KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Chấn động: Pháp bắt giữ cựu Tổng thống Sarkozy


Cảnh sát Pháp hôm 20/3 đã bắt giữ cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy vì các cáo buộc nhận trái phép 50 triệu Euro (tương đương 68,5 triệu USD) tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử lãnh đạo Pháp của ông năm 2007 từ Chính phủ của cố lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi.


Ông Nicolas Sarkozy khi còn giữ chức Tổng thống Pháp và lãnh đạo Libyan Muammar Gaddafi tại buổi ký kết các hợp đồng thương mại trị giá 10 tỉ Euro tại Điện Élysée (tháng 12/2007). 

Việc bắt giữ ông Sarkozy, Tổng thống Pháp trong giai đoạn 2007 - 2012 hiện được coi là một diễn tiến quan trọng trong một vụ bê bối chính trị chấn động nước này.

Ông Sarkozy nhất quyết phủ nhận các cáo buộc đã nhận tiền từ Gaddafi. Ông coi các cáo buộc là "kỳ quặc" và là "sự thao túng trắng trợn".

Mặc dù quá trình điều tra đã bắt đầu từ năm 2013, nhưng ngày 21/3 đánh dấu lần đầu tiên nhà chức trách Pháp tiến hành thẩm vấn ông Sarkozy về vụ việc. Theo luật pháp của Pháp, nhà chức trách có quyền tạm giam nghi phạm tới 48 giờ trước khi quyết định có đủ căn cứ để xúc tiến một cuộc điều tra chính thức hay không.

Cũng trong ngày 21/3, cảnh sát đã tiến hành thẩm vấn Brice Hortefeux, người từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ dưới thời ông Sarkozy. Song, ông Hortefeux không bị bắt giam.

Nếu các cáo buộc được xác nhận là đúng, điều đó đồng nghĩa, ông Sarkozy đã cố tình vi phạm luật tài trợ chiến dịch vận động tranh cử của Pháp. Theo quy định vào năm 2007, mỗi chiến dịch vận động tranh cử không được nhận tài trợ quá 21 triệu Euro (28.8 triệu USD). Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm đó, ông Sarkozy đã thắng sít sao bà Ségolène Royal, ứng cử viên của Đảng Xã hội trong vòng bỏ phiếu cuối cùng.

Các điều tra viên và báo chí từ lâu đã nghi ngờ mối quan hệ giữa cựu tổng thống trung hữu của Pháp với ông Gaddafi. Năm 2012, trang tin tức điều tra Mediapart của Pháp từng phát hiện một bản ghi nhớ trong kho tài liệu của cơ an ninh Libya nêu rõ, chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy đã nhận 50 triệu Euro từ chính phủ Gaddafi.

Tháng 11/2016, Ziad Takieddine, một triệu phú bán vũ khí tiết lộ với trang Mediapart rằng, bản thân ông đã tận mắt chứng kiến việc chuyển một phần số tiền tài trợ trên, khoảng 5 triệu Euro (6,3 triệu USD), cho Claude Guéant, Chánh văn phòng của ông Sarkozy vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Năm 2015, các thẩm phán Pháp đã đưa ra cáo buộc sơ bộ chống lại Guéant vì vụ việc này.

Tháng 1 vừa qua, doanh nhân Pháp Alexandre Djouhri đã bị bắt giữ tại sân bay Heathrow ở London, Anh để phục vụ điều tra. Ông ta đã được chấp nhận bảo lãnh tại ngoại và đang đấu tranh để chống việc bị dẫn độ về Pháp.

Các bê bối trên càng củng cố thêm những hoài nghi về mối quan hệ phức tạp giữa ông Sarkozy và ông Gaddafi.

Sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, ông Sarkozy đã chào đón ông Gaddafi đến thăm Pháp theo nghi lễ cấp quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 2011, ông Sarkozy tuyên bố Pháp là một trong những nước đi đầu trong liên minh NATO lật đổ chính quyền Gaddafi.

Ngoài cáo buộc liên quan đến cố lãnh đạo Libya, cựu Tổng thống Sarkozy dự kiến sẽ phải hầu tòa trong một vụ riêng rẽ khác, liên quan đến những cáo buộc chiến dịch tái tranh cử năm 2012 của ông đã vượt qua các giới hạn chi tiêu một cách hợp pháp. Tất nhiên, ông Sarkozy cũng phủ nhận những cáo buộc này.

Ông Sarkozy không phải là cựu lãnh đạo đầu tiên của Pháp bị truy tố. Năm 2011, người tiền nhiệm ông - cựu Tổng thống Jacques Chirac đã phải lĩnh án 2 năm tù treo do phạm tội sử dụng sai công quỹ thời còn làm thị trưởng Paris.

Theo Vietnamnet