KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn UCRAINA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UCRAINA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

UCRAINA, GRUZIA VÀ VIỆT NAM

cách đây 15 năm, Gruzia dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống trẻ Mikheil Saakashvili có xu hướng thân phương Tây, và tìm cách đưa Gruzia trở thành thành viên NATO. Để làm hài lòng “quan thầy”, vào ngày khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh (8-8-2008), quân đội Gruzia với hàng trăm xe tăng và pháo do Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Israel trang bị, bất ngờ mở chiến dịch quân sự quy mô lớn tiến công lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia.

Nhưng mọi tính toán của NATO đều biến thành trò hề, khi chỉ sau 5 ngày giao chiến, quân đội Gruzia bị thất bại nặng nề, biến đây trở thành cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử chiến tranh giữa 2 quốc gia. Tổng thống Mikhail Saakashvili, người muốn biến Tbilisi thành tiền đồn chống Nga ở châu Âu, lật đổ ảnh hưởng của Moscow ở khu vực Caucasus bằng một cuộc chiến đã buộc phải chấp nhận các biện pháp hòa bình do Điện Kremlin đề xuất. Ngày 15-8-2008, ông Saakashvili thậm chí đã đặt bút ký trước vào thỏa thuận ngừng bắn với Nga; bất lực nhìn Nga công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazi
Cuộc chiến tác động sâu sắc và lâu dài tới cục diện chính trị - quân sự trong khu vực và thế giới, là dấu hiệu mở đầu cho quá trình sụp đổ trật tự thế giới “đơn cực” do Mỹ dẫn dắt kể từ sau khi Liên Xô (trước đây) tan rã.
Đêm hôm qua, Tổng thống Nga Putin đã quyết định công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa Luhansk và Donetsk, thuộc Donbass, Đông Ukraine và ra lệnh cho quân đội Nga tiến vào khu vực này để thực hiện các hoạt động "gìn giữ hòa bình".
Nếu việc Tổng thống Nga công nhân 2 nước CH tự xưng Luhansk và Donetsk tại khu vực Donbass của Ukraine ngày hôm qua, là việc làm có cùng cách thức và bước đi tương tự như Nga đã làm với Gruzia năm 2008, cách đây vừa đúng 15 năm khi Nga công nhận 2 nước Cộng hòa Nam Ossetia và Apkhazia, những vùng lãnh thổ trước đó thuộc Gruzia.
15 năm chỉ như một cái chớp mắt của lịch sử. Vậy mà các bên liên quan lại quên mất bài học nhãn tiền này. Nghiên cứu quốc tế không chỉ thạo phân tích các khía cạnh chính trị, an ninh quốc tế đang diễn ra, mà còn cần am tường lịch sử nữa.
Nhìn một cách tổng quan, Việt Nam rơi vào tình thế y hệt Ucraina và Gruzia, là quốc gia có địa chính trị quan trọng và là mục tiêu lôi kéo của nhiều quốc gia trên thế giới, mà chỉ cần sai lệch về nhận thức một chút thôi là hậu quả rất nặng nề. Nhưng khác quốc gia trên, Việt Nam tuyên bố muốn làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam nhất quán không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác.
Nhìn Ucraina, Gruzia, chúng ta mới thấy chính sách đối ngoại của chúng ta mẫu mực như thế nào.