KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh viện Việt - Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh viện Việt - Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.



NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN



Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC

Muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh SARS và chia sẻ sự vất vả, rất nhiều y bác sĩ đến bảo vệ của Bệnh viện Việt - Pháp đã quyết định ở lại bệnh viện chứ không về nhà.


NGÔI MIẾU NHỎ VÀ SỰ HY SINH KHÔNG THỂ QUÊN CỦA 6 Y BÁC SĨ TRONG ĐẠI DỊCH SARS 15 NĂM TRƯỚC
Suốt 15 năm qua, ngôi miếu nhỏ này là nơi tưởng nhớ những "chiến sĩ áo trắng" hy sinh thân mình ngay tại Bệnh viện Việt Pháp.

Bí ẩn ngôi miếu nhỏ trong Bệnh viện Việt - Pháp

Hàng ngày, có hàng trăm lượt người qua lại thăm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội), song có ít người để ý đến một ngôi miếu nhỏ nằm đìu hiu ngay gần cổng ra vào của viện. Cũng dễ hiểu bởi ngôi miếu này chẳng thấy khắc ghi tên tuổi nhân vật thờ cúng.

Tuy nhiên, đối với những người đã từng và đang công tác tại đây đều khắc cốt ghi tâm: đây là nơi tưởng niệm 6 vị y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) làm kinh hoàng cả thế giới 15 năm về trước…

Tháng 3 năm 2003 cả nước dường như “hoảng loạn” bởi ngay tại Thủ đô Hà Nội xuất hiện căn bệnh mới quen mà rất “lạ” khi các triệu chứng có vẻ giống cúm nhưng diễn tiến rất lạ: sốt, ho nhiều và khó thở khiến người bệnh nhanh chóng bị hôn mê sâu dẫn đến tử vong mà không có cách chữa.

Ngày 26/2 năm đó, một bệnh nhân vốn là một thương nhân gốc Hoa, quốc tịch Mỹ tên là Johnie Chong Cheng nhập viện Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội) với các biểu hiện bệnh giống cúm trên. Các bác sĩ, y tá tại Viện vẫn thăm khám và điều trị cho bệnh nhân này như với bệnh cúm thông thường khác.

Vài ngày sau, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, gia đình ông đã thuê chuyên cơ đưa về nước, để lại sau lưng Bệnh viện Việt - Pháp nhiều y bác sĩ và các bệnh nhân khác đang điều trị tại viện bị sốt, ho với biểu hiện giống bệnh nhân Chong Cheng… Đồng thời, gây dịch ra cộng đồng (tại Hà Nội và Ninh Bình).

Rồi sau đó, bệnh viện rối ren vì gần một nửa nhân viên mắc bệnh. Vậy là bác sĩ phải đi làm công việc của hộ lý, giám đốc đi đổ rác, hộ lý đi đo huyết áp…

Trong cuộc chiến chống SARS năm đó tại Hà Nội, có 5 y bác sĩ đã mất gồm: Y tá Nguyễn Thị Lượng (ngày 15/3); Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3); Y tá Phạm Thị Uyên (24/3); Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3); Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4). Ngoài ra, còn Bác sĩ Jacque (7/2003 - mất sau khi về Pháp).

Vì thế, để tưởng nhớ những y bác sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến này, miếu thờ được đặt trong khuôn viên của Viện sau đó.

Lúc đầu, nó được đặt ở vị trí to và rộng hơn nhưng khi có dự án mở rộng bệnh viện cách đây 2 năm, ngôi miếu đã dời tới một góc nhỏ gần cổng ra vào của Viện như hiện nay. Tấm bia ghi danh các y bác sĩ đã bị vỡ khi di chuyển chưa thấy làm lại.

Có lẽ vì thế mà giờ đây, ít người lý giải được tại sao trong khuôn viên bệnh viện lại có một ngôi miếu nhỏ nằm “im lìm” như vậy.

Lặng lẽ im lìm trong bóng cây um tùm, ngôi miếu này như một dấu tích để nhắc nhở những người ở lại nhớ đến sự hy sinh của các y bác sĩ đã mất trong đại dịch SARS 2003.

Đại dịch qua lời kể của nhân chứng sống 15 năm về trước….

Là một trong những người “chứng kiến” dịch SARS năm đó, ông Nguyễn Sỹ Hùng, nhân viên bảo vệ Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Tôi cũng là một trong những người ở lại bệnh viện năm đó. Thực sự lúc đó bản thân cũng là người sợ lây bệnh, nhưng vì nhiệm vụ nên anh em trong tổ vẫn cố gắng ở lại, hoàn thành nhiệm vụ. Suốt một tháng bệnh viện đóng cửa, anh em tổ bảo vệ chúng tôi ăn ngủ tại đây mà ruột gan cũng nóng như lửa đốt”.

Cũng là một trong những "nhân chứng sống" của đại dịch, ông Đỗ Đức Hùng, lái xe cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Pháp kể lại: “Lúc đó, chúng tôi (những người làm việc tại bệnh viện - PV) thì chẳng sợ dịch, nhưng cũng muốn giữ cho người nhà không bị lây bệnh và thứ nữa là muốn ở lại, chia sẻ sự vất vả chăm sóc bệnh nhân với các y, bác sĩ nên lúc đó chúng tôi quyết định ở lại viện.

Hồi đó, khi các khách sạn đưa cơm đến cho nhân viên bệnh viện thì họ chỉ dừng xe lại trước cổng viện, sau đó gọi chúng tôi ra nhận cơm và rồi họ đi ngay chứ họ cũng tránh không vào viện.

Con phố Phương Mai đông đúc chả khác bây giờ là mấy nhưng khi xảy ra dịch vắng tanh không bóng người qua lại, mà nếu có thì họ cũng đi sát mép đường bên kia một cách vội vã và dùng tay hay khẩu trang bịt kín vì sợ".

“Đỉnh điểm hồi ấy, chúng tôi lái xe đi đâu đó có việc mà trên xe có logo của Bệnh viện Việt - Pháp là bị đuổi không cho đỗ xe vì sợ lây bệnh.

Hồi ấy nhân viên bệnh viện ở lại đông lắm, gần như toàn bộ nhân viên. Rồi thì ăn, ngủ tại bệnh viện, thiếu chỗ nằm nên bệnh viện tận dụng hội trường, nhà kho làm nơi ngủ nghỉ của nhân viên. Bệnh viện phát cho mỗi người một tấm xốp mỏng trải dưới sàn làm giường ngủ.

Tôi cũng là một trong những người chứng kiến những y bác sĩ ở đây mất và cũng là người trực tiếp lái xe chở họ xuống Đài hóa thân Hoàn Vũ. Vì mất do nhiễm bệnh nên gần như người nhà cũng không được đến mà chỉ có Giám đốc điều hành bệnh viện, Trưởng phòng nhân sự và tôi đưa những y bác sĩ đã khuất vào Đài hóa thân Hoàn Vũ.

Ngày ấy bệnh viện gần như bị “xa lánh, kỳ thị” đến mức đưa người đã khuất xuống hỏa táng mà còn không dám dùng xe của bệnh viện, chúng tôi phải gọi xe từ nhà tang lễ đưa xuống. Nghĩ lại ngày ấy cứ như chỉ vừa mới xảy ra ngày hôm qua thôi!”, ông Hùng bồi hồi nhớ lại.

Năm đó, dịch SARS không chỉ “hoành hành” tại Việt Nam mà ở Hong Kong, Singapore, Canada… đều có người mắc bệnh. Dịch SARS lan ra toàn thế giới.

Hơn một tháng sau đó, thế giới xác định chủng virus cấp tính corona gây bệnh SARS. Từ đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kết hợp với Viện Y học nhiệt đới dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cùng chống dịch ngay ở các cửa khẩu biên giới, sân bay...

Chính phủ đầu tư hàng trăm tỷ đồng mua thêm trang thiết bị, máy thở, máy đo nhiệt độ...

Và trong 25 nước hứng chịu đại dịch bệnh năm đó, Việt Nam được WHO công nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch.

GS Lê Đăng Hà (phải) và đồng nghiệp kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân SARS năm đó.
Ảnh tư liệu do GS Lê Đăng Hà cung cấp

"Chúng tôi chỉ cần sự cảm thông để hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó…"

Sau chuỗi ngày kinh hoàng “chiến đấu” với đại dịch, Bệnh viện Việt - Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm, rồi tháng 11 năm đó bệnh viện lại tiếp tục mở cửa đón bệnh nhân.

Để đến ngày hôm nay sau 15 năm sự kiện “kinh hoàng” đó xảy ra, cùng với thân nhân của người đã khuất và các đồng nghiệp, ngôi miếu nhỏ như một lời nhắc nhở chẳng thể quên về 6 người “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh ngay tại nơi làm việc.

Chia sẻ về điều này, ông Trương Kiều Nghị, một cán bộ tại Bệnh viện Việt - Pháp tâm sự: “Cây nhang đó bệnh viện mới chuyển tạm về chỗ đấy được gần 2 năm, vì chỗ cũ phải nhường chỗ cho tòa nhà mới. Sau khi hoàn thành khu nhà mới bệnh viện sẽ chuyển về một vị trí mới uy nghi hơn.

Nó được xây dựng sau khi bệnh viện mở lại, lúc đó thành viên trong viện bảo nhau làm nên chưa được “hoàn hảo” vì nhiều tâm trạng. 

Nhớ về những ngày đó, quả thực chẳng có một lời nào có thể diễn tả được. Mình hiện tại vẫn được ngắm hoàng hôn mỗi ngày là may mắn hơn họ. Những đồng nghiệp cũ của mình đã ra đi khi đó mà chả biết lý do, họ ra đi khi mà y học chưa thể nhận diện ra thể virus gì mang độc lực đến vậy …

Họ vô tư quên mình lao vào công cuộc cứu bệnh nhân mà không hay chính mình lại nhiễm bệnh. Đấy là lý do mà những người ở lại như mình luôn canh cánh trong lòng. Luôn mong muốn họ được ấm áp trong vòng tay của mọi người”, ông Kiều Nghị bùi ngùi khi nhắc đến đồng nghiệp xưa.

Ông Trương Kiều Nghị chia sẻ: “Tôi vẫn nhớ như in từng ngày diễn ra trong mấy tháng chả biết sống chết thế nào. Tôi chứng kiến từng thứ từng thứ một mà thời điểm đó bế tắc bao trùm. Đồng nghiệp của tôi ra đi từng ngày mà ai ai cũng trong tâm trạng chả biết ngày nào là đến lượt mình.

Họ chọn nghề y để theo đuổi và họ là người luôn phải đối diện với nguy cơ mất mạng sống. Thấy họ hy sinh là họ hết chứ người đời có dành cho họ mấy lời ca tụng cũng để làm gì đâu. Họ thiệt thòi vô cùng!”...

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân SARS lúc đó.
Ảnh tư liệu do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cung cấp.

Ngày hôm nay (27/02) một trong những ngày thiêng liêng, ý nghĩa với những người làm ngành y, lật giở từng trang ký ức, không ít bác sĩ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm, sự việc đã được chứng kiến trong ngành y suốt những năm qua.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cũng là người từng “chứng kiến” sự kiện dịch SARS tại Việt Nam chia sẻ cảm xúc về ngày 27/2: Trong khuôn viên cây cối um tùm, ngôi miếu thờ lặng lẽ yên tĩnh, trái ngược với sự ồn ào của khu vực khám chữa bệnh. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS - Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, theo thứ tự thời gian họ ra đi trong năm 2003:

1/ Y tá Nguyễn Thị Lượng (15/3).

2/ Bác sĩ Jean - Paul Dirosier (19/3).

3/ Y tá Phạm Thị Uyên (24/3).

4/ Bác sĩ Nguyễn Thế Phương (24/3).

5/ Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (12/4).

6/ Bác sĩ Jacque 7/2003 (chết sau khi về Pháp).

Trong danh sách này còn thiếu 1 cái tên: Carlo Urbani, bác sĩ người Ý làm việc cho tổ chức y tế thế giới, là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh quái ác này, ông mất tại một bệnh viện ở Thái Lan thời gian ngắn sau đó và vài năm sau, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với Bộ Y tế đã có 1 buổi lễ tưởng niệm và ghi ơn ông.

Bác sĩ Carlo Urbani (trái). Ảnh: Thể thao Văn hóa

Xin kết lại bài viết bằng lời của ông Trương Kiều Nghị: “Trong những ngày này, tưởng nhớ những đồng nghiệp đã hy sinh thân mình là một hành động thiết thực nhất, hơn những lời sáo rỗng và các lẵng hoa đắt tiền rất nhiều.

Chúng tôi không cần các lời chúc tụng “có cánh”, chúng tôi cũng không muốn được gọi là từ mẫu, chúng tôi chỉ cần một sự cảm thông để chúng tôi hoàn thành công việc mà xã hội đã giao phó cho chúng tôi”.

Ngọc Nga - Ly Linh/GIADINHMOI.VN