KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn công an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công an. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

XỬ LÝ THANH NIÊN MẶC QUÂN PHỤC LÊN TITOK TUYÊN BỐ NHÀ NHIỀU TIỀN

Chiều tối 22/7, cơ quan Quân sự và Công an huyện Kim Thành (Hải Dương) vào cuộc xác minh một thanh niên mặc quân phục sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam sai tác phong, điều lệnh quân đội trên mạng xã hội Tiktok, gây ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Các bình luận trên mạng xã hội đã kịch liệt lên án những vi phạm trên và nhắc nhở yêu cầu chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, nhưng thanh niên này tỏ thái độ thách thức, ngang nhiên đáp trả: “Nhà mình không có gì ngoài tiền” kèm theo một video khác đang mặc quân phục và giễu cợt người xem bằng điệu bộ “mèo méo meo”.
XỬ LÝ THANH NIÊN MẶC QUÂN PHỤC LÊN TITOK TUYÊN BỐ NHÀ NHIỀU TIỀN
Thanh niên trên là Nguyễn Văn Tiến (sinh năm 1998) trú tại thôn Thượng Đỗ, xã Thượng Vũ (Kim Thành). Tiến đã từng nhập ngũ ở Quân đoàn 2 và được đào tạo sĩ quan dự bị. Đầu tháng 5/2020, Tiến đến cơ quan quân sự huyện Kim Thành đăng ký vào ngạch dự bị và được cấp sổ lĩnh phụ cấp trách nhiệm sĩ quan dự bị có dán ảnh và đóng dấu giáp lai. Trước cơ quan chức năng, Tiến đã gỡ bỏ toàn bộ các video clip trên trang mạng xã hội và chịu xử lý theo kỷ luật quân đội.
Trên mạng xã hội Tiktok cũng đã xuất hiện các video có các hot boy, hot girl mặc sắc phục công an, quân đội, thậm chí có video clip còn quay cả đơn vị, các khí tài, trang bị, các buổi tập luyện, rèn luyện của cán bộ chiến sĩ thu hút sự chú ý và chia sẻ rất lớn từ người theo dõi. Các video này lại được chia sẻ tiếp qua các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram... tạo thành một trào lưu.
Những video trên đa phần có các cảnh quay thiếu chuyên nghiệp, hiệu ứng quá đà khiến cho hình ảnh chân chính, mạnh mẽ, đàng hoàng của người chiến sĩ bị méo mó, xô lệch. Thậm chí còn lộ các bí mật quân sự, an ninh. Những video đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công tác của các cán bộ, chiến sĩ về sau.
TikTok là nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất của một tập đoàn lớn của Trung Quốc và có thể ẩn chứa phần mềm độc hại, gián điệp. Hiện nay, quân đội Mỹ coi mạng xã hội TikTok là một mối đe dọa an ninh mạng và cấm sử dụng.
Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác mọi quân nhân, nhất là số sĩ quan dự bị khi tham gia và sử dụng mạng xã hội này. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trẻ giữ vững bản lĩnh chính trị, đừng để hình ảnh của mình bị những mạng xã hội của nước ngoài “bắt bóng”, tạo cớ để kẻ xấu kích động lấy “hiện tượng” quy chụp thành “bản chất” để chống phá quân đội./.
Nguyễn Phúc Hưởng

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

THẤY GÌ TỪ VIỆC ĐẠI ÚY LÊ THỊ HIỀN BỊ KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG?

Với người chiến sĩ, có lẽ nỗi đau khi bị giáng cấp bậc hàm, chỉ đứng sau việc đuổi ra khỏi ngành. Giáng cấp - có nghĩa là mất đi rất nhiều, cả uy tín, lương bổng và việc thăng hàm về sau là chặng đường rất gian truân…
THẤY GÌ TỪ VIỆC ĐẠI ÚY LÊ THỊ HIỀN BỊ KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG?
Nữ hành khách Lê Thị Hiền mắng chửi, mạt sát thậm tệ nhân viên quầy thủ tục check in tại sân bay Tân Sơn Nhất khi bị phạt quá cước hành lý.
Hành vi sai trái của Đại úy Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt có lẽ không cần nhắc lại, bất kỳ ai theo dõi thông tin dư luận dậy sóng thời gian qua đều biết quá rõ. Dư luận phẫn nộ trước hành vi ngông cuồng của 2 vị trên cũng là điều dễ hiểu. Hai người dân bình thường, nếu xảy ra cãi vã, đánh nhau, mọi hành vi ngông cuồng đã không được chấp nhận rồi, huống hồ gì cả hai đều là cán bộ.
Việc Đại úy Lê Thị Hiền náo loạn đánh người ở sân bay, nhận lấy cái kết như ngày hôm nay là hình phạt rất nghiêm khắc của Công an TP.Hà Nội và hình phạt này đủ nặng để có sức răn đe. Nói như vậy là bởi, với một người cán bộ, khi bị khai trừ khỏi Đảng có nghĩa là con đường tiến thân đã đóng lại. Cái bà Hiền mất không chỉ cơ hội thăng tiến, mất một khoản lớn tiền lương hàng tháng từ việc giáng cấp bậc hàm; mà ngoài vấn đề vật chất, bà Hiền còn mất uy tín, mất lòng tự trọng. Hình phạt cơ quan chức năng dành cho bà Hiền đã cho thấy rõ sự răn đe, nghiêm khắc, mang tính giáo dục đối với các cán bộ chiến sĩ.
Cần phải nói thêm, bà Lê Thị Hiền có hành vi lăng mạ nhân viên hàng không, bị trừng trị thích đáng, loại ra khỏi Đảng, giáng cấp hàm. Thì hành vi ngông cuồng của Thượng úy Xô Việt (công an tỉnh Thái Nguyên) “ném xúc xích” vào mặt nữ nhân viên bán hàng, rồi tát vào mặt nam nhân viên khác, chắc chắn Cơ quan chức năng sẽ có hình phạt nặng hơn, nghiêm khắc hơn. Vấn đề này, Đại tá Đặng Đức Đang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên đã nói rồi: “Quan điểm của đơn vị là sẽ làm nghiêm, sai đến đâu xử đến đó”.
Để được vào ngành Công an không phải dễ, để hoàn thành nhiệm vụ, được thăng hàm theo niên hạn càng khó hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần một hành vi thiếu chuẩn mực, vô văn hóa là tự bản thân đã hủy hoại đi sự nghiệp. Cái giá mà Đại úy Lê Thị Hiền phải trả chính là bài học, là sự cảnh tỉnh cho tất cả cán bộ chiến sĩ đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân. Trước khi hành ứng xử thiếu văn minh, trước khi vung tay vung nắm đấm, hãy hỏi bản thân: Mình là ai? Bởi mọi hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức đều sẽ bị xử lý nghiêm./.

NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẤT Ở ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LÀ CÁN BỘ CÔNG AN ĐÃ NGHỈ HƯU

Ngày 12/11/2019, mạng xã hội Facebook đăng tải video clip kèm theo nội dung “Cười ra nước mắt nhé! Nhiều Công An huyện Đông Anh, ở thành phố Hà Nội biểu tình đòi quyền lợi về nhà đất. Khi pháp luật bị bóp méo thì nạn nhân không chừa một ai”. Đây là thông tin sai lệch, không chính xác về hành vi tập trung đông người tại nơi công cộng của một nhóm người tại huyện Đông Anh.
NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH ĐÒI ĐẤT Ở ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LÀ CÁN BỘ CÔNG AN ĐÃ NGHỈ HƯU
Ngay sau khi thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, Công an huyện Đông Anh đã vào cuộc để kiểm tra xác minh. Lãnh đạo Công an huyện Đông Anh cho rằng những người biểu tình trong đoạn clip là “một số cán bộ công an đã về hưu và không đại diện cho Công an huyện Đông Anh”; “Họ là một số người đã nghỉ hưu chứ không phải Công an huyện Đông Anh. Họ thấy quyền lợi bị xâm phạm nên làm như thế”.
Nếu ai từng xem đoạn video phát tán trên mạng có thể thấy rõ những bộ quân phục mà họ mang theo khi biểu tình là trang phục Công an nhân dân cũ được cấp phát cách đây nhiều năm, hiện lực lượng Công an đều đã dùng trang phục mới. Hành động sử dụng trang phục Công an nhân dân dù cũ hay mới với mục đích không chính đáng đều bị lên án và xử lý nghiêm theo quy định của Luật Công an nhân dân.
Thực hư về chuyện đi đòi quyền lợi về nhà đất phải đợi xác minh của cơ quan chức năng mới có thể kết luận được nhưng đây là vấn đề mang tính dân sự, cá nhân hóa. Những người mang mặc trang phục cũ của Công an nhân dân tham gia biểu tình đã tạo dư luận xấu, khiến mọi người có cái nhìn sai lệch về vụ việc, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của Công an nhân dân Việt Nam. Nếu quả thực những người đi biểu tình là cán bộ Công an đã nghỉ hưu thì đây là điều đáng xấu hổ của chính bản thân họ khi hết mình phục vụ lực lượng Công an nhân dân trong hàng chục năm nhưng lại làm ô uế danh dự của lực lượng khi mình đang nghỉ hưu.
Hành động sử dụng trang phục cũ của Công an nhân dân của những cán bộ đã nghỉ hưu cần phải kiểm điểm sâu sắc từ chính những người trong cuộc, họ phải tự thấy xấu hổ về hành vi sai lệch của mình. Việc đòi quyền lợi về đất đai phải được thực hiện theo đúng quy trình của pháp luật, điều mà bất cứ cán bộ Công an nào cũng phải nhận thức được chứ không phải tổ chức tập trung đông người gây sức ép rồi lấy danh nghĩa Công an ra để hòng đạt được mục đích cá nhân.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nên không có chuyện cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia biểu tình gây rối. Tất cả mọi thông tin về vụ việc này cần phải xác minh và công bố kịp thời để không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lực lượng vũ trang như Công an nhân dân./.

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

LÁ THƯ KHÔNG GỬI

Bố ạ! Đây là lần đầu tiên con ngồi viết thư cho bố. Con đã nghĩ rằng, có lẽ con chẳng có gì nhiều để nói với bố. Vì thực ra chưa khi nào bố dành nhiều thời gian cho con; nói chuyện hoặc vui chơi với con như cách của những người cha khác vẫn làm. Bố lúc nào cũng bận những việc gì đó, mà con và mẹ đều không biết.
Con nhớ mãi ngày con lên cấp hai, buổi học đầu tiên của năm học mới, cô giáo cho chúng con tự giới thiệu về mình và gia đình. Lúc đến lượt con, con đã rất dõng dạc: “Tớ là Hùng, tớ thích truyện Dế mèn phiêu lưu ký. Mẹ tớ là Hạnh, cán bộ thư viện, bố tớ là Mạnh, công an”.

LÁ THƯ KHÔNG GỬI

Không hiểu sao, khi con vừa kết thúc phần giới thiệu của mình thì cả lớp đều quay lại nhìn con với vẻ khó hiểu. Con nghĩ là mình đã nói sai gì đó. Nhưng làm sao có thể sai được, khi nói về bố mẹ mình?
Đến giờ ra chơi, các bạn chạy hết ra sân, chỉ còn mình con ngồi yên tại chỗ. Hình như không ai muốn rủ con ra chơi cùng. Con lủi thủi đi ra ngoài cửa lớp, lủi thủi đi dọc theo dãy hành lang mà không biết mình nên đi đâu, làm gì. Đúng lúc đó con nghe có tiếng “xì” rất to cất lên ở góc cây bàng. Con nhận ra đó là bạn Lan và Hoa, ngồi trên con một bàn.
- Úi giời công an ấy à. Mẹ tớ bán hàng, mấy ông công an rỗi việc, cứ lượn quanh quán của mẹ tớ suốt. Ngày lễ tết nào cũng đến “hỏi thăm”. Cậu biết “hỏi thăm” cái gì không?
Lan chưa kể hết câu thì cả Lan và Hoa đều đã cười phá lên. Hoa hào hứng tiếp lời:
- Chỗ nhà tớ ngày nào cũng tắc đường. Công an thì chả bao giờ thấy xuất hiện. Mà hôm trước tớ đọc báo thấy công an nhận hối lộ còn đòi bắt giam người ta nữa. Buồn cười thế không biết. Bố tớ bảo tớ cứ học thật giỏi, lớn lên kinh doanh với bố tớ. Bố tớ sẽ mua ôtô cho tớ còn đẹp hơn cái xe bây giờ bố tớ đang đi cơ. Chứ công an ấy à, tớ ghét nhất trên thế giới này.
Tai con ù đi. Mặt con nóng bừng bừng. Con cuống cuồng trở về lớp học, trong tâm trạng của người như vừa làm việc gì xấu sợ bị phát hiện. Cả buổi học hôm đó, con không nói với ai một lời nào. Con thấy ghét tất cả các bạn. Con ghét bố. Con ghét cả con nữa. Con tự hứa với mình, sẽ không bao giờ tiết lộ cho mọi người biết bố là công an.
...
Nhiều lúc con tự hỏi: sao bố là công an mà chẳng bao giờ con thấy bố mặc sắc phục chỉnh tề và dắt súng bên hông. Như thế có phải oai vệ không? Cũng chưa bao giờ con thấy bố xuất hiện trên báo để con có thể mang đến khoe với các bạn rằng bố tớ không như các bạn nghĩ đâu. Đằng này bố chỉ mặc áo phông quần bò, và đi vắng quanh năm suốt tháng. Có lúc bố để tóc dài, râu cũng dài, con nhìn mà thấy sợ.
Đến ngày nghỉ, các bạn hỏi con có được bố mẹ cho đi đâu chơi không, con không dám trả lời. Thậm chí con không nhớ nổi lần gần nhất bố cho hai mẹ con đi chơi là khi nào. Quanh năm suốt tháng chỉ có hai mẹ con lầm lũi đi ra đi vào trong căn nhà tập thể cạnh sông Tô Lịch, muỗi rào rào như trấu.
Bố làm công an thế nào con không biết, nhưng sao nhà mình bị người ta ném đá? Sao tường nhà bị người ta sơn đen loang lổ mà bố chẳng thể làm gì? Mẹ không dám cho con nghe điện thoại gọi đến. Có thời gian, mẹ và con đi đâu cũng có người đi theo. Mẹ phải gọi taxi đưa con sang nhà bà ngoại lánh tạm. Nhà bà thì xa, con phải dậy rất sớm để đi học cho kịp giờ. Ngồi sau lưng cậu Cường để đến lớp, con ngủ gà ngủ gật, có hôm suýt ngã xuống đường. Con tự hỏi: Sao bố chẳng ở nhà để bảo vệ hai mẹ con?
Có lúc con tự hỏi: Giữa công việc của bố và hai mẹ con, bố yêu bên nào hơn? Rõ ràng bố chẳng yêu gì mẹ và con. Nếu yêu con và mẹ, bố đã không đi biền biệt như thế. Nếu yêu con, mỗi khi đi công tác về, sao bố không có quà cho con, lại còn mắng con làm bài ẩu, mắng con học dốt thì sau này làm được trò trống gì.
Liệu có phải vì bố là bố con nên bố nghĩ mình có quyền mắng con? Con không học dốt. Bài tập hôm đó, con đã làm trong lúc sốt cao, người rất mệt. Tại sao bố không ở nhà để nhìn thấy điều đó? Bố không ở nhà chở con đi bác sĩ? Bao nhiêu ức chế dồn nén trong lòng, con đã gào lên “Con ghét bố. Con không cần bố”.
Bố nhìn chằm chằm vào con. Rồi bố lẳng lặng bỏ ra ngoài hút thuốc lá. Con sợ sệt đứng sau cánh cửa nhìn bố, nhưng không dám hỏi điều gì. Rất lâu, bố mới tiến lại gần con:
- Khi nào lớn, con sẽ hiểu công việc của bố, con trai ạ.
Con học sắp hết lớp sáu, lẽ nào lại chưa đủ lớn để hiểu, hả bố? Có điều gì mà bố lại không thể nói với con trai của mình? Bố chỉ tìm cách chống chế thế thôi. Con ghét bố!
...
Bố vẫn đi triền miên.
Lần nào cũng như lần nào, một tờ lịch xé vội đặt trên bàn với mấy dòng chữ nguệch ngoạc:
“Bố đi công tác. Yêu hai mẹ con”.
Thực ra bố có yêu con thật không?
Con đã từng nghĩ về điều này. Mẹ yêu con thì con biết. Mẹ chia sẻ mọi chuyện với con như một người bạn. Mẹ chăm chút cho con từng li từng tí. Con bị đứt tay, mà mẹ còn đau hơn cả con. Mẹ đứng đội trời mưa, chờ con thi xong. Mẹ ngồi gõ trống suốt trận đấu bóng có con tham gia, dù con biết mẹ không thích bóng đá. Còn bố? Bố chưa bao giờ dành cho con dù chỉ là một buổi tối.
Bố tất bật với những cuộc điện thoại, với những tin nhắn. Bố hối hả với những chuyến đi. Bữa cơm gia đình hiếm hoi có mặt bố, bố cũng chỉ ăn thật nhanh rồi bỏ ra phòng khách xem thời sự. Nếu có nói gì đó với hai mẹ con, lần nào bố cũng chỉ nói mấy câu “hai mẹ con vất vả quá”, “hai mẹ con phải cố gắng nhé”.
Có lần, vào kỳ nghỉ hè, bố trở về nhà sớm. Bố gọi con rất to:
- Con trai đâu, bố được nghỉ phép một tuần. Con thích đi đâu, bố sẽ cho con đi.
Hẳn là bố muốn chuộc lỗi với hai mẹ con? Con thấy mình như kẻ chiến thắng.
Biển. Con lập tức nghĩ ngay đến biển. Con thích ra biển. Các bạn lớp con đều đã biết biển, nhưng con thì chưa.
Mẹ bảo:
- Để em lấy phép cơ quan rồi cả nhà mình đi biển nhé.
Tối hôm ấy, con toàn nằm mơ thấy biển. Con thấy mình có đôi chân lướt đi được trên mặt nước. Con thấy những con cá biết nói tiếng người.
Ngày hôm sau, mẹ tất bận chuẩn bị đồ cho cả nhà đi nghỉ. Bộ đồ bơi, kính lặn. Và còn có cả chiếc diều mẹ mua cho con tuần trước nữa. Cả nhà mình như mở hội. Con thấy mẹ hát khe khẽ trong lúc sấy tóc.
Đêm đó, cả nhà mình đi ngủ sớm để mai lên đường.
Chuyện lẽ ra là như thế.
Nếu không có cuộc điện thoại lúc nửa đêm.
Bố hối hả trở dậy. Đi ra phòng khách để nghe điện. Cả mẹ và con đều thức giấc, nín thở chờ bố nghe xong cuộc điện thoại. Bởi có lẽ cả mẹ và con đều sợ những cuộc điện thoại bất thường gọi đến lúc nửa đêm.
Bố nghe điện xong nhưng vẫn không trở vào giường ngủ. Con ngửi thấy mùi thuốc lá khét lẹt. Hình như lúc nào căng thẳng, bố toàn hút thuốc.
Mẹ ôm con vào lòng, xoa lưng cho con, giọng thầm thì khe khẽ:
- Thôi, ngủ đi con.
Mẹ nói thế thôi, nhưng con biết, mẹ cũng chẳng thể ngủ được.
Nỗi sợ của hai mẹ con không hề nhầm lẫn. Bố đã chẳng thể đi biển như đã hứa. Bố phải nhận nhiệm vụ khẩn cấp, và phải lên đường ngay, không được phép chậm trễ.
Hai mẹ con vẫn đi biển mà không có bố. Bộ đồ bơi của mẹ suốt chuyến đi, vẫn nằm yên trong túi.
...
Hai mẹ con trở về nhà, vắng bố.
Con đến trường, tất bật chuẩn bị cho năm học mới. Điện thoại cho mẹ, bố bảo bố đang ở xa lắm, chưa biết khi nào bố mới về được.
Bố biết không, thực ra thì con đã nhìn thấy bố. Con đã nhìn thấy sự DỐI TRÁ và PHẢN BỘI của bố.
Bố không hề đi công tác xa như bố bảo.
Hôm đó tan học, con đi bộ về nhà thì nhìn thấy bố. Trông bố khác lắm. Tóc bố vuốt keo bóng mượt. Áo sơ mi kẻ sọc là cứng li. Đằng sau bố là một cô rất xinh, váy đỏ ngắn đến đầu gối. Cô ôm ngang hông bố, má tì sát vào cổ bố. Hai người vừa đi vừa cười với nhau. Cô kia ôm bố rất chặt. Bố chở mẹ cũng chưa bao giờ mẹ ôm bố chặt thế.
Con đã không tin nổi vào mắt mình.
Tại sao bố vẫn ở trong thành phố mà bố không về nhà với mẹ, với con? Con nghi ngờ những chuyến công tác xa trước đây của bố. Có thể con chưa lớn trong mắt bố, nhưng con cũng hiểu được, đó là sự lừa dối.
Con đã thật sự thất vọng và đổ vỡ về bố.
Con chạy phăm phăm về nhà, định bụng sẽ kể cho mẹ nghe. Mẹ không việc gì phải chăm chút, chờ đợi một người chồng xấu xa như bố. Đầu con như có lửa. Con muốn đập phá một cái gì đó.
Mẹ đón con ở cửa ra vào, xanh xao, tiều tụy.
Mẹ đã ốm mấy hôm nay, đêm ho rất nhiều. Bố đã không hề biết điều đó. Thực ra ở gia đình mình, bố biết điều gì, hả bố? Nhìn mẹ, con không nỡ kể chuyện mình vừa gặp cho mẹ nghe. Mẹ làm sao chịu đựng nổi sự thực đau lòng ấy? Con tự hứa từ nay con sẽ yêu mẹ, chăm sóc mẹ nhiều hơn, không cần có bố.
Hai hôm sau bố trở về nhà. Áo phông, quần bò, bụi bặm và mệt mỏi. Khác hẳn với dáng vẻ bóng bẩy con đã bắt gặp ngày hôm trước, khi bố đi cùng cô áo đỏ. Trong túi quần áo bẩn bố đưa cho mẹ giặt, con đã nhận ra chiếc áo kẻ sọc. Và trong con lóe lên một âm mưu. Con đợi mẹ giặt sạch, phơi áo lên mắc rồi xách làn đi chợ, con mới thực hiện âm mưu của mình.
Con làm như tình cờ bút bị hỏng và vảy thẳng mực trong bút vào chiếc áo ấy. Chiếc áo đẹp đẽ bỗng chốc loang lổ vệt mực tím. Bố lao từ trong nhà ra, quất mạnh vào mông con. Thay vì gọi con là con, thì bố gọi con là “mày” - Mày vừa giở cái trò gì đấy hả Hùng?
Con đau vì bị bố đánh thì ít, đau vì bị bố gọi là “mày” thì nhiều. Con tiếp tục vảy nốt số mực còn lại trong bút vào áo bố và bỏ chạy ra ngoài cổng. Bố đã không đuổi theo con.
Buổi tối, mẹ tìm được con đói lả, đưa về nhà thì bố lại đã đi. Chiếc áo kẻ sọc không thấy treo trên dây phơi nữa.
Mẹ không biết chuyện gì xảy ra giữa hai bố con. Con thề sẽ không hé răng nói một lời nào.
Kể từ hôm đó, những lần bố đi công tác về, con luôn tìm cách trách mặt bố, tránh nói chuyện với bố. Con trở nên lầm lì và hay cáu bẳn.
Sợ bố buồn, mẹ phải phân bua: “Con nó đang khủng hoảng tuổi 13”.
Tất cả những chuyện này, chỉ có con và bố hiểu mà thôi. Tốt nhất là mẹ không nên biết.
...
Con đã nghĩ là mình luôn đúng, trong mọi trường hợp...
...
Một ngày, vào buổi tối, có một cô và một chú mặc sắc phục công an đến nhà mình. Con nhận ra cô mặc váy đỏ đi cùng bố hôm trước. Sao cô cũng là công an? Hai cô chú nói điều gì đó rất nghiêm trọng rồi đưa cho mẹ túi đồ của bố. Con nhìn thấy trong đó cả chiếc áo kẻ sọc loang lổ vết mực và một cuốn sổ nhỏ màu ghi nhạt.
Mẹ ngất xỉu ngay giữa phòng khách. Lúc tỉnh dậy, mẹ lao đến ôm chặt lấy con mà khóc, không giải thích một lời nào. Mẹ tiễn hai người ra cửa, giọng nghẹn ngào:
- Tự em sẽ nói cho cháu biết. Cảm ơn các anh chị.
Con lờ mờ đoán có chuyện khủng khiếp gì đó đã xảy ra. Nhưng đó là chuyện gì? Sao không ai nói với con? Sao lúc nào cũng coi con là trẻ con?
Mẹ xin nghỉ ốm ở nhà. Người mẹ mỏng như một dải lụa. Mắt lúc nào cũng ướt nước. Mẹ phải nhờ bác An hàng xóm đưa con đi học. Có bao nhiêu việc phải chuẩn bị cho một năm học mới. Cô giáo luôn nhắc nhở chúng con phải đi học đầy đủ.
Hôm đó là thứ hai, sau khi cô liên đội trưởng nhắc chúng con về việc tập đội hình đội ngũ cho lễ khai giảng sắp tới thì thầy hiệu trưởng xuất hiện. Mặt thầy nghiêm nghị. Thầy bảo:
- Trong thành phố chúng ta thời gian gần đây có những vấn đề an ninh bất ổn. Một nhóm tội phạm chuyên tổ chức bắt cóc các học sinh. Vừa qua tại trường tiểu học X, một lớp học gồm 32 em và một giáo viên đã bị nhóm tội phạm này khống chế trong nhiều giờ, hòng gây áp lực với chính quyền. Một chiếc sĩ công an đã dũng cảm mở đường máu, thu hút sự chú ý của bọn chúng, tạo điều kiện cho đồng đội ập vào giải thoát con tin và khống chế tội phạm. Anh đã bị hy sinh. Vụ việc này báo chí và truyền hình đã đưa tin, có thể các em đã nghe và đã đọc.
Nhưng thầy vẫn muốn nhắc nhở các em phải tự biết bảo vệ mình. Tan học các em phải về nhà ngay, không đi la cà một mình. Nhân dịp này toàn thành phố phát động phong trào học tập noi gương người anh hùng Hoàng Đức Mạnh dũng cảm hy sinh để bảo vệ bình yên cho thành phố, trường ta cũng tổ chức phong trào Nghìn hoa điểm mười dâng lên người anh hùng. Thông tin chi tiết các em có thể xem trên bản tin. Chúng ta sẽ dành một phút để mặc niệm người anh hùng Hoàng Đức Mạnh.
Con nghe đất dưới chân mình như sụt xuống. Hoàng Đức Mạnh! Sao lại là Hoàng Đức Mạnh? Con lao ra bản tin của nhà trường, nhìn trân trân vào bức ảnh bố trên tờ báo loang lổ vết nước mưa. Con không tin vào tai mình, không tin vào mắt mình nữa.
Bố ơi!
...
Một tháng trôi qua, mẹ vẫn chưa thể gượng dậy.
Cuốn sổ bìa màu ghi nhạt mẹ đặt trên bàn học của con. Trang đầu tiên bố viết: “Yêu thương gửi vợ và con trai”. Hình như bố linh cảm được việc ra đi của mình.
Bố viết về những đợt điều động bất thường. Tổ công tác của bố, hai người đã lớn tuổi đang chờ chế độ; một người vừa xin chuyển sang bộ phận khác; một người đã hy sinh trong một tai nạn trên đường làm nhiệm vụ. Nguy hiểm cận kề, mọi bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Kể cả với những người thân. Bố không lo cho mình mà chỉ lo cho mẹ và con. Nhưng bố không thể bỏ nhiệm vụ.
Bố viết trong nhật ký:
“Con trai của bố, sẽ có lúc bố đưa con ra biển, bố dạy con tập bơi, dạy con không run sợ trước sóng dữ.
... Bố biết, lâu nay bố chưa làm tròn trách nhiệm của một người cha tốt. Bố cũng mong ước về một tổ ấm gia đình với những niềm vui bình dị ngày thường. Nhưng bọn tội phạm vẫn hoành hành với mức độ tinh vi và xảo quyệt hơn. Bố là một người lính và người lính thì không được phép rời bỏ nhiệm vụ của mình. Bố đành có lỗi với vợ và con.
Sau này con lớn, con sẽ hiểu và tha lỗi cho bố...
Bàn học của con bố đã sửa. Hộp bút chì bố cũng đã gọt sẵn cho con. Bố lo lắng về tư thế ngồi học của con, nếu con không sửa thì dễ bị cận thị. Bố biết con thích môn văn và tiếng Anh. Biết tin con giành giải nhất môn Anh văn toàn thành phố, bố đã khoe với anh em trong tổ, ai cũng chia vui với bố. Bố luôn yêu con và tự hào về con”.
...
Bố, có thể con chưa lớn để hiểu hết mọi chuyện, nhưng con biết lâu nay con đã SAI, rất SAI bố ạ.
...
Con viết lá thư này, dù biết rằng bố chẳng bao giờ có thể đọc được nó. Nhưng nó sẽ là lá thư theo con đi suốt cuộc đời này. Để nhắc nhở với con rằng, con có một người cha như thế.
Sự anh hùng, đâu có cần phải nhiều lời, phải không bố???
(Sưu tầm)

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

Lực lượng an ninh đã xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị.

BẢO ĐẢM TUYỆT ĐỐI AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU
Sẵn sàng các phương án, bảo vệ tuyệt đối an toàn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Những ngày này, tất cả cán bộ chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng Bộ Công an đang quyết tâm, nỗ lực cao nhất làm nhiệm vụ, ráo riết hoàn thiện tất cả các phương án để đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài và các hoạt động, địa điểm diễn ra hội nghị; góp phần để Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai diễn ra tại Thủ đô Hà Nội thành công tốt đẹp; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Được xem là “cánh cửa” và cũng là nơi tạo ra ấn tượng đầu tiên đối với các đại biểu khách quốc tế đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2. Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là sự kiện quốc tế quan trọng, được thế giới đặc biệt quan tâm.
Tiếp nối thành công của các sự kiện quốc tế do Việt Nam tổ chức như Hội nghị Cấp cao APEC 2017, WEF ASEAN 2018, việc Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tiếp tục khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.
Nhiều đại biểu, phóng viên báo chí trong và ngoài nước sẽ tham gia đưa tin về hội nghị. Mọi công tác chuẩn bị nhằm tạo ra hình ảnh một Việt Nam thân thiện, mến khách, đồng thời cũng đảm bảo tuyệt đối an ninh tại Sân bay quốc tế Nội Bài trong nhiều ngày qua đang được các cán bộ, chiến sĩ Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng với các đơn vị chức năng thực hiện.
Việc tăng cường an ninh cấp độ 1 đã được bắt đầu áp dụng. Bên cạnh nhiệm vụ chính, Công an cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Cục Hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài… xây dựng các phương án với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động của lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên; không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các đại biểu, phóng viên dự, đưa tin về hội nghị. Các phương án để tiếp đón Đoàn đại biểu cấp cao của Mỹ - Triều Tiên tới Hà Nội cũng đã được Công an Cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài cùng các đơn vị chức năng chuẩn bị kỹ.
Công tác an ninh được tăng cường tối đa, triển khai bảo vệ chặt chẽ, tại khu vực hạn chế cũng như khu vực công cộng sân bay. Nhằm tạo ra những hình ảnh tốt đẹp đối với khách quốc tế đến Việt Nam ngay từ cửa khẩu, đơn vị đã quán triệt toàn thể cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ phải luôn luôn có thái độ hòa nhã, thân thiện, tận tình, không được phép có bất cứ cử chỉ, thái độ nào có thể gây khó chịu và hiểu lầm cho khách.Trong nhiều ngày qua, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch để nắm chắc tình hình; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động phá hoại hội nghị, lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia; đảm bảo bảo tốt trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, sắp xếp, phân luồng không để xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông trên các tuyến đường hoạt động, nơi ăn nghỉ của đại biểu, nơi tổ chức hội nghị.
Tiến hành khảo sát, xây dựng và triển khai có hiệu quả các phương án bảo vệ; chủ động nắm chắc tình hình từ xa, tại chỗ, trước, trong và sau khi hội nghị kết thúc; tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, quản lý nhân hộ khẩu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Thực hiện tốt các giải pháp, tổ chức tốt phương án dẫn đoàn. Thời điểm diễn ra hội nghị, lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát hình sự;… Công an các đơn vị, quận, huyện được lệnh trực 100% quân số. Tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa đấu tranh trấn áp các loại tội phạm; tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn quan trọng...
Trong thời gian diễn ra hội nghị, các lực lượng sẽ tập trung cao độ, không để xảy ra các trường hợp đột xuất bất ngờ gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và đất nước./.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

CÔNG AN VÀ DƯ LUẬN


Năm 1993, vụ án Cầu Chương Dương xảy ra. Viên trung uý cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương bị kết tội giết em Nguyễn Việt Phương trên đường giao bọc tiền 50 triệu đồng, nhằm mục đích cướp tiền nhưng không thành.

Lần đầu tiên tôi nhận thấy sức mạnh vô song của báo chí, thay quan toà luận tội. 

Ngày ấy Tùng Dương không chết vì loạt đạn dành cho tử tù thì cũng không thể sống thêm ngày nào bởi sự xuống tay quyết liệt của báo chí và dư luận.

CÔNG AN VÀ DƯ LUẬN

12 năm sau, vị pháp y già - người cho đến khi đã gần 80 vẫn nói ông đúng. Dương không bắn phát súng đó vào Phương, phát súng đầu tiên và cũng là phát súng được nhận định giết chết Phương.

Đồng đội Dương ở Công an HN nói thẳng vào mặt, họ thù báo chí! Ác và ngu. Những lập luận vô lối, a dua. Nhưng lại tạo được một làn sóng khủng khiếp, một thế lực khủng khiếp, dọn sẵn quan tài cho Dương.

Giờ đây, nhiều đồng đội cũ của Dương vẫn rơm rớm: Dương chết vì dư luận! Xử Dương tội chết chỉ để trấn an dư luận. 

Đám đông như một bầy rắn rết sẵn sàng xẻ thịt lột da bất kỳ đồng loại nào, chỉ vì ghét cái thái độ, chỉ vì nói cho sướng cái mồm.

Những ngày này vào năm 2016, khi anh công an lên thế vật thằng ku hàng rong xuống đất, dư luận ép đến mức kẻ thi hành công vụ cùng gia đình phải đến bệnh viện xin lỗi thằng tha lôi cái ba gác chạy ngông nghênh mọi hang cùng ngõ hẻm; còn thằng chả hoan hỉ hé mắt tinh ranh trên giường bệnh rung đùi xem xét có nên tha thứ hay không; người người góp tiền từ thiện cho chả và kẻ kẻ lôi chân dung chú công an tội nghiệp rêu rao mọi nẻo cùng mạng ảo đòi đánh, đòi giết, đòi đốt nhà xả phân ỉa vào bản mặt...

Năm 2017, nhân sự kiện vụ Đồng Tâm. Lão Kình già cùng một số kẻ quá khích bắt công an, nhốt cán bộ, đòi yêu sách, đòi công khai bí mật quân sự trên đất thuộc Bộ Quốc Phòng. 

Còn có cả thằng cu nhà báo, lớn giọng còn đòi và cả khu phong toả hiện trường để thu tin viết bài. Thằng nhà báo đéo biết rằng, hành động ngu xuẩn của nó sẽ làm xáo trộn hiện trường, gây khó khăn cho quá trình điều tra. 

Đầu xuân Mậu Tuất, khi mùa xuân còn chưa kịp bén, một trung uý hy sinh khi bắt ma tuý, một thượng sỹ hy sinh khi tham gia cứu hoả.

Dư luận im lặng.....“ Chúng nó ăn thuế của dân thì chúng nó phải làm việc” - lũ thối mồm nghĩ vậy mà quên rằng bản thân các anh và gia đình các anh cũng đang thực hiện quyền công dân là đóng thuế. 

Những ngày đầu tháng 5, khi tiếng ve kêu còn chưa kịp rộ. Hai Hiệp sỹ tử nạn khi tham gia vây bắt 1 vụ cướp trên TP Hồ Chí Minh. Dư luận dậy sóng:
“Công an là bọn vô trách nhiệm, hiệp sỹ chết là do công an”.
Dư luận và lũ kề kền ăn theo được dịp “ khai bút” mà lũ óc tró đó quên rằng: 
"Vụ án cướp chỉ diễn ra 45 giây và vụ đâm Hiệp sỹ chỉ diễn ra trong vòng 13 giây”. 
Công an phường cách 200m, lũ thối mồm lại chạy tít đi tận đẩu đâu để trình báo, mà không biết rằng khi xảy ra vụ việc công an Phường đã có mặt phong toả hiện trường, và tính đến ngày hôm nay 15/5/2018, đã bắt được 2 nghi can chính.

Đúng sai bất biết, hãi hùng. Sợ lắm cái cõi đời nghiệt ngã.

Đéo có cái xã hội nào, người vi phạm giao thông lại cầm cái điện thoại làm bùa hộ mệnh: Sao? Làm sao? Thế làm sao? Ờ chả sao.. như ở Việt Nam. Bên Mỹ, mày giơ tay lên không? Đéo giơ à? Đòm..!!!

Đéo có cái xã hội nào, thằng cu vi phạm các quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông lại được mặc cả phân vân xem có chấp nhận lời xin lỗi của chính quyền như ở Việt Nam.

Cũng đéo có cái loại nhà báo nào lại được phép lao vào hiện trường vụ án đang trong quá trình điều tra, còn được giơ máy ảnh và gào : Công an đánh dân, công an đánh dân.

Dân chủ quá trớn...!!! 

Còn nhiều những thứ vân vân và mây mây trớ trêu khác nữa.

Hỡi ôi, ĐỜ MỜ bọn lều báo, ĐỜ MỜ bọn vô ơn..!!

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

CÔNG AN Ở ĐÂU KHI SỰ VIỆC XẢY RA?


Khởi nguồn từ bình luận không được kiểm chứng, thế là nhiều cư dân mạng tin sái cổ và ra sức chửi công an thế nọ thế chai, trong khi thực tế trái ngược lại hoàn toàn. 

CÔNG AN Ở ĐÂU KHI SỰ VIỆC XẢY RA?

Nhiều người luôn miệng nói rằng công an ở đâu khi sự việc xảy ra?

Sự việc chỉ diễn ra trong hơn một phút đồng hồ, bố siêu nhân cũng chưa chắc bay đến kịp, huống hồ là người thường. Đây không phải là biện minh, nhưng cái gì cũng phải nhìn nhận cho đúng.

Vẫn phải nhắc lại, việc hai "hiệp sĩ" thiệt mạng là điều đáng tiếc. Nhưng phải giữ cái đầu lạnh để tiếp nhận thông tin, tránh sa vào bẫy tung tin giả kiếm lượt like, share và follow, trực tiếp gây bất ổn cho tình hình vốn đang rối ren.

---------

Trong một câu chuyện hơi hơi liên quan.

Ngày xưa, Sài Gòn giai đoạn 1975 - 1978 chứng kiến tội phạm cướp giật hoạt động mạnh nhờ lợi dụng tình trạng tranh tối tranh sáng sau chiến tranh. Gần 170 người vô tội bị bắn chết, trong khi nhiều nhóm tội phạm sẵn sàng bắn trả công an, bộ đội khi bị truy bắt.

Kết quả là lực lượng SĂN BẮT CƯỚP (SBC) ra đời, gồm những chiến sĩ công an tinh nhuệ dưới 30 tuổi, được quyền chạy hết tốc độ, đi vào đường cấm, sau hai phát súng cảnh cáo mà tội phạm không đầu hàng thì được quyền bắn hạ.

Hình ảnh các chiến sỹ SBC trên xe Honda 67 rượt đuổi tốc độ cao, đấu súng với cướp trên đường phố trở nên quen thuộc với người dân thời điểm đó. Sự dũng cảm trước những tên tội phạm nguy hiểm khiến lực lượng này trở thành thương hiệu, nỗi khiếp đảm của tội phạm và thần tượng của những đứa trẻ mới lớn.

Còn hiện nay?

Nhiều khi thắc mắc sao công an giờ bạc nhược thế, bị người vi phạm với tội phạm tấn công hành hung mà chỉ đứng nhịn, không dám đánh trả.

Đơn giản vì quật ngã nghi phạm chống đối để khống chế thì bị hô "công an đánh dân", trấn áp mạnh tay thì tội phạm... gọi phóng viên đến khóc lóc ăn vạ. Bị mấy thằng tội phạm đóng cửa vào quây đánh còn bị cắt bớt video rồi dân mạng lại chửi là đàn áp dân lành.

Rút súng ra chưa kịp bắn đã có hàng trăm cái điện thoại livestream lên Facebook, bắn một phát súng cao su thôi, chưa nói tới đạn thật, thì chuẩn bị tinh thần làm báo cáo dài vài trang giấy, bị cấp trên mang ra tế để chiều lòng dư luận, báo mạng viết bài dọa, người dân chửi. 

Nhiều khi cảm thấy tâm lý dám dùng biện pháp mạnh đã bị tước sạch, tới độ nhiều đồng chí cảnh sát giờ còn chả dám rút dùi cui ra trấn áp tội phạm tại hiện trường, chứ đừng nói là dùng súng bắn đạn cao su.

Ở điểm mạnh tay trấn áp tội phạm thì TP.HCM dường như vẫn thua xa Hà Nội. Đoàn liên ngành 141 nổi tiếng nhiều năm nay chắc ai cũng biết. Bị tuýt còi vào thì ngoan ngoãn mà dừng lại, không làm sai thì kiểm tra hành chính xong đi tiếp. Chứ mà cố tình chống cự hoặc bỏ chạy thì nghe "tạch tạch" vài tiếng roi điện là thấy nằm im một chỗ rồi.

Thêm link báo cho mọi người tiện theo dõi và có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn


Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Phạm Chí Dũng đang chia rẽ Quân đội và Công an


Tin tức về việc Bộ Công an tinh gọn bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực đang nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bước đi tiên phong và là bước đột phá táo bạo của ngành Công an, bởi tinh gọn bộ máy sẽ kéo theo nhiều vấn đề về cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cao.

Hiển nhiên là, nếu cứ lo về chuyện dư thừa cán bộ thì sẽ không thể tinh gọn được bộ máy tổ chức.

Phạm Chí Dũng đang chia rẽ Quân đội và Công an

Trong khi dư luận hoan nghênh thì TS Phạm Chí Dũng lại một lần nữa lợi dụng sự kiện này để kích động tạo ra mâu thuẫn giữa Quân đội và Công an, là 2 lực lượng quan trọng nhất của chế độ. Điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 lực lượng này mất đoàn kết? Chắc chắn mọi người đều đã có câu trả lời.

Trong bài viết "Bị xóa cấp Tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?" đăng trên tờ CaliToday, Dũng viết "Trong khi giao Đảng ủy Công an trung ương xây dựng Đề án 106 về “cải tổ” ngành Công an, ông Nguyễn Phú Trọng lại không đả động gì đến bộ máy hiện hữu của Bộ Quốc phòng".

Dẫn ra những ví dụ về Vũ Nhôm và Nguyễn Thanh Hóa, Phạm Chí Dũng hàm hồ kết luận rằng, "Bộ Công an đang chịu quá nhiều tai tiếng và vì thế nó lọt vào tầm ngắm của Tổng bí thư và nếu sắp xếp lại, hủy bỏ cấp trung gian thì sẽ bị hủy bỏ vai trò của chúng (các cấp trung gian), kéo theo ghế và bổng lộc của nhiều quan chức Công an sẽ không còn nữa" và rằng, nó "cho thấy đòn “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng đã giáng thẳng vào cơ quan bộ vẫn được xem là “bất khả xâm phạm” này".

Loanh quanh một hồi, Phạm Chí Dũng kết luận rằng, "dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo).... trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp Tổng cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên Tổng cục Chính trị, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng".

Trước hết cần nói rằng, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an, nói theo cách của Phạm Chí Dũng là cải tổ bộ máy, xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tiễn chứ hoàn toàn không phải vì tình cảm cá nhân hay vì những con sâu trong ngành.

Khi tình hình thay đổi, nhiệm vụ chính trị thay đổi, thì tất nhiên Bộ máy tổ chức và nhân sự cũng cần có sự điều chỉnh để đáp ứng. Không thể cứ giữ nguyên một bộ máy cho dù nó chạy êm ru ở giai đoạn trước. Đó chính là tính lịch sử của vấn đề. 

Rõ ràng lãnh đạo Bộ Công an đã nhận ra vấn đề, một bộ máy cồng kềnh, có nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đơn vị cùng thực hiện một chức năng dẫn tới trùng dẫm trong thực thi nhiệm vụ, làm giảm hiệu quả tác chiến, không phát huy hết khả năng của từng cán bộ chiến sĩ và cũng là gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Từ góc nhìn khác, tổ chức bộ máy cồng kềnh sẽ dẫn đến rườm rà về thủ tục hành chính và rất có thể là cơ hội cho các nhóm lợi ích phát sinh.

Phạm Chí Dũng viết ám chỉ rằng, việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy là do áp lực từ bên trên, nhưng sự thật thì không phải như vậy. Đề án tinh gọn bộ máy ngành Công an là do chính ngành Công an xây dựng, đề xuất chứ không phải do tác động từ bên ngoài hay bên trên. Đây là kết quả đạt được dựa trên cơ sở đề án số 106 do Đảng ủy Công an Trung ương tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện từ sau Đại hội XII và tới nay được Bộ Chính trị phê duyệt. Khi đề xuất, ngành Công an đã trình 2 phương án và phương án xóa bỏ các Tổng cục, hạ cấp 2 Bộ Tư lệnh được chọn lựa. Theo đó bộ máy ngành Công an sẽ không còn tầng nấc trung gian, các đơn vị cấp cục và tương đương chỉ còn lại một nửa là 60 đầu mối. 

Phát biểu về vấn đề này trước báo giới, GS Lê Văn Cương nói rằng: việc Bộ Công an dự định tinh giản các tầng, nấc trung gian đã được tính toán thực hiện từ vài năm trước. Để bỏ hẳn cấp tổng cục và giải thể, sáp nhập nhiều cục, vụ là một đột phá lớn bởi trước đó, quá trình dự thảo có cả phương án giữ lại hai đầu mối nòng cốt là Tổng cục Cảnh sát, Tổng cục An ninh. Tôi có 40 năm làm trong ngành Công an, qua 6 đời bộ trưởng thì đây là cuộc cách mạng của tổ chức, cho thấy quyết tâm chính trị cao trong Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an".

Phát biểu của GS Cương một lần nữa cho thấy, việc tinh gọn bộ máy ngành Công an trước và chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của ngành.

Không thể nói rằng, việc bắt Vũ Nhôm và tướng Nguyễn Thanh Hóa hay vì một vài hiện tượng tiêu cực trong ngành mà nói rằng uy tín của ngành Công an giảm sút được. Trái lại, việc chống tiêu cực được triển khai sâu rộng trong ngành, việc quyết liệt xử lý nghiêm ngay cả với những sĩ quan cấp tướng đã từng có cống hiến lớn lao cho xã hội, nay bị tha hóa, biến chất, đã cho thấy Công an vẫn luôn là thanh bảo kiếm của chế độ. Chính sự kiên quyết thanh lọc ra khỏi bộ máy những con sâu và minh bạch trước công luận mà uy tín của ngành Công an được nâng lên.

Nhìn ra các quốc gia khác như Pháp hay Hàn Quốc... ta thấy Tổng thống cũng còn có thể bị đem ra truy tố trước pháp luật. Nhưng không vì thế mà nói rằng uy tín của Pháp hay Hàn Quốc xấu đi trong mắt dư luận.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Phạm Chí Dũng cố tình so sánh việc Bộ Chính trị đồng ý cho Bộ Công an tiến hành Đề án 106 (nhưng được diễn đạt là Bộ chính trị yêu cầu hoặc không đồng ý để ám chỉ rằng, Bộ Công an bị bắt phải làm việc đó) với việc Quân đội vẫn giữ nguyên để cho rằng Bộ Công an bị thất sủng. Cách viết này một mặt hạ uy tín của ngành Công an và mặt khác tạo ra sự đối chọi giữa 2 lực lượng này.

Quân đội có quân số đông và nhiệm vụ của họ cũng khác với Công an, do đó Quân đội cần có một bộ máy tổ chức với cơ cấu khác hẳn Bộ Công an. Điều này là dễ hiểu nếu so sánh cơ cấu tổ chức bộ máy của quân đội các nước với tổ chức bộ máy cảnh sát của họ. Không nhất thiết Quân đội có tổ chức nào thì Công an phải có tổ chức tương tự. Vấn đề là tối ưu hóa bộ máy đó để nó phát huy hiệu quả, hiệu lực mà thôi.

Lời khuyên cho TS Phạm Chí Dũng: hãy tìm việc tử tế mà làm, đừng giở trò "đâm bị thóc, chọc bị gạo" bẩn thỉu ra nữa.

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2018

BÀN VỀ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN THANH HÓA - MÍA SÂU CÓ ĐỐT, NHÀ DỘT CÓ NƠI


Chuyện ông Nguyễn Thanh Hóa (nguyên thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - BCA) nhúng chàm, dù tòa chưa tuyên nhưng xem ra đã rõ như ban ngày. 

BÀN VỀ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN THANH HÓA - MÍA SÂU CÓ ĐỐT, NHÀ DỘT CÓ NƠI


Đánh giá xung quanh từ vụ ông Nguyễn Thanh Hóa cho thấy một điều, đó là tha hóa không trừ một ai; như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Cuộc chiến chống tham nhũng và suy thoái là không có vùng cấm. Không chỉ cán bộ cấp xã, cấp huyện mà ngay cả cấp tỉnh, cấp trung ương cũng đều có thể suy thoái. Trong lực lượng công an, không chỉ cấp úy mà cấp tá hay cấp tướng cũng có thể sa ngã. Lịch sử ngành công an đã chứng minh có những người cao hơn cả ông Hóa, điển hình như một thứ trưởng Bộ Công an trong vụ Năm Cam, vì vậy không thể chủ quan"
Sự bất bình của người dân là điều dễ hiểu nhưng mọi người cần bình tĩnh, công tâm; không nên vì sự kiện này mà đánh giá sai bản chất tốt đẹp, cách mạng của lực lượng Công an. Bởi không chỉ riêng ngành Công an, riêng Công an Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đều có có hiện tượng tiếp tay cho tội phạm. Đó là vấn đề toàn cầu. Trong một năm, lực lượng Công an phá hàng trăm vụ án, thu giữ hàng tấn thuốc phiện, hàng triệu viên ma túy đá… những chiến công thầm lặng ấy phải được ghi nhận.
Việc đánh giá thái quá về lực lượng Công an và đưa ra những lời kêu gọi như hạn chế quyền lực của Công an để không xảy ra việc lạm quyền, lợi dụng chức vụ bảo kê cho các hành vi làm ăn phi pháp.... cho thấy rất rõ mưu đồ chính trị của những kẻ đang cố tình làm suy yếu Công an và xa hơn là phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, trong đó có Công an. Đó là một âm mưu cực kỳ nham hiểm, là một mũi nhọn trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch.
Thực tế cho thấy, nhìn một cách tổng thể trên bình diện chung thì những người như ông Hóa, và có thể sẽ có thêm vài ba, thậm chí nhiều ông tướng nữa sẽ nhúng chàm, sẽ bị xử lý... thì suy cho cùng đó cũng chỉ là những con sâu trong nồi canh lớn; chúng làm vấy bẩn, làm cho nồi canh ấy không còn được trong sáng, lung linh mà thôi. 
Người xưa có câu “Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi” cho nên là từ một vụ việc trên vẫn không thể làm phai mờ đi phần bản chất, phần tốt đẹp của lực lượng này. Bởi ở đâu đó, hàng ngày hàng giờ vẫn đang xuất hiện về những tấm gương Công an xả thân vì nghĩa lớn, trong đấu tranh tấn công tội phạm. Và như thế người tâm huyết, có tài và đức thực sự đâu đã hết, đâu đã tuyệt chủng. Do đó, niềm tin về một sự đổi thay, thậm chí là cải tổ nhằm gạn đục khơi trong vẫn còn và thứ bản chất mà chúng ta vẫn hay nói chưa thể mất đi. 
Và đáng nói hơn khi lực lượng Công an (cụ thể là Công an tỉnh Phú Thọ) dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an đã phanh phui và quyết đưa ra ánh sáng vụ việc tổ chức đánh bạc trên mạng vừa qua cho thấy đang có một cuộc "cách mạng" thực sự và khẳng định đanh thép về việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không có vùng cấm, dẫu rằng những cuộc đại phẫu ấy sẽ đau đớn vô cùng, tổn thất vô cùng. 
Cố TBT Lê Duẩn lúc sinh thời từng nói: lực lượng Công an "chỉ biết còn Đảng thì còn mình" không chỉ phản ánh bản chất giai cấp của lực lượng này mà cho thấy được vai trò quan trọng của họ đối với chế độ. Và cũng vì chế độ, tin chắc họ sẽ dũng cảm làm những điều thực sự tích cực và cần thiết.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

VIỆT TÂN VÀ CÁC TRANG MẠNG PHẢN ĐỘNG ĐỪNG HÒNG XUYÊN TẠC

TƯỚC QUÂN TỊCH, BẮT TẠM GIAM ĐỂ ĐIỀU TRA THIẾU TƯỚNG NGUYỄN THANH HÓA - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG C50 LÀ THỂ HIỆN SỰ NGHIÊM MINH, CÔNG BẰNG CỦA PHÁP LUẬT.

VIỆT TÂN VÀ CÁC TRANG MẠNG PHẢN ĐỘNG ĐỪNG HÒNG XUYÊN TẠC

Trước sự kiện Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị tước quân tịch, bắt tạm giam, các trang mạng phản động như: Việt Tân, Đài truyền hình CHTV, Hiện tình đất nước, Tin mừng cho người nghèo, Đài Á Châu tự do, BBC Vietnamese, BBC News, Chân trời mới media, Nhật ký yêu nước, tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, Đảng tự do, kênh VHK …và các phần tử “Hội anh em nhà dân chủ”, các Hội, Nhóm phản động như Duy Thai Nguyen, Kim Chi Nguyen, Lisa Pham, Yến Trần… liên tục đăng tải các đoạn video, hình ảnh và bài viết xuyên tạc cho rằng đây “khi tướng công an lại chính là tội phạm thì đám kẻ cướp ngoài xã hội còn gì phải e dè gì nữa, chúng sẽ lừa lọc, cướp bóc, phá sạch… bởi những kẻ được giao nhiệm vụ bắt chúng, lại đang đi cướp bóc, tham gia vào việc lừa lọc, cướp bóc ở mức độ cao hơn, tàn hại hơn”. Chúng cho rằng do ăn chia không đều nên giữa nội bộ thanh trừng lẫn nhau, BỆNH HOẠN HƠN khi chúng cho rằng “Những vấn nạn đó nguy hại trực tiếp đến sinh mạng của đảng cộng phỉ trước tiên. Bởi chỉ những kẻ nắm giữ quyền lực mới đủ “tư cách” để mà vòi vĩnh hối lộ, tham nhũng, móc ngoặc “ăn không từ một thứ gì” của công và từ túi của dân”, “độc Đảng sinh tham nhũng, chống tham nhũng cũng chỉ có quyền của độc Đảng”…đúng là những luận điệu bệnh hoạn.

VIỆT TÂN VÀ CÁC TRANG MẠNG PHẢN ĐỘNG ĐỪNG HÒNG XUYÊN TẠC

Trong 2 ngày 11 và 12/3/2018 mạng xã hội lên cơn sốt, sốt và sốc khi lệnh bắt giữ tướng công an Nguyễn Thanh Hóa được thực hiện. Ngỡ ngàng, sửng sốt, đau buồn, bức xúc, phẫn nộ… những sắc thái tình cảm ấy có thể hiểu được. Nhưng cũng nhiều không kém là dư luận về niềm tin công lý. Rằng nếu đã vi phạm thì ai cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, dẫu đó có là một vị tướng công an.

Đây là sự kiện bình thường của một cơ quan an ninh bởi:

* Thứ nhất: Điều đầu tiên cần nhắc tới là sự công khai kịp thời của ngành công an. Ngay tối qua, dù là vào Chủ nhật, những thông tin về việc bắt giữ bị can Nguyễn Thanh Hóa đã được đăng tải chính thức trên trang chủ của Bộ Công an, chấm dứt sự nhiễu loạn thông tin.
Những thông tin ban đầu cho thấy đây là vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua Internet dưới danh nghĩa các game bài, được điều hành bởi 2 đối tượng - Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương.
Tướng Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) được xác định trong vai trò đồng phạm, bảo kê mang tính chất tiếp tay cho đường dây này.
Ngỡ ngàng, sửng sốt là đúng thôi, khi một vị tướng công an đứng đầu cơ quan phòng chống tội phạm công nghệ cao lại là đồng phạm, mà lại bảo kê cho tội phạm.
* Thứ hai: Chẳng có gì phải sốc cả. Ở đâu, ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những người tốt và kẻ xấu, thậm chí tha hóa, biến chất. Cũng giống như một vị trưởng thôn “cầm nhầm” tiền cứu trợ, như vị chủ tịch tập đoàn mua những đống sắt vụn về bảo đó là con tàu, là nhà máy… Vụ bắt giữ một vị nguyên tướng công an, nguyên cục trưởng một đơn vị phòng chống tội phạm, ở khía cạnh tích cực, là lời khẳng định sự bình đẳng trước pháp luật. Một vị tướng vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm như một người dân bình thường.
Có một chi tiết đáng chú ý trong vụ án này: đây là vụ án mà Bộ Công an đã giao cho công an một địa phương là Phú Thọ trực tiếp thụ lý điều tra.
* Thứ ba: trong hôm qua, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Công an trung ương chỉ đạo tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, khách quan, chính xác, đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng pháp luật.

Vụ bắt giữ, vì thế, không làm xấu đi hình ảnh lực lượng CAND khi chính ngành công an đang tự làm trong sạch nội bộ.
Vụ án giờ đã lên tới con số hơn 70 bị can, vì thế, chỉ đang chứng tỏ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực. Một cuộc đấu tranh sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào, một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, không có vùng cấm và cũng chẳng có ai được mang “kim bài miễn tử”.

Lâm Hoàng Ân


Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

ANH CHÍ VẪN LÀ CHÍ THÔI

Trong mấy ngày qua, trên mạng xã hội FB lan truyền câu chuyện một nam thanh niên được cho là bị “chấn thương sọ não kín” và nguyên nhân là do Công an đánh. Thế thực hư câu chuyện này như thế nào, chúng tôi đã tìm hiểu và thấy nhiều “góc khuất” đằng sau câu chuyện này.

ANH CHÍ VẪN LÀ CHÍ THÔI
Ảnh chụp màn hình FB

Nội dung vụ việc: Khoảng 20h ngày 28/2/2018 khi anh Nguyễn Công Chí (SN 1997, hiện ở thôn 6 - xã Ia Le - huyện Chư Pưh - tỉnh Gia Lai) đang chở cô bạn gái là Trần Thị Thu Nhi (SN 1999, hiện ở thôn Hòa Thành - xã Ia Phang - huyện Chư Pưh - tỉnh Gia Lai) trên chiếc xe exciter màu đen, BKS 81S1 - 112.55  đi trên đoạn đường Nguyễn Trãi (đường liên thôn) thuộc địa phận thôn Hòa Phú - Thị trấn Nhơn Hòa - huyện Chư Pưh. Mặc dù có mũ bảo hiểm nhưng cả hai để đầu không cho…mát và treo mũ trên xe. Thật xui cho anh chị này vì lúc đó lại gặp ngay tổ tự quản về TTATGT của Thị trấn Nhơn Hòa đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. Lỗi thì rõ rồi, nhưng anh Chí (sao tên giống nhân vật của nhà văn Nam Cao thế!) không xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của tổ công tác và cứ ngồi gác chân trên xe để… hóng mát. Sau một hồi giải thích lỗi vi phạm thì Chí mới chịu xuất trình giấy tờ để tổ công tác kiểm tra. Khi tổ công tác tạm giữ giấy tờ và yêu cầu Chí điều khiển xe về trụ sở Công an thị trấn để làm việc thì Chí đúng là Chí: không hợp tác, có lời nói xúc phạm và hô “công an cướp giấy tờ xe, đánh người”.
Mời về Công an Thị trấn làm việc Chí không thích, Chí thích lên Công an huyện để trình bày sự việc đấy thì sao! Mà tôi thắc mắc, không biết Chí nhà ta trình bày gì nhể, trong khi anh ta đang có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT (không đội mũ bảo hiểm) mà? Hè..he…Lúc đấy khoảng 21h30’, khi mời mỗi người vào một phòng để làm việc thì Chí nhà ta “không đủ tỉnh táo để làm việc” đấy (bác sỹ cũng phải “bó tay” mấy vụ như này).

ANH CHÍ VẪN LÀ CHÍ THÔI
Những bình luận trái chiều là được chủ thớt "phản pháo" hoặc xóa ngay

Khi đưa thông tin lên mạng xã hội thấy rất nhiều bình luận adua chửi bới lực lượng Công an, song cũng có rất nhiều bình luận tỏ ra nghi ngờ về mục đích đưa thông tin lấp lửng, cứ như là anh Chí nhà ta đúng hết cmnr. Và những bình luận không đúng “ý” của chủ thớt lập tức bị chủ thớt xóa ngay. Vì tò mò, chúng tôi tìm hiểu thêm về anh Chí thì mới hay, anh không hổ danh tên Chí! Trong hai năm qua có ít nhất 3 vụ việc liên quan đến anh:
1. Ngày 29/10/2016 xảy ra vụ đánh nhau tại nhà chị Trần Thị Thúy Ngân ở thôn Lương Hà- xã Ia BLứ. Khi lực lượng Công an nhận được tin báo và đến hiện trường để giải quyết thì thấy có 2 xe máy tại hiện trường chưa rõ chủ nhân, trong đó có xe máy BKS 81S1- 046.36 (sau này vụ việc được làm rõ mới biết là của Nguyễn Công Chí). Công an huyện đã tạm giữ các xe (là tang vật có liên quan) để xử lý vụ việc và sau đó ông Định (bố của Chí) có đơn gửi đi nhiều nơi cho rằng việc Công an giữ xe là sai, trong cốp xe có tiền (có tiền hay không chúa mới biết)… Cơ quan chức năng đã xác minh và trả lời việc giữ xe để giải quyết vụ việc là đúng theo quy định và các nội dung nêu trong đơn là không có căn cứ.
2. Ngày 18/1/2017 Nguyễn Công Chí điều khiển xe máy không có biển số và gặp tổ TTKS giao thông Công an huyện. Khi kiểm tra xe do Chí điều khiển không biển số, không xuất trình đăng ký xe. Và không còn cách nào khác, Chí đã gọi điện cầu cứu ngay cho ông Định (bố của Chí) đến và có những lời nói, hành động xúc phạm đến tổ công tác. Nhưng cuối cùng, Chí vẫn bị xử phạt theo những lỗi vi phạm nêu trên.
3. Khoảng 22h30’ ngày 13/2/2017 Nguyễn Công Chí đi chơi tại thôn Lương Hà - xã Ia Blứ thì bị một toán gồm 3 thanh niên ở Ia Blứ đánh bị thương nhẹ. Vụ việc được Công an xã tiếp nhận và xử lý theo quy định nhưng khoảng 12h trưa ngày hôm sau ông Định chở Chí ra trước cổng CAH để trải chiếu cho con nằm và tính quay clip. Bị phát hiện và ngăn chặn, CAH đã yêu cầu phải đưa Chí vào bệnh viện để điều trị. Sau đó ông Định đưa Chí vào bệnh viện và có đơn yêu cầu xử lý số thanh niên đã đánh Chí. Tuy nhiên sau khi điều trị tại bệnh viện từ ngày 14-17/2/2017 và số thanh niên trên đã bồi thường 6 triệu đồng thì Chí làm đơn bãi nại và từ chối giám định thương tật!  

Đúng là, anh Chí con ông Định vẫn là anh “CHÍ”!  

P/S: Làm méo gì có ngày 29/2/2018!!!!


ANH CHÍ VẪN LÀ CHÍ THÔI