KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG XIN HĐXX VÀ VKS CHO TẠI NGOẠI

Hôm nay, 16/01/2018, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọngTham ô tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG XIN HĐXX VÀ VKS CHO TẠI NGOẠI


Trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Đinh La Thăng đã kiến nghị HĐXX, Viện kiểm sát (VKS) thay đổi biện pháp ngăn chặn để bản thân bị cáo được tại ngoại vì bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải bị tạm giam.
Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, những quy kết, kết luận mà VKS cho bản thân bị cáo là chưa đúng, song vẫn tôn trọng quan điểm luận tội của VKS.
Bị cáo Thăng đề nghị VKS xem xét lại cáo buộc có “lợi ích nhóm” trong vụ án. Bởi vì “việc người đi, người đến và thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là chuyện hết sức bình thường. Chẳng lẽ cứ bổ nhiệm là lợi ích nhóm? Vấn đề này không phải thuần túy là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của tập thể và của nhiều người. Ngoài ra bị cáo Đinh La Thăng cũng cho hay, thời điểm thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, VKS cho rằng PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama là không đúng. Bởi thời điểm lúc đó không có đơn vị nào đủ điều kiện, nhất là về kinh nghiệm.
Theo bị cáo, thẩm quyền chỉ định thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc Hội đồng thành viên PVPower quyết định. Khi bị cáo chuyển công tác từ tháng 8/2011, chủ đầu tư chuyển về PVN thì lãnh đạo tập đoàn đánh giá lại vẫn chỉ định PVC đủ năng lực thực hiện dự án Thái Bình 2.
Về tính hợp pháp của hợp đồng EPC số 33, một lần nữa bị cáo Đinh La Thăng khẳng định, bị VKS quy kết là trái pháp luật, vì thẩm quyền là PVPower, HĐTV của PVN chỉ đạo bằng nghị quyết, văn bản, kết luận chứ không chỉ đạo bằng miệng. Bản thân bị cáo chỉ được thực hiện trong chức năng nhiệm vụ của mình. Trong khi đó tại các cuộc họp bị cáo không hề nhận được thông báo hợp đồng EPC số 33 có sai phạm.
Một tình tiết quan trọng mà bị cáo Đinh La Thăng trình bày trước HĐXX là, khẳng định việc PVPower 4 lần đề nghị xin tiền tạm ứng thì 3 lần bị cáo không giải quyết. Một lần duy nhất thì bị cáo chỉ đạo tạm ứng theo quy định và PVC không được sử dụng tiền này cho dự án khác ngoài Nhiệt điện Thái Bình 2.
Tại phiên tòa, hầu hết những người tham dự đều khẳng định, đây là phiên tòa có sự đổi mới và đặc biệt là hết sức nhân văn và dân chủ.



Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm do nóng vội "đốt cháy giai đoạn"


“Có trách nhiệm người đứng đầu PVN cũng như dự án Thái Bình 2. Bị cáo nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm trước, do sức ép nên bị cáo có lúc nóng vội, chỉ đạo nhanh, đốt cháy giai đoạn, bị cáo xin nhận trách nhiệm” - ông Đinh La Thăng trình bày trước Hội đồng xét xử, sáng 09/01.
Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm do nóng vội "đốt cháy giai đoạn"
Ông Đinh La Thăng trả lời Hội đồng xét xử.
 Sáng nay, 09/01, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội bắt đầu xét hỏi ông Đinh La Thăng về lý do chỉ định thầu cho PVC. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh được cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa sang phòng cách ly trong khi ông Thăng trả lời Tòa.

Chỉ định thầu cho PVC để "đảm bảo tiến độ"

Khi được Hội đồng xét xử (HĐXX) hỏi về việc tại sao lại chỉ định PVC làm tổng thầu, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, Hội đồng thành viên làm việc, có các ban ngành giúp việc, các ban ngành đều báo cáo PVC có đủ năng lực. Căn cứ báo cáo của chủ đầu tư, của Tổng giám đốc nên ông Đinh La Thăng quyết định giao cho PVC làm tổng thầu theo đúng quy định.
Lý giải vì sao trong nghị quyết đã nêu PVC là tổng thầu liên doanh nhưng tại một công văn khác lại chuyển đổi thành chỉ có PVC được chỉ định thầu, bị cáo Đinh La Thăng trình bày: “Thầu và liên doanh tổng thầu có những điểm khác nhau, đối với liên doanh tổng thầu vẫn do PVC làm chủ nhưng phần của nước ngoài thì do nước ngoài làm. Căn cứ vào quá trình thực tế trước đó đã từng liên kết nhưng không đảm bảo, nên tôi quyết định giao cho PVC làm tổng thầu”.
HĐXX đưa ra các luận cứ cho thấy việc khởi công Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khi thiếu các thủ tục cần thiết theo quy định, ông Đinh La Thăng lý giải, mỗi năm thực hiện hàng chục dự án, vì vậy để đảm bảo tiến độ, các đơn vị phải thực hiện đồng thời các công việc, không thể chờ xong việc này mới làm việc khác.
Giải trình về Hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện tại sao vẫn cho triển khai, ông Đinh La Thăng cho rằng thời điểm đó chưa biết gì về hợp đồng 33.

Ông Thăng không được báo cáo về Hợp đồng 33

Tiếp đó, HĐXX đã gọi một số bị cáo trong vụ án lên đối chất với lời khai của ông Thăng.
Bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nêu rõ, đã có báo cáo về việc hợp đồng số 33 không đủ điều kiện để tạm ứng tiền. "Tuy nhiên, ông Thăng nói với tôi rằng, tuần sau các ông phải làm thế nào để chuyển tiền cho PVC", bị cáo Vũ Hồng Chương khai. Trước trả lời của Vũ Hồng Chương, ông Đinh La Thăng không có phản hồi.
Chủ tọa tiếp tục hỏi ông Đinh La Thăng tại sao hợp đồng EPC số 33 sai mà cho ứng tiền? Ông Thăng khẳng định, ông không biết gì về hợp đồng 33. Tòa gọi bị cáo Ninh Văn Quỳnh - nguyên Trưởng ban Tài chính, kế toán và Kiểm toán PVN lên đối chất. Ông Quỳnh thừa nhận có báo cáo hợp đồng 33 có thiếu sót với Nguyễn Xuân Sơn nhưng không báo cáo ông Thăng. Việc chi tiền tạm ứng cũng nhận chỉ đạo của ông Sơn, chỉ có một công văn có bút phê của lãnh đạo PVN.
Tiếp đó, bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên trưởng BQLDA Thái Bình 2 lên đối chất, nói: “Cuộc họp tháng 3/2011, ông Thăng có chỉ đạo BQLDA rà soát lại hợp đồng đã ký, cần thiết ký lại hợp đồng với PVC. Cuộc họp sau đó, ông Thăng đề nghị tạm ứng 10% theo hợp đồng EPC 33”.
Ông Chương khẳng định thêm: “Bị cáo từng được ông Thăng mời lên làm việc, phàn nàn tại sao làm văn bản không chuyển tiền cho PVC. Bị cáo nói hợp đồng 33 không phù hợp nên đề nghị có hướng dẫn BQLDA thực hiện. Hôm đó, có anh Khánh và anh Sơn được anh Thăng gọi lên làm việc cùng”. Đáp lại, ông Thăng trả lời tôn trọng ý kiến của ông Chương, và không có ý kiến gì thêm.
Tương tự, Nguyễn Quốc Khánh - nguyên Phó TGĐ PVN khai, ông Thăng có chỉ đạo rà soát hợp đồng số 33. Tháng 5/2011, PV Power mới bàn giao tài liệu, mới biết hợp đồng thiếu những gì.

Nhận trách nhiệm do nóng vội

Thẩm phán đặt câu hỏi tại sao ngày 31/5/2011 mới biết hợp đồng thiếu mà ký hợp đồng với PVC trước đó? Ông Khánh trả lời, ký hợp đồng theo thủ tục rồi hoàn thiện sau và hợp đồng 4191 (giữa PVN và PVC) chỉ chuyển đổi chủ thể, không làm thay đổi nội dung tính pháp lý của hợp đồng 33. Với nội dung cũ như vậy, không đủ điều kiện để tạm ứng. Quay lại bục khai báo, ông Thăng khẳng định việc chỉ định PVC là tổng thầu Thái Bình 2 là chủ trương đúng, có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy vậy, ông Thăng thừa nhận trách nhiệm bản thân: “Có trách nhiệm người đứng đầu PVN cũng như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Bị cáo nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm trước, do sức ép nên bị cáo có lúc nóng vội, chỉ đạo nhanh, đốt cháy giai đoạn, bị cáo xin nhận trách nhiệm”.
Theo cáo buộc, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (dự án Thái Bình 2), bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; chỉ đạo việc sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số hơn 119 tỷ đồng.