KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh biên giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh biên giới. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM (07/01/1979 - 07/01/2019)


Sau 30/4/1975, nhân dân Việt Nam và Campuchia những tưởng được sống trong hòa bình, nhưng tập đoàn Pol Pot, Iêng Xa ry đã gây họa diệt chủng ở Campuchia và xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam.

40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM (07/01/1979 - 07/01/2019)

Quân và dân ta đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng, đập tan các hành động xâm lược; đồng thời đáp lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng quân và dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng vào ngày 07/01/1979.
“10 ngày sau khi tiếp quản vào 30/4/1975, chúng tôi đã lại phải cầm súng đánh đuổi quân Pol Pot tràn lên định chiếm đảo Phú Quốc và Thổ Chu. Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng - BĐBP) không được rời tay súng, kể cả khi đất nước đã thống nhất” - Thiếu tướng Trương Văn Thanh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, nhớ lại.

Trận đầu Tuy Đức

Tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia có chiều dài 1.137 km, đi qua 10 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam. Thời kỳ sau giải phóng, một số đơn vị quân chủ lực và địa phương chuyển nhanh sang làm kinh tế. BĐBP vừa mới triển khai đã phải gánh vác nhiệm vụ quản lý biên giới - địa bàn, giữ trật tự an ninh và chiến đấu vũ trang bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc.
Từ đầu tháng 5/1975, trên biên giới đoạn Hà Tiên - Tây Ninh, lính Pol Pot liên tiếp xâm phạm lãnh thổ ta gây ra những cuộc xung đột và tội ác. Cuối 1975 đầu 1976, lính Pol Pot tăng cường xâm lấn vùng tây sông Sa Thầy, nam đường 19 thuộc tỉnh Kon Tum. Đêm 03/01/1976, chúng tràn sang làng Xộp (xã Mo Ray, H.Sa Thầy, Kon Tum) đốt hết nhà cửa, cướp phá tài sản và bắt đi 130 dân làng. Đến tháng 6/1976, Pol Pot tăng cường lực lượng ra sát biên giới, xâm canh lấn đất ở các tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh… và thực hiện các hành động khiêu khích như bắn vào đội tuần tra, uy hiếp nhân dân đang đi lại làm ăn gần đường biên, tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn gây sát thương… Đặc biệt, đêm 25/02/1976, lính Pol Pot bất ngờ tập kích vào Đồn BP số 8 - Đắk Lắk (nay là Đồn BP cửa khẩu Bu Prăng nằm ở H.Tuy Đức, Đắk Nông), buộc bộ đội ta phải nổ súng đánh trả, đuổi sang bên kia biên giới. Trong tháng 3 và 4.1976, Pol Pot thường xuyên cho lực lượng bí mật sang trinh sát khu vực đóng quân của đồn 8, bắn súng khiêu khích. Ngày 25/6/1976, chúng tấn công chốt C3 làm 3 chiến sĩ bị thương…
“Khu vực quản lý của Đồn BP số 7 (nay là Đồn Tuy Đức, Đắk Nông) và Đồn 8 (nay là đồn Bu Prăng, Đắk Nông) được bọn Pol Pot chọn làm đột phá khẩu cho cuộc chiến tranh xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Đây là nơi có diễn biến tranh chấp và xung đột vũ trang sớm nhất toàn tuyến” - Thiếu tướng Trương Văn Thanh nói và kể: Ngày 05/01/1977, lính Pol Pot phục kích bắn M79 vào đội tuần tra của đồn làm 1 chiến sĩ hy sinh, 1 người khác bị thương nặng. Rạng sáng 14/01/1977, đồng loạt 2 tiểu đoàn bộ binh địch bao vây, tấn công 2 đồn nhưng vấp phải sự chống trả quyết liệt, phải rút về bên kia biên giới. Phía ta có 9 chiến sĩ hy sinh và 15 bị thương nặng, nhà cửa hư hại… Riêng đồn 7 (Tuy Đức) mất chốt phòng ngự và phải trưa hôm sau bộ đội mới phản kích lấy lại chốt…

Máu đổ dọc đường biên

Đêm 30/4/1977, các sư đoàn chủ lực Pol Pot đồng loạt tấn công các đồn, trạm BP và 13/13 xã biên giới của tỉnh An Giang. Tại chốt Mương Hội Đồng của Đồn BP Bắc Đai (Nhơn Hội, An Phú), 8 chiến sĩ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ở trạm Tịnh Biên thuộc Đồn BP Tịnh Biên (Vĩnh Trung, Tịnh Biên) trên chốt lộ 2 đi Tà Keo, 10 cán bộ chiến sĩ quả cảm đánh lui nhiều đợt tấn công của địch và đều ngã xuống… Mãi tới ngày hôm sau, lực lượng địa phương và bộ đội chủ lực mới chi viện, đẩy địch ra khỏi biên giới.
Trong trận đầu tại An Giang, 26 BĐBP hy sinh, 75 người bị thương. Bọn Pol Pot cũng đã giết hại 228 người dân, làm bị thương 359 người, đốt cháy 444 nóc nhà. Ở xã Phú Hội (H.An Phú, An Giang) có 15 gia đình bị chúng giết cả nhà bằng những cách dã man, tàn ác nhất…
Ngày 18/9/1977, địch mở các đợt tấn công cấp sư đoàn vào hầu hết tuyến biên giới Đồng Tháp. Đêm 25.9.1977, chúng huy động 2 sư đoàn chủ lực, 2 sư đoàn dự bị, 8 tiểu đoàn địa phương với sự yểm trợ của pháo hạng nặng đồng loạt tấn công toàn diện tuyếnbiên giới Tây Ninh. Trong trận này, Đồn BP Xa Mát bị bao vây suốt 11 ngày. Bộ đội đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ được hàng trăm hộ dân, diệt 114 địch. 10 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, bị thương…
Ngày 05/12/1977, lực lượng vũ trang ta đồng loạt phản công, đẩy địch về bên kia biên giới, nhưng Pol Pot lại tăng cường 12 sư đoàn mở các đợt tấn công lấn chiếm. Rạng sáng 17/3/1978, một trung đoàn lính Pol Pot luồn sâu, bất ngờ tấn công vào khu vực Bù Đốp (Bình Phước). Lính Pol Pot đánh vào thôn 6, xã Thiện Hưng, mũi khác vào ấp Xa Trạch, xã Hưng Phước (thời điểm trước khi Hưng Phước tách ra thành 2 xã Hưng Phước và Phước Thiện) và thảm sát dân thường hết sức dã man. Đi tới đâu, chúng đều chém giết, đốt phá, tàn sát không sót một ai, từ người già đến trẻ em. 247 người bị giết hại, 291 nóc nhà và khoảng 14 tấn lương thực bị thiêu rụi…

Người anh hùng Đồn Vĩnh Xương

Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang, cứ mỗi khi nhớ lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam là nhắc đến đồng đội mình: Anh hùng liệt sĩ Hoàng Kim Long (SN 1959) ở xã Tây An, Tiền Hải, Thái Bình. Thông minh học giỏi nhưng 17 tuổi anh Long tình nguyện nhập ngũ và được bổ sung vào Đồn BP Vĩnh Xương (An Giang) đúng thời điểm cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đang diễn ra ác liệt. Ngày 27/2/1978, lính Pol Pot ồ ạt đánh chiếm trạm kiểm soát của đồn nằm ở kinh Năm Xã, Hoàng Kim Long vác ĐKZ bắn liên tục 21 quả đạn, dập tắt 4 hỏa lực đại liên và 12 li 7, bắn chặn các cánh quân của địch, giữ vững vị trí tiền tiêu.
Ngày 14/4/1978, cả lữ đoàn Pol Pot đánh vào các vị trí của trạm và Đồn BP Vĩnh Xương ở khu vực chùa Thầy Bảy. Trong trận này, địch dùng cối 120, ĐKZ, pháo 105, 130 li đánh suốt 3 ngày đêm và vây 3 mặt khiến bộ đội bắn gần hết đạn. Đến ngày 18/4/1978, lính Pol Pot bố trí hỏa lực ở cánh đồng bắn vào chốt.
Phát hiện chỗ yếu của địch là để lộ mục tiêu trên đồng trống, Hoàng Kim Long đã dùng ĐKZ liên tục cơ động diệt 4 hỏa điểm của địch, trong đó có 2 đại liên, 2 khẩu 12 li 7. Khi bắn tới quả đạn thứ 17 tiêu diệt thêm 2 khẩu ĐKZ và đang lắp quả đạn thứ 18 thì anh Long trúng đạn, hy sinh ở tuổi 19. “Khi trận chiến đấu kết thúc, toàn đơn vị đã lao tới ôm lấy anh và khóc. Nếu không có Long, chúng tôi thương vong rất nhiều”, đại tá Phong nhớ lại và kể: “Tự nguyện làm xạ thủ ĐKZ 82, anh Long mày mò nghiên cứu, tìm cách bắn ĐKZ không chân (ứng dụng) ở mọi địa hình, mọi điều kiện.


Khẩu ĐKZ 82 do anh cải tiến bắn rất chính xác, đỡ tốn đạn mà hiệu suất diệt địch cao. Vừa có kỹ thuật giỏi, vừa có lòng dũng cảm cộng với lối đánh táo bạo, linh hoạt, anh đã làm kẻ thù nhiều phen khiếp sợ. Từ tháng 7/1977 - 4/1978, anh Long chiến đấu 35 trận, diệt 9 cụm hỏa lực và 50 tên địch”.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”



Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 



Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.


Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.




Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”

Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 


Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.

Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.