KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn thủ đoạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thủ đoạn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

10 biện pháp để phòng tránh tội phạm trên không gian mạng.

Thứ nhất, bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số CMND, CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.


Thứ hai, kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đồi thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng... không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính

Thứ ba, cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhẫn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.




Thứ tư, tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tăng số tiền, tài sản lớn hoặc quá có giá trị lớn.

Thứ năm, trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo.

Thứ sáu, cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhẫn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng....

Thứ bảy, cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng... Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

Thứ tám, cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác mình. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng bảo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời

Thứ chín, quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở hồ, cho thuê, bản tài khoản ngân hàng. cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vì mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Thứ mười: Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung A không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng...

Vấn đề đa chiều

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

“TÍN DỤNG ĐEN” - NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN HOẠT ĐỘNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Thời gian gần đây, hoạt động “tín dụng đen” đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước. Khi nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân tăng cao, các đối tượng đã lợi dụng vấn đề cho vay “tín dụng đen” để trục lợi, gây phức tạp đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Đã có nhiều người, nhiều gia đình bị sập bẫy nợ của chúng và ngày càng lâm vào cảnh tiền mất tật mang, khó khăn, nợ nần chồng chất. 

“TÍN DỤNG ĐEN” - NHẬN DIỆN NHỮNG THỦ ĐOẠN HOẠT ĐỘNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Những thủ đoạn của “tín dụng đen”:
Hiện chưa có định nghĩa chính thống về “tín dụng đen”. Tên gọi tín dụng đen xuất phát từ những hoạt động tín dụng không tốt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng nên người ta thêm từ đen vào từ tín dụng để thể hiện bản chất của nó. Có thể hiểu tín dụng đen là hoạt động cho vay bất hợp pháp với lãi suất rất cao, vượt mức trần lãi suất theo quy định của nhà nước nhiều lần, không thông qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh cũng như được cấp phép và không chịu sự quản lý chính thức bởi bất c cơ quan quản lý nhà nước nào.
Đối tượng của “tín dụng đen” rất đa dạng, chúng thường núp bóng các cơ sở cầm đồ, các công ty dịch vụ tài chính, các cá nhân có tiền làm tín dụng bất hợp pháp… câu kết với các nhóm đòi nợ thuê hoạt động ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cụ thể, trước đây việc hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính không được nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, từ khi Thông tư số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ được ban hành thì hoạt động của các công ty này được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép hoạt động và đang phát triển mạnh, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Giám đốc công ty là người có đủ điều kiện theo quy định, tuy nhiên đa phần là do một số đối tượng hình sự đứng sau điều hành, tổ chức hoạt động. Các công ty này thường cho vay tiền bằng cách không thế chấp, lập hồ sơ mua bán tài sản, sau đó làm hợp đồng cho thuê lại tài sản, viết giấy nhận tiền xin việc… nhưng thực chất là hoạt động “tín dụng đen” với lãi suất cao; các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ thường biến tướng cho vay với lãi suất rất cao dưới hình thức mua bán, cầm cố tài sản; các cá nhân có tiền hoạt động tín dụng bất hợp pháp, cho vay với lãi suất cao; các đối tượng hình sự làm tín dụng, cho vay trong các sới bạc dưới các hợp đồng viết tay, hợp đồng bán nhà, đất, xe ô tô và tài sản có giá trị khác…
Các đối tượng cho vay nặng lãi nêu trên đã đánh trúng tâm lý của người vay: nhanh, gọn, thủ tục đơn giản, thậm chí không cần biết mục đích vay là gì.
Quan hệ dân sự giữa hai bên (bên cho vay và bên vay) diễn ra âm thầm cho đến khi con nợ không trả được mới tổ chức đòi nợ, dẫn đến trường hợp giết người, gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật… Chúng sử dụng nhiều thủ đoạn như khủng bố, đe dọakhiến người dân khiếp sợ, không dám tố cáo hoặc không hợp tác với các cơ quan chức năng, nên gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh, xử lý.
Ở một số địa phương, thời gian qua các đối tượng cho vay với hình thức dán tờ rơi quảng cáo ở khu dân cư, trường học, cột điện,… kèm theo số điện thoại để liên hệ. Hình thức vay như bằng tiền mặt, mua nợ vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu…), mua hàng phục vụ sinh hoạt (xe máy, gạo, hàng tiêu dùng…). Thủ tục vay rất đơn giản, nhanh chóng, không cần cầm cố tài sản, chủ yếu tín chấp, dựa trên sự quen biết hoặc thông qua trung gian giới thiệu. Giấy cho vay không có người làm chứng, công chứng, lãi suất chủ yếu thỏa thuận bằng miệng giữa người vay và người cho vay, không thể hiện lãi suất trên tờ rơi quảng cáo, hợp đồng, giấy vay, hoặc ghi lãi suất rất thấp nhưng thực tế thỏa thuận bằng miệng cao gấp nhiều lần…
Điển hình mới đây ở Gia Lai đã xóa sổ tụ điểm cho vay nặng lãi núp bóng Công ty TNHH Nhất Tín Phát Gia Lai (có trụ sở tại 95 Lê Duẩn, Tp.Pleiku; 368, 368A Phạm Văn Đồng, Tp.Pleiku và 863A Hùng Vương, Thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, công ty này còn có những địa điểm kinh doanh tại các địa phương khác như Bình Định, Đăk Lăk, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam… hoạt động của chúng núp bóng mua bán, cho thuê xe ô tô, xe máy nhưng thực chất là cho vay nặng lãi với lãi suất 144%/năm.

Để tránh sập bẫy “tín dụng đen”, người dân cần phải:
Một là, nâng cao ý thức bản thân về “tín dụng đen” và nhận thức về pháp luật để tự mình phòng tránh qua việc nhận biết về hình thức này như: tránh xa những quảng cáo kêu gọi vay vốn ưu đãi hay đăng ký thẻ tín dụng không chứng minh thu nhập hoặc thu nhập thấp… tại các bảng thông báo, tờ rơi ở ngã tư, cột điện, khu dân cư. Nên tìm hiểu thông tin vay vốn từ các ngân hàng hoặc các website tài chính uy tín có sự đảm bảo của các cơ quan chức năng nhà nước; cần kiểm tra lại các thông tin với bạn bè, đồng nghiệp, người thân… trước khi có vay vốn tại cá nhân hay tổ chức nào đó. Nếu nhu cầu chưa thật sự cần thiết hãy cân nhắc việc vay vốn.
Hai là, khi thấy các tờ rơi quảng cáo cho vay dán ở khu vực công cộng, xung quanh các hộ dân sinh sống, dán trên cột điện, góc tường … chúng ta nên xé bỏ hoặc bôi xóa số điện thoại nhằm phòng ngừa không để người khác sập bẫy của bọn chúng.
Ba là, khi phát hiện có dấu hiệu của tổ chức “tín dụng đen” hoặc những nhóm thanh niên thuê nhà tạm trú trên địa bàn nghi là tay chân của những tổ chức tín dụng này, cần kịp thời báo với các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn xử lý.   
Thảo Nhiên