KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NGOÀI VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGOÀI VIỆT NAM. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

NGOÀI VIỆT NAM, CÁC QUỐC GIA KHÁC CHỈ ĐỨNG NHÌN NGƯỜI CAMPUCHIA BỊ DIỆT CHỦNG

“Nào các bạn Đông Nam Á, ở góc nhìn của các bạn, Việt Nam có xâm lược Campuchia hay không?” - một câu hỏi nhận được rất nhiều lượt tương tác trên ASEAN Military Forum cách đây khá lâu. Đính kèm câu hỏi là video “Vietnamese Liberation of Cambodia 1979 / Last day of Pol Pot regime” của Youtuber Mauzer đến giờ đã đạt hơn 350.000 lượt xem.


“Năm 2019, Thủ tướng của tôi viết thư chia buồn với một vị tướng Thái Lan và khẳng định Việt Nam đã xâm lược Campuchia. Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long phải đối diện với một làn sóng chỉ trích lớn từ người Việt Nam. Sau đó, Thủ tướng Hun Sen viết rằng chính Singapore là quốc gia đã ủng hộ Khmer Đỏ, trực tiếp kéo dài nỗi đau của người Campuchia trong 10 năm, đó là một sự xuyên tạc lịch sử và xúc phạm bộ đội tình nguyện Việt Nam. Trước đó, tôi cứ nghĩ Singapore là một quốc gia trung lập và ủng hộ hòa bình, nhưng hóa ra không phải vậy.” - Lee Kwang, một tài khoản đến từ Singapore.
“Tôi sống ở Buriram, một tỉnh giáp biên giới Campuchia. Nơi đây vẫn còn dấu tích của một số trại tập trung của Khmer Đỏ. Tôi biết những tội ác của Khmer Đỏ và cũng biết những cuộc đụng độ của quân đội Thái Lan và quân đội Việt Nam. Khmer Đỏ từng thảm sát không ít người Thái, nhưng lạ kỳ thay là chúng tôi không làm gì cả mà lại cho Khmer Đỏ đóng quân bao nhiêu năm tại đó” - Soamarpa Arsasongtham, một tài khoản đến từ Thái Lan.
“Không một cuốn sách lịch sử nào ở Campuchia nói Việt Nam “xâm lược” đất nước của chúng tôi” - Kao Sopheaktra
“Cha tôi là một trong những người đào thoát sang Việt Nam ở tỉnh Tây Ninh. Sau đó, chính ông cùng với những Campuchia sống sót và những người Việt Nam quay trở lại đánh Khmer Đỏ. Cha tôi kể rằng, trong một trận đánh gần Siem Reap, rất nhiều người Việt Nam đã nằm xuống… Năm nào, cha tôi cũng đến thăm nơi đó” - Kosal Thet.
Agrippa Ron: “Là một người Campuchia. Tôi luôn yêu Việt Nam và bất chấp bạn bè tôi nói gì. Cám ơn bạn đã giải phóng chúng tôi khỏi Polpot”.
“Việt Nam giành được nhiều chiến thắng nhất trong thế kỷ 20 so với bất kỳ quân đội nào khác. Điều đó có nhiều ý nghĩa trong thế kỷ 20 vốn bị tàn phá bởi nhiều cuộc chiến tranh. Rất yêu mến và kính trọng Campuchia và Việt Nam từ Mỹ” - bình luận của tài khoản AustinTehGrape nhận được hàng trăm lượt yêu thích.
“Có một nghịch lý tồn tại thế này. Hơn 200 quốc gia ở Liên Hợp Quốc lên án Khmer Đỏ, mọi thước phim tư liệu từ mọi nguồn đều nói Việt Nam đã chấm dứt sự tồn tại của Khmer Đỏ. Bộ phim First They Killed My Father trên Netflix cũng nói về điều này. Họ cũng nói là Việt Nam xâm lược Campuchia. Vậy cho tôi hỏi, các quốc gia khác đã làm gì khi người Campuchia bị diệt chủng, có cách nào chấm dứt nạn diệt chủng khác ngoài việc tấn công quân sự không” - Juan Muirao bình luận.
“Người dân Việt Nam cũng đóng góp vào cuộc chiến bằng cách quyên góp lương thực, thực phẩm cho người dân Campuchia. Làm tốt lắm! Việt Nam” - tài khoản shubham thakur
Chiến dịch biên giới Tây Nam, hay chúng ta quen gọi rằng là cuộc chiến giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, có lẽ chỉ thua kém cuộc kháng chiến chống Mỹ về sự ác liệt và thương vong. Nhưng, trong khi cuộc kháng chiến chống Mỹ được rất nhiều quốc gia ủng hộ hoặc ít ra là trung lập, từ các nước cộng sản đến các nước tư bản phương Tây, từ Trung Đông đến châu Phi hay Mỹ La Tinh. Thì cuộc chiến tiêu diệt Khmer Đỏ lại phải chịu những đánh giá, dò xét, phê phán rất nặng nề. Từ vị thế của người hùng chúng ta trở thành một gã xâm lược.
Từng có một câu hỏi rất hay trong Asean History Forum, nếu Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thông qua việc Việt Nam hạ gục Khmer Đỏ rồi thiết lập một chính quyền mới và quân đội Việt Nam ở lại Campuchia trong khoảng 10 năm. Vậy Lý Hiển Long sẽ nghĩ gì về trường hợp Mỹ tấn công Iraq hay Afghanistan, lập một chính quyền mới thân Mỹ và Mỹ cũng ở lại những quốc gia đó rất lâu? Lý Hiển Long có dám nói Mỹ xâm lược không? Tại sao Lý Hiển Long lên án Pol Pot và chế độ Khmer Đỏ, nhưng trong quá khứ lại từng tài trợ cho Khmer Đỏ?
Thế giới đã tồn tại những nghịch lý và đến giờ vẫn chưa giải quyết trọn vẹn được nghịch lý ấy. Một nghịch lý mà tại sao hơn 200 quốc gia đồng loạt lên án Khmer Đỏ, nhưng 70% số quốc gia ấy không làm gì cả và bỏ mặc người dân Campuchia, ví dụ như Singapore - quốc gia mà Thủ tướng Hun Sen từng nói cách đây 2 năm là "họ chỉ muốn đưa chế độ Khmer Đỏ trở lại và kiếm lợi trên thân xác người Campuchia". Trước đó,
Một nghịch lý khác nữa, là người ta ra sức lên án Việt Nam can thiệp vào Campuchia nhưng lại phó mặc cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Đại diện của Ấn Độ từng cho biết bên lề Liên Hợp Quốc rằng, nếu Liên Hợp Quốc lên án Việt Nam xâm lược Campuchia thì họ phải lên án Trung Quốc vì đã xâm lược Việt Nam mới đúng. Họ (Liên Hợp Quốc) cũng cần phải lên án Khmer Đỏ vì đã giết hại hàng ngàn người Việt Nam trước đó nữa.
Thế giới, hóa ra cũng có lúc cũng rất hề hước.