KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn vương quốc tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vương quốc tỏi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

XUẤT XỨ ĐỊA DANH LÝ SƠN

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất, nằm phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi; cách đất liền 15 hải lý, được tách ra từ huyện Bình Sơn vào năm 1992. Huyện gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, còn gọi cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Diện tích của huyện gần 10 km² với dân số hơn 2 vạn người, được chia làm 3 xã: An Vĩnh, An Hải (đảo Lớn) và An Bình (đảo Bé). 

Huyện đảo được mệnh danh là “Vương quốc tỏi” vì sản phẩm tỏi có hương vị đặc biệt, hàm lượng allicin luôn cao hơn tỏi được trồng ở những nơi khác. 

Lý Sơn còn có tên là cù lao (đảo) Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây ré” và vì trên đảo trập trùng nhiều núi nhỏ. Ré (gừng dại, gừng gió) hay còn gọi là thảo đậu khấu - là loại cây dược liệu, danh pháp khoa học là Alpinia katsumadai cùng thuộc họ gừng (Zingiberaceae) với gừng, nghệ, riềng, ngải, sa nhân... trước đây mọc hoang khắp đảo, nay chỉ còn rải rác. Trong các văn bản Hán tự, vì không có chữ Ré, nên người ta mượn chữ Lý để kí âm chữ Ré. Dần dà theo thời gian, đảo Ré đã bị gọi thành đảo Lý, trong khi dân gian vẫn giữ nguyên tên gọi cũ. Từ đó cùng song song tồn tại 2 tên gọi đảo Lý Sơn và cù lao Ré, trong đó Lý Sơn là tên huyện, được ghi chính thức trong các văn bản hành chính. 

Có ý kiến khác cho rằng địa danh Lý Sơn (鯉山) “núi cá chép”, trong đó lý (鯉) nghĩa là “cá chép” còn sơn (山) là “núi”, xuất phát từ một truyền thuyết dân gian. Chuyện kể rằng ngày xưa vùng biển này đẹp như cảnh tiên. Trong lần ngao du xuống hạ giới, một tiên nữ phải lòng chàng ngư phủ và trót có con nên khi đến hạn về trời, nàng cứ nấn ná không thể bỏ con mà đi. Bị hối thúc quá nàng bèn đưa con khẩn cầu với Ngọc Hoàng, rằng không thể rời bỏ con, đành nhận tội bất hiếu. Ngọc Hoàng giận dữ, biến mẹ con thành đá. Những khối đá mácma (magma) đen lớn dần theo năm tháng như mối tình thủy chung son sắt, cái chết cũng không thể chia lìa tình cảm gia đình. Nhìn từ trên cao, quả thật đảo Bé và đảo Lớn trông hao hao như cặp cá chép khổng lồ bơi bên nhau giữa trùng dương mênh mang. 

XUẤT XỨ ĐỊA DANH LÝ SƠN

Điểm tham quan ý nghĩa nhất ở Lý Sơn là “Nhà trưng bày Hoàng Sa”. Ngay trong khuôn viên trước sân nhà trưng bày, sừng sững cụm tượng đài “Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải” bằng chất liệu đá xanh, uy nghiêm, vĩnh cửu, thách thức với mưa nắng thời gian, được khánh thành năm 2010 với chiều cao hơn 4 mét. Tượng đài khắc họa 3 nhân vật lịch sử: Vị đứng giữa là viên cai đội với một tay chỉ thẳng về hướng biển Đông, một tay nắm chắc cột mốc chủ quyền khắc 4 chữ Hán “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên cai đội là hai dân binh, một người cầm giáo, một người khoác lưới trên tay. Đó chính là những đại diện của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa từ cuối thế kỉ XVI. 

XUẤT XỨ ĐỊA DANH LÝ SƠN

Phía sau cụm tượng đài là “Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải” rộng gần 400 mét vuông, trưng bày hàng trăm tư liệu, hình ảnh quý và nhiều hiện vật sinh hoạt liên quan đến đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa. Đến với Lý Sơn, chúng ta cảm thấy tự hào hơn về khí phách, ý chí kiên cường của các bậc tiền nhân đất Việt; càng thêm yêu đất nước tươi đẹp của mình và hun đúc thêm tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc thân yêu./.