KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn VACCINE. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VACCINE. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2020

BẠN TỐT SẼ MỜI NHAU ĐI TIÊM VACCINE CHỨ QUA RỒI CÁI THỜI MỜI NHAU ĐI ĂN PHỞ

Vaccine COVID-19 của Công ty Nanogen phối hợp cùng Học viện Quân y nghiên cứu dự kiến có giá tương đương và thấp hơn mức của thế giới.
Theo Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu và phát triển vaccine, Công ty Nanogen dự kiến giá dành cho các mũi của đơn vị này chỉ khoản 5 USD, tương đương với 2 bát phở bò + thêm đĩa quẩy và đôi cốc trà đá.

Với liệu trình tiêm 2 lần thì tổng vệ sinh mỗi người sẽ chỉ phải bỏ ra hơn 200 cành để bảo vệ bản thân trước cơn bão đại dịch. Có thể nói đây là 1 cái giá rất ok nếu như so với 25 USD của Đức, 39 USD của Mỹ và 74 USD cũng là của Mỹ nhưng là 1 công ty khác phát triển.
Ngày 10/12 tới, vaccine COVID-19 của Nanogen sẽ vào giai đoạn 2, tuyển tình nguyện viên tiêm thử nghiệm. 
Mong rằng vaccine của chúng ta sẽ thành công để một dịp nào đó chúng ta sẽ rủ nhau đi tiêm thay vì rủ nhau đi ăn phở hay đi nhậu...

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

VACCINE, TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP

Khi nghe tin Việt Nam đăng ký đặt mua hàng chục triệu liều vaccine từ Nga và không loại trừ việc mua của các quốc gia khác nữa. Nhiều người Việt đặt ra những câu hỏi khá khó chịu. Tại sao vẫn duy trì việc nghiên cứu vaccine trong khi các quốc gia khác chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt? Nghiên cứu cái mà người khác đã làm thành công nghiên cứu làm gì nữa?
VACCINE, TỰ LỰC CÁNH SINH VÀ TIÊU CHUẨN KÉP
"Vaccine Mỹ và phương Tây thì tôi sẽ dùng. Vaccine do Nga và Việt Nam sản xuất ra thì tôi chịu, nhường các bác".

"Trong khi các quốc gia thế giới đã tiến hành thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người được một thời gian và chuẩn bị sản xuất thương mại thì Việt Nam mới đang đi những bước đi đầu tiên nhằm thử nghiệm trên người. Vậy thì Việt Nam đang chậm chân so với thế giới, có đúng không? Nếu đúng thì còn tiếp tục nghiên cứu làm gì nữa? Dành tiền thuế dân làm việc khác có ích hơn đi. Người ta làm đầy ra đấy, mình làm được gì?"

Vậy thì giờ kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam ngưng sản xuất ô tô, điện thoại, thép... Còn người Việt chuyển sang xài hàng nhập khẩu hết nhé? Nếu ai cũng nghĩ như vậy, thì nền sản xuất của một quốc gia sẽ ra sao? Rồi nếu kịch bản ấy xảy ra thì các vị lại lảm nhảm chửi bới rằng Việt Nam kém cỏi và không làm được gì ra hồn, doanh nghiệp Việt vứt đi, lãnh đạo Việt Nam chỉ biết tham nhũng hay ăn hối lộ mà không chú tâm vào phát triển kinh tế (?). Tiền đâu mà cứ chăm chăm vào dùng hàng nhập khẩu? Và hơn hết, túi tiền của người Việt sẽ ngày càng vơi đi và chảy vào túi tiền của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm lại, thì lý do nào cũng được đưa ra để "hợp pháp" hóa việc bất mãn chứ các vị chẳng hề nghĩ đến người dân và đất nước.

Và đừng tự nhục nữa, không phải "hàng" Việt Nam lúc nào cũng kém cỏi. Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất vaccine hàng đầu châu Á, có khả năng tự chủ phần lớn các loạt vaccine trong chương trình "tiêm chủng quốc gia". Chưa, Việt Nam đã nhận được chứng nhận xuất khẩu vaccine từ WHO, là 1 trong 39 quốc gia có khả năng xuất khẩu vaccine đạt chất lượng thế giới.

Đúng là tiến trình sản xuất vaccine của Việt Nam còn chậm hơn so với các cường cường quốc - mình nhấn mạnh là các cường quốc chứ không phải là của cả thế giới. Nhưng cần phải nghĩ thoáng ra một chút, từ bao giờ mà Việt Nam lại phải chịu áp lực ngang bằng với các cường quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Chúng ta phải nhìn thẳng nhìn thật, mặc dù có những thành tựu rất đáng khích lệ, nhưng chúng ta vẫn đi sau các cường quốc, xét cả về yếu tố con người, tiềm lực, tài chính, kinh nghiệm.

Đã đi sau mà còn không cố gắng nỗ lực, lao động, làm việc thì đến mãn kiếp cũng không thể phất lên được. Có làm thì mới có ăn, có làm thì mới khiến cho khoảng cách Việt Nam và các quốc gia khác ngắn đi lại được. Chứ chẳng có quốc gia nào đứng lại đợi chúng ta đâu.

Mỗi người đều có một mục tiêu để phấn đấu thì mỗi quốc gia cũng như vậy. Bình thường, cần 4 - 5 năm để đội ngũ nghiên cứu cho ra đời một loại vaccine điều trị cho một căn bệnh mới. Thậm chí quá trình này thể lên tới gần chục năm. Nhưng trong đợt này, dự kiến chỉ mất khoảng 1,5 năm là Việt Nam có thể hoàn thiện cho ra lò những mẻ vaccine Covid-19 thương mại đầu tiên. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng rồi. Mặc dù so với tiến trình 1 năm của thế giới, Việt Nam vẫn đi sau.

Nhưng dù đi sau, điều đáng mừng ở đây là khoảng cách vẫn đang được rút ngắn. Vaccine Covid-19 không phải là Thánh Gióng, phát triển vaccine thì phải từ từ, cần công sức, thời gian, kinh nghiệm, tiền tài, nhân lực, chứ không phải hô biến là đã có dùng ngay được.

Tại sao vẫn phải nghiên cứu, sản xuất thương mại trong khi có thể đi mua của thế giới?

Đúng là vaccine có thể đi mua được. Nga, Mỹ, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào đang tham gia nghiên cứu vaccine cũng đều tuyên bố sẽ hỗ trợ thế giới. Nhưng chẳng có quốc gia nào cam kết rằng: Một là sẽ phân phát miễn phí. Hai là sẽ phân phát công bằng không kể quốc tịch, giàu nghèo. Ba là luôn có sẵn vaccine cho tất cả mọi người.

Bất cứ quốc gia nào cũng ưu tiên công dân của quốc gia đó trước. Mỹ sẽ ưu tiên công dân Mỹ, Nga sẽ ưu tiên dân Nga, Trung Quốc, Anh Quốc, Pháp, Nhật... đều theo một quy luật như vậy. Thứ tự đầu tiên được tiêm sẽ là đội ngũ y tế, cảnh sát, quân đội, những người làm công tác phòng dịch, sau đó là tiêm chủng toàn dân. Dân trong nước an toàn, tạo ra miễn dịch cộng đồng an toàn mới tính đến chuyện xuất khẩu cho thế giới. Mà kể cả khi xuất ra thế giới thì các đơn hàng lớn, đặt giá cao, đặt mua nhiều sẽ được ưu tiên trước. Rồi các nước giàu chắc chắn được có hàng trước các nước nghèo và không loại trừ khả năng các nước giàu sẵn sàng vung tiền mua thêm vaccine để tích trữ khiến vaccine đội giá. Và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có thể sẽ phải chịu mức giá rất đắt hoặc không có để mà mua.

Có ai dám khẳng định rằng Việt Nam sẽ có được giao những liều vaccine đầu tiên hay không? Hay là phải mất rất nhiều thời gian sau mới được giao? Và có mua được vaccine giá gốc không, hay là phải chịu mức giá đắt đỏ, phi lý?

Vì thế, chúng ta vẫn phải duy trì việc nghiên cứu vaccine đi đôi với việc đặt mua tại các quốc gia khác, không chỉ đặt mua từ Nga mà còn là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào công bố "sắp có vaccine rồi anh em ơi". Bất cứ một nhà sản xuất nào cũng muốn đa dạng nguồn cung nguyên liệu. Chẳng nói đâu xa, đợt dịch này đã phơi bày ra điểm yếu của các chuỗi cung ứng trên thế giới là quá phụ thuộc vào "công xưởng của thế giới". Và cách giảm bớt sự phụ thuộc ở đây là gì? Tìm đến các đơn vị cung cấp khác, mở rộng đầu tư sản xuất ở những quốc gia/vùng lãnh thổ khác.

Không loại trừ rằng ở trong tương lai có những đại dịch khác nguy hiểm hơn. Chính việc nghiên cứu vaccine Covid-19 lần này là một "bàn đạp" chuẩn bị cho tương lai. Rất có thể, một đại dịch tương lai sẽ yêu cầu chúng ta phải sản xuất vaccine nhanh hơn. Hoặc đơn giản là rất có thể Covid-19 sẽ bùng phát trở lại nhưng với việc sở hữu quy trình sản xuất vaccine, việc chống dịch sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bên cạnh đó, việc tham gia nghiên cứu lần này chắc chắn sẽ đóng góp ít nhiều cho nền y học thế giới, ghi nhận sự tiến bộ của nền khoa học - công nghệ Việt Nam.

Trong đại dịch, chúng ta có hai đối thủ, một là Covid-19 và hai là sự ngu dốt. Covid-19 thì sắp có thuốc đặc trị, nhưng sự ngu dốt của một số con người thì gần như chẳng có liều thuốc nào chữa được. Dĩ nhiên, ngu dốt không phải là một cái tội, nhưng ngu dốt lại cộng thêm sự nhiệt tình thì thành phá hoại rồi. Việt Nam cần những con người chăm chỉ làm việc chứ không cần những kẻ nhăm nhe phá hoại và bàn lùi.

Lại một lần nữa, phải nói một câu đã nói rất nhiều lần, nếu không đóng góp được gì thì hãy yên lặng và để người khác làm việc./.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

VACCINE, NGHỊCH LÝ VIỆT NAM VÀ CHẠY ĐUA VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC.

   Theo Global Health Security Index, Thái Lan là một cường quốc trong việc "ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh toàn cầu". Với vị trí thứ 6/195, Thái Lan chỉ xếp sau các siêu cường như Mỹ, Anh, Hà Lan, Úc. Tờ Bangkok Post tự hào rằng Thái Lan là một trong hai quốc gia khống chế dịch bệnh hàng đầu Đông Nam Á, bên cạnh đó là Singapore. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia "Tây Lào" này có khoảng trên 3100 ca nhiễm, 58 ca tử vong.
VACCINE, NGHỊCH LÝ VIỆT NAM VÀ CHẠY ĐUA VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC.
   Trong Đông Nam Á, Indonesia cũng là một quốc gia tham gia chạy đua trong việc sản xuất vaccine Covid-19. Cần phải biết rằng, Indonesia là quốc gia có tiềm lực lớn mạnh nhất Đông Nam Á về GDP. Quốc gia này nằm trong top 5 quốc gia sản xuất và xuất khẩu nhiều vaccine nhất trên thế giới.Tập đoàn Bio Farma của Indonesia có khả năng sản xuất hơn 2 tỷ liều vaccine mỗi năm và 2/3 số liều được dành cho xuất khẩu. Thậm chí lãnh đạo công ty này từng tuyên bố cứng rằng: "Chỉ riêng Bio Farma cũng có thể phục vụ nhu cầu vacccine trong toàn khu vực". Hiện nay, Indonesia có trên 56 ngàn ca nhiễm, gần 2900 ca tử vong.

   Ngoài ra, Malaysia và Singapore cũng tham gia vào nhiều liên minh sản xuất vaccine khác nhau. Và hai quốc gia này cũng được đánh giá rằng chống dịch ở mức tốt và rất tốt.

   Vậy Việt Nam ở đâu?

   Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc gia được tổ chức này đánh giá, vị trí của Việt Nam là 50/195. Trong bảng phân tích về Việt Nam, nhóm chỉ số tốt nhất là nhóm liên quan đến hợp tác y tế quốc tế - được phân hạng 21/195. Còn nhóm chỉ số thấp nhất là nhóm chỉ số liên quan đến các yếu tố bên ngoài như chính trị, an ninh, cơ sở hạ tầng... - được phân hạng 105/195.

   Trong đó, Global Health Security Index đánh giá Việt Nam là quốc gia có mức độ rủi ro chính trị và an ninh cao (88/195). Các yếu tố như khả năng phục hồi kinh tế (129/195) cơ sở hạ tầng (124/195) và rủi ro y tế công cộng (112/195) đều ở mức rất thấp so với thế giới.

   Tức là chiếu theo đánh giá của Global Health Security Index, Việt Nam chắc chắn sẽ "toang" trước sức công phá của Covid-19.

   Nhưng sau tất cả, Việt Nam lại cho ra một đáp án hoàn toàn ngược lại với những dự báo, đánh giá của quốc tế. Việt Nam đã tạo nên một nghịch lý khiến cho dư luận, truyền thông, giới nghiên cứu quốc tế hoàn toàn bất ngờ.

   Đó là nghịch lý Việt Nam. Và điều hài hước ở chỗ, họ càng chứng minh nghịch lý Việt Nam, họ càng "vô nghiệm".

   Học giả Dhesegaan Bala Krishnan của Đại học Malaya, Malaysia phát triển trên tờ Nikkei Asian cho rằng: "Các nước phát triển coi các quốc gia Đông Nam Á chỉ là những kẻ hưởng lợi chứ không phải là những người đóng góp vào hệ thống y tế quốc tế. Nguyên nhân được chỉ ra rằng đa phần các quốc gia này có nền kinh tế hạn chế". Một số học giả phương Tây đánh giá rằng cuộc chiến chống Covid-19 tại khu vực Đông Nam Á hời hợt, qua loa như những "con vịt què" - từ lóng chỉ những hành động của các chính trị gia ở cuối nhiệm kỳ.

   "Nhưng sau tất cả, Đông Nam Á đang sẵn sàng chứng minh rằng những quan điểm đó là sai".

   Việt Nam là quốc gia duy nhất trên giới có GDP bình quân đầu người dưới 3000 USD có khả năng tự cung tự cấp vaccine. Theo VNExpress, Việt Nam đã loại trừ bệnh bại liệt vào năm 2000, uốn ván vào năm 2005. Năm 2013, một công ty thuộc sở hữu Nhà nước đã sản xuất một loạt vaccine chỉ trong vòng... 6 tháng để tham gia công cuộc ngăn chặn đại dịch Sởi. Và đến năm 2016, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ 4 sản xuất thành công vaccine Sởi-Rubella kết hợp. Tính đến hiện tại, Việt Nam tự chủ được 11/12 loại vaccine phục vụ chương trình "Tiêm chủng mở rộng" áp dụng cho toàn dân.

   Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với Covid-19 đến nỗi, trong khi hầu hết thế giới thờ ơ thì Việt Nam đã kích hoạt trung tâm ứng phó với dịch bệnh toàn cầu. Một số đơn vị "tin vịt" cho rằng Chính phủ Việt Nam tài trợ cho một nhóm hacker xâm nhập vào dữ liệu thông tin của Chính phủ Trung Quốc.

   Mới đây nhất, WHO đã gửi lời mời Việt Nam tham gia vào "Liên minh sản xuất vaccine chống Covid-19" do WHO đứng đầu. Gần thời điểm nhận được lời mời, Việt Nam công bố thử nghiệm vaccine thành công trên chuột, vượt tiến độ hai tháng và hoàn toàn khả năng cung ứng vaccine ra toàn cầu trong năm 2021. Tờ Nikkei Asian cho rằng, chính WHO là nguyên nhân dẫn đến việc các nước phát triển "lợi dụng" các nước nghèo trong ngành công nghiệp vaccine. WHO cung cấp các nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích cho các thành viên trong tổ chức, các công ty dược phẩm của các nước phát triển lợi dụng điều này, thông qua chính trị và tài chính, các công ty này có thể tiếp cận với các số liệu, nghiên cứu sớm nhất có thể. Cộng thêm tiềm lực lớn, cơ sở nghiên cứu tốt, nhiều chuyên gia, họ có thể cho ra đời những liều vaccine sớm hơn dựa trên các đóng góp chung của các thành viên. Tuy nhiên, khi có thành phẩm vaccine, họ lại "bán ngược" cho các nước đang phát triển hoặc chưa có khả năng tự sản xuất với mức giá "khá chát". Điều đáng lên án ở đây, các công ty ở các quốc gia phát triển sẽ đăng ký bản quyền sở hữu độc quyền, không chia sẻ với bất cứ đơn vị hay quốc gia nào khác.

   Năm 2007, Indonesia "cấm cửa" một công ty sản xuất vaccine của Úc do công ty này đã nghiên cứu và cho ra đời vaccine H5N1 dựa trên các số liệu mà phía Indonesia cung cấp. Từ đó đến nay, đã có nhiều thời điểm, quốc gia vạn đảo này ngừng chia sẻ các thông tin, số liệu nghiên cứu với WHO. Năm 2009, các quốc gia phát triển đã tích trữ vaccine H1N1, bán cho các quốc gia đang phát triển với mức giá cao, từ chối yêu cầu "công bằng" từ WHO.

   Theo Tuổi Trẻ, vào năm 2000, Việt Nam chuyển giao miễn phí công nghệ sản xuất vaccine tả uống cho phía Hàn Quốc. Sau này, Viện Vaccine Hàn Quốc chuyển giao bản quyền cho phía Ấn Độ. Và từ đó, phía Ấn Độ sản xuất hàng loạt và thu lời hàng năm.

   Việt Nam nhận định rằng, phải sản xuất được vaccine bằng mọi giá. Đây không phải là "làm màu", "lấy le" hay "thể hiện trước các cường quốc". Mà đơn giản hơn, đây là một cuộc chiến để tồn tại.

   Vì "chẳng có bữa ăn nào là miễn phí".

   Lào, Campuchia và Myanmar là ba quốc gia Đông Nam Á "đứng ngoài" cuộc chạy đua vaccine Covid-19. Nhưng Việt Nam có vẻ như thực hiện đúng chính sách mà họ đã tuyên bố: "Không một ai bị bỏ lại". Tuyên bố đó không chỉ dành cho người dân trong nước mà còn áp dụng cho cả những bạn bè nước ngoài, như Campuchia, Lào hay Myanamar.

   Đại dịch chỉ kết thúc khi có vaccine và không ai dám chắc rằng, năm sau và những năm sau nữa, liệu có phát sinh một dịch bệnh mới hay không. Nhưng với tất cả những gì đã làm được, Việt Nam cho thấy rằng các bảng xếp hạng đều "chỉ để tham khảo".

   Chúng ta đã "thắng trận đấu" trong cuộc chiến với Covid-19, và chúng ta hoàn toàn có quyền mơ về một chiến thắng tiếp theo. Đó là sự ra đời của vaccine Covid-19 "Made in Vietnam".

   "Nếu bạn không làm điều gì đó để thắng trận. Theo tôi, bạn không phải là một người chơi giỏi" - Likkrit

   Đôi khi, cảm giác là một kẻ bị đánh giá thấp rồi chiến thắng, cũng thật hào hùng và vinh quang.


Minh họa: Novikov Aleksey/Shutterstock.