KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

KHÔNG TỪ MỘT THỦ ĐOẠN NÀO

*******
Đọc tút này của mấy anh “dân chủ” Việt mới thấy các anh quyết tâm tấn công anh Vượng Vin thế nào.

Việc Việt Á nhập kit của TQ nó khác hoàn toàn về bản chất với việc xe Vinfasst của anh Vượng mà chúng cũng ngoằng vào được.
Nói như mấy anh này thì thương hiệu nổi tiếng Apple mà sản xuất ra cái IPhone các anh xài hàng ngày nó phải là của Trung Quốc chứ không phải của Mỹ, vì linh kiện của nó và cơ sở sản xuất của nó là ở Tàu.
Thực ra các anh quyết tâm tấn công vào anh Vượng là để phá hoại một doanh nhân và một tập đoàn lớn đang có nhiều đóng góp cho đất nước này thôi.
Nhưng tầm ảnh Vượng nó lớn lắm, suy nghĩ nó khác người lắm, như cái giải thưởng Vinfuture vừa rồi ấy, loại như các anh so bì và phá hoại làm sao được!
Lêu lêu các anh phát!

CẢNH SÁT ÚC TỊCH THU CỜ 3 SỌC, CẤM VẪY CỜ 3 SỌC NẾU KHÔNG SẼ BỊ ĐUỔI KHỎI SÂN VÀ PHẠT HÀNH CHÍNH!

Chia sẻ từ một người Úc nói tiếng Việt sau trận đấu hôm qua:

CẢNH SÁT ÚC TỊCH THU CỜ 3 SỌC, CẤM VẪY CỜ 3 SỌC NẾU KHÔNG SẼ BỊ ĐUỔI KHỎI SÂN VÀ PHẠT HÀNH CHÍNH!

Theo ông Bình đại diện "người Úc gốc Việt" tại Melbourn cho biết, ông và nhiều người đã vận động "người Úc gốc Việt" tại đây mang theo cờ vàng 3 sọc đỏ VNCH để "lên án chính quyền độc tài", cổ vũ cho đội tuyển "người Việt Quốc gia".

Tuy nhiên, nhóm người này không mua được vé nhóm vì không được Đại sứ quán Việt Nam hỗ trợ. Bên cạnh đó, cảnh sát Úc đã "nghe lời Việt Cộng" tịch thu, cấm cờ vàng 3 sọc đỏ, cấm vẫy cờ trên sân vận động. Theo ông Tony Huỳnh, cảnh sát Úc dọa rằng nếu vẫy cờ, họ sẽ bị trục xuất khỏi sân và bị phạt hành chính.
Bà Trương Taylor cho biết bà và nhiều người không đứng lên hát quốc ca của Việt Cộng nhưng đã bị nhiều cảnh sát Úc nhắc nhở. Bà cho biết đây là hành vi mất quyền công dân và vi phạm tự do dân chủ! Bà đành phải làm theo nhưng lòng không tuân phục.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2022

NGUYỄN THÚY HẠNH PHẢI GIÁM ĐỊNH TÂM THẦN?

Mới đây, ngày 24/1, trên trang cá nhân của mình, Huỳnh Ngọc Chênh, người tình của "dân chủ" Nguyễn Thúy Hạnh đã thông báo về việc Nguyễn Thúy Hạnh bị cơ quan công an đưa đi giám định tâm thần trong lúc bị tạm giam để chờ xét xử. Trên đài RFA, Huỳnh Ngọc Chênh cho biết “Vào ngày 7 tháng 12, trong đúng một tháng, vào khoảng ngày 7 tháng 1 thì đưa về trại giam. Họ đưa vào bệnh viện tâm thần một tháng để giám định y khoa".

Theo Huỳnh Ngọc Chênh, thực tế, việc cơ quan điều tra phải giám định đối với trường hợp của Nguyễn Thúy Hạnh là hoàn toàn có khả năng, bởi lẽ trước khi bị bắt, Hạnh bị trầm cảm rất nặng, đã từng phải đưa vào TP Hồ Chí Minh chữa trị ở bệnh viện và tự điều trị ở nhà, thường xuyên phải uống thuốc.
Đây không phải lần đầu tiên một nhà "dân chủ" phải vào viện đề giám định tâm thần trong quá trình điều tra. Trước đó, Lê Trọng Hùng (tức Hùng gàn), thành viên của tổ chức phản động "Phong trào Chấn Hưng nước Việt" cùng phải giám định và điều trị thời gian dài trong viện, trước khi bị tuyên án 5 năm tù về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Nhiều luồng dư luận trái chiều liên quan đến việc Nguyễn Thúy Hạnh phải giám định tâm thần. Nhiều người cho rằng, có khả năng, Hạnh bị trầm cảm và giám định tâm thần thật, và đây là căn bệnh cố hữu của giới dân chủ trong nước. Sống trong một tâm trạng tiêu cực, hằn học với xã hội, nhìn đâu cũng thấy mặt xấu trong thời gian dài thì không trầm cảm mới lạ, và không chỉ Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Trọng Hùng,… mà rất nhiều các nhà dân chủ đã mắc phải.
Tuy nhiên nhiều người cho rằng, đây là chiêu trò của Nguyễn Thúy Hạnh vạch ra nhằm che mắt cơ quan điều tra, nhằm tránh bị phạt tù. Với những tài liệu mà cơ quan điều tra có được, Hạnh chắc chắn không thoát được án tù nặng, và chỉ còn cách "ve sầu thoát xác", thông qua bệnh án tâm thần thì Hạnh mới trốn tránh được sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.
Còn quan điểm của các bạn như thế nào?

VIỆT NAM: SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT UKRAINE THỨ HAI

Cuối 2013 và đầu năm 2014, một trong những biến cố chính trị lớn nhất Đông Âu hậu Xô Viết diễn ra, đó là sự kiện Euromaidan. Đây là sự kiện mà phần đông người Ukraine chọn rũ bỏ Nga, quay sang phương Tây. Cách thức mà phần đông người Ukraine chọn là bạo loạn, lật đổ chính quyền, tạo điều kiện cho nước ngoài can thiệp. Hệ quả là nội chiến, đất nước bị chia cắt, lòng người li tán, kinh tế xuống dốc và Ukraine trở thành “trung gian chiến tranh” giữa các nước lớn.

Cũng trong năm 2014, Việt Nam cũng trải qua một biến cố lớn. Đó là sự kiện biểu tình phản đối Trung Quốc tại gần 30 tỉnh thành phố liên quan đến vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Từ cuộc biểu tình phản đối, một số nơi đã lên tới bạo động, bạo loạn và cướp phá, nhiều người đã thiệt mạng, nhiều doanh nghiệp đã bị cướp phá, nhiều thế lực nước ngoài đã gửi lực lượng về Việt Nam tạo cách mạng màu.
Hai sự kiện đều có chung những tương đồng nhất định, như liên quan đến vấn đề chính trị, chủ quyền với các nước lớn, có dấu hiệu của sự can thiệp từ quốc gia nước ngoài - hay nói cách khác là cách mạng màu, mô típ chung là từ những cuộc biểu tình từ ôn hòa nhanh chóng thành bạo động, cướp phá… Thật ra tính chất của 2 sự kiện là khác nhau, quy mô của Euromaidan lớn hơn cuộc tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam nhiều, mức độ can thiệp của nước ngoài cũng lớn hơn, độ manh động của người dân Ukraine rõ ràng là gay gắt hơn… Nhưng thật may là chúng ta đã xử lý khéo léo để các cuộc biểu tình không leo thang, hãy nhớ rằng, chỉ với vài tay lính đánh thuê bắn tỉa xả súng vào đám đông biểu tình tại Ukraine đã khiến cho cuộc biểu tình bùng phát lên mạnh mẽ thế nào!
Sau 8 năm từ dấu mốc ấy, Việt Nam và Ukraine đã rẽ theo hai hướng đối nghịch nhau.
Theo ký giả Mark Mardell của BBC, chỉ vài ngày sau khi Obama rời Trung Quốc. Trung Quốc đã điều giàn khoan HD 981 đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cùng lực lượng chấp pháp khổng lồ. Ký giả này cho biết, dường như các phép thử muốn xem rằng: “Việt Nam có phải là Ukraine của Thái Bình Dương hay không” - Câu trả lời, là không.
Khác với Ukraine, chọn ngả hoàn toàn sang phương Tây và bài Nga một cách cực đoan - một quốc gia gần gũi về chính trị, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ. Thì Việt Nam, mặc dù có những tranh chấp gay gắt với Trung Quốc nhưng vẫn chọn sống chung hòa thuận với Trung Quốc. Ukraine đã chọn NATO và EU là đồng minh về lâu dài - còn họ có coi Ukraine là đồng minh hay không thì không biết, còn Việt Nam không lựa chọn bất cứ quốc gia nào trở thành một đồng minh thực sự.
"Việt Nam có những mối quan hệ truyền thống chứ không phải là đồng minh"
Năm 2014, GDP đầu người của Ukraine là 3123 USD/1 người trong khi Việt Nam chỉ là 1975 USD/1 người. Năm 2021, dự báo con số của Ukraine là 3100 USD/1 người, còn Việt Nam là 3742 USD/1 người. Trong khi dân số của Việt Nam gấp đôi so với Ukraine. Quốc gia Đông Âu có một lợi thế lớn về công nghệ, cơ khí và máy móc, nhưng họ đã buông những thứ đó và trượt dài trong 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Dĩ nhiên, những con số đôi khi chỉ mang tính tham khảo, nhưng những con số luôn bao hàm thông tin và không hề biết nói dối.
Mục tiêu của Ukraine vào năm 2014 là gia nhập EU và NATO, sau 8 năm, mục tiêu của họ… còn cái nịt và thậm chí lãnh thổ Ukraine còn bị chia cắt bởi Crimea và phần phía Đông đang nội chiến. Nhiều quốc gia EU không muốn Ukraine gia nhập EU, các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn cả vì lý do chủ quan lẫn khách quan, như các quốc gia EU đã quá ngán “quả bom kinh tế” Hy Lạp và không muốn có thêm một “quả bom kích động” như Ukraine nữa. Năm 2014, Mỹ đã đưa ra một lời hứa hẹn đưa Ukraine vào NATO, nhưng Đức, Pháp và nhiều quốc gia khác không chịu gật đầu và bản thân Mỹ cũng chưa từng đưa ra bất cứ lời mời chính thức nào cho Ukraine cả.
Năm 2014, Ukraine khát khao NATO sẽ đóng quân tại nước này và cái giá họ phải trả Nga trừng phạt về kinh tế và “tiện tay mượn” Crimea, kích động vùng Đông Bắc nội chiến. Sau 8 năm, không một binh NATO nào có mặt ở Ukraine theo các thỏa thuận chính thức, không có một quốc NATO tuyên bố chính thức rằng sẽ đưa quân đến giúp Ukraine. Năm 2014, theo báo giới nước ngoài, Việt Nam từ chối một số đề nghị đóng quân tại Cam Ranh, kiên trì đưa lực lượng chấp pháp hoạt động cùng với ngoại giao. Trong 8 năm, các đảo tại Trường Sa liên tục được mở rộng, thậm chí có đảo tăng diện tích gấp đôi như Phan Vinh, Trường Sa…
Năm 2022, Ukraine đang bước vào bờ vực của một cuộc chiến tranh mới. Còn Việt Nam thì vẫn đang ở trong những mối quan hệ trung dung giữa các phe phái lớn và không ngả hẳn về bất cứ quốc gia nào.
Ukraine - quốc gia có mối quan hệ tương đối nồng ấm với Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn Việt Nam. Các sự kiện diễn ra tại năm 2014 đã tạo ra những ngã rẽ khác nhau trong tương lai của hai quốc gia, về bài học nên đối đãi như thế nào với các cường quốc, làm thế nào để tối đa hóa lợi ích dân tộc, làm thế nào để tồn tại song hành bình đẳng khi có biên giới cùng một nước lớn!
Và bài học Euromaidan cũng là một cái tát đau đớn cho bất cứ ai, bất cứ phe phái nào muốn Việt Nam liên minh với nước lớn để chống lại một nước lớn khác, rũ bỏ và thù địch với quốc gia hùng mạnh ở láng giếng.
Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu! Nước xa không cứu được lửa gần.
Những ngày này, mạng xã hội Ukraine xuất hiện nhiều hình ảnh thanh niên, quân nhân Ukraine tạm biệt gia đình, vợ con, bạn gái lên đường chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với đối phương là một quốc gia đã có quá nhiều kinh nghiệm trận mạc và sở hữu vũ khí nguyên tử. Chúng ta liệu có muốn như Ukraine không?
Quay trở lại câu hỏi của ký giả Mark Mardell sau từng ấy năm: liệu Việt Nam có thể trở thành Ukraine của Châu Á hay không? - Chắc chắn là không.

Vạch trần thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để hình thành “Nhà nước Mông”

----------------------------
Để thực hiện âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch, phản động không ngừng gieo rắc niềm tin tín ngưỡng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều người Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc bị xúi giục, ép buộc, lừa mị tin theo cái gọi là đạo “Giê Sùa” với những luận điệu viển vông…

Vậy tổ chức “Giê Sùa là gì”? Có nguồn gốc ngoại sinh từ một người có quốc tịch Mỹ sáng lập và đưa vào Việt Nam; dựa vào Kinh thánh của Tin lành, lấy cơ sở để phát triển tổ chức “Giê Sùa”. Người sáng lập “Giê Sùa” là David Her tên thật là Hờ Chá Sùng, người Mông, gốc huyện Phon Xa Vẳn Xiêng Khoảng, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hiện đang sinh sống tại Bang California, có quốc tịch Mỹ sáng lập ra.
“Giê Sùa” xuất hiện khoảng tầm 5 năm trở lai đây ở các địa phương vùng núi phía Bắc như: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng mức độ ảnh hưởng của “Giê Sùa” khá nhanh, mức độ ảnh hưởng rộng đến đồng bào dân tộc Mông; lôi kéo người dân tin theo nhằm mục đích xây dựng nhà nước riêng, kêu gọi người Mông đi theo “Chúa Giê Sùa”, đồng thời kích động người Mông ờ các nước về Lào chiến đấu để xây dựng “Nhà nước Mông” tại tỉnh Xiêng Khoảng. Theo con số thống kê các địa phương gửi báo cáo, hiện “Giê Sùa” hoạt động tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Mức độ lan nhanh ảnh hưởng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số như đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay, theo con số thống kê được của các địa phương có khoảng 1.297 người tin theo.

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

ĐỪNG LÀM PHỨC TẠP THÊM VỤ VIỆC TẠI "THIỀN AM BÊN BỜ VŨ TRỤ"

*******
Diễn biến gần đây nhất về "Tịnh thất bồng lai" hay còn gọi là "Thiền am bên bờ vũ trụ" đang tiếp tục nhận được nhiều quan tâm của công luận khi mới đây các nhà luật sư "dân chủ" đã ra tay gặp gỡ với ông nội thầy để trao đổi liên quan đến việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án, bắt tạm giam một số người liên quan tại đây.

Việc ông Lê Tùng Vân thuê mướn luật sư thì chẳng có gì lạ bởi ai có liên quan tới luật pháp chẳng phải nhờ các thầy cãi biện hộ cho mình nhằm minh oan hoặc giảm án. Nhưng cái chốt đó là những nhà luật sư này theo đuổi giá trị khác, họ luôn tìm đến những vụ việc mà dư luận quan tâm để khuấy đảo vụ việc, làm phức tạp thêm các vụ án.
còn nhớ vụ việc tại Đồng Tâm, Hà Nội trước đây, một số luật sư dân chủ đã xúi nguyên, giục bị để đẩy vụ việc lên cao trào, kích động thêm tư tưởng chống đối của nhóm ông Lê Đình Kình với mộng tưởng đứng trên pháp luật nhà nước. Chính vì sự xúi giục của các luật sư dân chủ đã khiến cho nhóm người ở Đồng Tâm, Hà Nội lao vào con đường tội lỗi.
Đối với vụ việc tại "Thiền am bên bờ vũ trụ" việc làm của các luật sư dân chủ này có thể đổ thêm dầu vào lửa, kích thích thêm tinh thần chống lại phán quyết của cơ quan chức năng đối với ông Lê Tùng Vân, thậm chí có thể sẽ là một vụ việc Đồng Tâm tương tự xảy ra tại đây.
Do vậy cần nhìn nhận rõ bản chất của những luật sư dân chủ đang mong muốn lợi dụng vụ việc tại "Thiền am bên bờ vũ trụ" để trong hô ngoại ứng tìm cách xiên xẹo vụ việc hướng lái theo con đường có lợi cho những kẻ xấu.

TẤM ẢNH VÀ BÀI THƠ TRONG NGỰC ÁO CỦA LIỆT SĨ CHƯA BIẾT TÊN!

----------------
Năm 1968, tại trận chiến đấu giữa ta và địch trong một khu rừng đại ngàn của Trường Sơn (thuộc Liên khu 5), nhiều chiến sĩ ngã xuống để giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong số đó có một chiến sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán của anh. Chỉ biết trong túi áo ngực anh có một tấm ảnh nhỏ cỡ 6cm x 9cm. Người trong ảnh là một nữ công nhân, mặc áo trắng, quần yếm xanh, tay cầm chiếc thoi dệt vải. Mặt sau của ảnh có bài thơ chép tay:
Đợi anh vợi mùa xuân
Chẳng thấy anh trở lại
Chỉ thấy chim én về
Và hoa đào vẫy mãi...
Tay vít một nhành hoa
Níu áo mùa xuân hỏi:
Vì người công tác xa
Xuân ơi xuân có đợi?
Xin một nụ trên cành
Ủ kín vào thương nhớ
Em để dành mùa xuân
Đợi anh về mới nở.
Bao nhiêu nhung nhớ, bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu nỗi niềm và hy vọng, người con gái ấy đã gửi gắm cả vào từng câu, từng chữ. Đọc bài thơ lên, ta có cảm giác như đang lắng nghe tiếng lòng sâu lắng, da diết nhưng cũng hết sức mãnh liệt của cô gái gửi cho người chiến sĩ trẻ ngoài chiến trường. Thương người phương xa, cô gái níu một nhành hoa xin mùa xuân hãy đợi người về rồi hãy nở.

Thời gian có chảy trôi, dù bao khó khăn gian khổ, hy sinh nơi chiến trường, thì niềm tin và tình yêu ấy vẫn mãi mãi rạo rực, đợi ngày khai hoa, kết quả. Đó chính là động lực để người chiến sĩ vững tay súng, là sức mạnh để cô gái lao động, sản xuất xây dựng hậu phương. Tình yêu đôi lứa đã được hòa quyện một cách sâu sắc vào tình yêu quê hương đất nước. Nội dung của của bài thơ khiến bao trái tim người đọc phải rung động, thổn thức và suy ngẫm về tình yêu, khát vọng để mùa Xuân của đất nước mãi xanh tươi.

Rất tiếc là đến này vẫn chưa thể biết danh tính của người liệt sĩ và cả cô gái trong bức hình. Đó là những mất mát hy sinh của chiến tranh. Vì độc lập, tự do của tổ quốc mà hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", bỏ lại tất cả phía sau lưng. Tình yêu đất nước là thiêng liêng nhất, cao cả nhất! Cô gái đã giữ chặt một nụ hoa nhưng nụ hoa ấy không bao giờ còn có thể nở vì người trai ấy đã vĩnh viễn nằm lại tại chiến trường miền Nam. Câu chuyện của ly tán, đau thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc nhưng là bài học sâu sắc về đức tính hy sinh của người Việt Nam. Tất cả vì Tổ quốc muôn vàn kính yêu này. Giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Mãi mãi biết ơn./.

DỐI TRÁ!

Đó là từ mà tôi có thể miêu tả về luật sư Đặng Đình Mạnh cùng với đám RFA khi tiếp tục lợi dụng và bóp méo sự việc liên quan đến Lê Tùng Vân cùng cái gọi là Thiền am bên bờ vũ trụ. Ngay sau khi gặp được ông Lê Tùng Vân thì luật sự Đặng Đình Mạnh toi ngay cái đuôi mình là cộng tác viên thân thiết của đài RFA khi chia sẻ tin một cách xuyên tạc trắng trợn, coi thường dân trí người dân Việt Nam.

Theo sự miêu tả của luật sư Đặng Đình Mạnh với RFA thì những người trong Tịnh thất Bồng Lai đang bị cô lập với thế giới bên ngoài một cách TUYỆT ĐỐI. Cụ thể là “điện thoại của những người bên trong thiền am cũng bị thu giữ và mạng internet cũng bị ngắt”.
Không hiểu là luật sư Đặng Đình Mạnh cùng lũ người Mỹ nói tiếng Việt ở RFA định nghĩa và hiểu từ “tuyệt đối” nó như thế nào chứ nếu là tuyệt đối bị cách biệt với thế giới bên ngoài thì xin thử hỏi luật sư Đặng Định Mạnh lọt vào cái Thiền am bên bờ vũ trụ như thế nào, để có thể trò chuyện, học hỏi kinh nghiệm của ông Lê Tùng Vân ra làm sao. Mà cũng vào thời điểm này, trên youtube xuất hiện video của Nhị Nguyên đăng tải về tình trạng các chú tiểu ra làm sao. Vậy thử hỏi, nếu cắt internet, cắt mạng điện thoại thì Nhị Nguyên chắc dùng sóng não để đăng tải video lên mạng chăng.
Nếu như Lê Tùng Vân cùng đám người ở Tịnh thất bồng con lợi dụng Phật giáo, lợi dụng lòng trắc ẩn của mọi người để xin tiền kiếm sống thì đám người như luật sự Đặng Đình Mạnh cùng RFA dùng sự xuyên tạc, trí trá, ăn không nói có để đạt được mục đích cá nhân, để kiếm những đồng tiền nhơ bẩn. Bởi luật sư Đặng Đình Mạnh và cả đài RFA không xin tiền thầy ông nội mà chỉ lợi dụng sự việc thầy ông nội để xin tiền các bậc quan thầy bề trên đã nuôi dưỡng, đã bú mớm cho họ bấy lâu nay.

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

ANH MẠC VĂN TRANG LẠI ẢO TƯỞNG "SỨC MẠNH"

Anh Mạc Văn Trang lại đang ảo tưởng sức mạnh. Anh đang đòi VTV phải công khai xinh lỗi anh vì trong năm 2021, VTV đã 3 lần chỉ mặt, đặt tên anh.

Xin lỗi anh, anh già mà không chịu để đức cho con cháu thì đương nhiên người ta khinh thường anh là lẽ đương nhiên. Với cái tư tưởng "trở cờ" và những việc anh làm thời gian qua thì người ta còn muốn đưa anh đi "bóc lịch" nữa kìa. Vì anh ăn cơm Đảng, mặc áo dân mà anh lại đổ đốn, di ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Anh có tử tế gì đâu mà đòi xin lỗi...
Nếu có một lời xin lỗi ở đây, thì người nói câu đó phải là anh đó anh Mạc Văn Trang ạ. Người xưa đã dạy: "Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ". Anh học cao thì anh phải biết trông vào đó mà răn mình, sửa mình cho con cháu, dòng tộc đỡ xấu hổ về

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

KHI CHÍ PHÈO ĐƯỢC TÔN THÀNH "ANH HÙNG"!

Sau khi cựu đại úy công an kiêm youtube dân chủ Lê Chí Thành bị tuyên án 2 năm tù về tội danh "chống người thi hành công vụ", trên trang Việt Tân đã đăng tải bài viết của Nguyễn Văn Đài, kẻ đang tị nạn chính trị ở Đức với nội dung "Lê Chí Thành từ người HÙNG thành nạn nhân và tội phạm". Trong đó, ca ngợi Lê Chí Thành như "anh hùng chống tham nhũng" và là nạn nhân của chế độ, bị chế độ "trả thù" vì dám nói lên sự thật.

Nghe những lời ca ngợi trên, nhiều người không khỏi phì cười trước sự lố bịch của Việt Tân và nhà dâm chủ Nguyễn Văn Đài. Nếu ai xem livestream của Lê Chí Thành đều thừa biết bản chất của anh này. Liệu có anh hùng nào đi quay phim, chụp ảnh đồng đội kèm theo những lời nói sai sự thật, bôi nhọ ngành của mình - trong khi mình mới vừa bước chân ra khỏi nơi đó hay không. Liệu có ai xúc phạm ngành Công an, nhưng luôn khoe mình là đại úy, rồi lúc nào cũng mặc quần áo quân phục khi livestream hay không?
Thậm chí, có anh hùng nào vi phạm luật giao thông, khi bị cơ quan chức năng xử lý thì giở trò Chí phèo, cù nhây, ngồi chặn trước xe vi phạm giao thông của cá nhân, không cho lực lượng chức năng cẩu về, và thách thức "TRƯỞNG CÔNG AN CỦA CÁC ANH ĐẾN MỜI TÔI CHƯA CHẮC ĐƯỢC". Kèm theo hành động trên, với bản tính giang hồ mạng, Lê Chí Thành cũng không quên cầm điện thoại livestream để cư dân mạng lên tiếng ủng hộ cho anh.
Có vẻ như, trong bối cảnh đám dân chủ tan đàn xẻ nghé, thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng, buộc Việt Tân và đám chống đối ở hải ngoại phải dựng lên hình tượng anh hùng từ một kẻ Chí phèo không hơn không kém. Có lẽ, phong trào dân chủ đã đến thời mạt hạng đến nơi rồi.

NGƯỜI NHẬT THÂN THIỆN VỚI LỊCH SỬ VIỆT NAM HƠN NHỮNG GÌ CHÚNG TA TỪNG BIẾT

“Tôi ước có thể đến Việt Nam ngay bây giờ. Nổi da gà khi biết rằng những người Việt Nam tuyệt vời đã bảo vệ chính mình”
“Tôi đến Việt Nam vì quan tâm đến cuộc chiến tại Việt Nam. Khi tôi nhìn thấy một đứa trẻ bị dị tật do hậu quả của một quả bom phốt pho, tôi cảm thấy rất rõ những vết sẹo của chiến tranh vẫn còn đó…”

“Có một sự thực là chúng ta đã khiến cho nhiều người Việt Nam chết đói. Nhưng họ chưa một lần đòi bồi thường, gây sức ép bắt chúng ta xin lỗi và lải nhải chuyện tội lỗi như người Hàn Quốc. Tôi từng thấy họ mang theo lá cờ để cổ vũ bóng đá, tôi biết rằng họ có một lịch sử đáng tự hào để bảo vệ lá cờ đó”
“Tôi tôn trọng người Mỹ, họ là bạn của người Nhật. Nhưng tôi không thể đồng tình với những gì họ đã làm ở Việt Nam. Chúng ta không thờ coi như không có tội ác gì diễn ra, ngay cả khi người bạn của chúng ta là kẻ thủ ác”
Đó là một vài bình luận nhận được nhiều lượt tương tác trên video 【ベトナム戦争】家も人も自然も消えた…アメリカの無差別攻撃がまねいた悲劇 - dịch nhanh có nghĩa là “Chiến tranh Việt Nam - nhà cửa, con người, thiên nhiên đã biến mất. Thảm cảnh từ những cuộc tấn công bừa bãi của người Mỹ”. Video thu hút gần 900 ngàn người xem, được chia sẻ khá nhiều trên Twitter Nhật Bản những ngày gần đây.
Theo như một số chia sẻ nhận được, video này được một số trường phổ thông ở tỉnh Iwate sử dụng làm tư liệu khi nghiên cứu thêm về lịch sử châu Á - trong đó có Việt Nam. Video được đăng trên kênh 世界見聞録 - dịch nhanh là Hồi ký thế giới. Kênh này nhiều lần được xuất hiện trên Yahoo và NHK vì sản xuất những tư liệu lịch sử thế giới rất đáng xem bằng ngôn ngữ Nhật.
Điều khá lạ là những gì mà video trên nói tương đối bám sát với lịch sử Việt Nam được dạy trong ghế nhà trường. Từ việc Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam độc lập năm 1945, rồi Hoa Kỳ cố tình ngăn chặn cuộc bầu cử thống nhất của dân tộc Việt Nam, dàn dựng ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, phong trào phản chiến, cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không mà Việt Nam đã hạ gục B52, những vụ thảm sát được gây ra bởi lính Mỹ và Hàn Quốc.
Từ video này, khá nhiều người tìm kiếm những tư liệu về cuộc chiến Việt Nam thông qua phim ảnh. Nhất là hai bộ phim Mùi Cỏ Cháy và Những Người Viết Huyền Thoại - hai bộ phim này đã nhận được hàng triệu đến hàng chục triệu trên Youtube, phần lớn những người xem đều đến từ nước ngoài.
“Gần đây, tôi có thưởng thức một bộ phim về về chiến tranh Việt Nam được quay tại Việt Nam. Tiêu đề bộ phim là: “Mùi cỏ cháy”. Từ trước đến nay, người Nhật đã xem nhiều bộ phim do phương Tây sản xuất. So với những bộ phim đó, thì bối cảnh thế giới được nói ở bộ phim này hoàn toàn khác. Bối cảnh phim là miền Bắc Việt Nam vào năm 1971. Nhân vân chính trong phim là bốn sinh viên được gọi nhập ngũ theo lệch tổng động viên của đất nước. Một cường quốc đã bị mất quốc địa, chia một đất nước làm hai như một cách để báo thù. Một cuộc chiến tranh lớn đã bị chuyển giao cho một cường quốc khác. Là những đau thương và hy sinh của một quốc gia đang cố độc lập…”
Một tài khoản khác chia sẻ: “Tôi thích rất nhiều điều về thời trang và văn hóa của Mỹ thông qua Hollywood nhưng nếu biết càng nhiều về lịch sử nước Mỹ, tôi dám chắc muốn quên đi và cảm thấy khó có thể chấp nhận được”.
“Tôi nghĩ nhiều người Nhật nên được biết rằng người Mỹ đã ném bom nguyên tử khiến cho 300 ngàn người dân Hiroshima và Nagasaki thiệt mạng. Thật may vì họ đã không làm điều tương tự ở Việt Nam”
Tài khoản まゆげ cho biết: “Khi Mỹ nhiều quốc gia trên thế giới chỉ trích vì ném bom phá hủy môi trường ở Việt Nam (trong đó có Nhật Bản). Thì Mỹ bất ngờ phản đối việc săn cá voi của Nhật Bản”. Một tài khoản khác phản hồi: “Khi bạn bị lên án vì hủy diệt môi trường thì bạn bắt đầu lôi việc săn cá voi của người Nhật để ngụy biện”. Năm 1972, chính tổng thống Nixon đã có những chỉ trích khá nặng nề nhắm vào nạn săn bắt cá voi của người Nhật Bản.
Có khá nhiều người Nhật ngạc nhiên khi biết rằng Việt Minh - tiền thân của quân đội Việt Nam đã được huấn luyện bởi những người Nhật. Những người Nhật này thậm chí còn tham chiến và hy sinh cho nền độc lập, tự do của Việt Nam. Không ít người Nhật bình luận hào hứng và họ cảm thấy vui vì viết nhờ đó mà Việt Nam đã thắng Pháp. Họ khen ngợi rằng những người Việt Nam và Nhật đã từng cùng chiến đấu, nhiều người Nhật biết về võ Vovinam của Việt Nam.
“Tuy người Nhật đã từng sai lầm, nhưng chúng tôi biết sửa sai. Đã có nhiều người Nhật ủng hộ nền độc lập của Việt Nam và Indonesia” - tài khoản 黑彗
Một chuyện nữa mà những người Nhật đề cập đến là việc quân đội Hàn Quốc tham gia cùng với quân đội Hoa Kỳ để “làm những điều tàn nhẫn”. Một tài khoản dẫn số liệu cho thấy những người Hàn Quốc đã chọn những người khiếm thị, cưỡng chế trở thành nô lệ giải quyết “nhu cầu” cho lính Hàn Quốc và đã có 900 con lai đã được sinh ra từ 20.000 người phụ nữ Việt Nam.
“Hàn Quốc đã tham chiến với Mỹ. Cuộc chiến khiến người Việt Nam trở nên khốn khổ”
“Chúng ta đã từng cố gắng xin lỗi người Việt và họ đã không nhắc đến nữa. Nhưng những người Hàn Quốc thì không. Họ luôn im lặng với người Việt Nam trong 50 năm qua”.
Một tài khoản Nhật Bản viết “日本に対して、『許すかどうかを決めるのはされた側だ』と言いながら、自分たちの行動と態度はどうなのか疑問” - có nghĩa là: “Đối với Nhật Bản, Hàn Quốc luôn nói rằng: “Quyền quyết định có tha thứ hay không là ở phía nạn nhân”, nhưng hãy xem hành động và thái độ của chính họ đi”.
Xin mượn bình luận của tài khoản 不定期YouTuber để kết bài: “Nỗi da gà khi những người Việt Nam đã chiến đấu hết mình để bảo vệ chính mình”.

XUÂN Ở QUÊ HƯƠNG...

“Cội nguồn Việt Nam luôn hiện hữu trong mỗi trái tim người Việt dù ở đâu trên trái đất này. Quê hương mỗi người chỉ một - Như là chỉ một mẹ thôi. Mỗi chúng ta đều mong đến ngày được về thắp nén nhang trước tổ tiên, được tụ họp gia đình, bè bạn, được nhìn lại những hình ảnh thân thuộc đã in sâu trong mỗi suy nghĩ và hành động của những người xa quê, xa tổ quốc”.

Đó là câu phát biểu đầy xúc động đi vào lòng biết bao kiều bào xa Tổ quốc của thủ tướng trong chương trình Xuân quê hương 2022.
Đúng, quê hương mỗi người chỉ một, và đã là người Việt thì dù đi đâu làm gì trên thế giới này đều mong ngóng hướng về quê cha đất tổ, về với quê hương nhất là mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ấy thế mà đáng buồn thay có những kẻ lại đang ngày đêm điên cuồng chống phá đất nước này để mong kiếm một vé đi thiên đường ảo vọng bên trời Tây, để rồi vỡ mộng xứ thiên đường.
Xem chương trình Xuân quê hương, không biết những kẻ như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga…có ứa nước mắt không?
Xuân này trên đất Mỹ có được miếng bánh chưng củ dưa hành không các anh chị??!?
Nghĩ mà thương!

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

LIÊN HỢP QUỐC CẢM ƠN SỰ CỐNG HIẾN CỦA TRUNG TÁ ĐỖ ANH

Tại lễ tang, lễ viếng Trung tá Đỗ Anh, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) Caitlin Wiesen vô cùng thương tiếc sự ra đi đột ngột của chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam.
“Thay mặt Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Trung tá Đỗ Anh trước sự ra đi của người con, người cha, người chồng thân yêu của gia đình”, bà Caitlin Wiesen viết trong sổ tang.

Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, tất cả chúng ta sẽ luôn nhớ tới mong muốn của Trung tá Đỗ Anh được đóng góp cho hòa bình thế giới thông qua việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình tại LHQ.
Đại tá Bea Walcot, Tùy viên Quốc phòng Vương quốc Anh tại Việt Nam cũng ghi sổ tang niềm xót xa, tiếc thương vô bờ bến đến gia quyến liệt sĩ Đỗ Anh.
“Thay mặt Đoàn Tùy viên Quốc phòng các nước tại Việt Nam, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất trước sự ra đi của một liệt sĩ quả cảm, người đã dành trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc”, Đại tá Walcot bày tỏ.
Trước đó, ông Jean Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách hoạt động Gìn giữ Hòa bình đã có thư chia buồn tới Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
“Tôi vô cùng thương tiếc khi được biết Thiếu tá Đỗ Anh, một quân nhân anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh ngày 6 tháng 1 năm 2022 khi đang thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA)”, ông Jean Pierre Lacroix chia sẻ nỗi mất mát.
Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách hoạt động Gìn giữ Hòa bình đã xin phép được thông qua phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng như Đại sứ Đặng Đình Quý gửi đến Chính phủ Việt Nam và tang quyến lời chia buồn sâu sắc đối với sự mất mát to lớn này cũng như sự trân trọng của cá nhân ông Lacroix dành cho những đóng góp của Thiếu tá Đỗ Anh đối với sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi.
“Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những hỗ trợ quý báu mà Chính phủ Việt Nam đã dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc”, ông Jean Pierre Lacroix nêu rõ.
Như Sputnik nhấn mạnh, Việt Nam luôn được đánh giá cao về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Từ tháng 6/2014 đến nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cử 250 lượt cán bộ, nhân viên đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc bao gồm 61 lượt sĩ quan làm nhiệm vụ độc lập. Trong đó có 4 sĩ quan trúng tuyển vào làm việc tại Cục Hoạt động hòa bình, trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ và Sở Chỉ huy Phái bộ Cộng hòa Trung Phi và 189 y, bác sĩ của các Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Phái bộ Nam Sudan.
Hiện Bộ Quốc phòng Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để sớm triển khai được đội Công binh với biên chế 184 người và 7 sĩ quan độc lập tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, dự kiến vào quý 1/2022 tại Abyei (UNISFA).
Một Việt Nam anh hùng, Bộ đội Cụ Hồ anh dũng
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với những nét chữ rất đẹp và trang nghiêm lưu lại trong sổ tang, bày tỏ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân vô cùng thương tiếc đồng chí Trung tá Đỗ Anh.
Vô cùng thương tiếc Trung tá Đỗ Anh, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, sự hy sinh của đồng chí Trung tá Đỗ Anh đã góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
“Trong niềm tiếc thương, xin gửi tới gia đình và thân quyến của đồng chí lời chia sẻ về sự hy sinh, mất mát không gì bù đắp nổi. Xin dâng nén tâm nhang tiễn biệt đồng chí Trung tá Đỗ Anh về nơi an nghỉ cuối cùng”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam lưu bút trong sổ tang.
Trung tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bày tỏ, sự hy sinh của đồng chí Đỗ Anh thể hiện tinh thần anh dũng của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, để lại niềm tự hào, sự tiếc thương vô hạn cho gia đình, đồng chí đồng đội, người thân và bạn bè.
“Tấm gương hy sinh vì nhiệm vụ quốc tế cao cả của đồng chí đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng và ngoại giao quốc phòng Việt Nam nói chung, là niềm cổ vũ lớn lao để cán bộ, chiến sĩ tiếp tục tham gia làm nhiệm vụ quốc tế và hoàn thành nhiệm vụ được giao”, Trung tướng Phùng Sĩ Tấn xúc động viết.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang chia sẻ, Bộ Ngoại giao trân trọng và biết ơn những đóng góp vô cùng ý nghĩa của đồng chí đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định của thế giới và của đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Đồng chí và gia đình và tất cả chúng ta tự hào về những đóng góp đó”, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nêu rõ.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga bày tỏ rằng, mãi mãi ghi nhớ đóng góp của liệt sĩ, Trung tá Đỗ Anh, người đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Trung tá Đỗ Anh hy sinh ‘không phải hoạt động tác chiến’
Là cấp trên chỉ huy, nhưng cũng là một trong những người đồng đội hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, khó khăn, nguy hiểm của công tác gìn giữ hòa bình LHQ, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã có những chia sẻ hết sức sâu sắc.
Tướng Hoàng Kim Phụng khẳng định, đồng chí Đỗ Anh là một cán bộ xuất sắc, được huấn luyện, đào tạo rất cơ bản và đã có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Phái bộ LHQ ở Cộng hòa Trung Phi.
“Đồng chí Đỗ Anh còn rất trẻ, đã hết mình, hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ, được Liên Hợp Quốc đánh giá rất cao. Sự mất mát của đồng chí là một tổn thất rất to lớn, nhất là khi chúng ta đang triển khai thêm các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”, Thiếu tướng Phụng bày tỏ.
Theo tướng Phụng, cống hiến của đồng chí Đỗ Anh là đóng góp to lớn của đất nước Việt Nam đối với mục tiêu lớn của Liên Hiệp Quốc là duy trì nền hòa bình, ổn định hòa bình ở các nước châu Phi sau những xung đột, sau những quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh truyền thống cũng như khắc phục hậu quả của các xung đột phi truyền thống.
Đồng chí Hoàng Kim Phụng bổ sung thêm rằng, tại Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Trung Phi nơi Trung tá Đỗ Anh làm nhiệm vụ có rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến khó khăn về khí hậu, thời tiết, dịch bệnh tràn lan.
Tướng Phụng nhấn mạnh, ở khu vực đó không còn chiến sự nữa, bởi đã có các thỏa ước hòa bình giữa các phe phái.
“Nhưng những sự thù hận và xung đột nhỏ lẻ, kể cả xung đột vũ trang vẫn còn. Trung tá Đỗ Anh hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ mang tính nhân đạo của Liên Hợp Quốc chứ không phải hoạt động tác chiến”, Cục trưởng Hoàng Kim Phụng khẳng định.
Cục trưởng Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam cho rằng, đây có thể nói là tổn thất lớn nhất trong 8 năm qua, kể từ khi Việt Nam tham gia các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
“Sự mất mát này là tổn thất của Quân đội, của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, của gia đình, đồng thời cũng là một sự tổn thất của đất nước khi chúng ta đang có những người con ưu tú tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình mang tính nhân đạo, nhân văn cao cả”, Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng xúc động bày tỏ.

TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG

Chúc mừng cháu Bùi Đình Tuấn, con trai của Liệt sĩ Bùi Đình Toản, Đoàn kinh tế quốc phòng 337, đã trở thành sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
"Lớp cha trước, lớp con sau


Đã thành đồng chí, chung câu quân hành...".
Vào ngày 12/10/2020, đoàn công tác 21 người do thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu vào hiện trường để tìm kiếm 17 công nhân mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3. Đến 23h ngày 12/10, khi còn cách Rào Trăng 3 khoảng 13 km, đoàn vào Trạm Kiểm lâm 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) nghỉ đêm trong căn nhà cấp 4. 0h ngày 13/10, đất đá đổ xuống trạm kiểm lâm, vùi chết 13 người. Hai ngày sau, toàn bộ thi thể được tìm thấy.
01 giờ sáng ngày 18/10, núi sạt lở, đổ xuống các gian nhà của Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 đóng ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. 5 người được cứu sống, 22 người bị vùi lấp gồm 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ. Một ngày sau, toàn bộ thi thể 22 quân nhân được tìm thấy.

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

NHÂN VĂN HAY LÀ LỐ BỊCH?

Adam Johnson, cựu cầu thủ Sunderland và Manchester City, đã và đang bị “biến mất” như chưa từng tồn tại trong bản đồ bóng đá Anh Quốc. Vào năm 2019, khi anh này ra tù, anh được “đặc cách” di chuyển vào ban đêm để tránh tai mắt của người hâm mộ, sự phản ứng tiêu cực của giới truyền thông. Premier League và Championship xác nhận rằng không còn bất cứ mối liên hệ nào với anh. Các giải đấu cấp thấp hơn cũng có cam kết ngầm rằng Adam Johnson sẽ không thể xuất hiện thêm trên cỏ nước Anh thêm một lần nào nữa.

Một cái tên khác cũng khá nổi tiếng là Gylfi Sigurdsson cũng “thân bại danh liệt” vì vướng cáo buộc ấu dâm. Vụ việc của Gylfi Sigurdsson vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Nhưng báo chí Iceland đã đưa nói Gylfi Sigurdsson là “nỗi ô nhục quốc gia”, một số đơn vị đưa tin rằng cánh cửa đội tuyển Iceland đã khép lại vĩnh viễn với Gylfi Sigurdsson.
Đó là ví dụ về cái giá phải trả cho các tội danh liên quan đến xâm hại trẻ em.
Tội phạm ấu dâm có lẽ là một trong những loại tội phạm bị xã hội lên án nhiều nhất. Thực tế, Minh Béo không vi phạm pháp luật tại Việt Nam và không phải chịu những án phạt của pháp luật Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa và Minh Béo vô can và các cơ quan quản lý nghệ thuật Việt Nam dễ dãi bỏ qua.
Đằng sau mỗi bản án, đều là một cuộc đời muốn làm lại. Nhưng làm lại cuộc đời không có nghĩa rũ bỏ quá khứ, tẩy trắng và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Việc trao giải thưởng cao ở cấp độ quốc gia cho một diễn viên từng phạm tội ấu dâm là một cú tát với khán giả và cho cả việc quản lý văn hóa.
Đừng quên rằng, mới chỉ 6 tháng trước thôi, diễn viên Minh Béo từng vướng nghi án gạ tình, đổi tình lấy vị thế sân khấu với một nghệ sĩ trẻ. Trong cáo buộc ấy, nghệ sĩ trẻ này cho biết có nhiều người cũng ở vào trong tình cảnh như anh mà họ chấp nhận. Sau mỗi bản án, thường người phạm tội sẽ có thời gian thử thách, liệu trao giải cấp quốc gia cho một nghệ sĩ vướng bê bối trong thời gian ngắn như vậy liệu có nên không? Và liệu cơ quan quản lý có vào cuộc xác minh vụ việc trả lại nghệ thuật đích thực trên sân khấu hay không?
Dường như khâu quản lý nghệ sĩ của chúng ta đang bị thả trôi và xa rời quần chúng. Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian gần đây, nhiều người nhìn sang showbiz nước bạn như Hàn, Trung, Đài… mà thầm mong rằng giá như chúng ta học được ở họ một khía cạnh nào đấy. Showbiz của một quốc gia đóng góp vào một phần vào bộ mặt của quốc gia ấy, phản ánh việc quản lý hành chính - xã hội, khuếch đại quyền lực mềm, làm văn hóa của mỗi quốc gia thêm giàu mạnh. Phát ngôn sốc, kích động người dân, thù hằn dân tộc, phân biệt vùng miền, phát ngôn sai sự thực… mà họ vẫn đường hoàng trở lại.
Mỗi giải thưởng cấp quốc gia đều là nền tảng để xét các danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và Nghệ sĩ Nhân dân - hai danh hiệu đại diện cho nền nghệ thuật Việt Nam, đại diện cho văn hóa Việt Nam. Việc trao tặng giải thưởng dễ dãi bất chấp tội danh đáng lên án thực sự rất khó có thể chấp nhận dù viện dẫn lý do gì.
Đúng là người Việt có câu “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”. Người Việt vốn dễ tha thứ và luôn để một cánh cửa cho những ai lầm đường lạc lối. Nhưng tha thứ chứ không phải rũ bỏ sạch bóng mọi tội lỗi. Minh Béo đã được quay trở lại Việt Nam, có một nhà hát kịch nhỏ, pháp luật cũng không thể cấm Minh Béo hoạt động kịch nói. Nhưng đứng trên sân khấu quốc gia, nhận giải thưởng quốc gia trong khi vừa mới dính bê bối gạ tình cách đây 6 tháng là một điều hoàn toàn khác, lố bịch và phản cảm. Khiến cho phần đông khán giả cảm giác rằng. Đúng là không phải sân khấu hài, nhưng vẫn khiến cho người ta cười.
Nhưng ở đây là những nụ cười rất tréo ngoe.

Nốt trầm trong bản nhạc của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam

=====
Ngày 19/1, tại Nhà tang lễ Quốc gia, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức lễ tang cho liệt sĩ, trung tá Đỗ Anh, sĩ quan hy sinh trong khi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi.

Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam Hoàng Kim Phụng nói sự hy sinh của trung tá Đỗ Anh là tổn thất lớn nhất của lực lượng trong suốt 8 năm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Hai hàng tiêu binh chậm rãi đưa linh cữu liệt sĩ "Mũ nồi xanh" đầu tiên của Việt Nam ra xe ở Nhà tang lễ Quốc gia. Theo sau áo quan, quả phụ với dáng mảnh dẻ nấc nghẹn từng hồi. Cô con gái nhỏ của chị tròn mắt nhìn dòng người, trong khi cậu con trai ngủ gật trên tay người thân.
Chứng kiến hình ảnh đó, trung tá Nguyễn Thị Liên, đồng đội của liệt sĩ Đỗ Anh tại Cục Gìn giữ hòa bình, không cầm được nước mắt. Chị chạy theo, chỉnh lại quần áo cho 2 đứa trẻ khỏi lạnh.
"Mấy đứa trẻ còn chưa nhận ra bố mình đi đâu. Tôi thấy cảnh đó rất đau lòng. Nỗi đau này có thể đi theo khi các cháu đủ lớn để nhận thức thế nào là vai trò của người cha", nữ quân nhân nghẹn ngào.
Chị Liên là sĩ quan "Mũ Nồi Xanh" từng sang Phái bộ Cộng hòa Trung Phi trước trung tá Đỗ Anh, khi chị về Việt Nam thì đến lượt anh lên đường. Ở Trung Phi, chị hiểu nhiệm vụ của người lính là 24/7. Chứng kiến sự gian khổ, chết chóc vì chiến tranh, súng đạn ở đó, người lính "mũ nồi xanh" như chị thấm thía được giá trị của hòa bình.
"Khoác trên vai màu áo của người lính thì nơi nào gian khổ nơi đó có mình. Nhiệm vụ là số một. Dù có hy sinh vì Tổ quốc, dân tộc hay vì hòa bình của thế giới thì đó đều là sự hy sinh vinh quang", trung tá Liên nghẹn ngào.
Đọc điếu văn tiễn đưa liệt sĩ Đỗ Anh, thiếu tướng Hoàng Kim Phụng nghẹn giọng nhiều lần khi nhắc đến những cống hiến của anh. Đây cũng là lần đầu tiên sau 8 năm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, lực lượng "Mũ nồi xanh" của Việt Nam phải tiễn đưa một quân nhân.
"Sự hy sinh của trung tá Đỗ Anh là một nốt trầm trong cả bản nhạc hình ảnh Bộ đội cụ Hồ mà chúng ta đang thể hiện với bạn bè quốc tế", thiếu tướng Hoàng Kim Phụng chia sẻ với Zing.
Ông Phụng cho biết trung tá Đỗ Anh là cán bộ rất xuất sắc của Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Anh đã có thời gian được huấn luyện, đào tạo cơ bản. Sự hy sinh của anh là tổn thất rất to lớn trong giai đoạn Việt Nam đang mở rộng các hoạt động gìn giữ hòa bình ở các phái bộ của Liên Hợp Quốc.
"Đây là tổn thất lớn nhất 8 năm qua, kể từ ngày chúng ta triển khai các lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Tôi hy vọng anh ấy là liệt sĩ duy nhất", lãnh đạo Cục Gìn giữ hòa bình nói.
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng cho biết trung tá Đỗ Anh hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ mang tính nhân đạo của Liên Hợp Quốc. Đây là sự cố đáng tiếc và là tình huống bất khả kháng.
"Các phái bộ của Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi hiện không còn chiến sự vì đã có thỏa ước hòa bình giữa các phe phái, chỉ còn một số xung đột nhỏ lẻ", ông nói.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có những khó khăn riêng. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, bệnh dịch tràn lan. Hệ thống hạ tầng y tế kém. Điều kiện sinh hoạt của cán bộ gìn giữ hòa bình Việt Nam ở đó khác hoàn toàn trong nước, nên khi sinh hoạt, công tác luôn có khó khăn, trở ngại.
Trung tá Đỗ Anh từng công tác tại Cục Tác chiến điện tử, tham gia Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam từ năm 2018. Anh được phân công nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Phái bộ Liên Hợp Quốc ở Cộng hòa Trung Phi với vai trò quan sát viên quân sự.
Ngày 6/1, trung tá Đỗ Anh hy sinh tại Bệnh viện Dã chiến cấp 3 của Liên Hợp Quốc, ở Nakasero, Kampala, Uganda, hưởng dương 39 tuổi.
Trung tá Đỗ Anh được Thủ tướng công nhận liệt sĩ và được Chủ tịch nước truy tặng huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba. Gia đình anh gồm vợ và 2 con nhỏ được hưởng các chính sách hậu phương chiến sĩ.

ĐÓ LÀ MỘT CÂU CHUYỆN BUỒN!!

-----
Một ca sĩ CH Czech đã tử vong sau khi cố tình mắc COVID-19 để có thẻ thông hành y tế.


Bà Hana Horka (57 tuổi) là thành viên của một trong những nhóm nhạc dân ca lâu đời nhất ở CH Czech có tên Asonance. Con trai của nữ ca sĩ cho biết, mẹ của anh đã tự nguyện nhiễm bệnh khi cả anh và cha đều dương tính, để bà có thẻ thông hành y tế.
Con trai của nữ ca sĩ cũng cho biết, mẹ anh "thích mắc bệnh hơn là đi tiêm phòng".
Hai ngày trước khi qua đời, bà Hana viết trên mạng xã hội: “Tôi đã sống sót… Thật dữ dội. Vì vậy, bây giờ sẽ tới nhà hát, phòng tắm hơi, đi nghe hòa nhạc… và ra biển ngay lập tức”.
Sau đó, bà ra ngoài đi dạo nhưng khi trở về nhà, bà than đau lưng và rồi qua đời vì bị ngạt trên giường.

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

NHỮNG TIÊN TRI VĨ ĐẠI TRONG THƠ CỦA BÁC

Khác với nhiều lãnh tụ và nhà tiên tri trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị đứng đầu Nhà nước duy nhất trong lịch sử nhân loại vào giây phút Giao Thừa, thời khắc thiêng liêng nhất, có thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ, dự báo, tiên tri những sự kiện quan trọng trong năm, vài năm hoặc hàng chục năm sau.


Tết năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, tính đúng thời cơ vận nước, Hồ Chí Minh về nước. Thời gian này, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu, phe trục phát xít chủ động tấn công và giành nhiều vùng đất đai rộng lớn, phe đồng minh bị động liên tiếp thất bại, thiệt hại nặng nề, thời thế chưa có chiều hướng tốt.
Hồ Chí Minh kịp về nước với hai bàn tay trắng, không quân đội, không vũ khí, không tiền bạc, căn cứ cách mạng còn manh mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, không dựa vào thế lực nước ngoài nào, theo Người chỉ có 43 chàng thanh niên trai tráng, trí tuệ và quả cảm. Lúc này, quân đội Pháp, Nhật và binh lính Nam Triều khoảng 15 vạn quân tinh nhuệ từng chinh chiến, vũ khí, khí tài đầy đủ. Không thể so sánh sự tương quan lực lượng, cân bằng vật chất và luận xét trên nguyên tắc triết học duy lý định lượng, định chất. Vậy mà, Hồ Chí Minh vừa bước chân về Pắc Bó (Cao Bằng), tự tin viết thơ mừng xuân Pắc Bó hùng vĩ tiên tri sứ mệnh cao cả mình phải đảm nhận, câu thơ hào sảng và là sấm truyền: “Hai tay xây dựng một sơn hà”.
Năm 1941, tại chốn rừng sâu heo hút, vắng vẻ, trong hang đá lạnh lẽo, hầu như biệt lập với lượng thông tin trong và ngoài nước, Hồ Chí Minh viết cuốn Lịch sử nước ta bằng thể thơ dân gian lục bát, dễ truyền miệng, thấm vào lòng muôn dân, Người trải bầy tâm trí, kết đọng hàng nghìn năm thăng trầm vận nước như cùng linh giác, thể nhập thơ sấm Trạng Trình, khơi mở nhiều vấn đề trong đó có sự kiện “Đầu Thu gà gáy xôn xao...”, Hồ Chí Minh tiên tri Cách mạng tháng Tám (1945):
“Ấy là nhịp tốt cho ta
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông”.
Kết thúc cuốn Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh viết thơ tiên tri chỉ rõ năm cách mạng thành công: “1945: Việt Nam độc lập”.
Năm 1942, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, từ góc tối tăm, đọa đày cùng cực nhất “gày đen như quỷ đói”, Hồ Chí Minh sảng trí khai mở ngày tươi sáng và trọng trách của mình, viết thơ tiên tri:
“Người thoát khỏi tù ra dựng nước...
Nhà lao mở then cửa trúc, rồng thật sẽ bay ra”.
Đúng, Hồ Chí Minh thoát khỏi tù và rồng thật lãnh đạo toàn dân dựng nước. Và, sự nghiệp thành công “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Năm 1943, Hồ Chí Minh thoát khỏi tù, dâng trào tâm thức mà thỏa lòng muôn cõi sinh linh, thảo dòng tiên tri:
“Non nước của ta ta lấy lại
Nghìn thu sự nghiệp nổi từ đây”.
Tháng 10/1944, Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc phân tích tình hình thế giới có nhiều thuận lợi, Người sớm nhắc nhở tiên tri: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”.
Tính từ tháng 10/1944 đến 2/9/1945, “chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa”, nước nhà độc lập đúng thời gian Hồ Chí Minh tiên tri cách đó vài năm.
Tết năm 1946, ngày Xuân độc lập của Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh gửi thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ lời tha thiết yêu thương và tiên tri sự kiện mươi năm sau:
“Tết này ta tạm xa nhau
Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy”.
Sau khi giành độc lập, Hồ Chí Minh tận tâm tận lực tìm kiếm con đường hòa bình, nhân ái, không muốn chiến tranh giữa hai dân tộc anh em Việt - Pháp. Việt Nam không thể trở thành đống tro tàn, mồ chôn biết bao linh hồn... Hồ Chí Minh dành hơn ba tháng sang Pháp gặp đại diện Chính phủ, Quốc hội, các Đảng phái, nhân sĩ, thuyết phục tham gia khối Liên hiệp Pháp trên căn bản nền độc lập, bình đẳng giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh ký vào bản Hiệp định sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp ghi nhận trong 5 năm Pháp sẽ rút toàn bộ quân về nước... Đồng thời, Người nhiều lần gửi thư đến Tổng thống Mỹ, lãnh đạo các nước mong giải quyết hòa bình cuộc chiến tranh Việt - Pháp. Nỗ lực của Người không được trả lời. Sau này, Tổng thống Pháp phải thừa nhận: “Ông Hồ bị đẩy vào cuộc chiến tranh” và Hồ Chí Minh cùng Đảng, Nhà nước, quân đội lên An toàn khu, đúng là ta tạm xa nhau và niềm tin tất thắng Tết sau sum vầy.
Tết năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết như lời hiệu triệu hùng hồn, tiên tri chiến lược cách mạng trường kỳ kháng chiến có hạn định:
“Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông...
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!”
Trong một tối sinh hoạt, Hồ Chí Minh đặt tên cho tám chiến sĩ: Trường - Kỳ - Kháng - Chiến - Nhất - Định - Thắng - Lợi, đó là thơ tiên tri tám năm kháng chiến mà Người sớm luận định (1947 - 1954).
Tết năm 1949, lực lượng quân đội, trang bị vũ khí, tiềm lực kinh tế của chúng ta còn khó khăn, chưa có khả năng mở chiến dịch, trận đánh lớn. Nối dòng tiên tri tám năm, Hồ Chí Minh tin tưởng ngày thắng lợi cuối cùng: “Tôi trịnh trọng hứa với đồng bào rằng... ngày giải phóng ấy sẽ không xa... Tôi chúc đồng bào mạnh khỏe, cố gắng và sẵn sàng để đón tiếp ngày giải phóng vẻ vang”. Đúng “Ngày giải phóng ấy sẽ không xa...”, vài năm sau (1954) nước nhà giải phóng. Mãn nguyện một tâm thức “Lo sao khôi phục giang san tiên rồng”.
Tết năm 1950, Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết, nêu bước ngoặt năm quyết định thắng lợi: “Kháng chiến sẽ bước sang giai đoạn mới... chuyển sang tổng phản công... năm mới chắc là một năm đại thắng lợi”.
Giữa năm 1950, Hồ Chí Minh đi thị sát và động viên chiến sĩ, đồng bào chuẩn bị mở chiến dịch Biên giới, Người viết truyện ký Vừa đi đường vừa kể chuyện, lời văn mạch lạc, lôi cuốn, nhiều tình tiết cảm động, hứng thú, đặc biệt câu kết thúc truyền tải năng lượng trực giác, tiên tri chính xác năm giành thắng lợi, kết thúc tám năm kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy rất gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi”.
Câu trên có hai khái niệm thời gian: “Bốn, năm năm nữa” xét từ 1950 đến 1954 vừa đúng “năm năm”, nếu tính tháng từ chiến dịch Biên giới 9/1950 đến 5/1954 vừa “bốn năm”, thật diệu kỳ.
Tết năm 1954, chúng ta chuẩn bị bước vào trận đánh lớn ở Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh viết thơ mừng Xuân động viên, khích lệ: “...Kháng chiến kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công”.
Người học trò, cộng sự gần gũi, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng chứng kiến khả năng tiên tri thiên tài của Hồ Chí Minh, bày tỏ: “Trước khi bắt đầu trận Điện Biên Phủ, tôi phải đi Giơ-ne-vơ dự cuộc hội nghị quốc tế về Việt Nam. Lúc ra đi, Bác nói với tôi: “Mình có một món quà rất quý tặng chú”. Đúng món quà đó thật là vô giá ở chỗ chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra ngày 7 tháng 5 năm 1954 và hôm sau 8 tháng 5 năm 1954, hội nghị Giơ-ne-vơ khai mạc. Đây là ngẫu nhiên hay tất yếu?” và nâng lên thành luận thức: “Bác Hồ là người cực kỳ nhạy cảm với cái ngẫu nhiên là tất yếu và cái tất yếu là ngẫu nhiên này”.
Luật sư Phan Anh là học giả uyên thâm thường vui đối đáp, lẩy thơ Kiều với Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông tâm phục khẩu phục, hồ hởi kể:“Vào một dịp khác năm 1953, tôi đã lẩy ca dao với hai câu kết là:
“Diệt thù giải phóng quê ta
Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu”
Bác đứng dậy đọc tiếp luôn:
“Đành rằng chờ đợi ít lâu
Chầy ra là một năm sau vội gì”
Câu lẩy Kiều đó của Bác như một “câu sấm”, vì đúng một năm sau, năm 1954 thì có chiến thắng Điện Biên Phủ giải phóng đất nước”.
Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc, Hồ Chí Minh cùng Đảng, Nhà nước chủ trương thi hành đúng Hiệp định, nhiều lần gửi văn bản đến Chính quyền miền Nam và Chính phủ các nước liên quan đề nghị thống nhất đất nước bằng “phương pháp hòa bình” hiệp thương tổng tuyển cử. Nhưng Chính quyền miền Nam không trả lời, hơn nữa tăng cường đàn áp, giết hại những người đối lập bằng luật 10/1959.
Không còn con đường nào khác, Hồ Chí Minh buộc phải ra lệnh “sẵn sàng chiến đấu...”. Ngày 01/9/1960 tại Hà Nội, trong cuộc mít tinh kỷ niệm 15 năm ngày Quốc khánh, Hồ Chí Minh đọc diễn văn tiên tri: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng:... chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”.
Câu tiên tri: “Chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất”, có ba dữ kiện thời gian cần luận giải và ghi nhận:
- Tổ quốc ta thống nhất không thể quá 15 năm nữa.
- Tổ quốc ta thống nhất vừa tròn 15 năm.
- Tổ quốc ta thống nhất có thể sớm hơn 15 năm, là năm nào? (chậm lắm là...)
Đúng lời tiên tri của Hồ Chí Minh, Tổ quốc ta thống nhất không quá, vừa tròn 15 năm (tháng 9/1960 đến tháng 4/1975) thật huyền diệu.
Tổ quốc ta thống nhất có thể sớm hơn 15 năm là năm nào? Ta xem xét.
Hồ Chí Minh thấu suốt quy luật tạo hóa, điều phải đến đối với bản thân, bắt đầu viết di chúc (1965) nhưng chưa đến lúc ra đi, Người nhắc đồng chí Vũ Kỳ giữ cẩn thận bản Di chúc, năm sau tiếp tục bổ sung: “Chú cất giữ cẩn thận, sang năm, mùng 10 tháng 5 nhớ đưa lại cho Bác...”.
Tết năm 1968, Hồ Chí Minh viết thơ chúc Tết khác lạ, âm vận khúc triết, hồn hậu, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ như tiếng kèn âm vang mệnh lệnh:
“Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà...
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta!”
Trong mấy ngày Tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam đồng loạt nổ súng giành chiến thắng dồn dập, Hồ Chí Minh sống trong niềm lạc quan tin tưởng, có thể sớm hơn như tiên tri “chậm lắm là 15 năm nữa”. Người yêu cầu đồng chí thư ký ghi lại bài thơ tâm huyết “Thắng” đúng ngày Tết. Câu kết thúc vang vọng cõi lòng, điều mong muốn cuối cùng Toàn thắng ắt về ta của một vĩ nhân trọn đời hy sinh cho nền độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Hồ Chí Minh trải bày tấm lòng, giọng sảng khoái: “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao!”.
Sau này, đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng viết những bài học nhằm tổng kết toàn bộ cuộc chiến tranh, ông cho biết Đảng, Nhà nước ta chủ trương trận đánh lịch sử Tết Mậu Thân (1968) là: “nhằm kết thúc chiến tranh”, theo khao khát ước nguyện của Hồ Chí Minh mong sớm hơn 15 năm nữa.
Tết năm 1969, năm cuối cùng của cuộc đời, Hồ Chí Minh viết thơ mừng Xuân tiên tri thế chiến lược gần chục năm sau của cách mạng Việt Nam:
“Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn”.
Cặp phạm trù “Mỹ cút - Ngụy nhào” hai mặt của một vấn đề, thế chiến lược cách mạng, diễn trình cuộc chiến với kết thúc hoàn hảo đúng như Hồ Chí Minh tiên tri. Người nhìn rõ tương quan lực lượng chính trị, tiềm lực quân sự, kinh tế... của một quốc gia mạnh nhất thế giới, không dùng từ sáo rỗng, nặng nề, hoặc khuếch trương vô lối, tiềm lực chúng ta chỉ có thể đánh cho “Mỹ cút”. Khác với từ ngữ Hồ Chí Minh tiên tri trong cuộc chiến tranh Việt - Pháp trước đó 20 năm: “đánh quỵ thực dân...”, “Khối Liên hiệp Pháp sẽ tan tành...” và Người không hề nhắc đến vai trò của chính quyền Bảo Đại.
Hồ Chí Minh tiên tri “Ngụy nhào”, từ ngữ sử dụng chuẩn xác trong định tính, định lượng thế và lực đi đến kết thúc chiến tranh. Thực vậy, sau khi chấp nhận thất bại trên chiến trường Nam - Bắc, và đặc biệt thua sau trận Điện Biên Phủ trên không, Chính phủ Mỹ tuyên bố rút toàn bộ quân đội ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trước đòn tiến công chiến lược táo bạo, thần tốc của các lực lượng vũ trang Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ máy chính quyền, quân đội Sài Gòn mặc dù vẫn còn khá mạnh, được lệnh “Tùy nghi di tản”, tháo chạy trong hốt hoảng, tan rã. Toàn bộ chiến dịch, chúng ta tiêu diệt khoảng vài vạn quân, số đông bỏ súng đầu hàng, có kẻ nhanh chân chạy thoát ra nước ngoài, hệ thống chính quyền các cấp tan rã bị đổ “nhào”. Từ “nhào” được sử dụng thật đắc địa, đầy hình ảnh xác thực, suy tưởng và diễn ra đúng như thơ tiên tri của Hồ Chí Minh trước đó vài năm.
Suốt 5 năm trời, dành ngày, giờ đẹp nhất viết Di chúc, Hồ Chí Minh suy tư từng sự việc, chọn lọc từ ngữ để dặn dò đồng bào, chiến sĩ và các đồng chí lãnh đạo, Người không quên nhắc đến ngày nhất định thắng lợi hoàn toàn, nằm trong mạch tiên tri 15 năm nữa: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”. Thời gian được hạn định rõ ràng; “mấy năm nữa...” và kịp thời “chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc” (1969 - 1975) thật linh nghiệm.
Hồ Chí Minh ý thức được những khả năng tiên tri của mình đối với vận mệnh dân tộc và tương lai xã hội loài người “Rồi đây bốn bể một nhà...”. Đầu năm 1941 vừa về nước, Hồ Chí Minh cho thành lập Mặt trận đoàn kết toàn dân, chớp thời cơ lịch sử tiến hành Cách mạng Tháng Tám (1945) giành chính quyền về tay nhân dân. Đầu năm 1954, Hồ Chí Minh sáng suốt và lần duy nhất trong suốt cuộc đời binh nghiệp, trao toàn quyền quyết định trận đánh cho Võ Nguyên Giáp. Trước giờ nổ súng, Đại tướng trực giác kịp ra lệnh chuyển thế trận đã bày đặt hết sức mạo hiểm, liều lĩnh đánh nhanh thắng nhanh sang thế chiến lược đánh chắc tiến chắc và giành thắng lợi vang dội tại trận đánh lịch sử Điện Biên Phủ. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo viết thư nhắc nhở các đồng chí lãnh đạo cao cấp, tướng lĩnh quân đội chuẩn bị trước đó hơn chục năm đưa nhân dân Thủ đô đi sơ tán, dàn thế trận phòng không đầy hiệu quả, có sức mạnh vượt trội và bảo vệ Hà Nội không bị bom dội san bằng như một số thủ đô các nước khác.
Xuân năm 1961 (hai mươi năm sau), Hồ Chí Minh lên thăm lại hang Pắc Bó (Cao Bằng), Người trào dâng hứng cảm, thẩm định mạch thơ tiên tri (1941):
“Hai mươi năm trước ở hang này...
Non sông gấm vóc có ngày nay”.
Thật kỳ lạ “Tay không xốc nổi cơ đồ cừ không”.
Dưới sự lãnh đạo, thiên tài Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam nghèo nàn và lạc hậu liên tục giành nhiều thắng lợi to lớn, giảm thương vong về con người và tổn thất tài sản cho đồng bào, chiến sĩ. Đối với nước Mỹ, từ 1966 vào dịp Tết dương lịch, Hồ Chí Minh đều gửi lời chúc đầu năm đến các bạn Mỹ, thư gửi Tổng thống Mỹ mong muốn: “... Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ... sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới...”.
Chính vậy, Hồ Chí Minh được nhân loại suy tôn trong số ít Danh nhân văn hóa là vị Chủ tịch huyền thoại ngay khi còn sống và một trong những bộ óc vĩ đại nhất ở thế kỷ 20... Hồ Chí Minh viết về khả năng tiên tri của mình: “Những lời đoán trước - Hồ Chủ tịch đã đoán trước...”. “Lời dự đoán của Cụ Hồ thành sự thật”(30). Ở bài khác, Người viết tiếp: “Đã tin lần trước, ắt nhằm lời sau”.
Cố Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng với trực cảm, linh giác thơ tiên tri chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Thơ chúc Tết của Bác Hồ... còn mang tính chất như những câu sấm, tiên đoán trước sự việc sẽ xảy ra”. Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, vào lúc Giao Thừa, giây phút thiêng liêng nhất của một năm, đồng bào, chiến sĩ mong mỏi, chờ đợi thơ tiên tri chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vững vàng niềm tin, quyết tâm định hướng chiến lược cách mạng trong năm và hàng chục năm sau. Một thời đã qua, vào lúc chuyển vận đất trời thời khắc linh thiêng lúc Giao Thừa, tâm hồn tình cảm và lòng ngưỡng mộ của con người Việt Nam cùng hồn khí non sông đất nước được kết nối thông mạch, thêm kiên tâm định tính, cần được ghi nhận như một ứng xử văn hóa, đầy niềm tin thánh thiện ở Hồ Chí Minh.
Trường kỳ lịch sử nền thơ ca Việt Nam, sử sách ghi nhận nhiều vị thiền sư, học giả, danh nhân văn hóa từng viết thơ tiên tri: Thiền sư Định Không, La Quý, Vạn Hạnh, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp và Danh nhân Văn hóa Hồ Chí Minh...
Trên thế giới, các bậc thông tuệ có trực giác, tiên tri thường tìm chốn thanh tao, ẩn dật đạt chứng ngộ lẽ trời cõi đất, tận thức đạo người, suy ngẫm viết dòng tâm huyết, lưu bút cho các thế hệ mai sau, thấu tỏ mối quan hệ âm - dương, thực - ảo... luôn đồng hành, nhập thể với con người xã hội. Khác với một số nhà tiên tri, Hồ Chí Minh viết dòng lưu bút thơ tiên tri và trực tiếp chỉ đạo, nhắc nhở người cộng sự kịp chuẩn bị thế chiến lược nhằm giành thắng lợi to lớn và giảm tổn thất cho con người và kết nối nhân văn “Vì trong bốn biển đều là anh em”.
Tiên tri, sấm truyền, dự báo... là đề tài được ca ngợi nghiêm túc và vẫn có phản bác nghi ngờ trong các trường phái tâm linh, vô thần và triết học.
Hoạt động cách mạng cùng Hồ Chí Minh, các lãnh tụ cao cấp, nhân sĩ trí thức, tướng lĩnh quân đội như: Huỳnh Thúc Kháng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Phan Anh, Hoàng Văn Thái... hết lời ca ngợi khả năng tiên tri của Người. Đặc biệt, Võ Nguyên Giáp sớm tự hào tin tưởng: “Bác thường kể chuyện với chúng tôi... dự đoán tương lai. Bác nói chừng bốn hay năm năm nữa, cách mạng Việt Nam sẽ thành công... Câu nói của Bác mà mọi người đều biết, giống như lời sấm truyền...”.
Và, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu lên thành định đề chân lý: “Những điều tiên tri đó thuộc về những thiên tài”.
Thơ tiên tri, từng được chiêm nghiệm, luận giải sau khi sự việc xảy ra trong thăng trầm lịch sử dân tộc, là một giá trị trong tổng thể văn hóa Việt Nam. Thơ tiên tri chúc Tết của Bác Hồ vượt khỏi ẩn ước, hoài vọng niềm vui, nỗi buồn cá nhân, nâng thơ ca Việt Nam lên tầm thức mới, vượt không gian, thời gian và là một giá trị văn hóa có dấu ấn riêng trong trường kỳ phát triển nền thơ ca xã hội loài người.

LẠI VỪA KHÉO CHỌN TÊN.!

Nhân vật Tài trong vở kịch Lạc giữa biển người đã giúp Hoài Linh đạt được huy chương vàng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 khi tái xuất sau gần một năm rút khỏi showbiz vì ồn ào từ thiện. Không biết do vô tình hay dụng ý nghệ thuật mà từ nhân vật cho đến tên tác phẩm nó lại miêu tả chính xác Hoài Linh trong 1 năm qua.


Lạc giữa biển người có lẽ chính là cảm giác của Hoài Linh trong suốt năm 2021 khi vướng vào vụ lùm xùm 14 tỷ tiền từ thiện cũng như là một người bạn khá thân thiết với ông Võ Hoàng Yên. Khi đang đạt tới đỉnh cao danh vọng nghệ thuật, khi có thể coi là “bố già” trong showbiz phương Nam thì Hoài Linh hạ độ cao đột xuất. Hoài Linh vẫn là trung tâm của dư luận nhưng đó là những ồn ào và xì xào. Và càng ồn ào, càng xì xào thì Hoài Linh lại càng lạc lõng, lại càng cô đơn.
Tài, nhân vật Hoài Linh nhập trong tác phẩm. Lại khéo cho cái tên Tài mà Hoài Linh chọn. Tài có nghĩa là tài năng. Thứ mà không một ai có thể phủ nhận ở Hoài Linh, làm nên tên tuổi của Hoài Linh. Nhưng Tài cũng là tiền, thứ đã suýt chút nữa hủy hoại danh tiếng nghệ sĩ của một đời của Hoài Linh. Công an đã kết luận Hoài Linh không có dấu hiệu phạm tội chiếm đoạt tài sản nhưng điều đó không thỏa mãn khán giả, không thể kéo khán giả trở lại với Hoài Linh, không thể lấy lại niềm tin nơi khán giả. Tài năng và tiền bạc đang là thứ xoay quanh Hoài Linh, làm nên con người nhưng cũng là nguyên cớ hủy hoại Hoài Linh.
Lạc giữa biển người ngẫm ra đôi khi lại là cái tên hợp cho cái huy chương vàng, cái giấy khen của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Hoài Linh ẩn thân cả năm nay để tránh ồn ào không đáng có thì việc gì Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch lại phải vội vàng trao giải cho Hoài Linh. Chính giải thưởng đó trở nên lạc lõng ngày giữa các luồng ý kiến dư luận trái chiều đang còn tồn tại xung quanh Hoài Linh.
Đúng là hay cho cái tên nhân vật. Hay cho các tên vở kịch. Và hay cho cái giải thưởng huy chương vàng!

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

MC KHÓC-TRẤN THÀNH: LẠI THÊM MỘT LẦN CẨU THẢ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH

Trong RAP VIỆT Mùa 2 2021 - Tập 14, tiết mục tham gia của thí sinh BRT nói về người bố, vốn đã mất và trước đây là một thủy thủ xa gia đình. BRT nhập vai vào người bố và có những tâm sự về cuộc sống đi làm nơi xa trong bản rap Lênh Đênh.

Tuy nhiên, khi kết thúc chương trình, Trấn Thành lại giới thiệu rằng bố của thí sinh BRT là một “thuyền nhân” chứ không phải là một “thủy thủ”. Sau lời giới thiệu trên, Binz phải "wow". Có thể Binz biết đến cụm từ này vì anh là một người Mỹ gốc Việt.
Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng của Trấn Thành và của cả đội ngũ Rap Việt.
Đầu tiên, thuyền nhân là cụm từ chỉ nhóm người nhập cư bất hợp pháp, xin tị nạn tại một quốc gia khác - tiếng Anh là boat people. Thuật ngữ thuyền nhân thường được dùng tại Việt Nam trong giai đoạn sau từ những năm 70 đến khoảng đầu những năm 90, để nói về những thế hệ người Việt tị nạn, vượt biên trái phép trên những chiếc thuyền đến một quốc gia khác. Đây là một sự kiện không vui vẻ với cả phía ta và phía bên kia.
Còn thủy thủ chỉ là từ nói về những người làm việc trên tàu biển.
Không rõ là Trấn Thành vô ý hay cố tình sử dụng cụm từ thuyền nhân thay thế cho cụm từ thủy thủ gốc. Nhưng dù vì lý do gì, việc sử dụng cụm từ này với hàm nghĩa sai lệch cho thấy sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong khi dẫn một chương trình lớn, làm sai lệch đi nghề nghiệp của bố thí sinh BRT, thiếu tôn trọng khán giả. Hơn nữa, tiết mục của thí sinh BRT lại rất ý nghĩa, mang tính tri ân sâu sắc!
Ngoài ra, cụm từ thuyền nhân là một cụm từ nhạy cảm mà truyền thông cả phía ta và phía bên kia cũng rất hạn chế nhắc đến. Với phía ta, đây là từ chỉ những người vượt biên trái phép, rời bỏ đất nước. Với phía bên kia, cụm từ thuyền nhân còn mang thêm hàm nghĩa là sự mất mát, chia ly, phải rời bỏ quê hương. Việc tùy tiện nhắc đến từ này - lại còn nhắc sai lệch, không đúng trong một chương trình giải trí giới trẻ như Rap Việt chắc chắn là một sự cẩu thả khó chấp nhận.
Làm MC cho một chương trình hàng triệu khán giả, lại có những sai lệch ảnh hưởng đến thí sinh, gia đình, khán giả, đến cả lịch sử, đến cả những người đã khuất.
Trấn Thành và đội ngũ sản xuất Rap Việt nên có những chỉnh sửa, chọn lọc, xin lỗi và đính chính rõ ràng!