KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn anh cả. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn anh cả. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người cộng sản kiên trung, mẫu mực, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã về cõi vĩnh hằng, nhưng với bộ đội, dân quân tự vệ và nhân dân Việt Nam cũng như nhiều bạn bè trên thế giới, kể cả những người từng một thời là đối thủ ở bên kia chiến tuyến, Võ Nguyên Giáp - “Anh Văn” vẫn luôn được nhắc tới với sự trân trọng đặc biệt.

MÃI LÀ NGƯỜI ANH CẢ CỦA QUÂN ĐỘI, VỊ TƯỚNG CỦA LÒNG DÂN

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không chỉ là một danh tướng, một “nhà chính trị đi trước nhà quân sự”, mà còn là một “cây đại thụ rợp bóng nhân văn”.
Ngày 22-12-1949, nhân kỷ niệm 5 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong thư, Người nêu rõ: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là Anh Cả. Cách gọi thân ái ấy rất đúng với tinh thần và lịch sử của Quân đội ta…”.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi được nhà báo Pháp D.Ba-ri phỏng vấn về chiến lược của Việt Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: “Chiến lược của chúng tôi là chiến lược hòa bình. Tôi là vị tướng của hòa bình”. Còn Tướng Bi-gia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí vào cuối tháng 4-2004, đã thốt lên rằng: “Xin ngả mũ chào bái phục tướng Giáp!”.
Là một học trò xuất sắc và gần gũi của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lại xuất thân từ một nhà giáo dạy sử, Võ Nguyên Giáp là một vị tướng hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “trọng dân”, “nước lấy dân làm gốc” của các bậc tiền nhân. Yếu tố nhân dân luôn bám rễ sâu trong tư duy quân sự của ông. Ngay trong buổi đầu thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp soạn thảo “Mười lời thề” cho đội, trong đó nhiều nội dung đều đề cập đến quan hệ quân-dân.
Là một người am hiểu lịch sử dân tộc, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp hiểu rất rõ, trong dặm dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã không ít lần để mất nước, mà một trong những căn nguyên chủ yếu là đã để mất dân, mất làng xóm, xã tắc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường lưu ý và nhắc nhở các mặt trận, các địa phương, thà tạm thời để mất đất, chứ nhất quyết không để mất dân. Với ông, yếu tố chính trị quần chúng là chỗ dựa không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động quân sự nào. Trên cương vị Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có công lớn cùng tập thể Quân ủy Trung ương đưa quan hệ quân - dân trở thành một trong những nét đẹp truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ, noi gương và thực hiện lời căn dặn của lãnh tụ Hồ Chí Minh: Làm cách mạng là phải “dĩ công vi thượng” (tức là phải đặt lợi ích chung lên trên hết); đồng thời, ông luôn đề cao vai trò của tập thể, phục tùng tổ chức. Điển hình, tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, tuy là người chỉ huy cao nhất được Bác Hồ và Bộ Chính trị trao toàn quyền quyết định các vấn đề, nhưng trên cương vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, trước khi quyết định những vấn đề hệ trọng, bao giờ Đại tướng cũng đưa ra thảo luận ở tập thể Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch, tham khảo ý kiến của Đoàn cố vấn, nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết định thay đổi phương châm tác chiến, từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa thể hiện tư duy quân sự sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đồng thời cũng thể hiện việc quán triệt sâu sắc, chấp hành tuyệt đối ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “đánh chắc thắng”.
Thể hiện tính nhân văn, nhân nghĩa của một vị tướng “dĩ công vi thượng”, ông luôn biết đề cao vai trò của tập thể, hết sức tôn trọng ý kiến của tập thể, vì lợi ích chung và luôn tính toán kỹ đến sự hy sinh xương máu của bộ đội. Đúng 30 năm sau sự kiện này, vào tháng 5-1984, trong buổi gặp mặt truyền thống, một số cựu cán bộ chỉ huy cho rằng: “Hồi đó mà cứ đánh theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, không kịp thời và kiên quyết thay đổi phương châm tác chiến như Đại tướng đã làm, thì có lẽ chúng mình đã không còn có dịp hội ngộ như hôm nay”.
Võ Nguyên Giáp là một vị tướng thương yêu bộ đội hết mực, dù người đó giữ chức vụ gì, quân hàm cao hay thấp. Với cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, ông như người cha, người anh, người đồng chí thân thiết và gần gũi. Trước nhiều trận đánh, Đại tướng đều viết thư động viên, nhắc nhở và thăm hỏi tình hình sức khỏe của bộ đội, dân công, thanh niên xung phong… Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, thiếu thốn tại chiến trường, Đại tướng vẫn thường xuyên quan tâm, nhắc nhở cơ quan hậu cần, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị chăm lo sức khỏe, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, hết lòng thương yêu bộ đội… Viên tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, khi nhận xét về “quan hệ cán-binh” của Việt Minh ở Mặt trận Điện Biên Phủ từng phải thốt lên: “Đã bao lần tôi phát ghen với tướng Giáp!”.
Nhà cầm quân nào cũng khát khao chiến thắng, nhất là trong các trận đánh, chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt. Song với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không phải lúc nào cũng giành chiến thắng bằng mọi giá, mà chiến thắng đó phải luôn đi kèm với việc giảm đến mức thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội. Với Đại tướng, quý trọng sinh mệnh của cán bộ và chiến sĩ, suy cho cùng cũng là quý trọng sinh mệnh của người dân. Thượng tướng Trần Văn Trà từng nói: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Tổng Tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh!”. Ngược dòng lịch sử, tại cuộc họp kiểm điểm phê bình và tự phê bình trong đợt 2 của Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã thẳng thắn, nghiêm khắc phê bình, đồng thời truy vấn một số cán bộ chỉ huy: “Các đồng chí có xót xa không, khi bao nhiêu đồng chí của mình ngã xuống mà trận đánh không thành công do thiếu sót của lãnh đạo và chỉ huy?”. Nói xong, ông lấy khăn lau nước mắt. Lời phê bình nghiêm khắc nhưng chân thành, thắm đượm tình cán - binh của vị chỉ huy cao nhất làm cho những cán bộ có mặt thực sự cảm thấy thấm thía, nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm to lớn của mình, nhất là phải làm thế nào để giảm thấp nhất hy sinh xương máu của bộ đội.
Đối với kẻ địch, thấu triệt tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” của các bậc tiền nhân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một vị tướng biết đánh thắng địch bằng quân sự, mà còn biết thắng địch bằng nhân nghĩa, biết khoan dung đối với kẻ địch đã đầu hàng. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người từng một thời đứng bên kia chiến tuyến, từ những tướng lĩnh của Pháp đến những người lính Âu - Phi... đều dành cho Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp sự kính trọng và khâm phục đặc biệt. Tư tưởng nhân nghĩa được kết tinh từ truyền thống nhân văn trong chống giặc ngoại xâm của cha ông trên tinh thần “không vì tư thù, tư oán” được Võ Nguyên Giáp kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, sau trận mở màn chiến dịch, tiến công cụm cứ điểm Him Lam của Đại đoàn 312, thương vong của địch rất lớn, tử thương la liệt khắp trận địa. Theo đề nghị của Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho ông Mạc Ninh thảo ngay một bức thư chuyển cho Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ đề nghị cho người ra Him Lam nhận tử thương. Ngay sau ngày chiến thắng, trên cánh đồng Mường Thanh và dọc theo bờ sông Nậm Rốm, Đại tướng cùng Bộ chỉ huy chiến dịch đã cho dựng hàng chục chiếc lều từ vải dù để cứu chữa cho tù binh, hàng binh bị thương. Một nữ tù binh sau khi được phẫu thuật cứu sống kịp thời đã thốt lên: “Cha mẹ tôi đã sinh ra tôi, nhưng chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã thực sự cứu tôi sống lại”.
Với chính mình, cái “tôi” trong con người Võ Nguyên Giáp là cái tôi “dĩ công vi thượng”. Ông là người nghiêm khắc, nhưng khiêm tốn, bình dị, bao dung và độ lượng. Cho dù trên cương vị nào, dường như ít khi thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp cáu gắt, to tiếng với cấp dưới. Trong cuộc sống, Đại tướng thường nói về cái tốt, cái đúng của đồng chí, đồng đội, mà ít khi thấy ông thanh minh bất cứ một vấn đề nào thuộc về bản thân mình. Khi đề cập đến chiến thắng của các chiến dịch, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến, bao giờ và trước hết Đại tướng cũng nói đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Quân ủy; nhắc đến công lao, cống hiến của đồng đội, đồng chí và đồng bào cả nước…
Có lẽ, ngay từ khi dấn thân vào đời binh nghiệp, nhà giáo Võ Nguyên Giáp không hề nghĩ rằng mình sẽ “làm tướng”, cho dù năm 1948 ông đã được phong quân hàm Đại tướng. Suốt chặng đường hoạt động cách mạng, trong đó hơn một phần ba thế kỷ trực tiếp cầm quân, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp luôn hết lòng vì công việc, tận tụy hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; luôn có tấm lòng tôn trọng, yêu thương mọi người. Cũng chính vì vậy, mặc dù Đại tướng đã mãi đi xa, nhưng trong trái tim mọi người, ông vẫn là bất tử.
Thời nào cũng vậy, phấn đấu để được “làm tướng” đã khó, giữ được đức NHÂN trong đạo làm tướng, như Bác Hồ đã dạy, càng khó hơn. Vậy nhưng, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã làm được điều đó. Chất nhân văn trong con người Đại tướng cũng chính là hiện thân của tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn trong văn hóa giữ nước của dân tộc Việt Nam được tích tụ, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử và được tỏa sáng, phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh./.
PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam