KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Mạnh Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Mạnh Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN

     Nhân nào quả nấy, Trịnh Xuân Thanh lại tiếp tục nhận án chung thân trong vụ án PVP Land.
Sáng nay, 05/02/2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân. Đây là án chung thân thứ hai đối với bị cáo này.

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN
HĐXX nhận định: Các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. HĐXX cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.

Về việc sự việc xảy ra từ năm 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm hay không? HĐXX cho rằng ở giai đoạn trước, các bị cáo đã có sự bàn bạc để khai báo gian dối nhằm che giấu tội phạm. Bị cáo Thái Kiều Hương đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện giữa các bị cáo Thanh, Thắng, Hương có sự bàn bạc để khai báo gian dối. Tại tòa, các bị đã thay đổi lời khai tại phiên tòa nhưng không đưa ra được lý do thay đổi lời khai nên không được chấp nhận. 
Theo HĐXX, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch PVC có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã chuyển cho Thanh số tiền 14 tỉ đồng. Tài xế của Thắng và tài xế của Thanh đều xác nhận có việc giao/nhận số tiền 14 tỉ đồng nói trên. Bị cáo Thanh cũng thừa nhận sau khi ăn tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, tài xế có đưa cho bị cáo một valy kéo, về mở ra thấy tiền, sau đó bị cáo đã trả lại. 
Dù bị cáo Thanh không thừa nhận số tiền nói trên là tiền chênh lệch chuyển nhượng dự án, không biết tổng số tiền là bao nhiêu nhưng HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo đã phạm vào tội tham ô tài sản. 
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa thừa nhận đã tác động giúp bị cáo Thái Kiều Hương gặp bị cáo Thanh và bị cáo Phong, bị cáo được hưởng lợi 5 tỉ đồng. Theo yêu cầu của Thái Kiều Hương sau đó, bị cáo Thắng đã chuyển trả lại cho Hương 19 tỉ đồng (trong đó có 14 tỉ đồng Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng). 
Bị cáo là người tạo lập mối quan hệ giữa Thái Kiều Hương và Trịnh Xuân Thanh. Là người nhận số tiền 19 tỉ đồng từ Thái Kiều Hương, sau đó chuyển cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng và bản thân bị cáo chiếm hưởng 5 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Thắng khai biết số tiền chiếm hưởng là bất hợp pháp. Hành vi của bị cáo thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của tội tham ô tài sản với vai trò là người giúp sức. 
HĐXX cho rằng các luận cứ bào chữa cho bị cáo của các luật sư là không có cơ sở để chấp thuận. 
HĐXX cho rằng vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn của các bị cáo tinh vi, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng. 
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính, được hưởng số tiền 14 tỉ đồng trong tổng số 49 tỉ đồng các bị cáo chiếm hưởng. Đây là số tiền chiếm đoạt rất lớn, theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là cao nhất. Tuy nhiên, HĐXX cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo Thanh đã nộp lại toàn bộ số tiền này nên có căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. 
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... thực hiện hành vi móc nối, giúp sức cho các bị cáo trong việc chuyển nhượng dự án thấp hơn giá trị thực. Bị cáo Thắng được hưởng lợi số tiền 5 tỉ đồng nhưng bị cáo tại tòa đã thừa nhận hành vi phạm tội, đã trả lại số tiền 5 tỉ đồng, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên được xem xét áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. 

Tòa tuyên án: 

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC): Tù chung thân về tội tham ô tài sản. Phạt bổ sung 50 triệu đồng (VKS đề nghị tù chung thân). 
2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land): 13 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng (VKS đề nghị từ 14 năm tù đến 15 năm tù). 
3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng (VKS đề nghị từ 17 năm tù đến 18 năm tù). 
4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 09 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù). 
5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): 08 năm tù, tổng hợp với hình phạt là tù chung thân (VKS đề nghị từ chín năm tù đến 10 năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5): Sáu năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là tù chung thân. (VKS đề nghị từ tám năm tù đến chín năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới): 10 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN

     Nhân nào quả nấy, Trịnh Xuân Thanh lại tiếp tục nhận án chung thân trong vụ án PVP Land.
Sáng nay, 05/02/2018, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh mức án chung thân. Đây là án chung thân thứ hai đối với bị cáo này.

Tuyên án PVP Land: TRỊNH XUÂN THANH LÃNH ÁN CHUNG THÂN
HĐXX nhận định: Các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS. Tài liệu trong hồ sơ vụ án hoàn toàn hợp pháp. HĐXX cho rằng việc sửa chữa lời khai của Trịnh Xuân Thanh đã được điều tra viên giải trình, theo đó việc sửa chữa này là theo yêu cầu của chính bị cáo Thanh.

Về việc sự việc xảy ra từ năm 2010, vậy có bỏ lọt tội phạm hay không? HĐXX cho rằng ở giai đoạn trước, các bị cáo đã có sự bàn bạc để khai báo gian dối nhằm che giấu tội phạm. Bị cáo Thái Kiều Hương đã có lời khai tại cơ quan điều tra thể hiện giữa các bị cáo Thanh, Thắng, Hương có sự bàn bạc để khai báo gian dối. Tại tòa, các bị đã thay đổi lời khai tại phiên tòa nhưng không đưa ra được lý do thay đổi lời khai nên không được chấp nhận. 
Theo HĐXX, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là chủ tịch PVC có vị trí quan trọng trong việc chuyển nhượng cổ phần của PVP Land. Bị cáo Đinh Mạnh Thắng khai đã chuyển cho Thanh số tiền 14 tỉ đồng. Tài xế của Thắng và tài xế của Thanh đều xác nhận có việc giao/nhận số tiền 14 tỉ đồng nói trên. Bị cáo Thanh cũng thừa nhận sau khi ăn tại nhà hàng số 1 Xuân Diệu, tài xế có đưa cho bị cáo một valy kéo, về mở ra thấy tiền, sau đó bị cáo đã trả lại. 
Dù bị cáo Thanh không thừa nhận số tiền nói trên là tiền chênh lệch chuyển nhượng dự án, không biết tổng số tiền là bao nhiêu nhưng HĐXX cho rằng có đủ căn cứ kết luận hành vi của bị cáo đã phạm vào tội tham ô tài sản. 
Bị cáo Đinh Mạnh Thắng trong quá trình điều tra và tại phiên tòa thừa nhận đã tác động giúp bị cáo Thái Kiều Hương gặp bị cáo Thanh và bị cáo Phong, bị cáo được hưởng lợi 5 tỉ đồng. Theo yêu cầu của Thái Kiều Hương sau đó, bị cáo Thắng đã chuyển trả lại cho Hương 19 tỉ đồng (trong đó có 14 tỉ đồng Trịnh Xuân Thanh chiếm hưởng). 
Bị cáo là người tạo lập mối quan hệ giữa Thái Kiều Hương và Trịnh Xuân Thanh. Là người nhận số tiền 19 tỉ đồng từ Thái Kiều Hương, sau đó chuyển cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 tỉ đồng và bản thân bị cáo chiếm hưởng 5 tỉ đồng. Tại cơ quan điều tra, Thắng khai biết số tiền chiếm hưởng là bất hợp pháp. Hành vi của bị cáo thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của tội tham ô tài sản với vai trò là người giúp sức. 
HĐXX cho rằng các luận cứ bào chữa cho bị cáo của các luật sư là không có cơ sở để chấp thuận. 
HĐXX cho rằng vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn của các bị cáo tinh vi, gây dư luận xấu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng. 
Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò chính, được hưởng số tiền 14 tỉ đồng trong tổng số 49 tỉ đồng các bị cáo chiếm hưởng. Đây là số tiền chiếm đoạt rất lớn, theo quy định của pháp luật, hình phạt áp dụng đối với bị cáo là cao nhất. Tuy nhiên, HĐXX cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc bị cáo Thanh đã nộp lại toàn bộ số tiền này nên có căn cứ để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. 
Đối với bị cáo Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương... thực hiện hành vi móc nối, giúp sức cho các bị cáo trong việc chuyển nhượng dự án thấp hơn giá trị thực. Bị cáo Thắng được hưởng lợi số tiền 5 tỉ đồng nhưng bị cáo tại tòa đã thừa nhận hành vi phạm tội, đã trả lại số tiền 5 tỉ đồng, bị cáo có nhiều thành tích trong công tác, gia đình có công với cách mạng... nên được xem xét áp dụng mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. 

Tòa tuyên án: 

1. Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC): Tù chung thân về tội tham ô tài sản. Phạt bổ sung 50 triệu đồng (VKS đề nghị tù chung thân). 
2. Nguyễn Ngọc Sinh (cựu tổng giám đốc PVP Land): 13 năm tù, phạt bổ sung 20 triệu đồng (VKS đề nghị từ 14 năm tù đến 15 năm tù). 
3. Đào Duy Phong (cựu chủ tịch HĐQT PVP Land): 16 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng (VKS đề nghị từ 17 năm tù đến 18 năm tù). 
4. Đinh Mạnh Thắng (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà): 09 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù). 
5. Lê Hòa Bình (chủ tịch HĐQT Công ty 1-5): 08 năm tù, tổng hợp với hình phạt là tù chung thân (VKS đề nghị từ chín năm tù đến 10 năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
6. Nguyễn Thị Kim Thoa (kế toán trưởng Công ty 1-5): Sáu năm tù, tổng hợp hình phạt với bản án trước là tù chung thân. (VKS đề nghị từ tám năm tù đến chín năm tù, về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt tù chung thân tại Bản án số 134 ngày 15-3-2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là tù chung thân). 
7. Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (làm nghề môi giới): 10 năm tù (VKS đề nghị từ 11 năm tù đến 12 năm tù).


Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?

Ngày 26-1, cha của hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng đã mất. Nhiều người thắc mắc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng (đều đang bị tạm giam) có được về chịu tang cha hay không?



Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?


Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) cho hay: Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành không có quy định về việc cho phép bị can, bị cáo đang bị tạm giam được về nhà một thời gian nhất định để giải quyết chuyện gia đình (trong đó có việc đám tang của người thân). Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cho về chịu tang người thân cũng chưa từng xảy ra trong thực tiễn. Chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là ông Đinh La Thăng hoặc ông Đinh Mạnh Thắng được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi cư trú và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.


Về thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với trường hợp anh em ông Thăng thuộc Tòa án và phải thỏa mãn các điều kiện rất khắt khe theo luật định. Ông Đinh Mạnh Thắng đang bị TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sản nên thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo này là do HĐXX ở phiên tòa này quyết định. Còn trường hợp ông Đinh La Thăng vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cấp phúc thẩm chưa thụ lý nên chưa biết thẩm quyền thuộc về tòa nào giải quyết (tòa sơ thẩm hay phúc thẩm).




Tuy nhiên các phân tích trên chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Còn thực tế như thế nào lại phụ thuộc vào việc anh em ông Thăng có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho về chịu tang cha hay không và quan trọng nhất là các cơ quan thẩm quyền có chấp thuận hay không…

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?

Ngày 26-1, cha của hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng đã mất. Nhiều người thắc mắc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hai ông Đinh La Thăng và Đinh Mạnh Thắng (đều đang bị tạm giam) có được về chịu tang cha hay không?


Cha mất, anh em ông Đinh La Thăng có được về chịu tang?


Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao) cho hay: Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) hiện hành không có quy định về việc cho phép bị can, bị cáo đang bị tạm giam được về nhà một thời gian nhất định để giải quyết chuyện gia đình (trong đó có việc đám tang của người thân). Trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cho về chịu tang người thân cũng chưa từng xảy ra trong thực tiễn. Chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giam được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn. Cụ thể là ông Đinh La Thăng hoặc ông Đinh Mạnh Thắng được cơ quan có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang tại ngoại, cấm đi khỏi cư trú và chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.

Về thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn hiện nay đối với trường hợp anh em ông Thăng thuộc Tòa án và phải thỏa mãn các điều kiện rất khắt khe theo luật định. Ông Đinh Mạnh Thắng đang bị TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm về tội tham ô tài sản nên thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị cáo này là do HĐXX ở phiên tòa này quyết định. Còn trường hợp ông Đinh La Thăng vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 13 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, cấp phúc thẩm chưa thụ lý nên chưa biết thẩm quyền thuộc về tòa nào giải quyết (tòa sơ thẩm hay phúc thẩm).

Tuy nhiên các phân tích trên chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật TTHS hiện hành. Còn thực tế như thế nào lại phụ thuộc vào việc anh em ông Thăng có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho về chịu tang cha hay không và quan trọng nhất là các cơ quan thẩm quyền có chấp thuận hay không…

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

BẮT TẠM GIAM EM TRAI ÔNG ĐINH LA THĂNG


Một loạt quan chức cấp cao bị bắt trong những ngày cuối tuần qua cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng trong phòng chống tham nhũng, và việc ông Đinh La Thăng bị bắt để điều tra cũng là minh chứng cho thấy không có vùng an toàn nào cho quan tham. 
Vào chiều ngày 08/12/2017, một loạt quyết định liên quan công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã được các cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước đưa ra: Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy (gồm cả sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với ông Đinh La Thăng. Những quyết định quan trọng này được đưa ra khi cơ quan bảo vệ pháp luật quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); đại biểu Quốc hội khóa XIV; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Trong một diễn biến khác có liên quan, cũng trong ngày 08/12, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Ông Đinh Mạnh Thắng
Và vào sáng ngày 09/12/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh Mạnh Thắng (55 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà về hành vi tham ô tài sản. Đáng chú ý, ông Đinh Mạnh Thắng là em trai của ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Công an, ông Thắng bị bắt do các sai phạm có liên quan đến vụ án Cố ý làm trái, tham ô tài sản xảy ra Tổng công ty xây lắp dầu khí VN (PVC). Hiện cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra mở rộng vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại PVN. Điều đặc biệt là ngay sau khi báo chí loan tin, dư luận đều tỏ ra vui mừng, đồng tình và ủng hộ thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Những động thái ấy xóa tan đi nghi ngờ về sự nể nang, né tránh, về “vùng cấm” trong chống tham nhũng. Những quyết định quan trọng này sẽ góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, và đó chính là sức mạnh đưa cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến thành công.



Nguồn chôm chỉa trên internet