KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện


Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017

Trưa 24/8, Đại tá Phạm Hồng Tuyến - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để làm rõ trách nhiệm của ông này trong sự cố chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại bệnh viện hồi tháng 5/2017.
Ông Dương bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trước đó, vào sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 9 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Ông Dương bị khởi tố điều tra liên quan đến sự cố chạy thận tại BVĐK Hòa Bình 
Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân vụ việc.

Theo kết luận của Công an tỉnh Hòa Bình, với tư cách là Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh, ông Dương đã giao cho Phòng vật tư phối hợp Khoa hành chính thực hiện hợp đồng thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Phòng vật tư và Khoa hồi sức tích cực đã không báo cáo tiến độ, cách thức thực hiện cho Lãnh đạo bệnh viện.

Kết luận điều tra cũng khẳng định việc ký hợp đồng giữa ông Dương và ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty Thiên Sơn) đúng quy định pháp luật. CQĐT đã giám định các trang thiết bị, vật tư phục vụ chạy thận đều đảm bảo chất lượng.

Vụ 9 người chạy thận tử vong: Khởi tố nguyên Giám đốc Bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nơi xảy ra sự cố y khoa khiến 9 người tử vong.
Về trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện nơi xảy ra sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân tử vong, Công an tỉnh Hòa Bình điều tra bổ sung, xác định ông Trương Quý Dương chưa sâu sát khi đảm đương vai trò Giám đốc đơn vị này.

Theo đó, năm 2015-2017, ông Dương không có quyết định giao phụ trách Đơn nguyên thận cho cá nhân nào; không có văn bản giao hệ thống RO cho ai đảm nhiệm; không ban hành quy trình liên quan đến hệ thống lọc nước.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Vụ chạy thận Hòa Bình: KHI ĐBQH LUẬN ÁN


“Việc bằng cách này, cách kia, trực tiếp hay gián tiếp tác động vào quá trình độc lập của HĐXX là không được phép. Cho nên phát biểu gì mang dấu ấn là không nên, nhất là đối với Chánh án”.

Vụ chạy thận Hòa Bình: KHI ĐBQH LUẬN ÁN

Đây là câu nói khéo của ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi được hỏi quan điểm về vụ xét xử đang diễn ra ở Hòa Bình. Ở vế 1, hẳn nhiên ông có ý nhắc nhở lối phát biểu vô tội vạ của mấy vị đại biểu quốc hội nói riêng và truyền thông nói chung, ở vế 2, ông tự làm nhẹ vấn đề bằng thủ thuật đưa cá nhân mình ra. Theo lối “nói để răn mình”.

Hẳn nhiên có thể coi đây là thông điệp của người đứng đầu ngành tòa án. 

Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu quốc hội của tỉnh Hòa Bình phải đứng lên công khai yêu cầu các đại biểu khác không có những phát ngôn mang tính áp đặt vào sự độc lập của HĐXX. 

Thậm chí, ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu còn hồn nhiên gọi tên vụ án là “vụ án BS Hoàng Công Lương” mà không mảy may quan tâm tới chính xác bản chất của vụ án là “Sự cố chạy thận & 9 người tử vong”. 

Một câu chuyện tai nạn y khoa thảm khốc được lèo lái về câu chuyện hút khách mang tên một cá nhân, lối nói rất phản cảm không xứng đáng đạo đức và tri thức của một vị đại biểu quốc hội như ông Hiếu.

Khi đọc tuyên bố của vị đại biểu Nguyễn Anh Trí, rằng phải tuyên vô tội cho Hoàng Công Lương ngay tại tòa, cậu cứ bật cười ngán ngẩm. Tầm ĐBQH mà còn phát biểu bất cần suy nghĩ thế này ngay tại tòa nhà quốc hội, thì không biết cái khái niệm văn minh, công chính của pháp luật rồi sẽ đi về đâu?!

Ông là ai mà đòi định tội thay tòa hả ông Trí?

Ông ngon thì vứt áo đại biểu quốc hội đi, về làm thằng dzái khô ôm fb thì ông nói cái mẹ gì cũng được. Đừng lạm dụng cái danh ĐBQH bừa bãi như thế!

***

Báo chí xoay quanh phiên tòa cũng là một góc nhìn thú vị. 

Sứ mạng của báo chí đương nhiên cao cả nhất là phản ánh thông tin, phản ánh quan điểm đa chiều khách quan của phiên xử. Và vì thế, báo chí cần phải đủ gần với tất cả các bên (thẩm phán, VKS, Luật sư…) để nắm cho được thông tin, truyền tải cho được quan điểm đúng bản chất, nhưng ngược lại, cũng phải đủ xa để giữ cho được sự độc lập của mình, sự khách quan của mình. Thì trong phiên xử này, đa số báo chí lại công khai đứng hẳn, thậm chí thân mật hẳn với các luật sư và bị cáo, đồng nghĩa với việc này nghĩa là thái độ tách hẳn báo chí với thẩm phán, với các kiểm sát viên, xem họ như đối tượng thù địch cần phải tránh xa, cần phải chiến thắng, cần phải hạ gục cho bằng được theo tư duy cá nhân của mình, lồng trong mỗi bài báo.

Để rồi, bên cạnh những phản biện của luật sư theo hướng có lợi của bị cáo, thì báo chí nghiễm nhiên trở thành một thế lực hỗ trợ đắc lực. Người đọc không còn được tiếp nhận thông tin hay quan điểm truyền tải một cách khách quan nữa, thay vào đó, người đọc bị cuốn vào một cuộc chiến mà không ai khác, báo chí chính là một sát thủ, thay vì ông mõ làng như sứ mệnh đúng nghĩa.

Nổi lên trong đó là một nhóm các nữ nhà báo còn trẻ của tờ mẹ gì Soha hay Tri thức trẻ gì đó chả rõ, và đa phần nhóm này đang nằm yên trong fb Mai Dương. Rất hung hăng áp đặt quan điểm cá nhân, rất sến súa thể hiện sự cảm tính trong một sự việc mà đúng ra, lý tính phải được lạnh lùng đặt lên hàng đầu.

***

Luật sư cố cãi cho bị cáo là điều đương nhiên, ta phải thừa nhận. Dù họ có dùng tiểu xảo hay việc gây sức ép trên cộng đồng mạng cũng là điều mà suy cho cùng là dễ hiểu. Nhưng cậu không thể cắt nghĩa nổi nhúm nhà báo trẻ ranh này vứt bỏ sứ mệnh khách quan báo chí, công khai biến mình thành công cụ chiến đấu giữa luật sư - quan tòa, biến mọi thông tin của vụ án về câu chuyện cá nhân một mắt xích Hoàng Công Lương theo lối lên án tòa án, kích động xã hội lên đồng, để làm cái gì?

Để mỗi bài các em biên ra thì đám luật sư dẫn link lại tăng viu hả, sao nó rẻ thế hehe?

Mấy cái trò pha loãng vấn đề lên đến Bộ Y tế hay theo logic này thì tới đây truy nốt trách nhiệm của Tổng bí thư, chỉ là trò mèo lặt vặt, sao qua được mắt thiên hạ?

Ngáo vừa thôi!

Ngày 05/6, tòa ra phán quyết vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương


TAND Hòa Bình không trả hồ sơ theo đề nghị của VKS mà sẽ ra bản án sau 3 ngày nghỉ nghị án.

TAND thành phố Hòa Bình thông báo do tính chất phức tạp của vụ án, tòa sẽ nghỉ nghị án sau buổi làm việc ngày 30/5 và tuyên án vào 14h ngày 05/6.

Ba bị cáo tại toà.
Trước đó, trong lời nói sau cùng vào chiều cùng ngày, cả ba bị cáo đều gửi lời xin lỗi đến 18 gia đình các nạn nhân trong sự cố ngày 29/5/2017.

Là người đầu tiên trình bày, Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) cho biết: từ khi xảy ra sự cố đã nhận thức rõ “mức độ phạm tội của mình”. Nêu lý do là lao động chính trong nhà và đang phải nuôi con nhỏ, Quốc mong nhận được hình phạt nhẹ nhất để sớm trở về với cộng đồng.

Bị cáo Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình) cho biết: không chỉ hệ thống lọc nước RO mà các thiết bị khác như máy thở, gây mê... sau khi sửa chữa cũng chỉ nhận bàn giao và đưa vào sử dụng ngay chứ không có việc kiểm tra. 

Tự nhận đã làm nhiều công việc về trang thiết bị y tế, Sơn đề nghị các thiết bị y tế sau sửa chữa đều cần có đơn vị kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Sơn không phủ nhận tội danh mà chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.

11 ngày mặc áo màu xanh khi hầu tòa, trong lời nói sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo Hoàng Công Lương tiếp tục cho rằng anh “hoàn toàn vô tội”. Lương mong HĐXX xem xét vụ án một cách khách quan để tránh oan sai. Nam bị cáo hy vọng “được vô tội” để có cơ hội tiếp tục công việc khám chữa bệnh và để "các nhân viên y tế tin tưởng vào pháp luật hơn".

Bị cáo Hoàng Công Lương nói lời sau cùng.
VKS: Bác sĩ Lương buộc phải biết chất lượng nguồn nước dùng chạy thận

Trong phần đối đáp lại quan điểm của các luật sư chiều 30/5, đại diện VKS khẳng định, chưa bao giờ cáo buộc bác sĩ Lương phải biết nguồn nước đạt chuẩn theo tiêu chuẩn AAMI. Tuy nhiên, với trách nhiệm về chuyên môn được giao, Lương buộc phải biết nguồn nước đưa vào người bệnh nhân phải đảm bảo.

Đối đáp với quan điểm của 6 luật sư bào chữa cho bị cáo Lương cho rằng thân chủ không được giao phụ trách nguyên đơn chạy thận nên không phạm tội thiếu trách nhiệm, công tố viên khẳng định "chưa bao giờ khẳng định nam bác sĩ được giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo". Nam bị cáo cũng không phải chịu trách nhiệm thay trưởng khoa mà trách nhiệm của anh là phải báo cáo lãnh đạo khi có vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát.

Theo VKS, đây không phải là hành vi nguy hiểm nhưng "lại là nguyên nhân gây ra sự cố” làm 9 người chết, 9 người bị ảnh hưởng sức khoẻ. Nếu Lương làm đủ các trách nhiệm được giao sẽ không gây hậu quả như vậy. Nếu trước đó nam bác sĩ có báo cáo với trưởng khoa thì trách nhiệm cũng sẽ được giảm trừ.

Nhiều luật sư không đồng tình với quan điểm này của VKS mà cho rằng Lương đang trong tình thế cấp bách, vì sự an toàn của bệnh nhân nên mới ra y lệnh. Tuy nhiên, cơ quan công tố bác bỏ, khẳng định Lương vẫn luôn là người ra y lệnh cuối cùng thay nhiệm vụ của trưởng khoa. Sáng 29/5/2017 (hôm xảy ra sự cố y khoa) cũng không phải là tình thế cấp bách khi các bệnh nhân đều chạy thận lọc máu theo chu kỳ.

Trong suốt 12 ngày xét xử, bị cáo Lương vẫn cho rằng mình không phạm tội còn bị cáo Sơn và Quốc không phủ nhận tội danh, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt.

Trước đó, VKS thành phố Hoà Bình đề nghị toà tuyên phạt Quốc mức án 5-6 năm tù, Sơn mức án 4-5 năm tù và Lương 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Sau nhiều phiên tranh tụng sau đó, chiều 29/5, đại diện VKS còn đề nghị TAND Hòa Bình xem xét trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ hai vấn đề của vụ án. Tuy nhiên, trong cả ngày 30/5, HĐXX khi làm việc đã không đề cập đến việc trả lời đề nghị này. Phiên tòa vẫn tiếp tục phần tranh tụng, các bị cáo nói lời sau cùng và nghỉ nghị án.

Phiên toà đã diễn ra được 12 ngày. 
Theo cáo trạng, sáng 29/5/2017, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình thì có dấu hiệu bất thường. 9 người lần lượt tử vong. Công an xác định nguyên nhân do nguồn nước chạy thận không đảm bảo.

Nhà chức trách cáo buộc, với trách nhiệm được giao, bác sĩ Hoàng Công Lương phải biết nước lọc máu có đảm bảo chất lượng theo quy trình hay không. Nhưng ngày 29/5/2017, Lương không kiểm tra hệ thống nước mà đã ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến tai biến.

Bùi Mạnh Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước của đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Quốc đã sử dụng hỗn hợp hai loại hoá chất không có trong danh mục được dùng để sục rửa các vỏ màng lọc làm tồn dư lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước. Đây là nguyên nhân chính làm chết 9 người.

Trần Văn Sơn bị cáo buộc đã không trực tiếp có mặt để giám sát khi được giao kiểm tra việc bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.

Hoàng Công Lương và Trần Văn Sơn bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Quốc bị truy tố về tội Vô ý làm chết người.

Tham khảo thêm vụ án tại đây.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Tiếp vụ BS Hoàng Công Lương


Dù bị các luật sư phản bác, thậm chí dùng thủ đoạn để đánh lạc hướng, làm loãng vấn đề, dù bị báo chí và một số ĐBQH phát biểu gây sức ép, nhưng cuối cùng, tòa vẫn kiên định, vững vàng, không chạy theo dư luận.

Tiếp vụ BS Hoàng Công Lương

Chị Kiểm sát viên xinh đẹp Bùi Thị Thu Hằng hôm nay đã có kết luận đẹp, đúng vào trọng tâm, đi vào bản chất vụ án: Hoàng Công Lương vượt thẩm quyền khi ra lệnh chạy thận. 

Với kết luận ấy, tôi khen.

Vấn đề chính của vụ án là BS Lương ra y lệnh trong khi máy móc chưa đảm bảo an toàn làm 9 bệnh nhân tử vong.

BS Lương cãi rằng, anh chỉ được đào tạo làm BS chữa bệnh cứu người chứ không được đào tạo để sửa máy móc kỹ thuật. Các luật sư và ngay cả mấy anh ĐBQH cũng tuyên ngôn rằng, BS không thể và không phải chịu trách nhiệm về những gì mà họ không được đào tạo.

BS Lương có quyền tự bảo vệ mình bằng các lý lẽ, chứng cứ và các luật sư nhận tiền của BS Lương để bảo vệ cho anh là hoàn toàn chấp nhận được. Nhưng ĐBQH mà bắc cho nghe hơi, hóng hớt qua mạng để kết luận BS Lương không có tội, qua đó lên án Bồi thẩm đoàn, gây sức ép tới tòa là điều khó chấp nhận.

Trở lại vấn đề chính.

Trong ngày làm việc trước, kiểm sát viên cho rằng bị cáo Hoàng Công Lương phải chịu trách nhiệm về hậu quả 9 người chết trong vụ án. Rõ ràng, không có y lệnh của anh, không có ai bị chết.

Một trong các tình tiết quan trọng nhất của vụ án là, chính BS Lương đã ký văn bản đề nghị sửa chữa hệ thống lọc nước RO2 dùng cho chạy thận. 

Nếu không được giao phụ trách, "không được đào tạo về kĩ thuật" như lời anh bào chữa, thì cớ sao anh lại ký văn bản đề nghị sửa chữa hệ thống lọc nước RO2 dùng cho chạy thận?

Hành vi ký đề nghị sửa chữa hệ thống RO của BS Lương về mặt pháp lý đã làm phát sinh trách nhiệm của người ký. Việc ký văn bản đề xuất sửa chữa máy móc đó đã cho thấy BS Lương vừa là người ký đề xuất, vừa phụ trách chuyên môn, vừa biết rõ việc sửa chữa. 

Cũng như BS Lương và luật sư của anh vẫn bào chữa mọi việc không thể nói bằng mồm để quy trách nhiệm, mà phải bằng văn bản, thì ở đây, BS Lương không thể nào chỉ nghe 1 điều dưỡng thông báo bằng mồm rằng, máy móc đã xong và cứ thế ra y lệnh. 

Tình tiết quan trọng nhất là máy móc chưa được kiểm tra độ an toàn và bàn giao bằng văn bản cho BS Lương, nhưng Lương đã ra y lệnh cho sử dụng vào ngày 29/5/2017. Vì y lệnh này 9 bệnh nhân đã tử vong oan ức do lượng axit tồn dư trong nước đi vào người bệnh.

Một bác sĩ có trách nhiệm, lương tâm với nghề thì dứt khoát phải kiểm tra máy móc xem đã an toàn chưa, sửa chữa xong chưa, và phải nhận bàn giao bằng văn bản, sau đó phải báo cáo cấp trên mới được ra y lệnh. Rất tiếc, Lương không làm được điều này. Chính BS Lương cũng thừa nhận chưa kiểm tra, không báo cáo cấp trên, do đó Lương phải chịu trách nhiệm việc đưa máy móc vào vận hành.

Ai cũng rõ, người được đào tạo chuyên môn về chạy thận nhân tạo buộc phải biết chất lượng nước bơm vào người bệnh theo quy trình lọc máu gồm 8 bước trong đó bước 1 là kiểm tra máy trong tình trạng vô trùng. Anh Lương đã sai ở bước này, vì thế VKS mới kết luận là "vô ý làm chết người".

Trong Hồ sơ vụ án, BS Lương thừa nhận được giao phụ trách, ký duyệt y lệnh, bệnh án cho các bác sĩ khác. Lời khai này phù hợp với lời khai của bị cáo khác và những người có liên quan.

Xin nhắc lại điều mà tôi đã viết trong bài trước (xem ở đây) rằng: Sẽ không có ai chết, nếu anh cẩn thận kiểm tra lại máy móc, nhận bàn giao bằng văn bản từ tổ kỹ thuật, và ra y lệnh. 

Dù không cố ý giết người, nhưng BS Lương đã "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". 36 tháng án treo là quá nhẹ.

Nói thêm, nếu xét dưới góc độ pháp lý, anh Quốc và anh Sơn sẽ được tuyên vô tội vì chưa bàn giao máy móc cho anh Lương bằng biên bản bàn giao.

***
P/s: Dự là kết quả có thể không đúng với thực tế. Hãy hóng tiếp nhé...

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Chánh án TAND Tối cao: Vụ xử BS Hoàng Công Lương hãy tin là có kết luận tốt!


Sáng nay (30/5), bên hành lang Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có những trao đổi xung quanh phiên tòa xét xử sơ thẩm BS Hoàng Công Lương trong vụ chạy thận 9 người chết ở BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Chánh án TAND Tối cao: Vụ xử BS Hoàng Công Lương hãy tin là có kết luận tốt!
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
Theo đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, dù chỉ là phiên tòa sơ thẩm nhưng Chánh án tòa tối cao phát biểu cái gì thì nó sẽ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến HĐXX; cho nên trong quy chế đạo đức không phải chỉ có ở VN, của cả thế giới đều không cho phép làm chuyện ấy.

“Việc bằng cách nọ hay cách kia tác động trực tiếp hay gián tiếp vào tính độc lập của HĐXX là điều không được phép cho nên phát biểu mang dấu ấn như thế là không nên” - ông Bình nói. 


Tuy nhiên, đối với phiên toà đang xét xử, ông Bình cho rằng cho đến thời điểm này với những diễn biến qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin và người dân đã chứng kiến thì ông thấy phiên toà đã diễn ra công khai, có tranh tụng, lắng nghe ý kiến của tất cả các bên. Trình tự tố tụng của phiên toà cho đến thời điểm này là tốt.

“Với việc diễn biến phiên toà như vậy, tôi cũng tin là HĐXX sẽ có phán quyết đúng đắn và đúng quy định pháp luật, chấp nhận ý kiến nhiều phía, trên cơ sở tranh tụng” - ông Bình bày tỏ niềm tin với tư cách cá nhân.

Trả lời câu hỏi của báo chí rằng "qua phản ánh báo chí với chứng cứ, liệu cơ quan điều tra thu thập được còn thiếu nhiều không?", ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, bây giờ phát biểu của đại biểu hay của cá nhân khác là quyền của mỗi người, trên cơ sở thông tin do thông tin đại chúng cung cấp, có thể do một bên cung cấp.

“Nhưng những người có trách nhiệm, đặc biệt người có hiểu biết về hoạt động tư pháp có nguyên tắc đánh giá vụ án phải trên cơ sở hồ sơ. Cho nên tôi không thể nói được là việc này đủ hay thiếu. Chúng ta mới chỉ nghe một bên cho nên rất cần có hồ sơ. Việc nói anh này có tội, anh kia không có tội, anh này tội này, anh kia tội kia, mức án như thế này... phải trên cơ sở hồ sơ" - ông Bình nói.

Đối với dự đoán Tòa án TP Hòa Bình có thể trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, liệu TANDTC có đưa ra yêu cầu và chỉ đạo khi nào mở lại vụ án hay không, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết chưa có thông tin Tòa án TP Hòa Bình sẽ làm gì.

“Việc hoãn là tiên lượng (theo đúng từ chuyên môn của ngành y!) của phóng viên. Vụ án chỉ còn 2 ngày nữa thôi, phóng viên hãy tin là có kết luận tốt ” - ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Liên quan đến vụ án, chiều 29/5, đại diện VKS đã đối đáp với phần tranh luận của nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương.

Đại diện VKS cho rằng, hôm nay ở toà xuất hiện chứng cứ mới là vi bằng về cuộc đối thoại giữa bác sĩ Hoàng Công Tình (Phó khoa hồi sức tích cực) và điều dưỡng viên Đinh Tiến Công. VKS cũng nhận thấy có dấu hiệu của việc hợp thức hoá tài liệu về phân công nhiệm vụ cho bác sĩ Lương sau khi xảy ra sự cố y khoa làm 9 người chết. Vì thế để xác định có hay không việc hợp thức hoá, VKS cho rằng cần phải làm rõ vấn đề này.

Cơ quan công tố cũng đánh giá hai công văn của Bộ Y tế trả lời về việc có cần thiết xét nghiệm AAMI hay không đang có nhiều mâu thuẫn. Trong khi đó, nội dung các công văn này ảnh hưởng trực tiếp đến tội danh bị truy tố của các bị cáo và trách nhiệm của những người khác có liên quan.

Dù ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định nội dung hai công văn không mâu thuẫn song đại diện VKS không đồng tình mà cho rằng ông Quang "không hiểu gì về vấn đề này".

Từ hai tình tiết mới nêu trên, đại diện VKS đề nghị TAND Hòa Bình xem xét trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, dù vụ án đã qua 11 ngày xét xử.

Chủ tọa phiên tòa chưa thông báo về việc có chấp nhận hay không đề nghị trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung của đại diện VKS. Phiên toà tiếp tục phần tranh luận vào sáng nay 30/5.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về phiên xét xử vụ án này.


Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Vụ chạy thận Hòa Bình: Bác sĩ Lương không ra y lệnh thì không có ai phải chết



Làm thêm tí về vụ anh BS Lương

Vụ chạy thận Hòa Bình: Bác sĩ Lương không ra y lệnh thì không có ai phải chết
BS Hoàng Công Lương tại Tòa
Tòa đang xử vụ anh BS Lương ra y lệnh làm 9 mạng ra đi. Tòa xử kệ mẹ tòa sao mấy anh chị báo chí và cả mấy anh Quốc hội cứ phán như đúng rồi là sao?

Tôi đồng tình với anh Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh nói việc đại biểu Quốc hội lên tiếng tranh luận sẽ không đem lại sự thuận lợi và sự giải quyết đúng đắn cho HĐXX nhân danh Nhà nước, thậm chí định hướng dư luận tạo sức ép không cần thiết lên hoạt động đúng đắn của các cơ quan tham gia giải quyết vụ án. Dân bầu mấy anh làm ĐBQH không phải để phán xét càng không phải để vuốt ve chiều chuộng làm dân sướng lỗ tai. Hãy để yên cho tòa làm việc.

Anh Lương bị cáo buộc "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với lý do, được giao phụ trách đơn nguyên lọc thận nhân tạo tại Bệnh Viện Đa Khoa Hoà Bình, nhưng do sơ suất ra y lệnh lọc thận khi hệ thống nước RO mới được sửa chữa chưa được bàn giao, khiến 9 bệnh nhân chết do tồn dư hoá chất. 

Cá nhân tôi thấy anh Lương chối tội là không ổn. Vì y lệnh của anh mà 9 mạng người ra đi mà anh lại rũ bỏ trách nhiệm thì y đức ở đâu?

Lương và các luật sư cho rằng Lương vô tội vì Lương không có chức vụ quyền hạn gì ở đơn nguyên này (không có văn bản của bệnh viện giao trách nhiệm cho Lương), chỉ là bác sỹ điều trị đơn thuần, không được giao quản lý việc sửa chữa vật tư trang thiết bị y tế liên quan. Lương ra y lệnh lọc thận khi được điều dưỡng viên báo đã sửa xong hệ thống nước RO (bằng mồm/miệng) và thấy chỉ dấu sinh tồn đủ điều kiện để lọc thận.

Câu hỏi là: Anh không ra y lệnh đó, liệu có ai chết không?

Câu trả lời đã rõ: Sẽ không có ai chết!

Sự thật là bên kỹ thuật chưa bàn giao cho anh Lương máy móc để anh sử dụng vì không có biên bản bàn giao. Khi máy móc chưa được bàn giao, mà anh ra y lệnh cho phép sử dụng máy móc đó, dù là để cứu người thì cũng là sai.

Khi nói về máy móc, Lương và luật sư cho rằng, anh được đào tạo để cứu người chứ không được đào tạo về kỹ thuật, do đó 9 người chết thuộc về trách nhiệm của kỹ thuật viên, Lương không biết và không liên quan.

Được biết, Lương được BS Trưởng khoa giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, tuy nhiên trong cuộc họp giao ban lại chỉ giao bằng miệng mà không có văn bản. Đây là kẽ hở để Lương và các luật sư chối bay trách nhiệm với lý do không có văn bản. Nếu vin vào chuyện không có văn bản để thoái thác trách nhiệm thì vô tình, Lương đã làm cho việc ra y lệnh của mình trở nên bất hợp pháp (cũng vì không có văn bản giao chức trách nhiệm vụ). Trường hợp ra y lệnh bất hợp pháp mà hậu quả là 9 người chết thì tội của Lương chắc chắn không nhỏ.

Tôi mà là anh Quốc, tôi sẽ xin khai lại là "tôi sửa chưa xong, nhưng không hiểu sao anh Lương lại đưa vào sử dụng". Quốc cũng có thể khai, "tôi sửa đã xong, nhưng chưa kiểm tra lại, chưa yên tâm, nên chưa bàn giao. Vì nếu tôi bàn giao thì đã có văn bản giao nhận. Trường hợp này các bác sĩ tự ý đem sử dụng, làm 9 người chết", thì anh Lương toi mạng. 

Bác sĩ sẽ không thể vô can nếu kê một loại thuốc không có hoặc chưa có giấy phép lưu hành, mà việc sử dụng nó khiến bệnh nhân tử vong. 

Tương tự, anh Lương đúng là không biết máy móc đã an toàn hay chưa, thì anh không được phép chỉ định (ra y lệnh) cho dùng để lọc thận cho bệnh nhân khi chưa có đảm bảo bằng văn bản của bên có kiến thức hoặc trách nhiệm vận hành. Ở đây là biên bản bàn giao. 

Tội của anh Lương là ở đó. Anh dù không cố ý giết người, nhưng anh đã "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". 36 tháng án treo là quá nhẹ. 

Suốt thời gian diễn ra phiên xử BS Lương, không hiểu sao báo chí và luật sư cố tình làm mờ đi vấn đề chính là BS Lương hoàn toàn không được phép ra y lệnh sử dụng máy móc chưa đảm bảo kỹ thuật, chưa được bàn giao khiến 9 bệnh nhân tử vong. Trong khi đó, bằng quyền lực của mình, họ đã hướng lái làm dư luận tập trung vào vấn đề khác, câu chuyện khác - đó là câu chuyện quản lý. Sự lươn lẹo ấy, một mặt khiến cho VKS luôn ở thế bị động, đối phó, mà "quên" mấu chốt của vấn đề, luôn phải chạy theo chống đỡ những vấn đề khác không liên quan trực tiếp tới bản chất vụ án.

Lãnh đạo bệnh viện nếu có sai về quản lý, ký hợp đồng này nọ với Thiên Sơn... là vụ việc hoàn toàn khác, không liên quan đến chuyện BS Lương làm chết 9 người trong vụ này.

Nực cười, các anh chị nhà báo, luật sư đòi lôi Giám đốc BV ra truy tố. Mâu thuẫn là ở chỗ, trong khi nói các anh chị nói việc làm chết người là lỗi thuộc trách nhiệm những người làm kỹ thuật, vận hành. Chả lẽ Giám đốc BV là người được đào tạo để làm kỹ thuật, được giao nhiệm vụ vận hành máy móc chạy thận ở đơn nguyên này?

Và thật lạ lùng, cho đến giờ phút này BS Lương vẫn không thấy mình sai, vẫn đổ tội cho kỹ thuật, cho Trưởng khoa, cho Giám đốc bệnh viện. 

BS mà thiếu trung thực, thì Y Đức đã mất, lương tâm cũng không còn.

Anh Lương nên nhớ rằng, nếu anh không ra y lệnh thì không có ai phải chết oan uổng, tức tưởi đâu.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Xử BS Hoàng Công Lương: "VKS viện dẫn văn bản hết hiệu lực"



BS Lương khẳng định không có tội. LS bảo vệ BS Lương nhấn mạnh BS Lương chỉ được phân công nhiệm vụ chữa bệnh, không phải quản lý nên không có cơ sở buộc tội.

Sáng 25-5, phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến chín người tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình bước sang ngày làm việc thứ chín. Phiên tòa tiếp tục phần bào chữa, đối đáp của các LS, VKSND.

"Tôi vô tội"

Trước lúc mở đầu phần bào chữa cho mình, BS Lương gửi lời chia buồn sâu sắc nhất và chia sẻ nỗi đau không thể bù đắp của các gia đình nạn nhân tử vong. Về nội dung truy tố của VKS, BS Lương phản bác toàn bộ và cho rằng mình vô tội.

Xử BS Hoàng Công Lương: "VKS viện dẫn văn bản hết hiệu lực"
Các bị cáo tại phiên xét xử.
Dẫn chứng cho khẳng định trên, BS Lương cho rằng chưa có một văn bản nào phân công nhiệm vụ cho bị cáo. Đối với quy kết của VKS, bị cáo không thành khẩn khai báo, BS nhấn mạnh: “Thực tế bị cáo rất thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra, nên đề nghị HĐXX xem xét một cách khách quan nhất…”.

Tiếp lời BS Lương, LS Nguyễn Văn Chiến (bào chữa cho BS Lương), khẳng định thêm một lần cáo buộc của VKS không có căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học. Cụ thể, lời khai của BS Lương tại cơ quan điều tra, quá trình xét hỏi công khai tại tòa, bị cáo chỉ thừa nhận được giao nhiệm vụ chữa bệnh và quản lý chuyên môn, nhưng phủ nhận được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên thận nhân tạo (Khoa hồi sức tích cực).

Lấy dẫn chứng việc điều tra viên có ghi thêm vào biên bản lời khai của BS Lương về nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, khi xem lại, BS không đồng ý nội dung này, nên được xóa đi trong bút lục. Đối với chữ ký trong bản khai lần hai, BS Lương được điều tra viên mớm cung, thông cung bằng việc cho xem sổ ghi chép cuộc họp... Theo đó, BS xác nhận có cuộc họp này, nhưng không hề thừa nhận được giao nhiệm vụ quản lý đơn nguyên chạy thận nhân tạo.

LS cũng lưu ý cuốn số ghi chép cuộc họp, là sau khi sự việc xảy ra lãnh đạo bệnh viện mới chỉ đạo bổ sung vào biên bản cuộc họp là giao nhiệm vụ cho BS Lương. Tại phiên tòa, những người này đã thừa nhận việc “ghi thêm” trên. Như vậy, không hề có văn bản nào chứng minh ông Khiếu giao nhiệm quản lý cho BS Lương. Điều vô lý ở đây theo LS là mặc dù VKS thừa nhận việc có ghi thêm, nhưng đưa ra kết luận không làm thay đổi chức năng, nhiệm vụ BS Lương. Theo LS, đây là lập luận không phù hợp vì đã tạo lập chứng cứ không phản ánh sự thật khách quan.

Về trách nhiệm, quy trình vị LS khẳng định Giám đốc BV đã có quy chế phân công nhiệm vụ. Theo đó, trách nhiệm quản lý thuộc về các trưởng khoa, phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế. Trường hợp phân công quản lý khoa, nếu có phải thể hiện bằng văn bản, “không thể vỗ vai giao nhiệm vụ”, LS nhấn mạnh.

Đối với chức trách nhiệm vụ là một người chữa bệnh, BS Lương đã làm hết trách nhiệm của mình và theo kết luận điều tra không có sai sót. Còn việc giám sát chất lượng nguồn nước nếu có thuộc về phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế. BS chỉ biết khi nhận được thông báo thiết bị sửa xong đảm bảo thì ra y lệnh, việc này không sai. Vì BS không có lý do gì để yêu cầu dừng chữa bệnh cho bệnh nhân, nếu dừng chữa bệnh nhân nguy kịch ai chịu trách nhiệm.

Xử BS Hoàng Công Lương: "VKS viện dẫn văn bản hết hiệu lực"
BS Hoàng Công Lương đến tòa sáng ngày 25-5.
Với phân tích đó, LS khẳng định không có văn bản nào quy định sau khi sửa xong BS phải kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu có thì công cụ nào: “Bằng mắt nhìn, mũi ngửi, nếm thử”, LS gay gắt.

Vị luật sư cũng khẳng định VKS lấy lý do BS đã đi tập huấn chạy thận nhân tạo nên phải biết chất lượng nước phải đảm bảo tiêu chuẩn mới được vận hành. Nhưng BS đi tập huấn chỉ học về chu kỳ kỹ thuật lọc máu nhân tạo… Việc chất lượng nước là kỹ thuật viên.

"VKS viện dẫn văn bản hết hiệu lực"

Theo LS Nguyễn Văn Chiến, việc cơ quan điều tra, VKS không kịp thời cấm xuất cảnh đối với ông Trương Quý Dương (cựu Giám đốc BV) là sai pháp luật. Tuy nhiên, hôm qua VKS viện dẫn một quy định để chứng minh là đúng, nhưng theo LS quy định này đã hết hiệu lực.

“Nghị định 136/2007 hết hiệu lực thưa VKS. Theo đó, sự ra đời của Nghị định 07/2015 của Bộ Công an có quy định những người liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng phải được cấm xuất cảnh. Nên việc không cấm ông Dương xuất cảnh là sai. Ông Dương không tham gia phiên tòa với tư cách người tham gia tố tụng, việc này gây khó khăn cho việc xét xử…”, ông Chiến khẳng định và đề nghị xem xét trách nhiệm của VKS, cơ quan điều tra.

Bổ sung cho phần bào chữa, LS Lê Văn Thiệp (bào chữa cho BS Lương), “tố” VKS, điều tra vi phạm tố tụng, thông cung, mớm cung khi từ chối yêu cầu thuê luật sư của bị cáo, cho nhân chứng xem sổ ghi chép cuộc họp mà không để bị cáo tự khai báo. Đặc biệt, bỏ lọt tội phạm làm mất niềm tin của người dân đối với cơ quan tư pháp.

Nêu dẫn chứng việc VKS, cơ quan điều tra đã không xem xét trách nhiệm của người đứng đầu BV, bỏ qua việc Công ty Thiên Sơn có biểu hiện “thông thầu”. Vì vậy, LS đề nghị HĐXX khởi tố vụ án hình sự thiếu trách nhiệm, lợi dụng chức vụ quyền hạn làm giả giấy tờ tài liệu đối với ông Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty dược phẩm Thiên Sơn) và ông Trương Quý Dương (cựu Giám đốc BV), Trần Văn Thắng. Đồng thời, tuyên vô tội đối với BS Lương. Vị luật sư vừa ngắt lời, ngay lập tức cả khán phòng vỗ tay.

Chiều nay LS của BS Lương tiếp tục phần bào chữa, đối đáp với VKS tại phiên xét xử.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Hoàng Công Lương bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù treo


Vào cuối phiên làm việc sáng nay (ngày 23/5) của HĐXX, đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội và đưa ra các mức án đề nghị đối với bị cáo Hoàng Công Lương và 2 bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Trần Văn Sơn.

Hoàng Công Lương bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù treo
Các bị cáo tại phiên xét xử sáng nay.
Theo đó, Viện Kiểm sát cho biết: qua lần xét hỏi công khai tại phiên tòa, toàn bộ chứng cứ thu thập đã được kiểm tra, đánh giá lại. Trên cơ sở chứng cứ đã thu thập được và qua việc thẩm tra công khai tại phiên tòa, VKS đánh giá:

- Đối với bị cáo Hoàng Công Lương, bác sỹ điều trị tại đơn nguyên thận nhân tạo, khoa Hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hòa Bình, VKS khẳng định việc truy tố bị cáo tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 và việc truy tố này là đúng pháp luật.

- Đối với bị cáo Bùi Mạnh Quốc, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh, VKS khẳng định có đủ căn cứ truy tố Quốc về tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy việc truy tố Quốc về tội danh này là cần thiết, đúng quy định của pháp luật.

- Đối với bị cáo Trần Văn Sơn, nhân viên Phòng Vật tư - Thiết bị, BVĐK tỉnh Hòa Bình, VKS khẳng định có đủ căn cứ để truy tố Sơn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999 và việc truy tố này là đúng pháp luật.

VKS nhận định bị cáo Lương trong quá trình điều tra và xét xử đã không nhận tội nhưng có tình tiết giảm nhẹ là đã tích cực cấp cứu cho bệnh nhân, người nhà nạn nhân xin giảm nhẹ cho bị cáo. Hành vi của Quốc, Sơn, Lương là nguyên nhân dẫn đến 9 người tử vong.

VKS đề nghị BVĐK tỉnh Hòa Bình và công ty Thiên Sơn phải có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân.

Sau khi luận tội, VKS đưa ra mức án đề nghị với các bị cáo như sau:

Bị cáo Hoàng Công Lương từ 30 - 36 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999; thời gian thử thách là 5 năm.

Bị cáo Bùi Mạnh Quốc từ 5 - 6 năm tù về tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Bị cáo Trần Văn Sơn từ 4 - 5 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.