KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC THẾ HỆ

Người thì đổ lỗi cho những đứa bé. Người thì chuyển qua trách cha, trách mẹ của chúng. Rồi trách trường, trách giáo viên chủ nhiệm, trách lớp, trách đến xã hội, đến nền giáo dục, đến an sinh xã hội, đến…cái lan can chung cư, đến đại dịch khiến tương tác xã hội giảm…

Thực ra thì trách mắng không khiến người đã khuất trở về, cũng chẳng khiến những người ở lại bớt buồn.
Có những con người trưởng thành, mà sáng chúng ta vẫn thấy họ cười, đến chiều tối là đã không còn thấy họ nữa. Có những người nổi tiếng, thành danh, giàu có, gia đình đuề huề, nhưng họ lại chọn dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ. Điều gì khiến họ hành động như vậy? Chúng ta - những người quan sát ở góc nhìn khác, sẽ không thể biết và hiểu nên dễ buông những lời nặng nề.
Mình thấy có nhiều người hay so sánh lớp trẻ hiện nay với lớp trẻ hồi xưa. Nhưng mỗi sự so sánh đó có lẽ sẽ không giúp gì mấy, mà điều ấy chỉ khiến hố sâu thế hệ thêm rộng ra. Hồi trước, thế giới của mỗi đứa trẻ thường rộng, đó là bầu trời, ruộng lúa, đường làng đến trường… Còn thế giới của lũ trẻ hiện tại giữa phố thị lại là những bức tường, smartphone, TV và máy tính - mà các bạn thừa biết những thứ đó độc hại thế nào rồi mà.
Có một thực tế đáng buồn là, thời nào, những đứa trẻ đang phải sống giữa những sự so sánh. Nào là “con nhà người ta” hay “con hàng xóm”... Rồi đến ngày nay thì là “con chị đồng nghiệp”, “con bác phòng bên”, “con sếp”... Trẻ con dường như không phải chạy đua cho riêng chúng mà còn chạy đua cho cả bố mẹ. Có lẽ, những thế genZ và tương lai sẽ trở thành giống như những thế hệ trẻ ở Hàn, Nhật, Trung… hiện tại. Một thế giới phải gồng mình chạy đua và nhiều người chọn cách kết thúc để không phải chạy đua thêm nữa.
Thế giới quan của mỗi thế hệ đều khác nhau. Điều phi lý là thế hệ trước lại cứ muốn thế hệ sau phải sống trong một thế giới quan như họ. Thay vì cùng nhau thay đổi để thích nghi.
Đa phần người lớn thường quên mất họ cũng từng là trẻ nhỏ. Cũng từng mâu thuẫn với ông bà, cha mẹ, thầy cô… Khá dám chắc rằng, nhiều người trong chúng ta cũng “đã” thèm muốn một sự “thấu hiểu” hoặc “giãi bày”. Ai mà chẳng phải trải qua khoảnh khắc muốn nói gì đó nhưng lại bị chặn lại vì “không được cãi bố mẹ”, “phải im lặng mà nghe”...
Và rồi khi “những đứa trẻ trong quá khứ” ấy trở thành người lớn - lại chính là những người mà chúng đã-từng-không-muốn-trở-thành-nhất.
Người trẻ vẫn đang học trở thành người lớn. Và người lớn có lẽ cũng nên biến mình trở lại thời trẻ.