KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

10 biện pháp để phòng tránh tội phạm trên không gian mạng.

Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số CMND, CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.


Thứ hai, kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đồi thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng... không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính

Thứ ba, cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhẫn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.




Thứ tư, tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tăng số tiền, tài sản lớn hoặc quá có giá trị lớn.

Thứ năm, trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo.

Thứ sáu, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhẫn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng....

Thứ bảy, cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng... Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

Thứ tám, cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác mình. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng bảo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời

Thứ chín, quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở hồ, cho thuê, bản tài khoản ngân hàng. cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vì mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Thứ mười: Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung A không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng...

Vấn đề đa chiều

Tái diễn nhiều trò lừa đảo tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao"

 Sau một thời gian tạm lắng, chiêu lừa cộng tác viên online "việc nhẹ lương cao" bắt đầu hoạt động rầm rộ trở lại. Nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ các câu chuyện bị lừa đảo hoặc lên các hội nhóm để hỏi, xác minh về những lời mời làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử. Trước thực tế trên, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến cáo người dân cần tiếp tục nêu cao cảnh giác để không trở thành nạn nhân mới của những chiêu lừa cũ.
Chị N.ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), một nạn nhân chia sẻ, qua mạng xã hội, chị được mời tham gia công việc vừa có thể làm qua mạng lại vừa có chiết khấu cao, chỉ cần gắn link sản phẩm từ mỹ phẩm, đồ gia dụng, quần áo… trên các sàn thương mại điện tử lên trên Facebook, Zalo để nhận tiền hoa hồng từ các shop với mức trung bình từ 10.000-500.000 đồng/sản phẩm.


😭
Để tham gia công việc này, các đối tượng yêu cầu chị T. phải bỏ ra một khoản phí là 399.000 đồng và sau đó thêm chị vào một nhóm trên Telegram. Đối tượng tạo niềm tin cho nạn nhân bằng cách giả mạo thành viên trong hội nhóm, liên tục gửi các hóa đơn nhận tiền từ vài trăm đến hàng triệu đồng. Sau 3 đơn hàng đầu được nhận tiền thật, đến đơn thứ 4 giá trị đơn hàng cao, họ yêu cầu chị gửi tiền đối ứng cọc giá trị, lấy lý do hệ thống bị lỗi cần thêm tiền để xác minh, đóng thuế. Khi nạn nhân phát hiện ra thì đã bị đối tượng chặn tài khoản, không thể liên lạc.
Phân tích về chiêu thức lừa đảo này, chuyên gia của Cục An toàn thông tin cho biết: Đối tượng tuyển dụng mà các đối tượng lừa đảo nhắm đến thường là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp có nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm để tăng thu nhập.
Để tạo lòng tin với nạn nhân, các đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên sàn thương mại điện tử, nhân viên của công ty môi giới việc làm hoặc các doanh nghiệp lớn, uy tín để đăng gia mạo tuyển dụng. Dấu hiệu dễ nhận biết của những bài đăng này là tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền cùng các công việc như: Chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình…
Đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đánh vào ham muốn nhanh kiếm được tiền của nạn nhân. Và đặc biệt, trong quá trình lừa đảo, các đối tượng liên tục dồn ép nạn nhân khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý, rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ rằng sẽ không lấy lại được số tiền buộc nạn nhân phải tiếp tục chuyển tiền. Khi số tiền nạp lên đến giá trị lớn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do rất khó tin như tài khoản bị đóng băng; hệ thống lỗi... để trì hoãn việc rút tiền, từ đó chiếm đoạt hoàn toàn tài sản của nạn nhân.
“Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin cho biết: Hình thức lừa đảo này đã liên tục được cơ quan chức năng đưa ra cảnh báo trong thời gian qua, cùng với đó là các biện pháp phòng tránh cho người dân. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm lắng, chiêu trò cũ này đang có dấu hiệu rầm rộ trở lại.
Để tránh sập bẫy, ông Lương khuyến cáo người dân cần tuyệt đối nâng cao cảnh giác, đồng thời chia sẻ cho người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Nên tìm đến những văn phòng, công ty có danh tiếng, uy tín hoặc các trang web chính thống của họ.
Bên cạnh đó, người dân cũng nên cẩn trọng với các lời giới thiệu việc làm trên mạng xã hội; cần tìm hiểu kĩ về người giới thiệu và chính sách của công ty mà đối tượng nhắc tới; không nên quá tin tưởng vào những đề nghị quá hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng. Đặc biệt, tuyệt đối không đặt cọc cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào khi chưa nắm bắt rõ ràng thông tin va mức độ uy tín; không được cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào. Khi phát hiện ra dấu hiệu hoặc đã trở thành nạn nhân của những trường hợp lừa đảo, người dân cần nhanh chóng tố giác các hành vi lừa đảo đến các cơ quan có thẩm quyền để hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại, đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.
Theo CAND

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

"SỐNG CHẬM" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Các cơ quan chức năng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Viết Trung (28 tuổi, trú tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và 5 bị can khác về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo kết quả điều tra, với thủ đoạn lập các trang fanpage giả danh Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để quảng cáo chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp rồi mời chào bán các loại thuốc “độc quyền” của hai bệnh viện này, chỉ trong thời gian từ tháng 6-2022 đến nay, Phạm Viết Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền gần 50 tỷ đồng của hơn 7.000 người bị hại trên toàn quốc.


Nhiều người không khỏi giật mình trước khoản tiền lừa đảo “khủng” cũng như số lượng nạn nhân của nhóm đối tượng trên lên đến hàng nghìn người chỉ trong vòng hơn một năm. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng xảy ra thời gian qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho không ít người. Điều này càng cho thấy không gian mạng đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ của bọn tội phạm.
Vì sao vậy?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng này, như thủ đoạn của các đối tượng tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; internet nói chung, mạng xã hội nói riêng là một môi trường đặc thù, không nhiều người nắm chắc, hiểu sâu về kỹ thuật, về cách thức hoạt động nên dễ bị lừa đảo... Cùng với đó, không thể không nói đến ý thức cảnh giác, “kỹ năng sống” của một bộ phận người dân còn hạn chế. Một cán bộ của Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, ngay sau khi phát hiện các trang fanpage giả mạo để lừa đảo bán thuốc, Bệnh viện đã kịp thời báo cáo cơ quan chức năng, liên hệ với nhiều cơ quan báo chí để đăng, phát bài cảnh báo, đồng thời đăng tải thông tin cảnh báo trên trang web cũng như fanpage chính thức của Bệnh viện. Tuy nhiên, dường như các nạn nhân vẫn không biết thông tin do không chủ động xác minh bằng cách truy cập vào các trang web chính thống. Không tiếp cận được thông tin cảnh báo, cộng với sự nhẹ dạ cả tin nên nhiều người đã dễ dàng bị lừa. Theo cán bộ này, chỉ cần một thao tác đơn giản là truy cập vào trang web của Bệnh viện để tìm hiểu thông tin thì có lẽ hàng nghìn người đã không trở thành nạn nhân của bọn tội phạm.
Trong bối cảnh công nghệ, internet, mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, các giải pháp về mặt kỹ thuật, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn hành vi vi phạm, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng của các cơ quan chức năng mặc dù quyết liệt nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thì sự tỉnh táo, cảnh giác, kỹ năng xử trí tình huống của người dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước những thông tin liên quan trên không gian mạng, mỗi người cần “sống chậm” hơn để có thể phân tích, xác minh tính chính xác bằng các biện pháp phù hợp, trong đó có việc tìm đến những nguồn tin, những trang web chính thống...
PHƯƠNG HIỀN

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

MẤY VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Đấu tranh trên không gian mạng (KGM) là một “mặt trận” quan trọng để bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bởi các thế lực thù địch, bao gồm phản động, cơ hội chính trị, xét lại lịch sử đã và đang triệt để lợi dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (công nghệ số, Internet) để ngày đêm tung ra những luận điệu xuyên tạc, bôi đen chế độ ta; liên kết, hình thành các tổ chức đối lập, các thế lực “ngầm” để chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự tồn tại, phát triển các trang “đen” và hoạt động xuyên tạc, kêu gọi biểu tình, kích động bạo lực chống phá của chúng đã minh chứng cho nhận định này.

MẤY VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU TRANH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên KGM, Đảng, Nhà nước ta đã không chỉ coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục mà còn tiến hành các biện pháp chính trị - pháp lý để đấu tranh: Ban hành Luật An ninh mạng, thành lập các cơ quan, lực lượng chuyên trách như: Bộ Tư lệnh tác chiến KGM của Bộ Quốc phòng; Cục An ninh mạng của Bộ Công an... Để góp phần vào cuộc đấu tranh này, đã hình thành cộng đồng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc trên KGM. Sự tham gia đó của người dân có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp to lớn vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Song do tính tự phát, thiếu tổ chức và do nhiều nguyên nhân khác, nhất là trình độ nhận thức chính trị, kinh nghiệm đấu tranh... dẫn đến hiệu quả chưa được như mong muốn, còn nhiều bất cập, hạn chế, thậm chí nửa vời...
Trước yêu cầu mới đặt ra, để sự tham gia đấu tranh của bà con yêu nước chân chính trên KGM đạt hiệu quả cao hơn, xin đề cập mấy vấn đề mang tính trao đổi, mong được bà con quan tâm, chia sẻ rộng rãi:
- Luôn nắm vững, nhất quán với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong mọi phát ngôn (bài nói, bài viết, comment). Vì vậy, cần nghiên cứu tìm hiểu nắm vững đường lối, chính sách, pháp luật. Làm được điều này, kẻ xấu sẽ không có đất để xuyên tạc, quy chụp.
- Chấp nhận “dấn thân”, xác định hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng, cho dù có bị kẻ thù tìm mọi thủ đoạn đê hèn như khủng bố, đe dọa...
- Nêu cao đoàn kết, thống nhất, nhân ái, tương trợ giúp đỡ nhau trên tình giai cấp, tình đồng chí, đồng đội, bỏ qua những khác biệt đặc thù mang tính văn hóa vùng miền, địa phương, cá nhân.
- Nhạy bén, cảnh giác cao với những đánh phá phong trào yêu nước trên KGM, như:
+ Giả danh yêu nước, dùng tiền, vật chất mua chuộc dưới mọi hình thức, biến thành tay sai của chúng.
+ Giả danh yêu nước dưới vỏ bọc sử dụng avatar là hình ảnh biểu tượng cách mạng như hình lãnh tụ, cờ Đảng, cờ Tổ quốc (cờ đỏ sao vàng) trong trang Facebook cá nhân hoặc khi livestream để lừa cộng đồng.
+ Rêu rao luận điệu bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, song cắt xén, xuyên tạc; dẫn bằng chứng thực nhưng suy diễn làm sai lệch bản chất. Thực chất là ngụy tạo, bôi đen chế độ.
+ Vin lý do quy định của luật pháp không cho phép thành lập hội nhóm để đánh phá các nhóm yêu nước tự phát của những người yêu nước đích thực liên kết với nhau nhằm tạo sức mạnh. Trong khi chúng lại ngấm ngầm liên kết chặt chẽ, hình thành các “tổ chức đối lập” ngầm, có tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, cung cấp tài chính, trang bị kỹ thuật để hoạt động phá hoại. Đây là chiêu trò cực kỳ nguy hiểm...
- Có phương thức đấu tranh hiệu quả:
+ Thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Không xa rời nguyên tắc chiến lược, đó là mục tiêu cách mạng, song luôn mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, tùy đối tượng, hoàn cảnh cụ thể.
+ Dựa vào tổ chức để đấu tranh. Đây là vấn đề mấu chốt bảo đảm cho sự thắng lợi, bởi không có tổ chức thì không có sức mạnh. Tổ chức để chúng ta dựa vào là tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội. Chúng ta cần tranh thủ sự định hướng từ các tổ chức chính danh đó, đồng thời đó là nơi chúng ta cung cấp thông tin khi phát hiện các “dấu hiệu” phản động, cơ hội chính trị giúp các cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể các cấp cần quan tâm thực sự đến cuộc đấu tranh của quần chúng yêu nước đích thực trên KGM, có giải pháp bảo vệ người đấu tranh, có kênh trực tiếp hoặc gián tiếp (đường dây nóng) để quần chúng kịp thời phản ánh.
+ Sử dụng ngôn ngữ đấu tranh cần chọn lọc, bảo đảm tính khoa học, tính chính trị và văn hóa để tránh kẻ thù quy kết, bởi cách mạng của chúng ta là “đạo đức và văn minh”.
Trên đây là mấy vấn đề xin trao đổi và mong được bà con yêu nước chân chính sẻ chia. Xin trân trọng! 

Nguyên Hà

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

CẢNH GIÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

          Thời gian qua, lợi dụng sự quản lý còn chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, trên không gian mạng Internet còn tồn tại rất nhiều tài khoản có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sự thật, nói xấu lãnh tụ, bôi nhọ hình ảnh đất nước và kêu gọi lật đổ chế độ. Các đối tượng, tổ chức phản động lưu vong người Việt tung ra các video xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, kích động biểu tình bạo loạn, đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các ngôn từ thể hiện sự ảo tưởng, ngông cuồng và xảo quyệt. 

          Đáng chú ý, một số tổ chức phản động người Việt đã và đang tăng cường các luận điệu tuyên truyền trên không gian mạng nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như: tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” tự xưng, do tên cựu trung úy ngụy chế độ Sài Gòn cũ Đào Minh Quân cầm đầu. Tổ chức này thực chất không được tổ chức, quốc gia nào công nhận, nhưng chúng tự rêu rao là đã được 26 quốc gia, Chính phủ nước ngoài thừa nhận và bảo lãnh, có trụ sở tại Nam California, Mỹ. Đáng buồn cười là đối tượng trong tổ chức này tự phong quân hàm tướng cho nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng đây là một tổ chức phản động rất vô văn hóa, bởi chúng đăng tin, viết bài trên không gian mạng internet với những lời lẽ kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nói tục, chửi bậy một cách thường xuyên. Được biết, tiền thân của chúng là tổ chức “Tân Dân chủ”, thành lập năm 1991 tại địa chỉ 2807, Anaheim, California 92814, Mỹ, là một tổ chức khủng bố. 

CẢNH GIÁC CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

          Tổ chức “Đảng Việt tân” là một tổ chức khủng bố đáng chú ý khác, do Hoàng Cơ Minh (tên này đã bị tiêu diệt trên đất Lào khi tiến hành các hoạt động nhằm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam để chống phá), thành lập vào tháng 9/1982 tại Mỹ. Chúng đưa ra tuyên ngôn bất bạo động, nhưng thực chất luôn thực hiện việc tuyên truyền, mua chuộc, kích động và tiếp tay cho các phần tử phản động trong nước biểu tình bạo loạn. Dưới sự chỉ đạo, kích động của tổ chức “Đảng Việt tân”, những năm gần đây chúng đã gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo loạn trên phạm vi cả nước. Chúng điên cuồng chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và nhân dân ta. Một số kẻ nhẹ dạ cả tin, mơ hồ về chính trị ở trong nước đã bị chúng mua chuộc, lừa gạt dẫn đến tiến hành các hoạt động tiếp tay cho chúng để chống phá nhà nước. Khi bị vi phạm pháp luật, rơi vào vòng lao lý, chúng ân hận thì đã quá muộn. 
          Nhìn chung, các tổ chức phản động nêu trên hầu hết là thực hiện các chiêu trò lừa đảo để thu tiền bất chính của đồng bào ta ở nước ngoài. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình đất nước ta với những lời lẽ vô cùng thô tục và bỉ ổi, sai sự thật. Những phần tử điên cuồng chống phá hầu hết từng là lính của đội quân đánh thuê, hoặc là thân nhân của đội quân đánh thuê đó, là những kẻ trước đây “ngồi mát ăn bát vàng”, nay trở thành kẻ “tha phương cầu thực”, nên vẫn luôn ôm mối hận thù mù quáng; hoặc những kẻ có ảo tưởng rằng các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nên thực hiện các hoạt động chống phá lật đổ chế độ hiện tại để phục hồi chế độ ngụy quyền cũ đã bị sụp đổ từ lâu. 
          Hoạt động của chúng là cài cắm lực lượng, kích động, tài trợ cho các phần tử nhẹ dạ, cả tin ở trong nước, móc nối với những phần tử bất mãn ở trong nước cung cấp tài liệu để chúng dựa trên cơ sở đó thổi phồng, xuyên tạc, kích động biểu tình, bạo loạn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Điển hình là việc lợi dụng sự cố về môi trường do Công ty Formosa gây ra để kích động nhân dân biểu tình quá khích; tài trợ cho một số tên ở trong nước đốt kho tạm giữ xe vi phạm Luật giao thông ở Đồng Nai, đặt bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất... Hành vi bỉ ổi của chúng đã bị các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc. 
          Có thể nói, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có hơn 4,5 triệu người, trong đó ở Hoa Kỳ ước khoảng 2,2 triệu người. Đại đa số người Việt Nam làm ăn sinh sống ở nước ngoài đều có một lòng yêu quê hương đất nước, luôn hướng về Tổ Quốc và cảm thấy rất vui mừng trước sự đổi mới đi lên của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, họ luôn mong muốn và tích cực tham gia công sức của mình để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh. Chỉ có một số ít kẻ ngông cuồng, ảo tưởng, được nuôi dưỡng bởi những đồng tiền lừa đảo, bất chính của một nhóm người Việt ở hải ngoại đang bày các chiêu trò để chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, phá vỡ cuộc sống bình yên của nhân dân sẽ bị toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phát hiện và trừng trị thích đáng. 
          Do vậy, cần phải vạch mặt bộ mặt giả dối và những chiêu trò, luận điệu tuyên truyền chống phá để mọi người dân hiểu rõ bản chất thâm độc, lừa đảo của chúng; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không mắc mưu ý đồ thâm độc của chúng mà quay lưng, tiếp tay cho chúng để phản bội lợi ích của dân tộc Việt Nam. 
TÔ THẢO NHIÊN

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

"CHỐNG ĐỘC" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG


PHẦN LỚN GIỚI TRẺ VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG TIẾP CẬN MỘT CÁCH NHANH CHÓNG VỚI INTERNET. CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CŨNG LỢI DỤNG KHÔNG GIAN MẠNG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, ĐẨY MẠNH ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, TÁC ĐỘNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ, ĐẶC BIỆT LÀ ĐỐI VỚI THANH NIÊN.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song công tác đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái trên không gian mạng cũng còn những hạn chế; đặc biệt là chưa huy động cao nhất sức mạnh của các lực lượng tham gia vào cuộc đấu tranh này một cách mạnh mẽ, hiệu quả.

Để giúp thanh niên “miễn dịch” với các thông tin xấu độc trên mạng, giải pháp quan trọng là cần nghiên cứu xây dựng một đề án về nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên Việt Nam, nhằm giúp đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có bản lĩnh trong cuộc sống, bản lĩnh trước những vấn đề xã hội, trước luận điệu sai trái, thù địch. Trung ương Đoàn cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức chính trị cho ĐVTN, trước hết là cán bộ đoàn chủ chốt các cấp về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch sử dụng không gian mạng để xuyên tạc, đưa các thông tin xấu độc. Các nhà trường tổ chức nhiều buổi gặp mặt, diễn đàn, trao đổi về âm mưu, phương thức và thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, hướng dẫn về kỹ năng phát hiện, phản biện với thông tin, luận điệu sai trái trên không gian mạng. Tiếp tục phát triển các kênh thông tin chính thống của đoàn thanh niên để cung cấp đến ĐVTN một cách kịp thời, chính xác.

"CHỐNG ĐỘC" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Cùng với đó, Trung ương Đoàn có giải pháp chỉ đạo các tỉnh đoàn, thành đoàn thành lập các nhóm “tác chiến”, có nhiệm vụ phát hiện, tổ chức phản bác thông tin xấu và phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên Công an tỉnh, thanh niên các đơn vị Quân đội làm tốt công tác tuyên truyền về âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các mạng xã hội khi đưa những thông tin, luận điệu xấu; nghiên cứu có chính sách khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với các bạn trẻ trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn thông tin, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng.