KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn chống người thi hành công vụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chống người thi hành công vụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

CẢNH GIÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM ĐỂ KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ


Vụ việc khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) diễn ra trong nhiều năm qua, đã được các cơ quan chức năng tích cực đối thoại, giải quyết. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đã xuyên tạc, kích động người dân chống đối, là một trong những nguyên nhân khiến vụ việc diễn biến ngày càng phức tạp, các đối tượng được thể cố tình chống phá, gây rối trật tự công cộng, sử dụng vũ khí, chống người thi hành công vụ và giết người.

CẢNH GIÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM ĐỂ KÍCH ĐỘNG, CHỐNG PHÁ

Trong quá trình giải quyết, ổn định trật tự, 3 chiến sĩ CAND đã hy sinh, để lại niềm thương xót, cảm phục trong lòng nhân dân; đồng thời dư luận lên án, đề nghị làm rõ, xử lý nghiêm minh những kẻ phạm pháp, gây tội ác.
Việc tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm theo hồ sơ được thông tin: Năm 1980, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức).
Tháng 10-2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân cho Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng) với các mốc giới không thay đổi. Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 ha đất do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý giao cho Viettel tiếp nhận quản lý, sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (trong đó gồm 46 ha đất thuộc xã Đồng Tâm). Trên một phần diện tích đất này, do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng.
Từ tháng 2-2017, khi Viettel tổ chức triển khai thi công dự án, một số công dân khiếu kiện và gây mất trật tự. Cuối tháng 2-2017, công dân khiếu kiện đã vận động người dân trên địa bàn tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo “khu vực quân sự”, đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh...
Nhiều hoạt động vi phạm cũng được thực hiện, như: dựng trái phép một túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người, kéo lên trụ sở UBND xã, huyện để phản ứng; cắt loa phóng thanh xã; buộc con em nghỉ học...
Ngày 15-4-2017, Công an TP Hà Nội đã bắt 4 người gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm nhưng ngay sau đó, một số người tại đây đã bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm; đồng thời đập phá 9 phương tiện và bắt giữ trái phép 38 cán bộ thuộc huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội. Sau khi đối thoại, những người bị bắt giữ trái phép mới được thả.
Từ đó đến nay, cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và các bộ ngành Trung ương đã nỗ lực để thanh tra, giải quyết các khiếu kiện cũng như thuyết phục vận động người dân chấp hành chủ trương, quy định pháp luật. Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhân dân, nhiều hộ gia đình tạo điều kiện tốt cho bộ đội hoàn thành công việc.
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, sự việc Đồng Tâm như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức chống phá đội lốt “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sánh của Nhà nước, kích động người dân chống đối, lôi kéo, bơm tiềm dưới danh nghĩa “ủng hộ quỹ Đồng Thuận”.
Chúng hứa hẹn với các đối tượng chống đối sẽ được tổ chức quốc tế bảo lãnh, tài trợ. Sự can thiệp này khiến một số đối tượng hám lợi, chống phá chính quyền với tính chất ngày càng côn đồ, manh động. Đỉnh điểm là việc các đối tượng dưới sự chủ mưu của ông Lê Đình Kình đã hành động tàn nhẫn, dùng vũ khí, bom xăng, khiến 3 chiến sĩ Công an hy sinh.
Sau vụ việc này, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Nhiều người lấy cớ vu cáo Nhà nước, chính quyền “cướp” đất của dân, Công an “đàn áp” người dân Đồng Tâm; kích động “phải giữ đất dù phải hy sinh”, hô hào người dân trong nước, nước ngoài đồng hành cùng “dân oan Đồng Tâm mất đất”… Thủ đoạn của các đối tượng tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là, tung tin, vu cáo Nhà nước “cướp” đất của nhân dân.
Chúng ta đều biết, đất đai là tài nguyên quốc gia, tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, giao quyền sử dụng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. Đất đai được Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là một trong những hướng ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên này.
Diện tích đất sân bay Miếu Môn đã được Nhà nước giao cho quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng là hoàn toàn cụ thể, rõ ràng, nhất quán, được thực hiện từ lâu. Cùng với thời gian đã dài và một số yếu kém, buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, cán bộ liên quan, một số cá nhân, hộ gia đình đã tự ý lấn chiếm, sử dụng.
Khi thực hiện chủ trương thu hồi, chúng cố tình xuyên tạc để nhiều người hiểu sai, thậm chí cố tình “lập lờ đánh lận con đen” cho rằng diện tích đó thuộc quyền sử dụng của mình và từ đó có nhiều hành vi sai trái, gây rối, chống đối kéo dài. Mục đích của chúng là vu cáo Nhà nước, chính quyền, tạo ra nhận thức sai lệch, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước, chính quyền nhân dân, kích động tâm lý ức chế, xung đột, chống đối trong một số đối tượng này.

Hai là, kích động phần tử chống đối với chính quyền, cơ quan chức năng nhà nước.
Lợi dụng sự việc này, chúng xuyên tạc, kích động những đối tượng chống đối với luận điệu như: phải “đấu tranh đến cùng”, “thà hy sinh cũng phải chống lại quân cướp đất”, “chống lại lợi ích nhóm, tham nhũng”… Mục đích của chúng là đẩy người dân đối đầu với chính quyền, xóa nhòa bản chất Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, phá hoại mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, hòng tạo ra nhận thức, chia rẽ, kích động tư tưởng đối đầu.

Ba là, xuyên tạc, vu khống hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an, vu cáo, bịa đặt Công an “đàn áp”, “tấn công” nhân dân.
Thủ đoạn của chúng là lập lờ, đánh đồng khái niệm giữa nhân dân với đối tượng chống đối, giết người, gây rối an ninh, trật tự, vu khống Công an, lực lượng chức năng “đàn áp”, “khủng bố”, sử dụng vũ khí để “tấn công nhân dân”. Thực tế, trong sự việc vừa qua, các đối tượng đã rất mưu mô, thâm độc, chuẩn bị kỹ lưỡng vũ khí, phương tiện nhằm giết người thi hành công vụ với tính chất hết sức tàn độc, man rợ (những vũ khí cực kỳ nguy hiểm như bom xăng, lựu đạn, dao phóng, xây hầm chông…).
Công an từ nhân dân mà ra, dựa vào nhân dân để công tác, chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ. Tư tưởng, bản chất, mục đích, phương châm hành động ấy luôn luôn được khắc cốt, ghi tâm trong từng cán bộ, chiến sỹ. Làm sao có thể đánh lận giữa những kẻ gây tội ác, giết hại Công an với khái niệm nhân dân Đồng Tâm?

Bốn là, quốc tế hóa thông tin sự việc Đồng Tâm, cố tình tạo ra nhận thức sai trái về sự việc Đồng Tâm, từ đó kêu gọi các tổ chức, cá nhân lên tiếng, can thiệp.
Để kích động cho số đối tượng quyết liệt chống đối nêu trên, các phần tử xấu đã hậu thuẫn, hứa hẹn sẽ được quốc tế bảo trợ, bảo lãnh, hỗ trợ tài chính từ bên ngoài để tổ chức, hoạt động. Nhiều đối tượng lợi dụng trực tiếp livestream, cắt, ghép, đưa những hình ảnh sai sự thật để gây hiểu nhầm, từ đó kêu gọi, kiến nghị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp.

Năm là, xuyên tạc, làm phức tạp thêm tình hình, làm giảm hình ảnh, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Lợi dụng sự việc Đồng Tâm để gây hoang mang tâm lý, bất ổn xã hội, lựa vào thời điểm Việt Nam bước vào năm 2020 đảm nhận luân phiên Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch AIPA 41, trước thềm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng… Chúng triệt để lợi dụng, khai thác những vấn đề như Đồng Tâm, khai thác, xuyên tạc những tồn tại, bất cập trong đời sống xã hội để kích động người dân chống đối, lấy đó làm ngòi nổ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mục đích cuối cùng là làm suy giảm niềm tin trong nhân dân, gây bất ổn, tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị Việt Nam. Âm mưu, thủ đoạn này người dân cần nhận diện, đấu tranh, cũng như góp phần để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc./.
Lê Thế Cương


Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT

Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu 38.400 đồng… Sau đó là màn quậy phá cảnh sát.
Ngày 12/02, Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thông tin với báo chí về vụ việc khởi tố Nguyễn Quang Tuy (49 tuổi, trú tại thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) về tội chống người thi hành công vụ.
Theo cơ quan Công an, qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Nghệ An biết ngày 09/02 có nhóm ba ô tô đi theo hướng TP.HCM - Hà Nội khi qua các trạm BOT thì thể hiện phản đối, chống đối và có quay phát trực tiếp trên mạng xã hội. Do đó, Công an tỉnh Nghệ An triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm BOT trên địa bàn Nghệ An.

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT
Bị can Nguyễn Quang Tuy tại cơ quan Công an.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, nhóm đi trên ba ô tô qua Trạm BOT Bến Thủy 2 thì ô tô BKS 47A - 130.89 do Tuy điều khiển chây ì, không chịu đưa đủ tiền mặt ra mua vé qua trạm.
Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu số tiền 38.400 đồng.
Tuy đề nghị được viết giấy xin nợ tiền, đòi quẹt thẻ ngân hàng, nhân viên bán vé không đồng ý và giải thích với Tuy trạm thu phí không quẹt thẻ ATM.
Sau đó, Tuy điều khiển ô tô lách qua barie đang đóng phía trước, đâm vào dải phân cách mềm và chạy qua trạm. Khi đến km 444 + 220, quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Nghi Lộc, lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An ra tín hiệu dừng xe nhưng Tuy không chịu xuất trình giấy tờ.
Đến 19 giờ cùng ngày, lực lượng CSGT Công an tỉnh, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên yêu cầu Tuy điều khiển xe chở 3 người cùng đi trên xe về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm việc.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi cơ quan Công an ra quyết định tạm giữ phương tiện và đang tiến hành làm việc thì Tuy tự ý bỏ ra ô tô rồi chốt khóa cửa.
Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã kiên trì tuyên truyền, vận động, yêu cầu người này xuống xe để tiếp tục làm việc nhưng Tuy không những không chấp hành mà còn cố tình khóa kín cửa xe rồi điều khiển xe chạy lòng vòng trong trụ sở Công an huyện. Ngoài ra, Tuy còn lao xe vào cán bộ, chiến sỹ công an huyện nhưng các chiến sĩ tránh được.
Sau nhiều giờ thuyết phục bất thành, đến 0 giờ ngày 10/02, Công an phải phá kính, lập biên bản bắt giữ quả tang Tuy.
Đại tá Lê Văn Thái cho biết: Hiện bị can Tuy đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ thêm một số tình tiết, hành vi. Về tờ tiền 200.000 đồng Tuy mang theo, vì chưa giám định nên chưa khẳng định được đó là giả hay thật.
“Cơ quan điều tra đã làm việc chắc chắn, cẩn trọng, tất cả các tài liệu liên quan đến sự việc chống người thi hành công vụ đã được thu thập đầy đủ từ camera hành trình ô tô, camera BOT Bến Thủy 2, đến lời khai cán bộ thi hành công vụ…” - Đại tá Thái nói.

B.SANG

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

THẤY GÌ KHI “CON NGHIỆN” NGUYỄN MINH KHA RA ĐẦU THÚ?



Trong vụ tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản nhà nước, chống người thi hành công vụ ngày 10-11/6 tại thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), cơ quan chức năng đã triệu tập những đối tượng có liên quan, trong đó có Nguyễn Minh Kha (sinh năm 2.000, ngụ tại khu phố Hải Tân 3, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong). Qua điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Tuy Phong đã ra quyết định khởi tố bị can, cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Kha. Tuy nhiên, khi biết tin bị khởi tố, Kha đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau khi Kha bỏ trốn, các nhà đài “có tiếng” như VOA, RFA và hàng loạt tài khoản facebook của những “rận chủ” liên tục tung tin Kha đã bị công an đánh đập đến chết! Thông tin này đã ít nhiều gây tâm lý kích động tới nhiều người, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với chính quyền...

Tuy nhiên, ngày 24/6 đối tượng Nguyễn Minh Kha đã đến cơ quan Công an trình diện sau nhiều ngày lẩn trốn. Kết quả xét nghiệm của các cơ quan y tế cũng cho thấy Nguyễn Minh Kha hoàn toàn bình thường, không có dấu tích gì của chuyện bị công an đánh đập.

Qua sự việc này có thể thấy:

1. Các thông tin mà VOA, RFA... nói về Việt Nam là không trung thực, thiếu khách quan và trên hết là không có cơ sở. Hầu hết các tin bài đều xào xáo từ thông tin trên mạng xã hội, qua đó quy chụp và đưa ra những nhận định mang tính chống phá Việt Nam. Việc “bức tử” Nguyễn Minh Kha khi tên này đang sống để vu khống chính quyền Việt Nam đã một lần nữa cho thấy điều đó. Liệu có ai còn tin “cái mồm” của các nhà đài này?

THẤY GÌ KHI “CON NGHIỆN” NGUYỄN MINH KHA RA ĐẦU THÚ?


2. Lật mặt những kẻ giả danh “yêu nước”
Nguyễn Đình Thục - kẻ đội lốt linh mục - đã tung tin trên tài khoản facebook cá nhân rằng Nguyễn Minh Kha đã bị công an đánh chết nhằm kích động dư luận. Việc Nguyễn Minh Kha còn sống sờ sờ và ra đầu thú đã khiến cộng đồng thấy rõ mưu đồ phá hoại đất nước của những kẻ như Thục.

Không những thế, Thục còn ca tụng, tán dương rằng Kha là tấm gương sáng của một thế hệ thanh niên dám dấn thân đấu tranh vì đất nước! Nếu là linh mục chân chính sẽ không bao giờ tung hô, bênh vực một đối tượng nghiện ma túy nặng, tham gia cầm đầu gây rối, vi phạm pháp luật, phá hoại sự bình yên của đất nước. Chúa không răn dạy như thế. Đó chỉ có thể là mưu đồ kích động chống phá của kẻ bán nước mà thôi!

3. Mặc dù sự thật đã rõ như ban ngày, nhưng với bản chất xảo trá, lươn lẹo, những kẻ giả danh yêu nước sẽ làm mọi cách để “phù phép” cho cú “hớ” vừa rồi. Chẳng hạn: “Do cầu nguyện lên Thiên Chúa mà Kha được cải tử hoàn sinh!” Hoặc: “Cộng sản Việt Nam cho Kha uống thần dược để tạm thời sống lại, bịt mắt dư luận!” 

Có thể lắm chứ! Vì sự trơ trẽn luôn là thứ thừa thãi nhất trong đầu các nhà “rận chủ”!./.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Ai bảo vệ họ khi người thi hành công vụ bị hành hung, tấn công?



Người thi hành công vụ, họ là ai? Theo pháp luật hiện hành của nước ta, người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ của họ là thi hành một công vụ hợp pháp, trong đó có việc bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đã có nhiều trường hợp “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong khi thi hành công vụ đã bị thương tích dẫn đến tàn tật, phơi nhiễm HIV, thậm chí hy sinh cả tính mạng, bỏ lại gia đình, vợ trẻ, con thơ và biết bao hoài bão chưa thực hiện được…

Ấy vậy mà, buồn thay khi thời gian qua tình trạng hành hung, chống người thi hành công vụ đã xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đây không phải là một vấn đề mới nhưng đang gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, trong đó phải kể đến lực lượng Công an nhân dân, nhất là đối với cảnh sát giao thông (CSGT). Các vụ việc hành hung, chống đối CSGT không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của những người đang thực thi công vụ. Có không ít cán bộ CSGT đã bị thương, hy sinh khi đang làm nhiệm vụ do đối tượng chống đối gây ra, đây là vấn đề gây nguy hiểm cho xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Ai bảo vệ họ khi người thi hành công vụ bị hành hung, tấn công?
Đối tượng Đoàn Thanh Hải
Nhiều vụ người vi phạm hành hung, tấn công CSGT đã bị khởi tố, nhưng thực tế cho thấy số đối tượng bị khởi tố vẫn còn quá ít so với mức độ nghiêm trọng của sự việc. Gần đây nhất, ngày 23/4/2018, tại xã Cư An - huyện Đak Pơ, Đại úy Nguyễn Văn Bình - cán bộ Đội 2-19 thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Gia Lai trong quá trình làm nhiệm vụ, bị tài xế Đoàn Thanh Hải lăng mạ, chửi bới và liên tục đánh vào đầu, bụng. Sự việc được người dân chứng kiến quay clip đưa lên mạng xã hội khiến dư luận rất bức xúc trước hành vi của Hải. Vụ việc được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đak Pơ xác minh, điều tra làm rõ và đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đoàn Thanh Hải về hành vi chống người thi hành công vụ.

Ý thức kém hay pháp luật chưa đủ nghiêm?

Theo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, nguyên nhân chính của tình trạng hành hung, chống đối CSGT đang làm nhiệm vụ là do người tham gia giao thông không chấp hành Luật giao thông đường bộ. Khi bị CSGT xử phạt, người vi phạm thường xin xỏ, đưa hối lộ hoặc có hành vi chống đối như: không xuất trình giấy tờ, xúc phạm, đe dọa, xô đẩy, lợi dụng đám đông để gây sức ép với CSGT. Manh động hơn, một số người còn sẵn sàng đốt xe môtô, dùng hung khí hay vũ lực hành hung, gây thương tích cho CSGT, quay xe ngang đường làm ùn tắc giao thông... khiến dư luận bức xúc. Ngoài ra, những quy định của pháp luật về xử lý các hành vi hành hung, chống đối người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức giáo dục, răn đe. Nhiều vụ hành hung, chống đối CSGT chỉ mới xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức từ 2 - 5 triệu đồng theo điểm a, khoản 3, Điều 20, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ hay theo Điều 330, Bộ Luật Hình sự 2015 thì mức phạt cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 7 năm tù giam.

Một nguyên nhân khác là do những tác động tiêu cực của mạng xã hội, nguồn thông tin không chính thống, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực bên ngoài; những “con sâu làm rầu nồi canh” tạo ra tâm lý bức xúc và thù hằn từ trước, khi có va chạm với lực lượng thi hành công vụ, dù là nhỏ, người vi phạm dễ dàng trở nên quá khích và có những hành động thiếu kiểm soát, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Do đó cần lên án, xử lý nghiêm hành vi hành hung, chống người thi hành công vụ

Câu chuyện hành hung, tấn công người thi hành công vụ xảy ra ngày một nhiều và chưa có dấu hiệu dừng lại, cho thấy cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa để chấm dứt tình trạng này, ổn định trật tự an toàn xã hội và cũng để lực lượng thi hành công vụ yên tâm công tác, thực thi pháp luật.

Vì thế đối với người thi hành công vụ, họ cần được bảo vệ để yên tâm làm việc và cống hiến. Còn với mỗi công dân cần nâng cao khả năng “miễn dịch” trước những luận điệu xuyên tạc, tự điều chỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của mình, tránh bộc phát, nóng giận, mất kiểm soát gây hậu quả đáng tiếc.

Cho dù ở khía cạnh nào, việc hành hung, chống người thi hành công vụ cũng là coi thường pháp luật. Cần trừng trị nghiêm minh những kẻ ngang ngược, ngông cuồng, ý thức kém, xem thường luật pháp. Dư luận phải lên án mạnh mẽ để đẩy lùi tình trạng này, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Dân Tiên