KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

BÀ VÕ THỊ ÁNH XUÂN GIỮ CHỨC QUYỀN CHỦ TỊCH NƯỚC

Theo thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Theo thông cáo của Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, ngày 21-3, ngay sau khi bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân.

Thông báo nêu rõ căn cứ Hiến pháp và các quy định của pháp luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông báo bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó chủ tịch nước - giữ quyền Chủ tịch nước từ ngày 21-3-2024 đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.


Chân dung Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định: "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới".

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (54 tuổi), quê xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Bà có trình độ cử nhân khoa học, ngành sư phạm hóa học; thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.

Bà Xuân là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI, ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

Bà từng có thời gian dài công tác tại tỉnh An Giang và giữ chức bí thư Tỉnh ủy An Giang.

Vấn Đề Đa Chiều

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: TẠO HIỆU ỨNG TÍCH CỰC, VÌ ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục.

Nhấn mạnh "đây không phải lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ ý kiến: Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6/2013 đến nay, Quốc hội đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, Quốc hội khóa XIII lấy phiếu tín nhiệm hai lần (tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 6/2013 và tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 11/2014). Quốc hội khóa XIV lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018. Lần này là lần thứ tư Quốc hội tiến hành công việc quan trọng này.
Có thể thấy, mỗi lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đều tạo hiệu ứng tích cực. Bởi rõ ràng người dân đã thấy việc làm của cả hệ thống chính trị rất trách nhiệm và có trách nhiệm trước nhân dân. Việc lấy phiếu này là thước đo, vừa là khuyến khích, động viên những người có tín nhiệm cao và cũng là cảnh báo đối với những người còn có tín nhiệm thấp.
"Đây là tín hiệu rất tích cực của xã hội hiện đại và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng ta là cán bộ phải đáp ứng được sự hài lòng của dân", ông Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức cũng cho rằng, đại biểu Quốc hội là đại biểu của dân. Lá phiếu trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần xây dựng một hệ thống chính trị lành mạnh, trong sạch, có hiệu quả là rất quan trọng. Lần lấy phiếu này, hầu hết cán bộ ở tất cả các ngành đều có phiếu tín nhiệm cao, số "phiếu tín nhiệm cao" hơn hẳn số "phiếu tín nhiệm thấp". Đây là điều đáng mừng, thể hiện quyết tâm vượt qua khó khăn của cả nước do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế. Các cán bộ đã thể hiện tốt vai trò của mình trước đại biểu Quốc hội.
Đề cập đến một số cán bộ có số phiếu tín nhiệm còn thấp, ông Nguyễn Viết Chức nhìn nhận, việc này phải hết sức chú ý. Bởi đó không chỉ là sự đòi hỏi người cán bộ phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình mà đây có thể còn là cảnh báo về những cơ chế nào đó còn đang vướng mắc khiến những người đứng đầu các ngành, các cấp hoạt động chưa đạt hiệu quả. "Tin là Quốc hội lần này sẽ xem xét để giải quyết những vướng mắc ấy để làm việc có hiệu quả hơn", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.


Bày tỏ quan tâm tới việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặc biệt đánh giá cao kết quả lấy phiếu và cho rằng: Lá phiếu không chỉ là ý chí của người đại biểu mà còn là tiếng nói của cử tri, của nhân dân gửi gắm. Bởi thế trong việc lấy phiếu tín nhiệm này không có chỗ cho cái tôi cá nhân ganh ghét, đố kỵ nhằm hạ uy tín người khác; cũng không có chỗ cho bè phái cục bộ, lợi ích nhóm. Suy cho cùng, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ đều hướng đến mục đích cao nhất: Vì lợi ích đất nước và nhân dân.
"Một mục đích nữa trong việc này là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của bản thân để "tự soi, tự sửa". Những người được lấy phiếu đều là các cán bộ có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó trọng trách nên họ có đủ trách nhiệm, trình độ để "tự soi, tự sửa".
"Tự sửa" thế nào, mỗi người sẽ thực hiện theo cách của mình với đích cuối cùng là sửa để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn - bà Đỗ Thị Tám bày tỏ.
"Vừa được lấy phiếu là những cán bộ có bản lĩnh, hiểu trọng trách, vị trí công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong 44 cán bộ cấp chiến lược đó, có những người mà công việc của họ làm là trực tiếp với dân, gắn liền với lợi ích của cộng đồng cho nên có thể bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Nhưng tôi tin, chính vì điều đấy khiến họ cảm thấy tự hào hơn, vững vàng hơn, tự rèn luyện tốt hơn. Tôi rất tin tưởng những cán bộ này không làm vì phiếu tín nhiệm cao hay thấp. Họ thực hiện nhiệm vụ với tầm suy nghĩ, tầm nhìn hướng tới yêu cầu của đất nước về một giai đoạn phát triển mới. Tôi đặt niềm tin vào họ!", bà Đỗ Thị Tám bộc bạch.
"Sau khi có phiếu tín nhiệm, họ sẽ nhìn nhận một cách nghiêm túc để phát huy những điều tốt nhưng đồng thời cũng hạn chế những điều chưa tốt. Đất nước ta có khát vọng lớn, cơ hội vô cùng to lớn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Cho nên, hệ thống chính trị và nhân dân đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh. Tôi rất tin là sau đợt lấy phiếu tín nhiệm này, các cán bộ trong cả hệ thống chính trị sẽ đóng góp hiệu quả hơn nữa cho xã hội và đặc biệt là chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", bà Đỗ Thị Tám tin tưởng nói.
Hạnh Quỳnh/TTXVN (thực hiện)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN

Một số trang mạng và tài khoản cá nhân trên internet đang có những bình luận xấu độc về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Họ cho rằng đây là Quốc hội của Đảng chứ không phải của nhân dân vì có tới hơn 90% đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

QUỐC HỘI, NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHÂN CHÍNH CHO Ý CHÍ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NHÂN DÂN
Quốc hội, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Thể chế bầu cử của Việt Nam là “Đảng chọn dân bầu”… Vậy vì sao các thế lực thù địch, những người tự gọi là “người bất đồng chính kiến” lại tung ra những luận điệu đó? Qua bài viết này, chúng tôi xin góp phần giải đáp những vấn đề trên.
Xuyên suốt các Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đến Hiến pháp 2013 của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đều quy định: Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) được bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân (HĐND) và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 69, Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Về quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước là “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2 - Chế độ chính trị).
Hiến pháp 2013 quy định về bầu cử như sau: Việc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND quy định: Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH và bỏ một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. Luật cũng quy định: Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu và thực hiện bầu cử. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Những quy định về bầu cử của pháp luật Việt Nam là tiên tiến, công bằng và bình đẳng nhất. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc bầu cử nguyên thủ (tổng thống và phó tổng thống) do các Đại cử tri (Elector) của các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp. Trước đó ở mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của bang. Như vậy chỉ có phiếu của đại cử tri mới quyết định chức vụ nguyên thủ.
Theo báo cáo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016 như sau: Tổng số cử tri đủ điều kiện bầu cử là 67.485.482 người, trong đó số cử tri đã tham gia bỏ phiếu là 67.049.091 người, đạt tỷ lệ 99,35%. Cơ cấu (kết hợp) như sau: Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (đạt 17,30%); phụ nữ: 133 người (đạt 26,80%); đại biểu là người ngoài Đảng có 21 người (đạt 4,20%)… Như vậy có thể nói cuộc bầu cử ĐBQH được nhân dân ta đặc biệt quan tâm; cơ cấu đại biểu toàn diện bao gồm cả người ngoài Đảng; các cơ quan chức năng chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc nhằm bảo đảm kết quả đúng với đánh giá của cử tri.
Tỷ lệ đại biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cao chỉ chứng tỏ là uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam rất cao trong nhân dân Việt Nam. Và do đó, việc những người ngoài Đảng ứng cử, nhưng không trúng cử cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ, trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, một tiến sĩ khoa học từng có nhiều bài viết trên mạng “phản biện” chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được nhiều “người bất đồng chính kiến” đề cao nên tự tin tự ứng cử. Song hội nghị cử tri (theo luật định) tại địa phương đã bỏ phiếu với kết quả 6/75. Kết cục ứng cử viên này đã bị loại.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là từ sau Hiến pháp 2013 có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành. Về nội dung, pháp luật Việt Nam ngày nay không thể “sao chép” theo tư duy cũ mà phải bảo đảm đúng với quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và tinh thần Hiến pháp 2013, trong đó bảo đảm các nguyên tắc: Pháp luật là tối thượng; kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thực tế xã hội-tâm tư nguyện vọng của nhân dân và bảo đảm quyền con người. Hoạt động lập pháp ngày nay cũng phải kịp thời thể chế hóa nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động lập pháp cũng gắn liền với đổi mới tổ chức, hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan tư pháp. Một trong những đổi mới của Quốc hội khóa XIV là tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, theo Luật Tổ chức Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), ĐBQH gồm: Đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình; đại biểu kiêm nhiệm dành 30% thời gian cho hoạt động của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu Quốc hội khóa XIV có 114 đại biểu chuyên trách Trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, còn lại là đại biểu kiêm nhiệm.
Giám sát đang là một hoạt động được tăng cường, nhất là trong khóa XIV. Hoạt động giám sát hiện nay tập trung vào việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, quản lý đất đai…  Tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội đã biểu quyết, năm 2020 thực hiện giám sát chuyên đề “Thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đây là một trong những vấn đề mà cử tri đang bức xúc.
Sinh hoạt của Quốc hội Việt Nam đã và đang đổi mới theo hướng dân chủ-thẳng thắn; phản ánh sát, cập nhật những vấn đề-kể cả vụ việc đang diễn ra mà cử tri quan tâm. Ví dụ, tại Kỳ họp thứ bảy, trước khi thông qua dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia các ĐBQH đã có cuộc trao đổi rất cởi mở về việc có nên quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông hay không? Kết quả quy định này đã được thông qua với 374/446 (chiếm 77,27% tổng số đại biểu).
Sở dĩ các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội tập trung công kích Quốc hội Việt Nam thật không có gì khó hiểu. Đây là thủ đoạn nằm trong chiến lược chống phá Việt Nam toàn diện - từ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đến toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ cơ quan này, các thế lực thù địch hy vọng sẽ làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội, dần dần tiến tới chuyển hóa chế độ XHCN ở Việt Nam.
BẮC HÀ

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

TẠI SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHẤP THUẬN TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2 CỦA VIỆT NAM?

Trước tiên, bạn phải hiểu rõ cụm từ “ngôn ngữ thứ 2” là gì thì mới hiểu được nguyên nhân và lý do tại sao Quốc hội lại không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Bấy lâu nay nhiều người thường nhầm lẫn giữa “ngoại ngữ” và “ngôn ngữ thứ 2”. Chính xác tiếng Anh là ngoại ngữ cho người Việt Nam bởi vì nó được sử dụng để giảng dạy ở trường lớp như là một môn học và không bắt buộc bạn phải giỏi hay thông thạo tiếng Anh.

TẠI SAO QUỐC HỘI KHÔNG CHẤP THUẬN TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ THỨ 2 CỦA VIỆT NAM?
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) không có quy định về ngôn ngữ thứ 2.
Đất nước chúng ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có một ngôn ngữ đặc sắc riêng và thậm chí tiếng Kinh (tiếng Việt) cũng chỉ là ngôn ngữ thứ hai của họ.
Trích Hiến pháp 2013 quy định: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”“công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai.

Ngôn ngữ thứ 2 được sử dụng như thế nào?

Ngôn ngữ thứ 2 là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, liên tục trong đời sống, người nói sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp tự nhiên, hàng ngày của đời sống.
Nó cũng sẽ được sử dụng tương tự như tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trong giao tiếp hàng ngày.

Tạo sao không nên chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2?

Với việc chọn tiếng Anh để làm ngôn ngữ thứ 2 sẽ gây ra rất nhiều mặt tiêu cực.
Chúng ta biết rõ tâm lý của người Việt là “rất sính ngoại”, họ sẽ sẵn sàng lạm dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, gây khó chịu cho những người không biết tiếng Anh hoặc không giỏi tiếng Anh. Thậm chí, giá trị của tiếng mẹ đẻ có thể bị mất đi hoặc có thể sẽ bị ít sử dụng về sau.
Nếu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 thì tiếng Việt và tiếng Anh sẽ là hai ngôn ngữ chính của Việt Nam và người Việt sẽ bị bắt buộc phải học và thành thạo cả hai. Rất nhiều người cho đến thời điểm bây giờ không muốn phải học tiếng Anh, để họ có thể dành thời gian học những thứ tiếng khác như là tiếng Trung, Hàn và Nhật…

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2?

Nếu ta quyết định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nó sẽ được sử dụng phổ biến và thường xuyên như tiếng Việt. Các văn bản, giấy tờ hành chính đều sẽ “có thể” được sử dụng bằng tiếng Anh. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho những người chưa được tiếp xúc với tiếng Anh bao giờ.
Và nếu đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam thì 53 dân tộc còn lại “có thể” sẽ không phải học tiếng Việt, trong khi đây là ngôn ngữ Quốc gia được ghi ở Hiến pháp.

Không chấp thuận tiếng Anh thì đồng nghĩa là chúng ta phải học tiếng Trung?

Hoàn toàn sai, chúng ta không hề phải học tiếng Trung và tiếng Trung cũng sẽ không bao giờ được chấp thuận là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Ấy vậy mà có những kẻ thiếu hiểu biết đã giãy nảy lên để phản đối Quốc hội về việc “không chấp thuận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2” và chúng bắt đầu bài ca “chỉ có tiếng Trung Quốc là sẽ được chấp nhận”.
Cái tâm lý của những kẻ “sợ Tàu”, cứ hễ thấy Việt Nam mình hợp tác với Trung Quốc về vấn đề gì đó là bắt đầu “gào thét” trên mạng rằng “Chính quyền Việt Nam bán nước cho Trung Quốc”, nào thì “nịnh bợ Trung Quốc”, bờ la bờ la… Vậy đầu óc chúng chỉ có suy nghĩ đến vậy là cùng thôi sao?
Theo chia sẻ của bản thân tôi, là một người biết tiếng Anh, có thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày, nhưng tôi vẫn sẽ chưa chấp nhận tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ 2 bởi vì chúng ta không bắt buộc phải học nó hoàn toàn mặc dù nó là một ngôn ngữ quốc tế và đang trong xung hướng hội nhập quốc tế.
Việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn về sau và tiếng Việt có thể bị mất đi giá trị bản sắc. Vấn đề này sẽ cần phải có thêm thời gian để xem xét lại rất nhiều trước khi ra quyết định.
Qua đây, tôi có ba điều muốn nhắn nhủ:
- “Hãy dành thời gian cho những ngôn ngữ mà bạn thực sự muốn học và nó sẽ là cầu nối cho sự nghiệp tương lai của bạn”
- “Chúng ta hoà nhập chứ không hoà tan”
- “Bảo dân trí thấp lại tự ái”
Nguyễn Trọng Hiệp

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Ngạc nhiên khi Quốc hội bấm nút KHÔNG với quy định đã uống rượu bia không lái xe

Các đại biểu Quốc hội không đồng ý quy định đã uống rượu bia không lái xe chắc có lý do của họ, nhưng đã khiến nhiều người - trong số ấy không ít đã rủ nhau làm thành phong trào “Đã uống rượu bia thì không lái xe” - ngạc nhiên và bàn cãi khá nhiều.

Ngạc nhiên khi Quốc hội bấm nút KHÔNG với quy định đã uống rượu bia không lái xe
Kết quả lấy ý kiến với phương án: Cấm điều khiển giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn (nghĩa là đã uống rượu, bia là không được điều khiển phương tiện giao thông) không đạt quá bán.
Như số đông đàn ông nước Việt khác, tôi cũng... biết uống rượu. Uống không nhiều nhưng cũng lai rai được. Tôi vẫn hay nói trong các cuộc nhậu là, người Bắc uống rượu rất khôn. Uống lúc đói rất ngon. Cái ly rượu buổi sáng ấy, nó khiến mình là đà cả ngày, nhìn cái gì cũng đẹp, thấy ai cũng xinh. Dân nhậu miền Trung thì vừa ăn vừa uống và người Nam thì, đa phần thế, ăn rồi mới uống.
Và đương nhiên là, ăn uống xong thì di chuyển. Người Việt ta coi cái sự nhậu rồi lái xe là bình thường, nhất là xe máy. Ngày xưa, đi xe đò, tôi vẫn chứng kiến mỗi khi dừng ăn cơm, bác tài thể nào cũng có tiêu chuẩn một chai bia. Và tôi luôn nghĩ, uống một chai bia, lái xe sẽ... sung hơn, xử lý nhạy hơn.
Còn cánh công chức một thời, hết giờ làm việc buổi chiều, trừ anh nào... nể vợ quá, còn đa phần đều tụ bạ, nhẹ thì vài chai bia, nặng thì người nửa chai rượu. Lý do thì đủ, lên lương, rửa chức, rửa xe, rửa quần áo mới vân vân. Còn khai với vợ thì lần lượt ông bà cha mẹ bạn được đưa lên... bàn thờ với lý do... giỗ. Tất nhiên thời ấy đa phần xe máy.
Cũng chả thấy ai nói gì, hình như thời ấy người ta chưa thống kê nguyên nhân tai nạn giao thông.
Đến giờ thì, mấy vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra kinh hoàng quá. Xe xịn, tốc độ cao, mã lực mạnh, nghiến phát chân phanh thành chân ga thì có trời đỡ.
Cũng như người Việt ta từng có thói quen ngồi xe rất ít cài dây an toàn. Chả cứ người ngồi bên, mà người lái cũng hầu như không thắt. Vả, cái thời ấy, xe Uoat, xe Zeep, xe Toyota... toàn loại cũ, không có dây an toàn nên không thắt nó thành thói quen. Giờ xe xịn, tôi thấy đa phần lái xe đã ôm vô lăng là đều thắt dây an toàn.
Thực ra thì dăm năm lại đây, trước khi Công an kiểm tra gắt gao việc thắt dây an toàn thì người lái xe đã có ý thức tự giác rồi. Họ thấy rõ ràng có lợi cho họ. Và luật đã quy định thế. Luật đã quy định thì phải chấp hành, dù dân ta sợ người giám sát luật, là Công an, hơn là sợ luật, nhưng cái ý thức cũng cứ ngấm dần nên tôi thấy giờ chưa được một trăm phần trăm thì cũng phải chín lăm phần trăm thắt dây an toàn khi lái xe.
Nhưng còn uống rượu bia rồi điều khiển xe thì có bớt đi nhưng vẫn rất nhiều, nhất là chạy loanh quanh trong phố.
Ngay tôi cũng từng có niềm tin là có tí chất cay vào lái xe rất chuẩn, và quả là cũng... chưa bao giờ để xảy ra chuyện gì, tất nhiên là chỉ uống một vài chai bia hoặc ly rượu rồi lái xe về, chứ chưa bao giờ lái đường dài mà dám uống, bởi đơn giản, nó gây buồn ngủ, hết sức nguy hiểm.
Nhưng giờ thì tiệt. Ngay chiều qua, ông bạn rủ đi ăn cuống tim và gàu bò nướng ở một cái quán rất tươi, tôi cũng chủ động kêu taxi đi. Tốn tí nhưng nó an tâm. Là chỉ nghĩ thế này thôi, chưa cần cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn, mà chỉ lỡ ai đấy cọ quẹt vào xe mình, là không nói mình quẹt họ, mà mình đi đúng rồi họ quẹt vào mình, khi xuống xử lý mà có mùi bia rượu là anh đã thất thế rồi, là mang tiếng uống rượu bia điều khiển xe rồi.
Và vậy nên, bên cạnh sự tự giác của từng người vẫn cần phải có những quy định để từng người soi vào mà hạn chế những điều không được làm, tạo thành một ý thức đương nhiên. Đương nhiên không hút thuốc nơi công cộng, đương nhiên không uống rượu bia khi lái xe, vân vân...
Và chiều qua, bên bàn nhậu, vâng, bên bàn nhậu, mọi người bàn cãi khá nhiều về việc các đại biểu quốc hội biểu quyết về vấn đề bia rượu, cụ thể là “Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia” và đã không quá bán một số quy định để có thể được đưa vào luật thực thi nay mai.
 Các đại biểu không bỏ phiếu tán thành chắc họ có lý do của họ. Bởi họ không chỉ đưa ý chí cá nhân vào, mà họ được tham mưu của các nhà chuyên môn, họ lĩnh hội ý kiến của cử tri mà họ đại diện. Nhưng với tư cách một người uống được, biết lái xe và có xe ôtô, đã ôm vô lăng 5 vạn cây, tôi vẫn cho rằng, bên cạnh ý thức tự giác, vẫn cần những chế tài để, không chỉ xử phạt, mà nó như một cái dây, neo con người ở bên phía của ý thức, của trách nhiệm, của những điều đã và sẽ đến nếu anh cứ liều mạng. Có thể liều một hai ba bốn lần, nhưng xảy ra một cái, thì thảm họa khôn lường, mà mấy vụ say xỉn, có cả phụ nữ, lái xe gây tai nạn mới đây là những cảnh báo hết sức thiết thực với những người cầm lái, cả xe máy và ô tô...
Nó lại có thực tế này, ấy là luật đã quy định và ai đi học lái xe đều biết, với ô tô thì anh không được phép có một giọt cồn nào trong máu, nếu vi phạm là bất kể lý do, móc túi đóng phạt ngay, rất cao, đâu như 18 triệu và thu bằng lái mấy tháng. Xe máy thì có thể có 1-2 ly chi đó tôi không nhớ cụ thể. Thế giờ các bác Quốc hội không thông qua thì cái luật cũ nó như thế nào, chưa kể, chính các bác tài và dân vừa rồi làm được một việc rất hay, ấy là rủ nhau thành phong trào “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Ơ người dân đã tự giác thế rồi, các bác chần chừ gì nữa mà không bấm nút nhỉ?
Và có một thực tế nữa, rằng là, dân mạng đồn ầm lên là có lợi ích nhóm khi không thông qua việc này, rằng các thế lực ngầm bia rượu đã thò tay vào. Tôi thì không tin lắm, bởi Phó Chủ tịch Quốc hội hôm nay cũng nói, cuộc bỏ phiếu hết sức dân chủ, không có lợi ích nhóm nào can thiệp. Ơ, khó thế mà dân cũng nghĩ ra được. Chắc các bác không bấm nút thông qua ấy muốn... chứng kiến thêm nhiều vụ khủng khiếp và đau lòng nữa cho chắc chắn.
Tôi trích một đoạn ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, một trong hàng ngàn facebooker “ngạc nhiên với quyết định của Quốc hội”: “Càng ngày, chúng ta càng chứng kiến những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng mà nhiều lúc tôi chỉ đọc cái tít của một bài báo rồi không dám đọc tiếp. Quá nhiều cái chết vô lý và thương tâm. Một trong những nguyên nhân gây nên những tai nạn thảm khốc ấy là bia rượu. Cách đây dăm năm, theo thông tin tôi biết là mỗi năm có khoảng một vạn người chết vì tai nạn giao thông. Thi thoảng mới đọc một vụ tai nạn giao thông gây chết người chúng ta đã vô cùng kinh hãi. Thế mà bây giờ, chúng ta thử xếp xác một vạn người chết vì tai nạn giao thông dọc một con đường vào một ngày cuối năm (tổng kết cái chết) thì chúng ta sẽ kinh hãi đến nhường nào.
Nghĩ vậy, tưởng sẽ 100% đại biểu Quốc hội sẽ quyết liệt bỏ phiếu đồng ý cấm người uống bia rượu điều khiển phương tiện giao thông. Nhưng than ôi, cả hai phương án đưa ra không một phương án nào quá 50%. Chính xác là chưa tới 50% theo báo chí đưa tin.
Chuyện gì đang xảy ra vậy thưa các bạn?
Có phải tôi chưa hiểu hết việc này hay đầu óc tôi u tối?
Phải chăng hơn 200 (50%) đại diện của nhân dân minh mẫn hơn tôi?
Hay phải chăng cái lý nó phức tạp đến mức mà mình chưa hiểu ra?
Tôi thực sự thành tâm muốn được ai đó dạy bảo cho, nếu là một đại biểu quốc hội giải thích cho tôi thì tôi cám ơn ngàn lần?”.
Ông Thiều cũng có ô tô và là một tay lái cừ khôi.
Văn Công Hùng (theo Dân Việt)

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

TỔNG BÍ THƯ LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC: CẦN HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Một trong những nội dung đang thu hút sự quan tâm của dư luận là việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 22/10 tới đây. Nhiều quan điểm bày tỏ sự đồng tình ủng hộ với mô hình Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước. Song, bên cạnh đó vẫn còn một số ý kiến băn khoăn cho rằng nếu tập trung Tổng Bí thư với Chủ tịch nước vào một người thì có thể nảy sinh “chuyên quyền”“độc đoán”; thậm chí đám “dân chủ” như Bùi Thanh Hiếu, Huỳnh Thục Vy, Phạm Công Út, Nguyễn Xuân Diện... còn xuyên tạc rằng đây là việc nhất thể hóa thể hiện sự “tham quyền”, là “đấu đá quyền lực”, phe thân “Tàu cộng” đã thắng phe “thân Mỹ”...?!
Trước tiên cần nhận thấy rằng, việc Trung ương thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước đây không phải là kiêm nhiệm chức danh hay nhất thể hóa mà đây là tình huống không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đột ngột, giờ khuyết chức danh này thì cần có người làm ngay. Theo đó, Bộ Chính trị, Trung ương đã có nhiều phương án, nhưng qua quá trình trao đổi rất dân chủ, trách nhiệm, Trung ương đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đây là ý kiến của Trung ương, còn ra Quốc hội bầu có được không thì cần phải chờ đợi kết quả tại Quốc hội.

TỔNG BÍ THƯ LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC: CẦN HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước (ảnh Internet)


Mặt khác, việc giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, đây chính là sự lựa chọn nhân sự tốt nhất tại thời điểm hiện nay. Bởi lẽ, bên cạnh việc theo Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, Chủ tịch nước phải là người bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; Chủ tịch nước phải là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Chủ tịch nước cũng phải là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định); thì về mặt cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn cho thấy là người lãnh đạo hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu nhà nước. Việc 100% Ủy viên Trung ương bỏ phiếu thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước đã nói lên tất cả sự uy tín, mẫu mực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Ý KIẾN HỒ ĐỒ


Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì một số đối tượng cơ hội, bất mãn được sự “bơm mớm” của các thế lực thù địch nước ngoài lại “ông ổng” thi nhau ca bài cũ rích. Lần này, thời gian, nội dung, lịch trình làm việc của Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì họ hồ đồ cho rằng: kỳ họp lần này “không giải quyết được vấn đề gì”, “chỉ là hình thức”. 

Ý KIẾN HỒ ĐỒ

Đặc biệt, lần này Quốc hội chỉ họp 20 ngày thay cho một tháng như thường kỳ, đã bị họ quy chụp là vì Đảng đã chỉ đạo né tránh nhiều vấn đề nóng, rút nhiều dự án luật và nhiều vấn đề nhạy cảm. 

Thật là nực cười!

​Theo thông báo, kỳ họp thứ năm là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây là do khách quan, vì có tới 4 dự án luật được rút khỏi dự kiến chương trình để hoàn thiện và rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Việc rút ngắn này là phù hợp với thực tiễn, giúp Quốc hội hoạt động hiệu quả hơn chứ không phải vì một sự chỉ đạo nào cả. 

Trong thời gian 20 ngày, Quốc hội dành tới 12 ngày để xem xét, thông qua 08 dự án luật, 01 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 08 dự án luật khác, nghĩa là dành tới 60% thời gian để làm luật. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét và thông qua rất nhiều dự án luật quan trọng, như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi), v.v. Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011 - 2016. Đây là một trong những vấn đề rất nóng và bức xúc, được dư luận đặc biệt quan tâm.

Như vậy, với nội dung làm việc trên của Quốc hội, không thể nói kỳ họp lần này “không làm được gì cả” hay né tránh những vấn đề nóng bỏng như những thông tin xuyên tạc.

Tại kỳ họp lần này, có nhiều đổi mới, nhất là đổi mới hoạt động chất vấn theo phương châm hỏi ngắn đáp gọn. Thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 01 phút và sau khi ba đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người được chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lần trả lời câu hỏi của mỗi đại biểu là 03 phút, tổng thời gian trả lời cả ba đại biểu là 9 phút. Việc cải tiến, đổi mới này nhằm giảm thời gian thảo luận tại tổ để tăng thời gian thảo luận tại hội trường (ba ngày) và tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động, tạo nên không khí đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của Quốc hội. 

Việc bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều hơn các phiên họp toàn thể của Quốc hội, trong đó có những nội dung lần đầu tiên được thảo luận tại hội trường như báo cáo của các ngành tư pháp; báo cáo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng,… được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, tạo sự gắn kết hơn nữa giữa hoạt động của Quốc hội với cử tri, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của nhân dân. Như thế không thể nói là “hình thức” như ai đó đơm đặt.

​Tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước được thể hiện ngay trong nghiên cứu, đổi mới việc bố trí chương trình làm việc của Quốc hội; được thể hiện rõ trong những ngày làm việc vừa qua của Quốc hội tại hội trường, được công khai trên các phương tiện truyền thông để nhân dân theo dõi. Điều đó cho thấy, Quốc hội Việt Nam đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của nhân dân. 

Đó là sự thật! Tự nó bác bỏ mọi ý kiến hồ đồ, hòng xuyên tạc vai trò của Quốc hội.

TV

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

LUẬT BIỂU TÌNH: KHÔNG NÊN VỘI VÃ THÔNG QUA


Từ khi có dự thảo về Luật biểu tình trình Quốc hội thảo luận và thông qua, nhiều đối tượng xấu đã thực hiện âm mưu tuyên truyền, tác động mọi phía để Quốc hội gấp rút thông qua một cách nhanh chóng đạo luật này.

LUẬT BIỂU TÌNH: KHÔNG NÊN VỘI VÃ THÔNG QUA
Hình minh họa
Các thế lực thù địch luôn trong đợi Quốc hội sớm thông qua Luật biểu tình để chúng dựa vào đó thực hiện nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn, gây bất ổn trong xã hội Việt Nam. Một văn bản pháp luật quan trọng như Luật biểu tình cần xóa bỏ mọi kẽ hở pháp lý, không để cho các đối tượng xấu lách luật thực hiện âm mưu phá hoại đất nước ta.

Luật biểu tình nếu được thông qua sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để định hướng và quản lý các hoạt động biểu tình, tập trung đông người tại nơi công cộng. Tuy nhiên, nếu không tính toán kỹ lưỡng và nghiên cứu chi tiết mà vội vàng thông qua thì hậu quả sẽ rất lớn. Các đối tượng xấu sẽ lợi dụng kẽ hở của Luật để thực hiện vô số các hoạt động biểu tình gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự.

Biểu tình là quyền Hiến định của người dân, do vậy Luật biểu tình là một đạo luật “hướng dẫn thực hiện Hiến pháp” về quyền biểu tình. Thế nhưng, đó không phải lý do để Quốc hội phải gấp rút thông qua trong khi còn rất nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác cần được thông qua sớm hơn Luật biểu tình. Cho đến nay, khi chưa có Luật biểu tình thì tình hình chính trị - xã hội tại nước ta đang rất ổn định, các lực lượng chức năng như Công an nhân dân Quân đội nhân dân đang thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình nên người dân vẫn thực hiện tốt các quyền Hiến định của mình.

Xin hãy nhớ về thời điểm cách đây không lâu khi Quốc hội vội vã thông qua Bộ luật Hình sựBộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nên đã tồn tại một số lỗi khá nghiêm trọng, điều này dẫn đến phải hoãn hiệu lực thi hành và Quốc hội đã phải thảo luận lại và thông qua trong kỳ họp sau. Đây là điều khá đáng tiếc khi xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hy vọng Luật biểu tình không bị rơi vào tình trạng này.

Dự kiến Luật biểu tình sẽ được đưa ra thảo luận trong kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV. Luật biểu tình đang dần hoàn thiện và sẽ sớm được Quốc hội thông qua theo đúng kỳ vọng của nhân dân. Sự hối thúc của các tổ chức xã hội dân sự hay thế lực thù địch luôn nhằm mục đích xấu, không vì lợi ích chung của toàn xã hội.

Việc xây dựng Luật Biểu tình cũng đã được quy định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; cụ thể: “Xây dựng các đạo luật về lập hội, biểu tình nhằm xác định rõ quyền, trách nhiệm của công dân trong việc thực thi quyền dân chủ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc duy trì, bảo đảm kỷ cương, trật tự công cộng”.

Hãy để Quốc hội khóa XIV có đủ thời gian nghiên cứu thảo luận từng quy định trong Luật biểu tình, để văn bản pháp luật này được hoàn thiện nhất, không xảy ra sai sót trong quá trình lập pháp, không để các đối tượng xấu lợi dụng chống phá đất nước ta.