KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn RFA: ĐÃ DỐT MÀ CÒN BÀY ĐẶT ĐI XUYÊN TẠC!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RFA: ĐÃ DỐT MÀ CÒN BÀY ĐẶT ĐI XUYÊN TẠC!. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

VIỆT TÂN, RFA: ĐÃ DỐT MÀ CÒN BÀY ĐẶT ĐI XUYÊN TẠC!

Để thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, từ nhiều năm nay, các lễ hội, ngày kỷ niệm của Việt Nam luôn bị các thế lực thù địch công kích, xuyên tạc, từ đúng thành sai, từ tốt thành xấu. Liên quan đến Lễ Tịch điền Đọi Sơn tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với sự tham dự, phát biểu và thực hiện nghi lễ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra vào ngày 07/02/2022, mới đây Việt Tân, RFA đã liên tiếp đăng tải những hình ảnh của lễ hội nói trên để so sánh với hình ảnh Nguyễn Văn Thiệu ngồi trên máy cày trong ngày 26/3/1970 với lời dẫn “VĂN MINH ĐI LÙI” cùng với những luận điệu xuyên tạc cho rằng “có vẻ như cách thức thực hiện nghi lễ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang phản ánh đúng sự lạc hậu cố hữu của nền nông nghiệp Việt Nam: “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, “Thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển 4.0, nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn cứ như lạc lõng ở thế kỷ 19”,…

Thực tế, Lễ Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Vào mùa Xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan trực tiếp cày ruộng ở xã Đọi Sơn để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống. Từ đó, Lễ Tịch điền được coi như quốc lễ, mở đầu cho một mùa vụ mới, trở thành một sinh hoạt văn hóa quan trọng, một di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát huy. Tại Lễ Tịch điền năm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong trang phục nhà nông xuống ruộng đi cầy cùng chú trâu đạt giải trong cuộc thi hóa trang trước đó. Hình ảnh trâu hoá hổ thực chất nhằm mục đích cầu chúc một năm mới Nhâm dần nhiều lộc lá cho ngành nông nghiệp.
Ngoài ra, cùng nhìn lại chuỗi số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy, nông nghiệp đã trở thành “bệ đỡ” của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nông nghiệp chỉ đạt 486,2 triệu USD; năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD, thì đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đã đạt 41,3 tỷ USD; thặng dư thương mại đạt 9,5 – 10 tỷ USD,... Trong đó, có 10 mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, dịch bệnh, nông nghiệp Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Khi nhiều mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính với chất lượng và giá cả cao hơn. Các giống lúa của Việt Nam đạt chất lượng hàng đầu thế giới, xuất khẩu lúa gạo cũng nằm top đầu của thế giới cả về số lượng và giá trị. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật và hiện đại hóa nghành nông nghiệp cũng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Tầm nhìn đến 2050: Việt Nam chúng ta sẽ trở thành nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Như vậy, nền nông nghiệp của nước ta vẫn luôn luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Chỉ có lũ bè lũ Việt Tân, RFA “khát nước” là vẫn không chịu phát triển với những luận điệu xuyên tạc lạc hậu, kém hiểu biết. Hình ảnh Chủ tịch nước xuống ruộng cày Tịch điền chính là đại diện cho một nét văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay; sự tiến hóa của văn minh chính là tiếp nhận những cái mới mẻ, tốt đẹp, có chọn lọc và giữ gìn truyền thống dân tộc, cho nên chẳng có nền văn minh nào đi lùi cả mà chỉ có sự xuyên tạc lạc hậu, rẻ rách của bè lũ Việt Tân, RFA mà thôi.