KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn dư luận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dư luận. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

CÔNG AN VÀ DƯ LUẬN


Năm 1993, vụ án Cầu Chương Dương xảy ra. Viên trung uý cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương bị kết tội giết em Nguyễn Việt Phương trên đường giao bọc tiền 50 triệu đồng, nhằm mục đích cướp tiền nhưng không thành.

Lần đầu tiên tôi nhận thấy sức mạnh vô song của báo chí, thay quan toà luận tội. 

Ngày ấy Tùng Dương không chết vì loạt đạn dành cho tử tù thì cũng không thể sống thêm ngày nào bởi sự xuống tay quyết liệt của báo chí và dư luận.

CÔNG AN VÀ DƯ LUẬN

12 năm sau, vị pháp y già - người cho đến khi đã gần 80 vẫn nói ông đúng. Dương không bắn phát súng đó vào Phương, phát súng đầu tiên và cũng là phát súng được nhận định giết chết Phương.

Đồng đội Dương ở Công an HN nói thẳng vào mặt, họ thù báo chí! Ác và ngu. Những lập luận vô lối, a dua. Nhưng lại tạo được một làn sóng khủng khiếp, một thế lực khủng khiếp, dọn sẵn quan tài cho Dương.

Giờ đây, nhiều đồng đội cũ của Dương vẫn rơm rớm: Dương chết vì dư luận! Xử Dương tội chết chỉ để trấn an dư luận. 

Đám đông như một bầy rắn rết sẵn sàng xẻ thịt lột da bất kỳ đồng loại nào, chỉ vì ghét cái thái độ, chỉ vì nói cho sướng cái mồm.

Những ngày này vào năm 2016, khi anh công an lên thế vật thằng ku hàng rong xuống đất, dư luận ép đến mức kẻ thi hành công vụ cùng gia đình phải đến bệnh viện xin lỗi thằng tha lôi cái ba gác chạy ngông nghênh mọi hang cùng ngõ hẻm; còn thằng chả hoan hỉ hé mắt tinh ranh trên giường bệnh rung đùi xem xét có nên tha thứ hay không; người người góp tiền từ thiện cho chả và kẻ kẻ lôi chân dung chú công an tội nghiệp rêu rao mọi nẻo cùng mạng ảo đòi đánh, đòi giết, đòi đốt nhà xả phân ỉa vào bản mặt...

Năm 2017, nhân sự kiện vụ Đồng Tâm. Lão Kình già cùng một số kẻ quá khích bắt công an, nhốt cán bộ, đòi yêu sách, đòi công khai bí mật quân sự trên đất thuộc Bộ Quốc Phòng. 

Còn có cả thằng cu nhà báo, lớn giọng còn đòi và cả khu phong toả hiện trường để thu tin viết bài. Thằng nhà báo đéo biết rằng, hành động ngu xuẩn của nó sẽ làm xáo trộn hiện trường, gây khó khăn cho quá trình điều tra. 

Đầu xuân Mậu Tuất, khi mùa xuân còn chưa kịp bén, một trung uý hy sinh khi bắt ma tuý, một thượng sỹ hy sinh khi tham gia cứu hoả.

Dư luận im lặng.....“ Chúng nó ăn thuế của dân thì chúng nó phải làm việc” - lũ thối mồm nghĩ vậy mà quên rằng bản thân các anh và gia đình các anh cũng đang thực hiện quyền công dân là đóng thuế. 

Những ngày đầu tháng 5, khi tiếng ve kêu còn chưa kịp rộ. Hai Hiệp sỹ tử nạn khi tham gia vây bắt 1 vụ cướp trên TP Hồ Chí Minh. Dư luận dậy sóng:
“Công an là bọn vô trách nhiệm, hiệp sỹ chết là do công an”.
Dư luận và lũ kề kền ăn theo được dịp “ khai bút” mà lũ óc tró đó quên rằng: 
"Vụ án cướp chỉ diễn ra 45 giây và vụ đâm Hiệp sỹ chỉ diễn ra trong vòng 13 giây”. 
Công an phường cách 200m, lũ thối mồm lại chạy tít đi tận đẩu đâu để trình báo, mà không biết rằng khi xảy ra vụ việc công an Phường đã có mặt phong toả hiện trường, và tính đến ngày hôm nay 15/5/2018, đã bắt được 2 nghi can chính.

Đúng sai bất biết, hãi hùng. Sợ lắm cái cõi đời nghiệt ngã.

Đéo có cái xã hội nào, người vi phạm giao thông lại cầm cái điện thoại làm bùa hộ mệnh: Sao? Làm sao? Thế làm sao? Ờ chả sao.. như ở Việt Nam. Bên Mỹ, mày giơ tay lên không? Đéo giơ à? Đòm..!!!

Đéo có cái xã hội nào, thằng cu vi phạm các quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông lại được mặc cả phân vân xem có chấp nhận lời xin lỗi của chính quyền như ở Việt Nam.

Cũng đéo có cái loại nhà báo nào lại được phép lao vào hiện trường vụ án đang trong quá trình điều tra, còn được giơ máy ảnh và gào : Công an đánh dân, công an đánh dân.

Dân chủ quá trớn...!!! 

Còn nhiều những thứ vân vân và mây mây trớ trêu khác nữa.

Hỡi ôi, ĐỜ MỜ bọn lều báo, ĐỜ MỜ bọn vô ơn..!!

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Phim tài liệu The Vietnam war: Vẫn chỉ là ‘cái nhìn Mỹ’

Những ngày vừa qua, một bộ phim đã thu hút sự quan tâm của không ít người Việt Nam, “The Vietnam war” (Chiến tranh Việt Nam) của hai đạo diễn người Mỹ, Ken Burns và Lynn Novick.

Người Mỹ từng làm nhiều phim về cuộc chiến mà họ gọi là “The Vietnam war”. Gần đây nhất là “Vietnam in HD” công bố năm 2011, xa hơn một chút là “Battlefield Vietnam” (Chiến trường Việt Nam, 1999), “Vietnam: A Television History” (Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, 1983) và “Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày, 1980).
“The Vietnam war” là cái tên mới nhất trong danh sách này, đồng thời cũng là cái tên mà người Mỹ đặt cho cuộc chiến mà ngày nay, họ rộng rãi thừa nhận là “sai lầm”, bắt nguồn từ tham vọng và dối trá của các đời tổng thống, từ Harry S. Truman tới Gerald Ford.
Đây cũng là nội dung trọng tâm trong 10 phần của bộ phim của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, với những thông tin không mới nhưng được nhấn mạnh, liên tục củng cố bởi câu chuyện từ những nhân chứng trực tiếp tham gia cuộc chiến khi tuổi đời còn rất trẻ.
Hầu hết họ là những người lính bước chân đầu tiên vào đời cũng là bước chân vào chiến trường cách nước Mỹ nửa vòng trái đất. Theo diễn biến của cuộc chiến, họ dần biến đổi từ những chàng trai thơ ngây, trong sáng của nước Mỹ, mang hoài bão phục vụ Tổ quốc, trở thành những kẻ trơ lì, thậm chí sắt máu, tàn bạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành những tên tội phạm chiến tranh. Những tội ác mà người lính Mỹ trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến đã trở thành nỗi ám ảnh của cả nước Mỹ, mang tên “Hội chứng Việt Nam”.
Sự chia sẻ suy nghĩ của họ trong bộ phim dường như là lời sám hối cho những sai lầm của bản thân và chính quyền Mỹ. Thế nhưng, dù vậy, thông điệp trong bộ phim vẫn thể hiện của thái độ “dĩ Mỹ vi trung”, lấy quan điểm của người Mỹ làm cốt lõi. “The Vietnam war”, dù các nhà làm phim đã gắn mác “There is no single truth in war” (Không có sự thật đơn nhất trong cuộc chiến) thì những phân tích bình luận, nhận xét của người Việt, ở hai bên chiến tuyến, cũng chỉ để minh họa cho quan điểm cơ bản của người Mỹ.
Bởi vậy, nhiều sự kiện lịch sử, đáng lẽ cung cấp cho khán giả cái nhìn đầy đủ về thời cuộc, đã vô tình hoặc cố ý bị lờ đi. Ví dụ, sau tháng 9/1945, đứng trước nguy cơ tái lập thuộc địa của người Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đã gửi thư tới các lãnh đạo cường quốc, kêu gọi sự ủng hộ cho nền độc lập vừa được thiết lập của Việt Nam, gồm có Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Joseph Stalin. Vậy mà bộ phim chỉ nhắc tới bức thư gửi cho Tổng thống Mỹ, dường như Washington là niềm hy vọng duy nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Một sự kiện khác, cái chết của Peter Dewey – thành viên OSS ở Sài Gòn vào ngày 26/9/1945. Dewey được cho là người hiểu rõ khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam, và cũng là người có thể tác động tới chính quyền Mỹ đề ra những chính sách đối ngoại có lợi cho Việt Nam trước dã tâm tái xâm lược của người Pháp.
Bị tưởng nhầm là người Pháp nên Dewey đã bị bắn chết trong một vụ phục kích của Việt Minh. Trường hợp của Dewey, tất nhiên là một sự tiếc nuối nhưng dường như đã bị đẩy cao quá tầm mức của vai trò cá nhân và sự kiện. Bởi ai cũng rõ, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ cần nước Pháp ở châu Âu như thế nào trong cuộc đối đầu ý thức hệ với Liên Xô và đó là lý do để Mỹ dung dưỡng một nước Pháp thực dân ở châu Á.
Hơn nữa, và nếu như Dewey là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng ở Việt Nam (kể từ 1945) thì bộ phim đã không hoàn toàn không nhắc tới bất kỳ người Việt Nam nào cũng hy sinh trong cuộc chạm súng với phái bộ OSS cuối tháng 9/1945 ấy.
Nói như chính ông Đại sứ Mỹ: “Chúng ta cần thừa nhận và thành thực về quá khứ” – thì để thành thực với quá khứ, The Vietnam war còn phải có thêm nhiều “sự thật đơn nhất” một cách đầy đủ và công bằng hơn.
Liên quan tới bộ phim tài liệu được phía Hoa Kỳ đưa ra gần đây mang tựa đề “The Vietnam War” và sự phản ánh về cuộc kháng chiến chống Mỹ được nêu lên trong bộ phim này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu:
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.

Theo DƯƠNG TUẤN LINH / NGƯỜI ĐƯA TIN