KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

VACCINE, TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP

Khi nghe tin Việt Nam đăng ký đặt mua hàng chục triệu liều vaccine từ Nga và không loại trừ việc mua của các quốc gia khác nữa. Nhiều người Việt đặt ra những câu hỏi khá khó chịu. Tại sao vẫn duy trì việc nghiên cứu vaccine trong khi các quốc gia khác chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt? Nghiên cứu cái mà người khác đã làm thành công nghiên cứu làm gì nữa?
VACCINE, TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP
"Vaccine Mỹ và phương Tây thì tôi sẽ dùng. Vaccine do Nga và Việt Nam sản xuất ra thì tôi chịu, nhường các bác".

"Trong khi các quốc gia thế giới đã tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người được một thời gian và chuẩn bị sản xuất thương mại thì Việt Nam mới đang đi những bước đi đầu tiên nhằm thử nghiệm trên người. Vậy thì Việt Nam đang chậm chân so với thế giới, có đúng không? Nếu đúng thì còn tiếp tục nghiên cứu làm gì nữa? Dành tiền thuế dân làm việc khác có ích hơn đi. Người ta làm đầy ra đấy, mình làm được gì?"

Vậy thì giờ kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam ngưng sản xuất ô tô, điện thoại, thép... Còn người Việt chuyển sang xài hàng nhập khẩu hết nhé? Nếu ai cũng nghĩ như vậy, thì nền sản xuất của một quốc gia sẽ ra sao? Rồi nếu kịch bản ấy xảy ra thì các vị lại lảm nhảm chửi bới rằng Việt Nam kém cỏi và không làm được gì ra hồn, doanh nghiệp Việt vứt đi, lãnh đạo Việt Nam chỉ biết tham nhũng hay ăn hối lộ mà không chú tâm vào phát triển kinh tế (?). Tiền đâu mà cứ chăm chăm vào dùng hàng nhập khẩu? Và hơn hết, túi tiền của người Việt sẽ ngày càng vơi đi và chảy vào túi tiền của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm lại, thì lý do nào cũng được đưa ra để "hợp pháp" hóa việc bất mãn chứ các vị chẳng hề nghĩ đến người dân và đất nước.

Và đừng tự nhục nữa, không phải "hàng" Việt Nam lúc nào cũng kém cỏi. Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất vaccine hàng đầu châu Á, có khả năng tự chủ phần lớn các loạt vaccine trong chương trình "tiêm chủng quốc gia". Chưa, Việt Nam đã nhận được chứng nhận xuất khẩu vaccine từ WHO, là 1 trong 39 quốc gia có khả năng xuất khẩu vaccine đạt chất lượng thế giới.

Đúng là tiến trình sản xuất vaccine của Việt Nam còn chậm hơn so với các cường cường quốc - mình nhấn mạnh là các cường quốc chứ không phải là của cả thế giới. Nhưng cần phải nghĩ thoáng ra một chút, từ bao giờ mà Việt Nam lại phải chịu áp lực ngang bằng với các cường quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Chúng ta phải nhìn thẳng nhìn thật, mặc dù có những thành tựu rất đáng khích lệ, nhưng chúng ta vẫn đi sau các cường quốc, xét cả về yếu tố con người, tiềm lực, tài chính, kinh nghiệm.

Đã đi sau mà còn không cố gắng nỗ lực, lao động, làm việc thì đến mãn kiếp cũng không thể phất lên được. Có làm thì mới có ăn, có làm thì mới khiến cho khoảng cách Việt Nam và các quốc gia khác ngắn đi lại được. Chứ chẳng có quốc gia nào đứng lại đợi chúng ta đâu.

Mỗi người đều có một mục tiêu để phấn đấu thì mỗi quốc gia cũng như vậy. Bình thường, cần 4 - 5 năm để đội ngũ nghiên cứu cho ra đời một loại vaccine điều trị cho một căn bệnh mới. Thậm chí quá trình này thể lên tới gần chục năm. Nhưng trong đợt này, dự kiến chỉ mất khoảng 1,5 năm là Việt Nam có thể hoàn thiện cho ra lò những mẻ vaccine Covid-19 thương mại đầu tiên. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng rồi. Mặc dù so với tiến trình 1 năm của thế giới, Việt Nam vẫn đi sau.

Nhưng dù đi sau, điều đáng mừng ở đây là khoảng cách vẫn đang được rút ngắn. Vaccine Covid-19 không phải là Thánh Gióng, phát triển vaccine thì phải từ từ, cần công sức, thời gian, kinh nghiệm, tiền tài, nhân lực, chứ không phải hô biến là đã có dùng ngay được.

Tại sao vẫn phải nghiên cứu, sản xuất thương mại trong khi có thể đi mua của thế giới?

Đúng là vaccine có thể đi mua được. Nga, Mỹ, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào đang tham gia nghiên cứu vaccine cũng đều tuyên bố sẽ hỗ trợ thế giới. Nhưng chẳng có quốc gia nào cam kết rằng: Một là sẽ phân phát miễn phí. Hai là sẽ phân phát công bằng không kể quốc tịch, giàu nghèo. Ba là luôn có sẵn vaccine cho tất cả mọi người.

Bất cứ quốc gia nào cũng ưu tiên công dân của quốc gia đó trước. Mỹ sẽ ưu tiên công dân Mỹ, Nga sẽ ưu tiên dân Nga, Trung Quốc, Anh Quốc, Pháp, Nhật... đều theo một quy luật như vậy. Thứ tự đầu tiên được tiêm sẽ là đội ngũ y tế, cảnh sát, quân đội, những người làm công tác phòng dịch, sau đó là tiêm chủng toàn dân. Dân trong nước an toàn, tạo ra miễn dịch cộng đồng an toàn mới tính đến chuyện xuất khẩu cho thế giới. Mà kể cả khi xuất ra thế giới thì các đơn hàng lớn, đặt giá cao, đặt mua nhiều sẽ được ưu tiên trước. Rồi các nước giàu chắc chắn được có hàng trước các nước nghèo và không loại trừ khả năng các nước giàu sẵn sàng vung tiền mua thêm vaccine để tích trữ khiến vaccine đội giá. Và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ phải chịu mức giá rất đắt hoặc không có để mà mua.

Có ai dám khẳng định rằng Việt Nam sẽ có được giao những liều vaccine đầu tiên hay không? Hay là phải mất rất nhiều thời gian sau mới được giao? Và có mua được vaccine giá gốc không, hay là phải chịu mức giá đắt đỏ, phi lý?

Vì thế, chúng ta vẫn phải duy trì việc nghiên cứu vaccine đi đôi với việc đặt mua tại các quốc gia khác, không chỉ đặt mua từ Nga mà còn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào công bố "sắp có vaccine rồi anh em ơi". Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng muốn đa dạng nguồn cung nguyên liệu. Chẳng nói đâu xa, đợt dịch này đã phơi bày ra điểm yếu của các chuỗi cung ứng trên thế giới là quá phụ thuộc vào "công xưởng của thế giới". Và cách giảm bớt sự phụ thuộc ở đây là gì? Tìm đến các đơn vị cung cấp khác, mở rộng đầu tư sản xuất ở những quốc gia/vùng lãnh thổ khác.

Không loại trừ rằng ở trong tương lai có những đại dịch khác nguy hiểm hơn. Chính việc nghiên cứu vaccine Covid-19 lần này là một "bàn đạp" chuẩn bị cho tương lai. Rất có thể, một đại dịch tương lai sẽ yêu cầu chúng ta phải sản xuất vaccine nhanh hơn. Hoặc đơn giản là rất có thể Covid-19 sẽ bùng phát trở lại nhưng với việc sở hữu quy trình sản xuất vaccine, việc chống dịch sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bên cạnh đó, việc tham gia nghiên cứu lần này chắc chắn sẽ đóng góp ít nhiều cho nền y học thế giới, ghi nhận sự tiến bộ của nền khoa học - công nghệ Việt Nam.

Trong đại dịch, chúng ta có hai đối thủ, một là Covid-19 và hai là sự ngu dốt. Covid-19 thì sắp có thuốc đặc trị, nhưng sự ngu dốt của một số con người thì gần như chẳng có liều thuốc nào chữa được. Dĩ nhiên, ngu dốt không phải là một cái tội, nhưng ngu dốt lại cộng thêm sự nhiệt tình thì thành phá hoại rồi. Việt Nam cần những con người chăm chỉ làm việc chứ không cần những kẻ nhăm nhe phá hoại và bàn lùi.

Lại một lần nữa, phải nói một câu đã nói rất nhiều lần, nếu không đóng góp được gì thì hãy yên lặng và để người khác làm việc./.