KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính trị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: TẠO HIỆU ỨNG TÍCH CỰC, VÌ ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục.

Nhấn mạnh "đây không phải lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ ý kiến: Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6/2013 đến nay, Quốc hội đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, Quốc hội khóa XIII lấy phiếu tín nhiệm hai lần (tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 6/2013 và tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 11/2014). Quốc hội khóa XIV lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018. Lần này là lần thứ tư Quốc hội tiến hành công việc quan trọng này.
Có thể thấy, mỗi lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đều tạo hiệu ứng tích cực. Bởi rõ ràng người dân đã thấy việc làm của cả hệ thống chính trị rất trách nhiệm và có trách nhiệm trước nhân dân. Việc lấy phiếu này là thước đo, vừa là khuyến khích, động viên những người có tín nhiệm cao và cũng là cảnh báo đối với những người còn có tín nhiệm thấp.
"Đây là tín hiệu rất tích cực của xã hội hiện đại và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng ta là cán bộ phải đáp ứng được sự hài lòng của dân", ông Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức cũng cho rằng, đại biểu Quốc hội là đại biểu của dân. Lá phiếu trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần xây dựng một hệ thống chính trị lành mạnh, trong sạch, có hiệu quả là rất quan trọng. Lần lấy phiếu này, hầu hết cán bộ ở tất cả các ngành đều có phiếu tín nhiệm cao, số "phiếu tín nhiệm cao" hơn hẳn số "phiếu tín nhiệm thấp". Đây là điều đáng mừng, thể hiện quyết tâm vượt qua khó khăn của cả nước do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế. Các cán bộ đã thể hiện tốt vai trò của mình trước đại biểu Quốc hội.
Đề cập đến một số cán bộ có số phiếu tín nhiệm còn thấp, ông Nguyễn Viết Chức nhìn nhận, việc này phải hết sức chú ý. Bởi đó không chỉ là sự đòi hỏi người cán bộ phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình mà đây có thể còn là cảnh báo về những cơ chế nào đó còn đang vướng mắc khiến những người đứng đầu các ngành, các cấp hoạt động chưa đạt hiệu quả. "Tin là Quốc hội lần này sẽ xem xét để giải quyết những vướng mắc ấy để làm việc có hiệu quả hơn", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.


Bày tỏ quan tâm tới việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặc biệt đánh giá cao kết quả lấy phiếu và cho rằng: Lá phiếu không chỉ là ý chí của người đại biểu mà còn là tiếng nói của cử tri, của nhân dân gửi gắm. Bởi thế trong việc lấy phiếu tín nhiệm này không có chỗ cho cái tôi cá nhân ganh ghét, đố kỵ nhằm hạ uy tín người khác; cũng không có chỗ cho bè phái cục bộ, lợi ích nhóm. Suy cho cùng, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ đều hướng đến mục đích cao nhất: Vì lợi ích đất nước và nhân dân.
"Một mục đích nữa trong việc này là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của bản thân để "tự soi, tự sửa". Những người được lấy phiếu đều là các cán bộ có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó trọng trách nên họ có đủ trách nhiệm, trình độ để "tự soi, tự sửa".
"Tự sửa" thế nào, mỗi người sẽ thực hiện theo cách của mình với đích cuối cùng là sửa để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn - bà Đỗ Thị Tám bày tỏ.
"Vừa được lấy phiếu là những cán bộ có bản lĩnh, hiểu trọng trách, vị trí công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong 44 cán bộ cấp chiến lược đó, có những người mà công việc của họ làm là trực tiếp với dân, gắn liền với lợi ích của cộng đồng cho nên có thể bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Nhưng tôi tin, chính vì điều đấy khiến họ cảm thấy tự hào hơn, vững vàng hơn, tự rèn luyện tốt hơn. Tôi rất tin tưởng những cán bộ này không làm vì phiếu tín nhiệm cao hay thấp. Họ thực hiện nhiệm vụ với tầm suy nghĩ, tầm nhìn hướng tới yêu cầu của đất nước về một giai đoạn phát triển mới. Tôi đặt niềm tin vào họ!", bà Đỗ Thị Tám bộc bạch.
"Sau khi có phiếu tín nhiệm, họ sẽ nhìn nhận một cách nghiêm túc để phát huy những điều tốt nhưng đồng thời cũng hạn chế những điều chưa tốt. Đất nước ta có khát vọng lớn, cơ hội vô cùng to lớn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Cho nên, hệ thống chính trị và nhân dân đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh. Tôi rất tin là sau đợt lấy phiếu tín nhiệm này, các cán bộ trong cả hệ thống chính trị sẽ đóng góp hiệu quả hơn nữa cho xã hội và đặc biệt là chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", bà Đỗ Thị Tám tin tưởng nói.
Hạnh Quỳnh/TTXVN (thực hiện)

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

TRÁCH NHIỆM CỦA NGHỆ SĨ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 Vừa qua, một nữ nghệ sĩ đã lên tiếng nhận sai khi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật và công khai xin lỗi khán giả. Người này thổi phồng công dụng của sản phẩm sữa được chị quảng cáo, là có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, không khác nào “tiên dược”.

Nữ nghệ sĩ cho biết đã chủ quan khi quảng cáo sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi ý thức được hậu quả của sự việc, chị đã liên lạc bên nhãn hàng, nhờ tháo gỡ các video, nhưng việc này không thể chấm dứt ngay vì chưa hết hạn hợp đồng.
Thực tế cho thấy, vụ việc của nghệ sĩ nêu trên không còn là cá biệt. Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng “dính” ồn ào quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Cũng đã có nữ nghệ sĩ từng phải xin lỗi khán giả khi quảng cáo về một viên sủi thảo dược, là thực phẩm chức năng được giới thiệu là có tác dụng phòng các loại bệnh u xơ, cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, sản phẩm này bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo không đúng công dụng như quảng cáo. Có những nghệ sĩ từng xuất hiện trong clip quảng cáo liệu trình “siêu giảm béo” sai sự thật của một phòng khám tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, có nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, giới thiệu vòng, nhẫn phong thủy, tâm linh.


Ðáng chú ý, có những nghệ sĩ vì ham thù lao mà dễ dãi trong việc tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ chưa có ý thức quan tâm đến khâu thẩm định chất lượng hay thông tin sản phẩm mà chỉ quan tâm đến cát-xê nhận được. Họ cho phép đối tác sử dụng tràn lan hình ảnh của bản thân trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Ðiều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm đối với niềm tin của công chúng, vì món lợi trước mắt mà phớt lờ quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin để nắm bắt, tiếp xúc và cập nhật tin tức hằng ngày để tìm hiểu những sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Thế nhưng chính vì có quá nhiều nguồn tin đã dẫn đến tình trạng quá tải, nhiễu loạn thông tin, khiến cho việc chọn lọc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và đây cũng là thời cơ chín muồi cho các đối tượng lợi dụng những nghệ sĩ nổi tiếng và người có ảnh hưởng lớn trong xã hội tiếp tay cho hành vi lừa dối, che mắt người tiêu dùng. Ðiều này cũng dấy lên một hồi chuông đáng báo động về trách nhiệm xã hội của một số nghệ sĩ.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình xử phạt đối với nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Theo đó, các nghệ sĩ, người nổi tiếng… quảng cáo sai sự thật, ngoài xử phạt hành chính sẽ còn có thể bị khóa tài khoản mạng xã hội và hạn chế hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.
Cùng với đó, Luật Quảng cáo sửa đổi cũng đang được xây dựng, với kỳ vọng lấp những khoảng trống pháp lý, trong đó có nội dung liên quan người nổi tiếng. Tuy nhiên, cùng với những quy định xử phạt đối với các hành vi quảng cáo sai sự thật, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét, bổ sung các quy định để ràng buộc những cá nhân, nghệ sĩ khi xuất hiện trong các clip quảng cáo cần phải ý thức được sứ mệnh của mình. Bởi họ không chỉ có nhiệm vụ cống hiến nghệ thuật cho công chúng mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, với những người hâm mộ, để giữ gìn hình ảnh của bản thân trước niềm tin công chúng.
(Nguồn NDO)

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

ÔNG BỘ TRƯỞNG MĨ NỢ VIỆT NAM LỜI XIN LỖI

Cách đây mấy bữa, ông Bộ trưởng Ngoại giao thay mặt nước Mĩ tuyên bố “đưa Việt Nam vào diện danh sách theo dõi về tôn giáo” mặc dù trước đó chính ông cũng đã chúc mừng VN được bầu vào HĐ Nhân quyền của LHQ.

Tôi chỉ là người dân thường, không được nghe ông Bộ trưởng tuyên bố giọng hùng hồn cỡ nào.
Ông Bộ trưởng Mĩ hãy nhìn vào vài tấm ảnh này cũng như các tấm ảnh trên báo chí hôm nay và hãy liên hệ thật công tâm với những lời ông đã tuyên bố.
Những người nước ngoài cười tươi trước nhà thờ như thế, có được ở nơi mà các ông gán cho là “đàn áp tôn giáo” không, để rồi phải theo dõi?
Hay là ông cố ý cổ xúy mấy con quạ đen Ng. Đình Thục, Đ. Hữu Nam…đang kích động chia rẽ gây thù hận trên đất Việt? Chúng không từ cơ hội nào, lừa giáo dân quậy phá, vi phạm pháp luật rồi ra chịu tội trước Tòa án trong khi chúng phè phỡn tiệc tùng?
Hay là ông cổ xúy đám vong nô Vịt tàn cũng như bọn “rận chủ” trong nước lấy việc chửi bới, trấn lột, vu cáo kiếm cơm?
Chiến tranh đã qua lâu. Chuyện hận thù Việt- Mĩ cũng đã gác lại. Người dân Việt Nam cố gắng bỏ qua những tội ác ghê tởm người Mĩ đã gây ra trên đất Việt Nam rồi tháo chạy, phủi tay.
Người dân Việt Nam quý trọng hòa bình vì đã trải qua chiến tranh ác liệt, đổ nhiều xương máu cho độc lập tự do. Chúng tôi mong muốn yên ổn để àm ăn, không gây thù oán với ai. Sao cây muốn lặng mà gió chẳng đừng? Các ông cứ chơi mãi kiểu cá thòi lòi?
Ông Bộ trưởng ngoại giao Mĩ hãy rửa mắt cho sạch rồi nhìn kĩ những tấm ảnh…Ông và Chính phủ Mĩ lại nợ thêm Việt Nam một lời xin lỗi!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Người tiêu dùng chưa được bảo vệ trước quảng cáo sai sự thật trên mạng

Cho rằng quảng cáo sai sự thật trên Facebook, Youtube... phổ biến, đại biểu Quốc hội đề nghị cần cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trước quảng cáo trên không gian mạng.

Chiều 10/11, Quốc hội thảo luận ở nghị trường về dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi).
Theo đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh (Quảng Nam), các loại quảng cáo trên không gian mạng, ứng dụng giải trí hiện dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
"Thật nguy hại khi các sản phẩm chức năng, các loại thuốc ngày ngày vẫn được phù phép, quảng cáo có tác dụng tự như thần dược trên các ứng dụng lớn như Facebook, Youtube, Tiktok... nhưng chưa có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng", đại biểu tỉnh Quảng Nam lo lắng.


Bà cũng nhắc tới tình trạng một số nghệ sĩ Việt Nam quảng cáo thuốc, mỹ phẩm sai sự thật đã được báo chí lên án, nhưng chế tài với các vấn đề này vẫn chưa được xây dựng đầy đủ.
Đồng tình, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa, Vũng Tàu) cũng nêu, nhiều quảng cáo sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng có ảnh hưởng với xã hội để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sai sự thật, chất lượng không đúng như quảng cáo được chạy trên các nền tảng số... đã làm ảnh hưởng quyền lợi của người tiêu dùng. Chế tài xử lý các hành vi này hiện chưa đủ răn đe.
Các đại biểu đề nghị, dự luật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần quy định hành vi chuyển tải các quảng cáo sai sự thật là một trong các hành vi cấm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quảng cáo, cho phép quảng cáo với sản phẩm sai sự thật phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Liên quan tới quảng cáo sai sự thật trên Facebook, Youtube... tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 4/11, Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận, quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng khá nhức nhối hiện nay. Ông cho biết, tới đây, Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ thanh tra quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Youtube... để xử lý nạn quảng cáo sai sự thật.
Giải trình tại thảo luận hôm nay, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng nhìn nhận, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù, như trên không gian mạng... là quan trọng. Do đó, ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo luật.

Ngoài quảng cáo sai sự thật, các đại biểu cũng nêu quan ngại trước quy định bổ sung về uỷ quyền cho bên thứ ba được thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phân tích, thông tin của người tiêu dùng có nội hàm rộng, gồm thông tin cá nhân, quá trình mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và các thông tin khác liên quan tới giao dịch. Bà Phương quan ngại, nếu uỷ quyền cho bên thứ ba được thu thập các thông tin của người tiêu dùng sẽ "dễ bị lạm dụng".
Quy định về uỷ quyền cho bên thứ ba được thu thập, khai thác thông tin tại dự thảo luật, theo đại biểu tỉnh Gia Lai là quá rộng, khó kiểm soát được việc bên thứ ba có tiếp tục chia sẻ, giao thông tin của người tiêu dùng cho chủ thể khác nữa hay không.

Bên cạnh đó, Điều 8 dự thảo luật cũng không quy định việc tổ chức, cá nhân kinh doanh phải được sự đồng ý của người tiêu dùng khi thông tin của họ được thu thập, lưu trữ, sử dụng thông qua bên thứ ba.
"Như vậy, nhiều khả năng người tiêu dùng không biết được thông tin của họ có thể do một bên thứ ba, ngoài tổ chức, cá nhân kinh doanh nắm giữ", bà Mai Phương bình luận, và đề nghị dự luật cần quy định chặt chẽ để bảo vệ khỏi bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng thông tin trái phép.
Bà Trần Thị Thu Hằng (đại biểu tỉnh Đắk Nông) cũng nêu, việc sử dụng thông tin của người tiêu dùng không đúng mục đích thu thập ban đầu đang là vấn nạn. "Cần có chế tài bảo vệ thông tin cá nhân cho người tiêu dùng", bà góp ý.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) được Chính phủ trình lần đầu tại kỳ họp thứ tư, dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 5 giữa năm 2023.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

MỸ CẦN VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI ĐÁM LƯU VONG!

--------------
BBC và Việt Tân cay cú, xuyên tạc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bây giờ họ lại càng cay cú khi đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn thăm Việt Nam trong năm nay. Mặc cho những kẻ lưu vong hò hét, chống phá nhưng chính nước Mỹ liên tục đề xuất nầng tầm mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ quan hệ đối tác chiến lược lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Tuy nhiên đến nay, Việt Nam chưa đồng ý. Khi nào Mỹ không can thiệp chuyện nội bộ của Việt Nam dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tài trợ và nuôi dưỡng đám tàn dư chống phá Việt Nam, khi đó Việt Nam để xem xét.

Việt Nam có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong chiến lược hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng như sáng kiến vành đai và con đường của Trung Quốc. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ rất coi trọng Việt Nam. Biden vẫn rất sáng suốt khi muốn thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thăm Trung Quốc, được tiếp đón vô cùng trọng thị. Người Mỹ chẳng đếm xỉa đến những kẻ ăn không ngồi rồi như đám ngụy tàn dư. Lợi ích của quốc gia dân tộc là tối thượng, Hoa Kỳ chẳng dại gì mà quan tâm đám du thủ du thực đó.
Việt Nam thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ trong chính sách ngoại giao, đó là "ngũ tri". Ngũ tri gồm, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Cây tre Việt Nam vẫn đứng thẳng, cành uyển, thân chắc, gốc vững vàng. Ta không chọn phe, chỉ chọn lẽ phải, chân lý. Thế nhưng nhiều nước lớn lại buộc phải quan hệ tốt với Việt Nam. Đó chính là sự sáng suốt trong đường lối đối ngoại của Đảng. Tạo môi trường hoà bình, tranh thủ thời cơ và vận hội, không đưa đất nước đến trước những nguy cơ binh lửa. Giờ đây, các nước lớn cần Việt Nam hơn bao giờ hết, Mỹ hay Trung Quốc hay bất kỳ cường quốc nào cũng cần Việt nam./.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

CHIÊU BÀI NHÂN QUYỀN VÀ PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM

Tối qua, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (một hội đồng nhỏ trực thuộc Liên Hợp Quốc)



Theo kết quả được công khai, Việt Nam là một trong số 24 quốc gia tham gia bỏ phiếu chống/phản đối (phiếu đỏ). Trong số 24 quốc gia có một số quốc gia đáng chú ý như Trung Quốc, Lào, Iran, Cuba... Trong danh sách các quốc gia bỏ phiếu trung lập (phiếu trắng) có nhiều quốc gia là đồng minh thân cận của phương Tây hoặc đang đóng vai trò trong việc định hình giá nhiên liệu thế giới như Saudi Arabia, UAE, Qatar...
So với các lần bỏ phiếu trước, đã có một sự phân cực rất rõ ràng khi có tới 24 quốc gia bỏ phiếu chống, 58 quốc gia bỏ phiếu trắng (chiếm 40% số các quốc gia tham bỏ phiếu). Đây là một cuộc bỏ phiếu quá vội vàng khi chưa có kết quả điều tra trung lập, kết luận cuối cùng liên quan đến vụ việc Bucha.
Không phải ngẫu nhiên mà châu Phi, Trung Đông (ngay cả các quốc gia đồng minh, bán dầu, giàu có như Qatar, UAE, Saudi Arabia, Oman... ), Nam Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á (Indo, VN, Lào)... phản đối hoặc bỏ phiếu trung lập.
Các ông toàn đi đô hộ, đi xâm chiếm, thuộc địa hóa, vơ vét tài nguyên rồi đi ném bom nước người ta mà đi giao giảng nhân quyền, dân chủ thì làm gì có tư cách.
Team Đông Nam Á lần này khá gắt khi có tới 8/10 các quốc gia không đồng ý hoặc trung lập về quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền.
Có lẽ đã đến lúc Liên Hợp Quốc cần nghiêm túc nhìn lại quân bài "dân chủ, nhân quyền" khi áp dụng với các quốc gia khác. Liên Hợp Quốc vốn dĩ nên là một tổ chức hòa hợp, chính nghĩa, công tâm, thay vì là một tổ chức có lẽ bị chi phối bởi quyền lực của các nước lớn.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ

Người thì đổ lỗi cho những đứa bé. Người thì chuyển qua trách cha, trách mẹ của chúng. Rồi trách trường, trách giáo viên chủ nhiệm, trách lớp, trách đến xã hội, đến nền giáo dục, đến an sinh xã hội, đến…cái lan can chung cư, đến đại dịch khiến tương tác xã hội giảm…

Thực ra thì trách mắng không khiến người đã khuất trở về, cũng chẳng khiến những người ở lại bớt buồn.
Có những con người trưởng thành, mà sáng chúng ta vẫn thấy họ cười, đến chiều tối là đã không còn thấy họ nữa. Có những người nổi tiếng, thành danh, giàu có, gia đình đuề huề, nhưng họ lại chọn dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ. Điều gì khiến họ hành động như vậy? Chúng ta - những người quan sát ở góc nhìn khác, sẽ không thể biết và hiểu nên dễ buông những lời nặng nề.
Mình thấy có nhiều người hay so sánh lớp trẻ hiện nay với lớp trẻ hồi xưa. Nhưng mỗi sự so sánh đó có lẽ sẽ không giúp gì mấy, mà điều ấy chỉ khiến hố sâu thế hệ thêm rộng ra. Hồi trước, thế giới của mỗi đứa trẻ thường rộng, đó là bầu trời, ruộng lúa, đường làng đến trường… Còn thế giới của lũ trẻ hiện tại giữa phố thị lại là những bức tường, smartphone, TV và máy tính - mà các bạn thừa biết những thứ đó độc hại thế nào rồi mà.
Có một thực tế đáng buồn là, thời nào, những đứa trẻ đang phải sống giữa những sự so sánh. Nào là “con nhà người ta” hay “con hàng xóm”... Rồi đến ngày nay thì là “con chị đồng nghiệp”, “con bác phòng bên”, “con sếp”... Trẻ con dường như không phải chạy đua cho riêng chúng mà còn chạy đua cho cả bố mẹ. Có lẽ, những thế genZ và tương lai sẽ trở thành giống như những thế hệ trẻ ở Hàn, Nhật, Trung… hiện tại. Một thế giới phải gồng mình chạy đua và nhiều người chọn cách kết thúc để không phải chạy đua thêm nữa.
Thế giới quan của mỗi thế hệ đều khác nhau. Điều phi lý là thế hệ trước lại cứ muốn thế hệ sau phải sống trong một thế giới quan như họ. Thay vì cùng nhau thay đổi để thích nghi.
Đa phần người lớn thường quên mất họ cũng từng là trẻ nhỏ. Cũng từng mâu thuẫn với ông bà, cha mẹ, thầy cô… Khá dám chắc rằng, nhiều người trong chúng ta cũng “đã” thèm muốn một sự “thấu hiểu” hoặc “giãi bày”. Ai mà chẳng phải trải qua khoảnh khắc muốn nói gì đó nhưng lại bị chặn lại vì “không được cãi bố mẹ”, “phải im lặng mà nghe”...
Và rồi khi “những đứa trẻ trong quá khứ” ấy trở thành người lớn - lại chính là những người mà chúng đã-từng-không-muốn-trở-thành-nhất.
Người trẻ vẫn đang học trở thành người lớn. Và người lớn có lẽ cũng nên biến mình trở lại thời trẻ.

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

HÃY DỪNG TỔ CHỨC CHO NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP

Dịch bệnh Covid-19 tính đến thời điểm hiện nay đã cướp đi sinh mạng gần 3 triệu người, nhiễm bệnh trên 136 triệu người trên toàn thế giới. Chính phủ các nước đang nỗ lực chạy đua với thời gian, triển khai tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do dịch bệnh gây ra. Việt Nam chúng ta là một trong những nước quyết liệt, quan tâm đặc biệt trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống từ trung ương đến địa phương. Kết quả đó đã được Tổ chức y tế thế giới WHO và cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao, xem như hình mẫu trong công tác phòng chống dịch.


Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các lực lượng phòng, chống dịch thì xuất hiện những cá nhân vì một chút lợi ích vật chất đã tổ chức đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, đây là một trong số nguyên nhân nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài là rất cao. Hành vi tổ chức đưa người nước ngoài, trong đó phần lớn từ Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không chỉ là mối nguy hại cho những nỗ lực phòng chống dịch mà cả nước đã đạt được trong suốt thời gian qua, mà còn liên quan đến an ninh, trật tự quốc gia. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã vào cuộc một cách khẩn trương, quyết liệt để khởi tố, điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Tại tỉnh Phú Yên, từ hiệu quả của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, ngày 28/12/2020, quần chúng nhân dân đã báo lực lượng chức năng kiểm tra xe khách 51B-084.56 và phát hiện trên xe có chở 09 người quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép (01 người đã bỏ trốn khi bị cơ quan chức năng kiểm tra). Qua điều tra, ngày 01/4/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành khởi tố bị can đối với Phạm Thị Thu Trang và Nguyễn Anh Tuấn, bắt tạm giam bị can Phạm Thị Thu Trang là nhân viên bán vé xe tại bến xe Thượng Lý - Hải Phòng về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Những ngày bị tạm giam trong Trại Tạm giam, Trang đã thấm thía về những việc sai phạm mà mình đã làm, biết người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, vì một chút lợi ích nhỏ cá nhân mà đã tạo điều kiện, giúp đỡ họ vào Việt Nam rồi trốn tiếp sang nước Campuchia. Cái giá phải trả cho hành động sai trái của mình là những ngày tháng tới phải ở trong tù, cách xa cha mẹ già và con nhỏ không có người chăm sóc. Sự hối hận muộn màng Cô nhắn gởi đến mọi người: “Những ai trong trường hợp như Trang, xin hãy dừng lại. Nếu được lựa chọn lại, Trang sẽ báo cơ quan chức năng khi phát hiện người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam”./.

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

TỈNH TÁO TRƯỚC “RỪNG” THÔNG TIN


Còn nhớ khoảng tháng 4 năm trước, khi dịch Covid-19 bùng phát dữ dội tại Vũ Hán (Trung Quốc) và Việt Nam bắt đầu có ca nhiễm, hàng nghìn người dân Thủ đô Hà Nội thức trắng cả đêm xếp hàng trong siêu thị hoặc đổ xô ra các chợ, vét sạch gần như toàn bộ thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu đem về tích trữ trong nhà. Chỉ trong một đêm ấy, các loại hàng hóa từ ngoài chợ đến siêu thị đều sạch bách như có trận lũ quét tràn qua.


Giờ nghĩ lại chuyện đó, chắc hẳn nhiều người thấy buồn cười, bởi rõ ràng đó là biểu hiện của sự lo lắng quá mức, tâm lý bất ổn, hoảng hốt trước những thông tin thật giả lẫn lộn khiến mọi người mất tỉnh táo. Sau đó, tuy dịch vẫn diễn biến phức tạp nhưng không còn ai có khái niệm tích trữ hàng hóa, bởi họ thấy rõ cho dù thực hiện giãn cách xã hội ở nhiều nơi, song cuộc sống và sinh hoạt vẫn bình thường, không có gì bị đảo lộn.
Còn bây giờ, những thông tin về dịch Covid-19 với những biến chủng mới phức tạp đã khiến một bộ phận người dân hoảng sợ. Những ngày vừa qua, tại các nhà ga, đại lý vé máy bay, có hàng trăm người đã mua vé Tết xin trả và hủy vé, khiến các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải đường sắt hết sức lúng túng. Phần lớn những người trả vé là công nhân đi làm ăn xa, họ trông ngóng từng ngày để về quê đón Tết, sum họp gia đình. Dù ngày Tết đã cận kề, vé tàu xe mua sẵn từ lâu, nhưng do hoảng sợ, nhiều người vẫn đổ xô ra ga, liên hệ các đại lý để trả, hủy vé, bất chấp việc các đơn vị, doanh nghiệp vận tải đường sắt, hàng không đã và đang triển khai biện pháp phòng, chống dịch hết sức nghiêm ngặt. Nhiều người dân cho biết, họ cũng rất muốn về quê, nhưng đành phải trả vé và chịu thiệt 30% phí do lo ngại đi tàu xe có nguy cơ lây nhiễm, hơn thế không biết quê mình có bị bắt cách ly hay không. Trong khi đó, những thông tin chuẩn xác từ các địa phương và cơ quan chức năng lại rất ít và mờ nhạt.
Sự bùng phát dịch bệnh là "mảnh đất màu mỡ" cho những tin đồn bịp bợm, bởi trong khi đông đảo người dân đều thắc mắc, tò mò muốn biết thông tin thì giới chuyên môn lại chưa thể hiểu biết nhiều về bệnh vì quá mới. Hơn chục năm trước, dịch SARS bùng phát ở nước ta, nhưng lúc đó mạng in-tơ-nét chưa bùng nổ như hiện nay, nên những loại thông tin gây nhiễu loạn chưa có nhiều điều kiện phát tán. Còn hiện nay, sự xuất hiện dày đặc những thông tin đúng sai lẫn lộn đã gây tâm lý bất an, nhiều người chỉ nghe những gì họ muốn nghe để củng cố niềm tin và định kiến sẵn có, hơn là nghe và tin sự thật, cái đúng. Lịch sử dịch bệnh cho thấy thông tin sai trái, đồn thổi có thể thắng thế tạm thời, nhưng cuối cùng phải trả lại chỗ cho sự thật.
Sau những cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý, "bộ lọc" cuối cùng và quan trọng nhất không ai khác chính là những người tiếp nhận thông tin. Mỗi người cần bình tĩnh và vận dụng trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo để đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc hàng nghìn người dân đổ xô đi trả vé tàu xe, máy bay cũng tương tự như việc hàng nghìn người đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ, chấp nhận mất phí rất cao và mất luôn cả những ngày Tết sum họp, đầm ấm bên gia đình. Sợ hãi có thể giúp con người cảnh giác để hành động mạnh mẽ hơn, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây hậu quả khó lường.
Đứng trước rừng thông tin, người dân cần có "bộ lọc", tỉnh táo lựa chọn để giảm thiệt hại do "dịch" thông tin sai trái gây ra./.