KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn TÔI SẼ LÀM VIỆT CỘNG”!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÔI SẼ LÀM VIỆT CỘNG”!. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

“NẾU LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, TÔI SẼ LÀM VIỆT CỘNG”!

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, rất nhiều nhà báo nước ngoài đã đến Việt Nam. Nhiều tác phẩm báo chí của họ về những điều “mắt thấy tai nghe” tại chiến trường Việt Nam đã gây hiệu ứng lớn trong dư luận quốc tế, góp phần vào làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.


Trong số đó có nữ ký giả Pháp Michèle Ray của tờ Le Nouvel Observateur (Người Quan sát mới). Bà sang Việt Nam từ đầu năm 1966, chỉ vài tháng sau khi Mỹ ồ ạt đổ quân vào Việt Nam. Sau này bà cho biết, ngoài công việc làm báo, bà còn muốn tìm tung tích cha mình cũng là một nhà báo đã mất ở cao nguyên Trung phần trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp trước đó.
Sau ngày về nước, Michèle Ray đã viết cuốn sách “Từ hai bờ địa ngục” (Des deux rives de l’enfer) và một thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng”. Cuốn “Từ hai bờ địa ngục” đã được dịch sang tiếng Anh và phát hành khắp thế giới, kể lại cuộc hành trình mạo hiểm của bà một mình một xe ô tô, khi thì có mặt ở những vùng chiến sự, khi lọt vào vùng giải phóng và tất nhiên, nhiều phen thoát chết trong gang tấc. Thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng” kể về những người cách mạng, từ anh cán bộ phong trào, anh bộ đội, anh du kích… đến người dân bình thường và các cháu học sinh ở vùng giải phóng. Thú vị nhất là việc có lần, bà đã bị họ bắt làm “tù binh” một thời gian và nhờ đó mà bà hiểu kỹ hơn về những người “Việt cộng”.
Michèle Ray kể rằng, sau khi sang Việt Nam, bà đã chọn Bình Định vì hồi đó, đây là một trong những chiến trường nóng bỏng. Đây cũng là nơi đã bẻ gãy 1 trong “5 mũi tên” của Mỹ ở chiến trường miền Nam. Báo chí Sài Gòn thời ấy bình luận: “Bình Định là tỉnh đứng đầu trong 44 tỉnh, thành phố về mất an ninh trật tự nhất ở miền Nam Việt Nam” (vì có phong trào đấu tranh chống Mỹ-ngụy phát triển mạnh mẽ). Vì thế, phần lớn những địa danh và nhân vật trong hai tác phẩm trên đây của Michèle Ray là ở Bình Định, nhiều người trong số đó hiện nay vẫn còn sống. Một trong số đó là nữ nhà báo Lê Thu, người đã từng được tiếp xúc với Michèle Ray hồi bà “bị bắt” ở Bình Định.
Lê Thu quê ở thôn Mỹ An, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Gia đình chị từng là một cơ sở cách mạng ở Hoài Nhơn. 14 tuổi, chị tham gia hoạt động hợp pháp trong phong trào đô thị miền Nam, từng bị địch bắt biệt giam ở các nhà lao Quy Nhơn, Nha Trang và giải qua các nhà tù ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận… Ra tù, chị lại tiếp tục hoạt động và được kết nạp Đảng năm 18 tuổi. Sau ngày đất nước thống nhất, chị đi học sư phạm, làm giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quy Nhơn, giảng dạy ở Trường Hành chính tỉnh Nghĩa Bình rồi làm cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Khánh… Duyên nghiệp thế nào, cuối cùng chị lại làm nhà báo công tác tại Văn phòng đại diện báo chí khu vực miền Trung và Tây Nguyên của nhiều tờ báo ở Hà Nội. Lê Thu nói rằng, từ hồi làm du kích và tiếp xúc với Michèle Ray, chị đã mơ ước được làm nhà báo như bà ấy.
Lê Thu kể: Tháng Chạp năm 1966, một hôm nghe xôn xao là du kích vừa bắt được một nữ biệt kích Mỹ lái ô tô đột nhập vùng giải phóng, chị cùng mấy người tò mò đến xem, thấy một cô gái ngoại quốc chừng 26-27 tuổi, tuy bị bắt nhưng không tỏ ra lo lắng, sợ sệt gì. Thầy Tri là giáo viên Pháp văn trao đổi với tù binh, xem giấy tờ rồi quay sang nói với mọi người: Đây là nhà báo Pháp, tên là Michèle Ray, 28 tuổi, phóng viên Báo Người Quan sát mới…
Mọi người vẫn quyết định dẫn Michèle Ray lên cấp trên. Chiếc xe con của bà ấy thì được khiêng giấu vào đám mía tại thôn Tài Lương, xã Hoài Thanh. Thầy Nguyễn Đức Nghĩa, vốn là Hiệu trưởng Trường Trung học Quy Nhơn, được cử đi theo làm phiên dịch viên. Mấy ngày sau, địch có trận càn lớn ở Hoài Thanh, chiếc xe con giấu trong vạt mía bị đốt cháy. Sau này, khi biết chắc chắn Michèle Ray là nhà báo Pháp có thiện chí với cách mạng, bà ấy được đi lại trong vùng tự do. Biết tin chiếc xe đã bị đốt cháy, bà nói: “Tôi đã từng lái loại Renault này từ Nam Mỹ đến Bắc Mỹ, chạy liên tục mấy ngàn cây số vẫn không hỏng. Tới Sài Gòn, tôi đến chi nhánh hãng Renault thuê chiếc xe này để có thể ra Hà Nội. Xe đã được bảo hiểm, nên dù mất tôi vẫn không phải bồi thường”.
Mặc dù đã được “giải oan” nhưng Michèle Ray vẫn luôn ý tứ, dè dặt, muốn làm gì cũng phải xin phép, kể cả chụp ảnh, quay phim. Gặp hôm địch đổ quân càn quét, bà ấy cũng theo mọi người xuống hầm bí mật. Ông Trần Hoài Thu hồi 1965-1967 cũng là giáo viên Pháp văn ở vùng giải phóng huyện Hoài Nhơn, sau này là Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, kể thêm: “Hôm nằm dưới hầm bí mật tại thôn Hội An, xã Hoài Châu, Michèle Ray nghe tiếng giày đinh lính Mỹ nện trên đầu, bà ta cứ nằng nặc đòi đội hầm lên: “Cho tôi được gặp lính Mỹ. Tôi sẽ phỏng vấn họ”. Bà nói đi nói lại nhiều lần, mọi người can ngăn mãi…”.
Khi đã hiểu rõ Michèle Ray, mọi người đều dành cho bà những tình cảm đặc biệt, ngày nào cũng mang cho thịt gà, bia, nước ngọt, trái cây… Nhưng Michèle Ray vẫn thích các món dân dã như rau rừng chấm mắm nêm, canh cua đồng và nhất là khoai luộc nóng. Michèle Ray còn tập chơi bài tú-lơ-khơ với anh em du kích, rồi tự đệm đàn ghi-ta hát bài “Giải phóng miền Nam” bằng tiếng Việt ngọng nghịu. Khi tiếp xúc với mọi người, bà tránh hỏi tên tuổi cụ thể mà chỉ gọi tên theo đặc điểm riêng từng người. Sau này đọc thiên phóng sự “Nếu là người Việt Nam, tôi sẽ làm Việt cộng” của Michèle Ray, mọi người cứ cười hoài khi bà ấy gọi anh công an là “anh răng trắng”; anh công vụ mang khẩu súng cạc-bin là “anh mắt chồn” (ý nói mắt sáng tinh tường); còn thầy Nghĩa phiên dịch thì được gọi là “Giáo sư đỏ” (Professeur rouge)…
Những ngày thâm nhập ở Hoài Nhơn, Michèle Ray đề nghị du kích trang bị cho mình các thứ đồ dùng giống như mọi người: Quần áo bà ba đen, võng ni-lông, bát ăn cơm bằng đuya-ra Mỹ, dù hoa, nón lá, dép cao su… Có lần, Michèle Ray còn đề nghị “móc nối” cho bà được theo đường mòn Trường Sơn đi bộ ra Hà Nội. Nhưng điều kiện lúc đó chưa cho phép. Michèle Ray quyết định quay trở lại Sài Gòn để ra Hà Nội bằng cách khác. Hôm chia tay, tất cả hành lý, tư trang của bà được mọi người chuẩn bị đầy đủ và cho vào ba lô con cóc, mang gọn sau lưng, trông như một chiến sĩ du kích thực thụ… Nhưng, khi ngồi lên xe máy chuẩn bị phóng đi, sực nhớ ra điều gì, Michèle Ray liền đấm vào lưng bác lái xe ra hiệu dừng lại. Thầy Nguyễn Đức Nghĩa hỏi: “Michèle Ray còn cần gì nữa?”. Bà ấy chỉ tay lên lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng đang tung bay trước trụ sở, nói: “Tôi muốn xin lá cờ này…”.
Thầy Nghĩa giải thích rằng, nếu mang theo cờ Giải phóng, sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng của Michèle Ray, ít nhất cũng sẽ bị làm khó dễ. Nhưng bà ấy mở nút áo, chỉ vào ngực mình, nói: “Tôi sẽ xếp thật gọn, giấu kín vào đây. Khi lên máy bay rời Việt Nam, tôi nhờ các đồng nghiệp Mỹ xách hộ qua cửa, sẽ an toàn thôi mà…”.
Không biết kế hoạch ấy của Michèle Ray có trót lọt? Và sau gần 50 năm, Michèle Ray còn giữ được kỷ vật ấy?