KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

ĐỪNG "DỄ MÌNH, KHÓ NGƯỜI"!

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong khi nhiều người mong mỏi được trở về sum họp gia đình sau một năm đầy biến cố, trắc trở thì một số địa phương lại viết “tâm thư” kêu gọi hay đặt ra các yêu cầu khắt khe nhằm hạn chế công dân từ các tỉnh, thành phố khác về quê ăn Tết, tránh lây lan dịch bệnh.

Phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, nhưng làm theo kiểu “dễ mình, khó người”, tư duy “không quản được thì cấm” như nêu trên thì chỉ "dễ" cho lãnh đạo địa phương mà trái với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và nguyện vọng chính đáng của người dân. Chính vì thế, ngay sau khi dư luận lên tiếng phản ảnh, nhiều địa phương đã phải đính chính thông tin, điều chỉnh lại các quy định.
“Không quản được thì cấm” dường như đã ăn sâu trong tư duy lãnh đạo, quản lý của không ít cán bộ thiếu năng lực, trách nhiệm, tầm nhìn ở nhiều ngành, địa phương. Cách đây gần 10 năm, loại hình kinh tế chia sẻ bắt đầu xuất hiện ở nước ta cùng một số ứng dụng đặt xe công nghệ. Nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều được đưa ra. Có người cho rằng, vì chưa có quy định quản lý đối với loại hình dịch vụ này nên hoạt động của taxi công nghệ là vi phạm pháp luật, cần phải cấm.
Song lại có người nêu quan điểm “cấm không được thì phải quản”, vì nếu pháp luật không cấm thì người dân, doanh nghiệp được quyền tự do đầu tư, kinh doanh và cần có quy định quản lý phù hợp... Và cuối cùng, các quy định, chính sách quản lý, phát triển mô hình kinh tế này cũng được xây dựng, ban hành, áp dụng. Thực tiễn thời gian qua cho thấy quyết định này là rất đúng đắn, tạo môi trường phát triển thuận lợi, sự cạnh tranh mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Tôi còn nhớ câu chuyện về anh Vũ Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Với mong muốn giúp bà con vươn lên làm giàu, nhiều lần anh thuyết phục và trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc cây mận Tả Van, lê Tai Nung. Thế nhưng, bà con không nghe và vẫn làm theo cách truyền thống cha ông để lại. Không nản chí, anh tự bỏ tiền túi tổ chức đưa người dân đến trại rau quả huyện Bắc Hà để tìm hiểu cách trồng, chăm sóc cây mận, cây lê; quyết tâm xây dựng mô hình mẫu để đồng bào thấy rõ hiệu quả kinh tế...
Từ đó, nhiều người dân tin tưởng, chuyển sang trồng lê, mận và chăm sóc theo kỹ thuật mới có năng suất, thu nhập cao, còn Vũ Văn Sơn được đồng bào yêu thương coi như con cháu, đặt tên là A Núi. Câu chuyện này và việc quản lý dịch vụ xe công nghệ cho thấy, người cán bộ ở cấp nào, lĩnh vực nào cũng phải lấy dân làm gốc, trân trọng và dựa vào dân thì việc khó mấy cũng sẽ thành công.
Xã hội luôn luôn vận động, phát triển nên tất yếu nảy sinh nhiều vấn đề mới trong mọi lĩnh vực đời sống, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách, phương thức quản lý kịp thời, phù hợp. Muốn thế, người cán bộ ở từng cấp, từng ngành phải có tâm và tầm, tránh tư tưởng “dễ mình, khó người”, “không quản được thì cấm”, phải hết mình vì việc chung và biết lắng nghe phản ảnh, góp ý của người dân, doanh nghiệp thì vấn đề gì cũng có thể quản lý được một cách hiệu quả. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Thiết nghĩ, cán bộ, đảng viên nên coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết định của mình.

HỔ KHÔNG RA HỔ, MÈO CHẲNG HOÀN MÈO

(Nể ông thiết kế 1, nhưng ông thẩm định phải 10)
------
Phú Thọ làm tượng hổ để đặt nhân năm Dần. Nhưng khi hổ đưa về, người ta không nói là hổ mà là con gì đó không phải hổ, thà là mèo, là chuột còn dễ nhận ra. Dư luận bất bình, người ta lại khiêng hổ đi, không biết các bức tượng hổ sẽ bị phá bỏ hay đưa cất kín vào một kho nào đó. Nhưng hổ là giả song tiền tỷ của nhà nước của dân để người ta vẽ vời hổ là thật. Đất nước còn khó khăn, dịch bệnh đang làm cả thế giới chao đảo, song không hiểu sao có những người lại đốt tiền, đốt mồ hôi nước mắt của dân, của đất nước như vậy.

Mình nghĩ, tất cả những ai liên quan đến việc trên, chi phí từng nào nên bắt họ bỏ tiền ra mua lại đưa hổ về nhà họ muốn làm gì thì làm.
Nhìn mấy con hổ này mình lại nhớ đến bài "Đắp voi" của Cụ Cao Bá Quát gần 200 năm trước.
"Khen ai khéo khéo đắp đôi voi,
Đủ cả đầu đuôi đủ cả vòi.
Chỉ có cái kia... sao chẳng thấy?
Hay là thầy lý bớt đi rồi?"

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

KHÔNG HIỂU TẠI SAO LẠI CÓ NHIỀU NGƯỜI SẴN SÀNG BẺ CONG GIỚI TÍNH, XUYÊN TẠC NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Cách đây nhiều ngày, trong một nhóm viết truyện ngôn tình/đam mỹ, có một tác giả đã phóng tác câu chuyện ba anh em Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc - Nguyễn Lữ ở trong một mối tình tay ba. Trong đó, tác giả ghi rằng ba anh em có mâu thuẫn vì họ yêu đương lẫn nhau, không thể hòa hợp, còn sự kiện Nguyễn Huệ đưa quân đánh thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc là vì ghen tuông tình cảm khi Nguyễn Nhạc đã giấu Nguyễn Huệ cặp kè với Nguyễn Lữ (?) Những dòng viết ấy gây ra hàng ngàn tranh cãi trái chiều, người ủng hộ thì cho rằng đó là “dã sử” như Tam Quốc Diễn Nghĩa, người phản đối thì lên án rằng hãy bảo vệ lịch sử, đừng xuyên tạc.


Đó, không phải là ví dụ duy nhất về việc có nhiều người xuyên tạc lịch sử, văn hóa, văn học… Việt Nam chỉ vì mục đích cá nhân của bản thân. Cách đây khoảng một tháng, trong nhóm Wa***** Việt Nam rộ lên câu chuyện một tác giả “bẻ thẳng thành cong”, xuyên tạc giới tính nhân vật lịch sử Đoàn Nhữ Hài - vốn là nam nhưng lại bị tác giả xuyên tạc thành nữ, có mối quan hệ tình cảm yêu đương với vua Trần Anh Tông. Tiểu thuyết này thuộc thể loại ngôn tình, đam mỹ và thu được hàng chục ngàn lượt đọc, tác giả tuyên bố không sợ an ninh mạng vì người này chỉ đang viết “dã sử”. Những người ủng hộ tác giả cho rằng họ có quyền tự do ngôn luận và chỉ là đang viết “dã sử” mà thôi.
Đoàn Nhữ Hài là một công thần thời nhà Trần, cống hiến rất nhiều cho Đại Việt và hy sinh trong cuộc chiến với Ai Lao. Trần Anh Tông là một hoàng đế anh minh, sáng suốt và chính trong thời ông trị vị, Đại Việt trải qua một thời kỳ hưng thịnh gọi là Anh Minh Thịnh Thế. Hai nhân vật trên đều được khắc họa rõ ràng là nam nhân. Việc xuyên tạc, đổi giới tính cho nhân vật lịch sử là việc không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do gì.
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt thì dã sử là một dòng văn học, lịch sử dựa trên những loại kí ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Những kí ức lịch sử này được phóng tác dựa trên các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử có thật. Dã sử được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời và thường được dân gian chấp nhận. Dã sử không phải là một lý do bào chữa cho những hành động tô vẽ, làm sai lệch lịch sử chỉ vì ý thích cá nhân. Muốn ghi chép lại dã sử phải dựa trên những nghiên cứu, thu thập đầy đủ chứ không phải vì “lậm ngôn tình, cuồng đam mỹ” mà thích phóng tác kiểu gì cũng được, rồi bao biện. Một cá nhân không thể tự dưng cầm bút viết gì thì viết rồi đây là dã sử, làm gì có thứ dã sử nào rẻ tiền như thế?
Trước đó, Lý Thường Kiệt - một trong những công thần vĩ đại bậc nhất lịch sử phong kiến Việt Nam cũng bị nhiều bạn hủ cuồng phóng tác sai sự thực rằng trong cuộc chiến chống Tống từ 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đã bắt nhiều tù binh người Tống để “quan hệ”. Lý Thường Kiệt vốn là một hoạn quan, lịch sử đề cập rằng ông từng có vợ và cũng có một số chi tiết ghi rằng do ông quá tuấn tú nên được đưa vào cung. Nhưng không có bất cứ một tư liệu lịch sử nào, từ Tống sử, sử Việt, dã sử đề cập đến câu chuyện Lý Thường Kiệt hành động như trên. Đó là một sự xuyên tạc trắng trợn và vô lý, làm sai lệch hình tượng anh dũng, tuấn tú của vị anh hùng dân tộc thời nhà Lý.
Có thể do Đoàn Nhữ Hài, Trần Anh Tông, Lý Thường Kiệt và ba anh em Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc - Nguyễn Lữ ở quá xa thời đại chúng ta, nên nhiều người dường như xem nhẹ vai vế, vai trò, sức ảnh hưởng của họ và mặc sức thả ngòi bút phóng tác bậy bạ. Một số bạn dường như quá cuồng, đọc những tác phẩm biến tấu lịch sử theo phong cách đam mỹ/ngôn tình của Trung Quốc rồi muốn đem thứ bậy bạ ấy về Việt Nam.
Hay nói về những thứ mới hơn chẳng hạn, nhân vật Bá Kiến - Chí Phèo vốn quá nổi tiếng trong dòng văn học hiện thực Việt Nam. Có một tác giả đã viết lại câu chuyện của Nam Cao, đặt Bá Kiến - Chí Phèo ở trong một mối “quan hệ” tình cảm nam - nam rất nặng đến mức phải gắn độ tuổi 21+ cho bộ truyện. Những người ủng hộ thậm chí còn chia sẻ câu chuyện này ở nhiều hội nhóm ngôn tình, đam mỹ, truyện người lớn… và tung hô rằng họ đã xoa dịu đi những mâu thuẫn ở trong truyện gốc Nam Cao.
Có một độc giả phản đối rằng: “Quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến là quan hệ giữa nông dân - địa chủ thời xưa. Mối quan hệ vốn có những mâu thuẫn, xung đột, hành trình tha hóa và muốn trở thành người lương thiện, truyện có bất đồng không thể dung hòa chứ đừng nói đến chuyện “ấy” nhau như gà. Cố gắng xuyên tạc truyện ngắn hiện thực và biến truyện ngắn hiện thực thành truyện ngắn đam mỹ, sốc, 21+ là vô liêm sỉ”.
Có một thực trạng rằng trong một bộ phận cộng đồng mê đam mỹ là việc ship - “đẩy thuyền” đã, đang diễn ra một cách rất bừa bãi, lố lăng và quá khích. Nếu chỉ ship những ngôi sao, người nổi tiếng cho vui thôi thì không nói là gì nhưng đằng này lại bắt những ngôi sao, người nổi tiếng này phải sống theo ý của những người đó. Nhóm người này còn “đẩy thuyền”, viết lại tiểu sử, phóng tác sai sự thực sự các nhân vật, danh nhân lịch sử. Mà những danh vật, danh nhân không hề có bất cứ một chút liên hệ gì với nhau, thái độ tôn trọng lịch sử, văn hóa, văn học của đám người này bằng không.
Nếu chỉ viết cho riêng cá nhân, tự đọc và tự luyến thì không nói làm gì. Nhưng việc những thứ tạp nham đó ra ngoài cộng đồng, quảng bá đến những người khác, cổ động phong trào viết lách xuyên tạc rồi bao biện “dã sử” thì không thể chấp nhận được.
Không ai cấm những người viết sáng tạo, nhưng cần phải sáng tạo dựa trên sự tôn trọng nguyên tác văn học, lịch sử. Đừng có mượn danh những nhân vật, những sự kiện lịch sử có thật rồi viết, vẽ, sáng tạo bừa bãi, xúc phạm tác giả, nhân vật, và sự kiện ấy chỉ vì mục đích đê hèn và thu hút sự chú ý về cho bản thân. Nam Cao nói rồi, sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.

TẾT SỚM GIỮA TRÙNG KHƠI

Đối với những người lính biển thì việc ăn Tết sớm không còn xa lạ. Bởi Tết là thời điểm cán bộ, chiến sĩ tập trung cao độ cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, an toàn trên những vùng biển, đảo của Tổ quốc. Với cán bộ, chiến sĩ Vùng Cảnh sát biển (CSB) 4 thì niềm vui đón Tết sớm luôn gắn liền với niềm tự hào vì được thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng ấy.
3 năm liền đón Tết trên biển


Đảo ngọc Phú Quốc một ngày nắng đẹp. Những cơn gió biển mang theo hơi lạnh từ miền Bắc và mang không khí Tết về trên những con tàu của Vùng CSB 4. Nhấp nhô trên bến cảng Hải đội 401, tàu 6003 nổi bật với thân hình cao lớn và mang trên mình băng rôn thắm đỏ in dòng chữ “Mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Nhâm Dần-Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc”. Đại úy Đinh Văn Quân, Chính trị viên tàu 6003 cho biết: "Đây là năm thứ 3 con tàu này làm nhiệm vụ trực SSCĐ trên biển. Đồng nghĩa với 3 năm liền cán bộ, nhân viên của tàu đón Tết xa gia đình. Khi đã coi biển là nhà, đồng đội là anh em thì chuyện đón Tết xa gia đình chẳng có gì lớn lao và làm lung lạc được ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi chúng tôi. Hơn nữa, mặc dù Tết ở trên biển nhưng chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của chỉ huy các cấp, sự động viên từ phía gia đình và sự gắn bó, sẻ chia của đồng chí, đồng đội thì có gì mà phải buồn”.
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên năm nay, các đơn vị chỉ được phép tổ chức ăn Tết nội bộ, nhưng không vì thế mà không khí kém vui. Trên tàu 6003, khu sinh hoạt chính được trang hoàng bởi những chậu hoa mai, hoa đào, mâm ngũ quả và nhiều khánh tiết rực rỡ, ngập tràn sắc xuân của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. “Anh em chúng tôi đến từ mọi miền Tổ quốc nên Tết năm nào cũng phải có hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tét, giúp cán bộ, chiến sĩ cảm thấy ấm lòng khi ở giữa trùng khơi vẫn cảm nhận được hương vị Tết quê nhà”, Thiếu úy Phan Văn Trung, nhân viên máy, tàu 6003, Hải đội 401, Vùng CSB 4, chia sẻ.
Nhiều trò chơi Tết lý thú
Không giống như đất liền, những hoạt động vui xuân, đón Tết trên tàu phải phụ thuộc vào không gian và điều kiện sóng gió. Cán bộ, chiến sĩ được chia làm hai đội (đội Cánh sóng và đội Hải âu) tham gia phần thi gói bánh chưng, bánh tét và chế biến món ăn ngon ngày Tết, ban giám khảo là thuyền trưởng và chính trị viên của tàu. Ở phần thi gói bánh, sau hơn một giờ đồng hồ tranh tài sôi nổi, đội Cánh sóng đã giành giải nhất theo tiêu chí gói nhanh và đẹp với phần thưởng là một chiếc bánh rùa (bánh chưng nhỏ) do ban giám khảo gói tặng. “Thật bất ngờ khi phần thưởng là một chiếc bánh rùa. Nó gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ. Ngày đó, mỗi lần Tết đến, bố đều gói cho anh chị em chúng tôi mỗi đứa một chiếc. Cảm ơn thủ trưởng đã tặng chúng tôi phần thưởng thật ý nghĩa, giúp chúng tôi thấy được hình ảnh, cảm nhận được hơi ấm của gia đình trong những ngày Tết đến, xuân về”, Trung úy Bùi Văn Thắng, tàu 6003, xúc động nói.
Do không có chiến sĩ nuôi quân nên cán bộ, nhân viên trên các tàu của Vùng CSB 4 ai cũng biết nấu ăn. Vì thế, phần thi nấu ăn trở nên gay cấn, hồi hộp hơn so với phần thi gói bánh. Cuối cùng, danh hiệu “Vua đầu bếp” thuộc về đội Hải âu với món thịt ba chỉ nướng vừng và xôi bồ câu chiên giòn kèm phần thưởng khá thú vị là được nấu ăn trong 3 ngày Tết. “Chúng tôi xin hứa với nguồn thực phẩm có sẵn trên tàu sẽ trổ tài nấu những món ăn ngon nhất để phục vụ cán bộ, chiến sĩ”, Thiếu úy Phan Văn Trung tự hào hô to dưới tràng pháo tay giòn giã của mọi người.
Sau bữa cơm chiều, không khí xuân trở nên rộn ràng hơn khi trên những boong tàu tràn ngập tiếng hát, nụ cười của cán bộ, chiến sĩ. Người hát, người nhảy múa phụ họa làm cho buổi sinh hoạt văn nghệ thêm vui nhộn và chứa đầy cảm xúc. “Chúng tôi chỉ đạo các tàu phát huy tốt nhất các thiết chế văn hóa hiện có để tổ chức hoạt động vui xuân, đón Tết thiết thực, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; tạo tinh thần vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, đoàn kết trong nội bộ. Từ đó, cán bộ, chiến sĩ thêm an tâm, xác định tốt nhiệm vụ”, Thiếu tá Hoàng Tuấn Anh, Chính trị viên Hải đội 401, Vùng CSB 4, cho biết.
Sau tiếng còi tàu vang vọng, những con tàu rẽ sóng rời bến cảng mang theo quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trực SSCĐ trên biển, sự quan tâm, động viên của chỉ huy các cấp, sự tin tưởng của nhân dân. Và trên hết, tinh thần, trách nhiệm, tình yêu biển, đảo là nguồn động lực to lớn để cán bộ, chiến sĩ Vùng CSB 4 thêm vững tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong RAP VIỆT Mùa 2 2021 - Tập 14, tiết mục tham gia của thí sinh BRT nói về người bố, vốn đã mất và trước đây là một thủy thủ xa gia đình. BRT nhập vai vào người bố và có những tâm sự về cuộc sống đi làm nơi xa trong bản rap Lênh Đênh.


Tuy nhiên, khi kết thúc chương trình, Trấn Thành lại giới thiệu rằng bố của thí sinh BRT là một “thuyền nhân” chứ không phải là một “thủy thủ”. Sau lời giới thiệu trên, Binz phải "wow". Có thể Binz biết đến cụm từ này vì anh là một người Mỹ gốc Việt.
Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng của Trấn Thành và của cả đội ngũ Rap Việt.
Đầu tiên, thuyền nhân là cụm từ chỉ nhóm người nhập cư bất hợp pháp, xin tị nạn tại một quốc gia khác - tiếng Anh là boat people. Thuật ngữ thuyền nhân thường được dùng tại Việt Nam trong giai đoạn sau từ những năm 70 đến khoảng đầu những năm 90, để nói về những thế hệ người Việt tị nạn, vượt biên trái phép trên những chiếc thuyền đến một quốc gia khác. Đây là một sự kiện không vui vẻ với cả phía ta và phía bên kia.
Còn thủy thủ chỉ là từ nói về những người làm việc trên tàu biển.
Không rõ là Trấn Thành vô ý hay cố tình sử dụng cụm từ thuyền nhân thay thế cho cụm từ thủy thủ gốc. Nhưng dù vì lý do gì, việc sử dụng cụm từ này với hàm nghĩa sai lệch cho thấy sự hời hợt, thiếu trách nhiệm trong khi dẫn một chương trình lớn, làm sai lệch đi nghề nghiệp của bố thí sinh BRT, thiếu tôn trọng khán giả. Hơn nữa, tiết mục của thí sinh BRT lại rất ý nghĩa, mang tính tri ân sâu sắc!
Ngoài ra, cụm từ thuyền nhân là một cụm từ nhạy cảm mà truyền thông cả phía ta và phía bên kia cũng rất hạn chế nhắc đến. Với phía ta, đây là từ chỉ những người vượt biên trái phép, rời bỏ đất nước. Với phía bên kia, cụm từ thuyền nhân còn mang thêm hàm nghĩa là sự mất mát, chia ly, phải rời bỏ quê hương. Việc tùy tiện nhắc đến từ này - lại còn nhắc sai lệch, không đúng trong một chương trình giải trí giới trẻ như Rap Việt chắc chắn là một sự cẩu thả khó chấp nhận.
Làm MC cho một chương trình hàng triệu khán giả, lại có những sai lệch ảnh hưởng đến thí sinh, gia đình, khán giả, đến cả lịch sử, đến cả những người đã khuất.
Trấn Thành và đội ngũ sản xuất Rap Việt nên có những chỉnh sửa, chọn lọc, xin lỗi và đính chính rõ ràng!

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

LỖI KHÔNG SANG TÊN ĐỔI CHỦ, KHÔNG CÓ CÁI LỖI GỌI LÀ “ĐI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ “

Báo chí đã dẫn luật thì phải dùng từ ngữ cho chính xác không được tuỳ tiện chế ra những khái niệm không có trong luật gây nhầm lẫn hoang mang dân chúng
Tôi muốn nói câu chuyện rất nhiều tờ báo đưa tin “từ 1/1/2022 sẽ phạt lỗi đi xe không chính chủ“ .
Thông tin này làm nhiều người hoang mang sợ bị phạt nếu đi xe mượn hoặc trong một gia đình con cái lấy xe đứng tên cha mẹ hoặc ngược lại để sử dụng vv ..


Nên nhớ rằng hàng triệu tài xế lái xe thuê đều cầm theo đăng ký xe đứng tên chủ xe. Vậy xã hội sẽ xoá sổ nghề tài xế hay sao ?
Thật ra không hề có quy định phạt người đi xe cầm đăng ký đứng tên người khác mà rất nhiều phóng viên báo viết là lỗi “đi xe không chính chủ“ và cũng không có quy định nào cấm đi xe mượn vì đó là giao dịch dân sự hợp pháp.
Chính xác là Nghị định ban hành có quy định lỗi “KHÔNG SANG TÊN ĐỔI CHỦ“ với những trường hợp xe mua bán sang nhượng cho tặng mà quá 30 ngày không làm thủ tục sang tên. Để xác định lỗi này , chỉ có thể căn cứ vào việc điều tra xác minh hồ sơ xe khi kết hợp điều tra các vụ tai nạn giao thông hoặc các vụ việc khác có liên quan Khi đó nếu phát hiện xe đã mua bán sang nhượng nhưng vẫn chưa làm thủ tục thì sẽ xử phạt .
Không có quy định nào bắt buộc người đi xe phải cầm đăng ký xe đúng tên mình, vì vậy Cảnh sát giao thông cũng không thể phạt khi một người cầm đăng ký xe mang tên người khác vì trong trường hợp này không có căn cứ để nói chiếc xe này “chưa sang tên đổi chủ“
Đề nghị các nhà báo khi viết về vấn đề này nên diễn giải cho chính xác.

CÁI GÌ CŨNG NHẬN, MỖI CÔ VÍT LÀ CHÊ =)))

Mới đây một trang mạng xã hội khá lớn của Trung Quốc đã đăng tải video Quang Linh của Việt Nam đang phát gạo cho bạn con Châu Phi. Video có tiêu đề: " Chúng tôi đang phát quà giáng sinh cho người dân ở Châu Phi".
Đoạn video thu hút nhiều bình luận của người Trung Quốc, đa số họ đều cảm thấy tự hào, hãnh diện vì đã truyền tải được thông điệp hòa bình.


"Những người Trung Quốc thật tốt, thay vì cảm tạ chúa thì hãy cảm tạ người Trung Quốc chúng tôi".
"Ơn nghĩa của người Trung Quốc với Châu Phi là quá lớn họ nên tập tưởng niệm ngày quốc khánh của chúng ta để bày tỏ sự biết ơn"
Tuy nhiên khi xem video ấy cộng đồng mạng đã bật cười và phát hiện ra, chàng trai đang phát gạo ấy chính là Quang Linh, quê Nghệ An. Ngay lập tức đội ngũ "Anh hùng bàn phím Việt Nam" đã có mặt với một số cmt khẳng định nhận vơ nó vừa thôi, cậu ấy là người ở Việt Nam không phải Trung Quốc đâu mà cứ tốt đẹp là vơ về mình như thế. Nhưng có một sự thật khá buồn cười là người dân Trung Quốc không hề nhận ra rằng, chiếc áo Quang Linh đang mặc chỉ có một ngôi sao duy nhất, nó là ngôi sao vàng của Việt Nam...

VÂNG, "CỦA" CÁC BẠN TRUNG QUỐC TẤT!

Trên nền tảng Xigua Video của ByteDance doanh nghiệp sở hữu Douyin (Tiktok), xuất hiện rất nhiều video của nhóm bạn Quang Linh Vlog phát lương thực, đào giếng, dạy nông dân châu Phi trồng trọt… nhưng lại bị các “pháp sư Trung Hoa” phù phép thành các video nói về người Trung Quốc trợ giúp nông dân châu Phi. Các “pháp sư Trung Hoa” lồng tiếng Trung vào các clip, xóa bỏ các đoạn thoại tiếng Việt của nhóm Quang Linh Vlog, một số dân mạng Trung Quốc thêm tình tiết bịa đặt là giám đốc Trung Quốc “trực tiếp chỉ đạo” nhóm người Việt hỗ trợ nông dân châu Phi.


Thêm nữa, địa bàn mà nhóm Quang Linh Vlog thực hiện chủ yếu ở đất nước Angola nhưng cư dân mạng Trung Quốc lại “dịch chuyển” bối cảnh sang một số quốc gia khác tại châu Phi như Rwanda, Somalia, Kenya… Điều khá hài hước là hình ảnh cờ đỏ sao vàng xuất hiện rất nhiều trong các clip nhưng nhiều cư dân mạng Trung Quốc lại không nhận ra và thậm chí nhầm lẫn sang là cờ Trung Quốc.
Các clip này thu lượm được hàng trăm ngàn view, được cắt ghép đưa lên mạng xã hội Douyin - phiên bản nội địa Trung của Tiktok, được rất nhiều người Trung Quốc hưởng ứng và tự hào.
Một số bình luận của cư dân mạng Trung Quốc
- Giếng của người Trung Quốc khoan tại châu Phi. Hãy đặt một tấm bia khắc tên người Trung Quốc đã khoan chiếc giếng này để người châu Phi không quên được người đào giếng cho họ uống nước.
- Đừng tạ ơn Chúa, hãy tạ ơn những người Trung Quốc.
- Trẻ em Trung Quốc đã gửi quà tặng cho trẻ em châu Phi.
- Chúng ta cần khai hoang giúp họ, gia tăng trồng trọt. Chúng ta đã làm được ở Tây Tạng thì sẽ nhất định thành công ở châu Phi.
- Chỉ có 5 tệ một cái áo thôi sao, tôi sẽ gửi 10000 tệ, hãy cho tôi địa chỉ quyên góp ở Trung Quốc.
- Giáng sinh không chỉ từ phương Tây mà còn có Thần tài năm mới của Trung Quốc.
- Những người Trung Quốc, đừng nên cho họ con cá mà hãy cho họ cần câu
- Chỉ có Trung Quốc mới tốt bụng như vậy. Có rất nhiều người tốt ở Trung Quốc
- Người Trung Quốc tốt bụng nhất thế giới. Tự hào về lá cờ mà bạn mặc trên người (?)
Tuy nhiên, ngay trong chính bên dưới bình luận, vẫn còn một số người Trung Quốc biết rằng họ đang bị “dắt mũi”. Người dùng có tên là Zhao Liping bình luận trong video phát quà cho người dân châu Phi cho biết chiếc áo phông mà những người phát quà mặc “giống như những chiếc áo phông có quốc kỳ Việt Nam”.
Trong clip với tiêu đề “dạy chữ số Trung Quốc cho người dân châu Phi” thì có khá nhiều người nhận ra đây là những chữ số Ả Rập có định dạng 1, 2, 3… mà không phải chữ số tiếng Trung của người Trung Quôc. Một tài khoản bình luận: “Đó đâu phải là chữ số của người Trung Quốc”. Một tài khoản khác bực tức: “Đây không phải là số Trung Quốc? Chán nản! Đây là chữ số Ả Rập”.
Trên video tặng quà cho người dân châu Phi đạt 167 ngàn lượt xem, tài khoản Đội bóng đá Quảng Châu (đã được dịch) cho rằng “là tiếng Việt chứ không phải là tiếng Trung”. Một tài khoản khác: “Cái áo anh ấy mặc giống với chiếc áo mà đội tuyển bóng đá Việt Nam mặc chứ không phải áo của chúng ta. Chiếc áo ấy chỉ có một ngôi sao”.
Thật buồn cười và nghịch lý cho một dân tộc không phân biệt được cờ nước mình và láng giềng, nhận vơ hết điều này đến điều khác

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

ĐÚNG NHƯ NHỮNG GÌ TƯỚNG VỊNH NÓI

Nhìn những gì đã và đang diễn ra ở Afghanistan hiện nay lại nhớ câu trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khi hỏi ông về di sản mà Việt Nam để lại ở Campuchia sau 10 năm ở lại nước bạn:
“Cũng cần nhắc thêm rằng, thời kỳ đó, tất cả các cuộc chiến tranh mà một nước đưa quân vào một nước khác đều thất bại. Tất cả đều không giữ được chế độ, tất cả đều gây mất ổn định và chìm sâu vào nội chiến.


Duy nhất chỉ có Campuchia là giữ được chính quyền, giữ được sự ổn định, có được hòa bình, giải giáp được Khmer Đỏ và bước ra môi trường quốc tế sau khi được kết nạp vào ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Không có cuộc chiến nào để lại được di sản vĩ đại như những gì Việt Nam mang lại cho Campuchia”.
Tướng Vịnh tâm sự:
"Tôi sang Campuchia khá muộn, năm 1984 - 5 năm sau ngày 7-1-1979.
Khi đó, thủ đô Phnom Penh vẫn là một thành phố vắng người, hoang tàn và nghèo khó, chưa có một công trình nào được xây dựng lại. Thỉnh thoảng tôi ra làm việc ở khu vực sân bay Pochentong.
Cứ khoảng 10h sáng mỗi ngày có chuyến bay chuyển thương về Việt Nam. Nhiều xe Gaz-66 chở anh em ra sân bay, trên thùng xe xếp những băng ghế để thương binh ngồi.
Tôi thấy 30 anh em, đa số mất một chân vì vướng mìn. Họ bá vai nhau hát hò, cười nói thật vô tư.
Họ sắp được về nhà..."
“Cuộc chiến đó không chỉ vì Việt Nam mà còn vì nhân dân Campuchia, vì hòa bình của khu vực và thế giới.”
Cách đây vài hôm, trong bài phát biểu, ông Hun Sen, Thủ tướng Campuchia nói: "Ngày 7-1-2022 là ngày kỷ niệm 43 năm chiến thắng lịch sử của nhân dân Campuchia lật đổ chế độ d.iệt c.hủng Pol Pot, kịp thời cứu dân tộc hồi sinh, kết thúc thời kỳ đen tối, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do, dân chủ và phát triển xã hội của Campuchia".

NGƯỜI DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI DÙNG MIG-21 BẮN RƠI 9 CHIẾC MÁY BAY CỦA MỸ

*******
Đó chính là Anh hùng Nguyễn Văn Cốc - một biểu tượng với hàng loạt kỷ lục của lịch sử không quân thế giới, trong đó phải kể đến chiến thuật Chim cắt số 2 với MiG 21 trở thành huyền thoại.
Phi công Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1942 tại xã Bích Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông trúng tuyển phi công năm 1961 và được huấn luyện tại trường dự khóa bay ở Hải Phòng.
Sau chuyến huấn luyện phi công tại Liên Xô, năm 1964, ông về nước, lái máy bay MiG-17 tham gia chiến đấu. Đến năm 1965, ông được chọn học chuyển loại lái máy bay MiG-21 và trở về nằm trong biên chế Trung đoàn không quân 921 (Đoàn Sao Đỏ).
Đang tải lên: Đã tải 261081/261081 byte lên.

CHIẾN THUẬT "CHIM CẮT SỐ 2" HUYỀN THOẠI
Trong đội hình biên đội máy bay MiG-21, ông thường được phân công bay vị trí số 2, với nhiệm vụ bảo vệ số 1 công kích đối phương. Tuy nhiên, ông đã cải tiến chiến thuật, cùng tham gia tấn công máy bay đối phương, nhờ đó, hiệu suất chiến đấu của phi đội tăng lên rõ rệt. Vì thế, đồng đội gọi ông bằng biệt danh “Chim cắt số 2”.
Theo cuốn sách Những cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam, thì đó là trận đánh diễn ra ngày 30/4/1967. Biên đội của ông do biên đội trưởng Nguyễn Ngọc Độ bay số 1 chỉ huy, cất cánh lúc 14h59 từ sân bay Đa Phúc (sân bay Nội Bài bây giờ) bay về hướng Mộc Châu (Sơn La). Phát hiện phi đội 4 chiếc F-105 của không quân Mỹ, số 1 lệnh vứt thùng dầu phụ, số 2 yểm hộ để số 1 vào công kích.
Sau khi số 1 phóng tên lửa bắn cháy một chiếc F-105, số 2 Nguyễn Văn Cốc lợi dụng khi tốp máy bay địch chưa kịp hoàn hồn đã nhanh chóng tăng lực vọt lên, bám sát chiếc F-105D, đưa nó vào vòng ngắm rồi ấn nút tên lửa ở cự ly 2000 mét.
Trong cuốn Dũng sĩ trên bầu trời, phi công Nguyễn Văn Cốc hồi tưởng lại: “Tôi nhìn thấy chiếc Thần Sấm gần như bị chẻ làm đôi, rừng rực cháy giữa trời”. Chiếc F-105 trúng tên lửa bốc cháy, rơi xuống khu vực Thanh Sơn, Phú Thọ. Viên phi công Mỹ là trung úy Robert Archie Abbort thuộc Phi đoàn 354, Không đoàn 355, điều khiển đã kịp nhảy dù và bị bắt.
Chiến thuật số 2 công kích của Nguyễn Văn Cốc đã được ông thực hiện hoàn hảo trong trận không chiến ngày 23/8/1967, khi biên đội của Nguyễn Nhật Chiêu số 1 và Nguyễn Văn Cốc số 2 đã bắn rơi 3 chiếc F-4 ở khu vực bầu trời phía Tây Hà Nội, trong đó ông Chiêu bắn rơi 2 chiếc.
Ông Cốc vẫn còn nhớ những giây phút kịch tính của trận không chiến ngày 17/9/1968, khi biên đội của ông cùng phi công Phạm Phú Thái cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa vào vùng trời Anh Sơn, Nghệ An đối đầu với tốp F-8 của địch. Trận đó, ông bay vị trí số 1, quần nhau 5-6 vòng nhưng vẫn chưa tạo được vị trí thuận lợi để công kích và vẫn bị hai chiếc F-8 bắn liên tiếp 4 quả tên lửa nhưng không trúng.
Sau khi thoát ly, ông cho máy bay quay về sân bay để hạ cánh nhưng chỉ còn có 150 lít dầu, tức là gần cạn sạch. Các thợ kỹ thuật cũng phát hiện máy bay của ông trúng đến 24 mảnh tên lửa.
Hỏi ông đối diện với lượng máy bay địch nhiều áp đảo trên trời, có khi nào ông thấy sợ không, ông bình thản bảo: “Có gì đâu, mình nắm rõ cách đánh của mình mà!”.
Trong không chiến, ông cũng từng phải nhảy dù hai lần, một lần do máy bay bị địch bắn khi vừa cất cánh và một lần khi không chiến bị hết dầu. “Bác nhảy dù nhưng không bị gãy tay chân gì cả, nên sau đó nhanh chóng quay trở lại vị trí chiến đấu”.
"BÁC CHÚC KHÔNG QUÂN CÓ NHIỀU CỐC HƠN NỮA!"
Anh hùng Nguyễn Văn Cốc xúc động khi nhớ lại lần được gặp Bác Hồ vào ngày mùng Một Tết Kỷ Dậu năm 1969 khi Bác đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân.
Tại cuộc họp mặt, Bác hỏi: Buổi họp mặt hôm nay có mấy đồng chí là Anh hùng quân đội? Chính ủy Đặng Tính thưa: Thưa Bác, có 5 đồng chí ạ!
Bác gật đầu, rồi hỏi tiếp: Người nào bắn rơi máy bay Mỹ nhiều nhất? Chính ủy Đặng Tính tự hào báo cáo với Bác: Thưa Bác, đồng chí Nguyễn Văn Cốc, phi công Trung đoàn 921 bắn rơi nhiều nhất ạ!
Bác hỏi: Chú Cốc có mặt ở đây không?
Nghe Bác gọi tên mình, Nguyễn Văn Cốc vô cùng xúc động: - Dạ thưa Bác, cháu Cốc có mặt ở đây ạ.
Bác nhìn về phía Cốc và nói: Chú Cốc lên đây.
Nguyễn Văn Cốc đứng nghiêm trước mặt Bác, giơ tay chào Bác theo kiểu quân sự: - Báo cáo Bác, phi công Nguyễn Văn Cốc có mặt ạ!
Tiếng cười rộn dưới hàng quân và tiếng vỗ tay vang lên.
Bác trìu mến hỏi: - Chú bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ? - Thưa Bác, cháu bắn rơi 9 chiếc ạ!
Bác cười tươi, nắm chặt tay, ôm lấy Cốc và hôn. Bác nói: - Chú Cốc giỏi lắm, bắn rơi 9 chiếc máy bay Mỹ là giỏi!
Nói rồi, Bác chuyển bàn tay trái cầm tay Nguyễn Văn Cốc giơ lên cao, tay phải của Bác cũng giơ lên trước hàng quân. Bác nói to để mọi người đều nghe rõ: - Nhân dịp đầu năm mới, Bác chúc cho Không quân có nhiều Cốc hơn nữa!
Tiếng vỗ tay vang lên cùng với tiếng reo vui hồ hởi của mọi người... Khoảnh khắc đáng nhớ ấy đã được phóng viên ảnh Xuân Át của báo Phòng không – Không quân ghi lại. Và bức ảnh Bác nắm tay ông đã trở thành vật kỷ niệm đáng quý nhất của ông với vị lãnh tụ kính yêu, vì cuối năm đó Người ra đi mãi mãi.
Năm đó ông 27 tuổi, là đại biểu của Đoàn Không quân Sao Đỏ với quân hàm đại úy - phi công và thành tích lẫy lừng bắn rơi 9 máy bay Mỹ (2 chiếc F4, 5 chiếc F105, 2 chiếc không người lái), có những trận chỉ cách nhau 2 ngày, bắn rơi 2 máy bay. Số máy bay bị ông bắn hạ đang giữ kỷ lục của Không quân khi đó. Và cho đến kết thúc chiến tranh, cũng không có phi công nào của ta vượt qua con số này.
Xúc động khi nhớ về kỷ niệm xưa, như nghẹn lời, ông nói, ông luôn trân trọng, biết ơn sâu sắc tình cảm của Người Cha già kính yêu, trong chiến đấu ông luôn nghĩ đến Bác, mong muốn quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược.
Sau mỗi lần bắn rơi máy bay địch, chiến thắng trở về, ông đều nói vinh quang này là thuộc về Đảng, nhân dân, Bác Hồ vĩ đại. Ông bộc bạch rằng, trong cuộc đời mình ông mong muốn học được thật nhiều ở Bác đức tính giản dị, khiêm tốn, liêm khiết, hết lòng vì nước vì dân.
Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của phi công Nguyễn Văn Cốc, Đảng, Nhà nước ta đã phong tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1969 và trao tặng ông nhiều phần thưởng cao quý khác, gồm: 1 Huân chương Quân công hạng Ba, 7 Huân chương Chiến công (hạng Nhì, hạng Ba), 1 Huy chương Quân kỳ Quyết thắng và 9 Huy hiệu Bác Hồ./.