, quét nhà, đánh tranh, dựng lán… Trắc đều làm trơn tru. Nhưng nỗi đam mê nhất của Trắc là những cuốn sách giáo khoa. Đêm đêm, trong tiếng gào rú của đạn bom, của tiếng máy bay trên đầu, dưới căn hầm cá nhân, Trắc mải mê với những trang sách.
Những lần đến thăm đồng hương, Trắc thường ngước đôi mắt trong veo lên nhìn tôi: “Chúng ta sẽ tiến về Sài Gòn, phải không thủ trưởng? Sài Gòn giải phóng thì đồng bào ta trong đó được sống trong độc lập, tự do; đất nước được hòa bình. Em sẽ được thi vào đại học để thực hiện ước mơ của mình. Em sẽ trở thành kỹ sư xây dựng, thủ trưởng ạ!”.
Những năm tháng ấy, thời gian trôi đi dữ dội quá. Dữ dội đến độ người lính chúng tôi không còn cảm giác về thời gian nữa. Thời gian nhập nhòa màu lửa cháy, nhập nhòa màu máu đỏ. Chỉ có màu xanh áo lính chúng tôi và những ước mơ của người lính làm cho chúng tôi nhận ra ở đây còn có màu xanh. Một màu xanh khát khao và hy vọng…!
Tháng 4-1975, sư đoàn chúng tôi nhận lệnh tiến về giải phóng Xuân Lộc, đập tan cái chốt chặn kiên cố nhất của địch ở cửa ngõ Sài Gòn. Lúc này, Trắc đã là hạ sĩ, tiểu đội trưởng thuộc trung đội hỏa lực trực thuộc tiểu đoàn. Tiểu đoàn ém quân trong một rừng cao su, chặn đánh quân địch tiếp viện cho Xuân Lộc.
Hôm đó, chừng 9 giờ sáng, hình như đánh hơi được điều gì bất ổn, địch cho máy bay rà soát trên đội hình quân ta và tung thám báo ra lùng sục. Bọn thám báo dàn hàng ngang, vừa đi, vừa bắn như vãi đạn, tiến về hướng trận địa quân ta. Nguy cơ trận địa bị lộ treo lơ lửng ngay trước mắt. Đúng lúc đó, Trắc ôm súng chạy đến bên tôi:
- Báo cáo thủ trưởng, cho tiểu đội em xuất kích!
- Xuất kích? - Tôi tròn mắt - Đồng chí có khùng không đấy? Nổ súng bây giờ trận địa sẽ lộ, còn đâu là phục kích, là bất ngờ nữa?!
- Báo cáo: Nếu không xuất kích, cả đại đội thám báo đang càn vào đội hình ta thế kia, sớm muộn gì trận địa cũng lộ. Theo em biết, trong tiểu đoàn đang có 5 đồng chí du kích địa phương làm nhiệm vụ dẫn đường. Bọn em sẽ đổi quần áo cho họ rồi tách ra khỏi đội hình, nổ súng đánh lạc hướng địch. Nếu có bề gì, chúng cũng chỉ nghi bọn em là du kích và sẽ chẳng còn nghi ngờ có chủ lực ta ở đây!
Tôi đã hiểu ý định của người tiểu đội trưởng, người đồng hương của mình. Một thoáng đắn đo trong đầu tôi. Như đọc được ý nghĩ đó, Trắc gằn giọng:
- Để bọn em xuất kích, khi đang còn kịp! Quyết định đi, thủ trưởng!
Tôi cắn môi, gật đầu. Hơn 15 phút sau, tiếng súng của tiểu đội 5 người do Trắc chỉ huy đã nổ vào sau lưng lũ thám báo. Các anh vừa bắn, vừa rút. Bọn địch hò nhau đuổi theo. Tiếng AK nổ từng điểm xạ ngắn, lúc nơi này, lúc nơi khác, xa dần đội hình phục kích của tiểu đoàn.
Gần một giờ sau, tiếng súng của tiểu đội Trắc chỉ còn nổ lẻ tẻ rồi im bặt. Ngồi trong công sự, bằng mắt thường, nhiều cán bộ, chiến sĩ cũng thấy lũ giặc đang kéo thi thể 5 anh em ra mặt đường. Chúng tôi thấy ruột mình như đang bị xát muối. Nhiều người cố ghìm tiếng nấc, răng nghiến kèn kẹt; có người đôi tròng mắt bật máu!
Qua bộ đàm, tôi nghe bọn thám báo báo về thượng cấp của chúng: “đã chạm súng với một trung đội du kích cộng quân. Tất cả cộng quân đã bị bắn hạ (!)”, rồi chúng hí hửng rút lui. Lũ máy bay L19 cũng không còn vo ve trên đầu nữa.
Một lúc sau, đoàn quân xa của địch tiếp viện cho Xuân Lộc chẳng nghi ngờ gì, tiến vào trận địa ta phục kích. Khi chiếc xe cuối cùng lọt vào tầm ngắm của DKZ, tôi đấm mạnh tay xuống đất, gầm lên:
- Vì Sài Gòn giải phóng! Trả thù cho tiểu đội đồng chí Trắc! B…ắn!
Trong cuộc đời trận mạc của mình, chưa bao giờ tôi thấy tiếng súng tiểu đoàn nổ dữ dội đến thế. Những luồng đạn DKZ, B40, B41 đầu tiên đã thiêu cháy gần hết đoàn xe. Tôi phát lệnh xung phong. Cả tiểu đoàn lao lên bằng sức mạnh căm thù và tình yêu đồng đội. Đoàn quân tiếp viện của địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Lúc đó là trưa ngày 12-4-1975!
Đã 31 năm Sài Gòn được giải phóng!
Đất nước đang khởi sắc từng ngày trong công cuộc đổi mới của Đảng ta. Sống trong thanh bình, rất nhiều đêm, rất nhiều năm, hình ảnh của Trắc, của tiểu đội anh hùng ấy cứ hiện về cháy rát trong tim tôi. Và có thể hình bóng của người đồng đội ấy sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời.
Trắc đã đi xa. Anh đã được đồng đội và bà con cô bác đưa về an nghỉ ở nghĩa trang Long Khánh ngay cửa ngõ Sài Gòn. Trong ký ức của tôi và bao đồng đội, mãi mãi, anh và những người lính như anh đã ngã xuống cho cuộc đời hôm nay, đã trở thành bất tử!
Và, cứ độ tháng tư về, trong tôi lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục của những đoàn quân ào ạt tiến về Sài Gòn; lại hiện về lấp lánh màu xanh quân phục sạm đen khói súng của Trắc đang ôm súng lao lên dưới một trời đạn lửa. Hình như đâu đó trên các giảng đường đại học, tôi vẫn thấy Trắc bằng xương, bằng thịt đang ngồi trước trang sách mở, miệng mỉm cười, ngước đôi mắt trong veo lên bục giảng.
Và, tôi bỗng nhận ra một điều thật ấm áp: Những người lính như anh vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong nỗi nhớ, trong ký ức mỗi chúng tôi; đứng cao hơn số phận con người!
* Tháng 4-2006 (Viết theo lời kể của Trung tá Lê Văn Vinh, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341).
Thu Lê

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA



Được bầu vào Ban Bí thư, ông Trần Cẩm Tú vẫn là một nhân vật chưa mấy quen thuộc với đời sống chính trị Việt Nam. Vốn là dân lâm nghiệp, ông Trần Cẩm Tú từ huyện Hương Sơn chỉ quá cảnh chốc lát ở Tỉnh ủy Hà Tĩnh rồi ra thẳng trung ương. 

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CANH LỬA

Tiếp xúc với ông Trần Cẩm Tú rất dễ cảm tình. Bởi lẽ, ngoài tố chất bộc trực của người Nghệ Tĩnh, ông Trần Cẩm Tú vẫn còn sự trong sáng của người sinh trưởng tại miền núi ít bị lây nhiễm thị phi phố xá chen lấn. Trong giao tế, ông Trần Cẩm Tú không tỏ ra thân thiết với ai mà cũng không tỏ ra sợ sệt ai. Ấn tượng mà ông Trần Cẩm Tú để lại cho người khác là thói quen rít thuốc lá liên tục rồi đưa hàm răng ám khói ra cười khì khì! 

Thử thách đầu tiên của ông Trần Cẩm Tú là ghế Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình. Sau khi ông Nguyễn Hạnh Phúc chuyển lên làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thì vị trí người đứng đầu quê hương năm tấn là cuộc cạnh tranh giữa ông Phạm Văn Sinh và ông Nguyễn Hồng Diên. 

Phạm Văn Sinh được đào tạo kỹ sư nông nghiệp. Khi Phạm Văn Sinh làm Bí thư Huyện ủy Quỳnh Phụ thì xảy ra sự cố biến động Thái Bình 1997, từ đó mọi kiến thức trồng trọt và chăn nuôi của ông đều dồn vào giấc mộng quan trường! Phạm Văn Sinh mặt mũi lạnh tanh và ăn nói nhát gừng, hoàn toàn trái ngược với Nguyễn Hồng Diên mặt mũi khôi ngô và ăn nói linh hoạt. Nguyễn Hồng Diên là con rể của ông chủ Bia Đại Việt nức tiếng giàu sang!

Ông Trần Cẩm Tú đã làm Bí thư Thái Bình suốt một nhiệm kỳ bình ổn, dung hoà được hai thái cực Phạm Văn Sinh và Nguyễn Hồng Diên!

Bây giờ, ông Trần Cẩm Tú đảm nhận Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong cuộc chiến chống tham nhũng đang nhóm lò hừng hực, thì vai trò của ông Trần Cẩm Tú không khác gì một người canh lửa. Sứ mệnh của ông Trần Cẩm Tú đáng được hy vọng và tin cậy, bởi tiền bối của ông là cố Tổng Bí thư Trần Phú dấn thân làm cách mạng không phải để cán bộ hôm nay nhũng nhiễu và tham lam vô độ!

Dân chúng đang chờ xem ông Trần Cẩm Tú rít thuốc lá và cười khì khì: "Lò vẫn đủ nhiệt cần thiết! Cháy tốt, cháy nốt!". Và nhiệm vụ trước mắt của ông Trần Cẩm Tú chính là dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm "thu hồi đất của dân chỉ đền bù 18 triệu đồng/ m2, để cho doanh nghiệp tư nhân bán lại 350 triệu đồng/ m2" với các loại củi khô, củi tươi, củi to lẫn củi... hưu!

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước

Báo lá cải thuần túy thì không chấp, nhưng với những tờ báo đại diện cho tiếng nói của Đảng bộ, của Chính quyền, thì sự nhạy cảm chính trị của người viết báo lẫn cán bộ quản lý, là điều rất quan trọng.

Thiếu nhạy cảm, việc bé hoàn toàn có thể xé ra to. Một cái kim sợi chỉ khi bị xiên xẹo với ý đồ không lành mạnh, cũng có thể bị chính trị hóa vấn đề không cần thiết, gây cười cho người quan sát, gây bức xúc cho người trong cuộc và gây ra những góc nhìn méo mó không đúng bản chất.

Ví dụ như câu chuyện cái cổng làng và cách đưa tin của tờ báo Hà Tĩnh là ví dụ.

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước
Ảnh chụp bài báo
Đại khái là có cậu phóng viên nào đó, thong dong qua làng Bắc Bình, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thấy cái cổng làng mới xây, to đẹp, nhưng dưới cổng lại là... mương nước. Anh chàng tất nhiên mừng húm, về tòa soạn ngồi lâm ly bi đát trên trời dưới đất, nào là hồn cốt cổng làng, nào là văn hóa vùng quê, rồi đặt một câu hỏi to đùng về trách nhiệm của các quan làng, khi xây cái cổng ngay trên mương nước.

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước

Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước


Chuyện cổng làng ở Hà Tĩnh trên mương nước
Con đường đang được xây dựng dưới cổng làng
Báo lên bài, thiên hạ cười rinh rích, đặc biệt là nhóm đối tượng chuyên lấy công kích chính quyền làm niềm vui - đã share loạn lên, cười cợt vào sự ngu dốt của cán bộ, quá nữa là chửi bới lãnh đạo Hà Tĩnh ăn tàn phá hại của dân, xây cái cổng chả có tác dụng gì, chủ yếu dùng để "giải ngân tiền tham nhũng".

Đỉnh điểm là cái cổng làng được quy kết về cái gọi là "đỉnh cao của trí tuệ Cộng Sản".

***

Mạng xã hội hả hê bao nhiêu, thì người trong cuộc ấm ức bấy nhiêu.

Xã Tượng Sơn là một xã tiêu biểu về mô hình xây dựng Nông thôn mới của Hà Tĩnh, thậm chí là của cả nước. Lãnh đạo cấp cao khi về thăm Hà Tĩnh, đa số đều tham quan mô hình này ở Thạch Hà. Và, việc hoàn thiện đồng bộ hạ tầng, cảnh quan, là việc làm hàng ngày, hàng tuần của chính người dân nơi đây, bằng đủ thứ nguồn kinh phí, bằng đủ phương pháp mà chính quyền và người dân thống nhất với nhau, miễn sao hiệu quả, miễn sao nhanh, miễn sao phù hợp với điều kiện địa phương.

Cái cổng làng trị giá hơn 70tr, là nguồn kinh phí được anh em đồng hương xa quê ủng hộ. Bà con phấn khởi táng cái cổng trước, rồi làm con đường sau. Làm cổng và làm đường đặt trong một tiến độ thống nhất, cách nhau tầm 1 tháng chứ không phải là dạng làm xong đắp chiếu nằm chờ. Và nhà báo ta, thấy cái cổng nhưng chưa thấy cái đường, đã hô toáng lên như thể khám phá được điều gì ghê gớm lắm.

***

Báo Hà Tĩnh, cơ quan ngôn luận chính thống của Hà Tĩnh. Từ trụ sở báo đến cái cổng làng chỉ hơn 10 phút chạy xe, từ trụ sở báo đến chính quyền xã cũng tương tự. Nhưng rất tiếc, phóng viên báo đã không hề có một động thái làm rõ trước khi lên bài, thậm chí tiếc cả một cú điện thoại.

Và hậu quả, là một Hà Tĩnh xấu xí, một dàn Thường vụ Tỉnh ủy xấu xí, đã được công chiếu trên dư luận, thông qua cái cổng làng.

Sự thiếu nhạy cảm chính trị và vô trách nhiệm của cả phóng viên lẫn cán bộ quản lý, đã tạo ra một câu chuyện hài hước độc đáo trong tuần cho thiên hạ thư giãn. Theo quy định, hình như TBT Báo Hà Tĩnh đương nhiên "đeo lon" Tỉnh ủy viên, tức là nằm trong nhóm cán bộ cốt cán của Đảng bộ Hà Tĩnh thì phải, hehehe?

Cuối cùng, điều tiếc nhất là tờ báo đã dội một gáo nước lạnh lên tâm huyết của bao nhiêu con người đang muốn xây dựng quê hương mình, bằng một thứ tư duy báo chí què quặt, lặt vặt, và thậm chí lá cải!

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2017

Trần Thị Xuân - đối tượng Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đã bị bắt.

TTO - Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Tĩnh bắt khẩn cấp Trần Thị Xuân về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.


Đối tượng Trần Thị Xuân 
Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, ngày 17-10, cơ quan điều tra đã thi hành lệnh bắt Trần Thị Xuân (41 tuổi, trú tại thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.  
Công an Hà Tĩnh khẳng định, việc tổ chức và thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Thị Xuân đảm bảo đúng trình tự, quy định pháp luật.
Hiện, cơ quan công an đang hoàn tất thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Trần Thị Xuân để phục vụ điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật.
THẮNG DINH - báo Tuổi Trẻ