KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn MỘT SỐ TIKTOKER: HÃY NGỪNG XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO TRUYỆN CỔ TÍCH!. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MỘT SỐ TIKTOKER: HÃY NGỪNG XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO TRUYỆN CỔ TÍCH!. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

MỘT SỐ TIKTOKER: HÃY NGỪNG XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO TRUYỆN CỔ TÍCH!

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất Việt Nam, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được chuyển thể sang phim truyền hình, điện ảnh, âm nhạc, hoạt hình… Bài hát “Bống Bống Bang Bang” của bộ phim Tấm Cám còn là một trong những MV dành cho trẻ em được xem nhiều nhất châu Á và thế giới. Tấm Cám đi vào đời sống Việt Nam, là một bài học của người xưa về việc “ở hiền gặp lành”, sống lương thiện và tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó còn mang những khát vọng về giai cấp, sự vươn lên, pháp luật, đạo đức và màu sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng.


Nhưng, có nhiều Tiktoker, chắc do thiếu content, lại bật “mode xét lại” và họ bắt đầu ca tụng, tẩy trắng cho Cám và dì ghẻ, nói Tấm ác độc, vu cho truyện Tấm Cám có một kết thúc “man di” và “thiếu đạo đức”. Một số Tiktoker lậm “ngôn tình” quá đà bắt đầu “ship” linh tinh, từ ship Tấm với Cám, ship vua với mẹ Cám rồi còn cả chuyện tình tay ba, tay bốn.
Trước tiên, nói về truyện cổ tích, là những câu chuyện do dân gian sáng tác, mang màu sắc huyền ảo, phiêu lưu, có tính chất thể hiện tín ngưỡng và văn hóa lâu đời. Các truyện cổ tích thường được sáng tác ở một thời điểm không thể xác định cụ thể, nhưng chắc chắn là rất xa hiện tại, có khi là cách hàng ngàn năm. Hồi ấy, bối cảnh lịch sử - xã hội, thói quen, phong tục, cách sống cũng khác hiện tại, chúng ta không thể đem những nét hiện đại rồi phê phán truyện cổ tích là “man di”, “mọi rợ” hay “thiếu đạo đức” được.
Nếu bạn đọc và hiểu rõ về những thể loại tương tự ở các quốc gia khác như thần thoại Hy Lạp, thần thoại Bắc u, cổ tích Trung Quốc, cổ tích Thái Lan… thì bạn sẽ rất bất ngờ trước những tính tiết rất… vớ vẩn, vi phạm luân thường đạo lý xã hội hiện đại. Như loạn luân, giao phối với động vật, với người thân chung dòng máu, hoặc một số chi tiết mà thời nay hẳn sẽ được quy là mê tín, dị đoan...
Tiếp nữa, cái kết trong truyện Tấm Cám vốn có nhiều dị bản. Một trong những dị bản nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất là Cám bị Tấm sai người rót nước sôi, rồi làm mắm cho mẹ Cám ăn, mẹ Cám ăn một hồi thấy đầu lâu của con rồi lăn ra chết. Một dị bản khác “bớt dã man” hơn là mẹ Cám chết ức khi biết con mình bị rót nước sôi. Một phiên bản lành hơn thì chỉ được ghi tóm tắt là “bị vua trị tội” hoặc “bị sét đánh chết trên đường”. Với mục đích giảng dạy, làm bài học cho thiếu nhi, đoạn kết của Tấm Cám được điều chỉnh cho nhẹ nhàng hơn, còn khi lớn lên hoặc phục vụ nghiên cứu, cái kết được cho là “gốc” vẫn được giữ. Chứ không phải là “tư liệu” cho một bộ phận Tiktoker lên án, chửi bới người xưa. Nếu đúng như tiêu chí của các Tiktoker, chắc chắn là thần thoại Hy Lạp, các phần truyện gốc của Truyện cổ Grimm hay Liêu Trai Chí Dị chắc phải bị đình bản, cấm tuyên truyền mất.
Thứ ba, xét thẳng về mặt cốt truyện, Tấm bị mẹ con nhà Cám hại rất nhiều lần, từ những việc đơn giản bị hớt mất tép, hại chết cá bống, rồi phải nhặt thóc và gạo rồi nặng hơn như lừa nhặt cau rồi chết, hóa thân thành chim thì bị Cám làm thịt, hóa thành xoan đào thì bị đốt, hóa thành khung cửi thì vẫn bị đốt… Với tất cả những gì mẹ con Cám đã làm, thì một cái kết phải chết dã man là điều dĩ nhiên phải xảy ra. Còn bạn nào bảo sao không mách vua quan, thì nên nhớ đây là truyện cổ tích của người xưa, không phải phim gia đình.
Thứ tư, có bất công cho Cám và mẹ Cám khi Tấm được ông Bụt giúp đỡ nhiều lần không? Xin trả lời: Không. Hình ảnh Bụt là một nhân vật xuất hiện nhiều trong chuyện cổ của Việt Nam, đóng vai trò là người giúp đỡ, hỗ trợ những người tốt. Hình ảnh Bụt như muốn nói rằng con người hãy sống lương thiện thì sẽ được phù hộ hoặc hỗ trợ. Ngược lại, sống ác thì phải bị trừng trị, bị phạt. Bụt giúp Tấm đơn giản là vì cô ấy lương thiện, chịu nhiều bất công, lại mồ côi cha, phải phục vụ mẹ con nhà Cám, bị hãm hại quá nhiều lần. Bụt - theo một số nhà phê bình, cũng chính là hiện thân của luật pháp hoặc mong muốn về công lý, đối xử công bằng trong xã hội phong kiến.
Thứ năm, Cám chỉ là người bị hại, chủ mưu là mẹ Cám? Đúng, mẹ Cám là chủ mưu của những tội ác. Nhưng Cám lại chính là người thực thi những âm mưu của mẹ Cám. Phải chịu tội là đúng, oan ức cái gì? Chính Cám là người trực tiếp thực hiện các hành vi hãm hại Tấm, mỗi lần thấy Tấm hóa thân là một lần Cám thấy bực tức và muốn Tấm ra đi mãi mãi. Đó không phải là một tâm thế của người bị hại hay chịu phụ thuộc. Cái kết gốc của Tấm Cám đúng là có hơi hướng kinh dị, nhưng đó vừa là một lời răn đe “ác giả, ác báo” của người xưa.
Thứ sáu, Cám chỉ vì tình yêu với vua? Các bạn đừng quá cuồng ngôn tình mà áp đặt vào truyện cổ tích. Nhân vật Tấm được khắc họa là một người hiền lành, khi trở thành vợ vua đã bỏ qua cho mẹ con Cám, về nhà thắp hương cho cha, bị hành hạ dẫn đến hóa thân nhưng vẫn quyến luyến bên vua âm thầm, còn Cám thì luôn được khắc họa là một người “tham phú phụ bần”, vì danh vọng, vị thế mà nhẫn tâm hãm hại luôn chị mình. Tình tiết “tình yêu của Cám” với vua rất vô lý, khiên cưỡng và không hề được thể hiện trong truyện cổ tích. Còn “tình yêu của Tấm với vua” được cho biết rõ qua một số chi tiết như vua “tâm trạng không vui khi hay tin Tấm ngã xuống ao”, rồi vua bảo chim vàng anh bay vào tay áo, nằm dưới gốc xoan đào, rồi vua nhớ Tấm và nhận ra trầu của Tấm...
Tấm Cám không chỉ dừng lại ở một câu chuyện, mà nó còn mang những hàm nghĩa rất sâu xa về văn hóa, tín ngưỡng, về lối sống, đạo đức, niềm tin, đối nhân xử thế của người Việt hồi xưa. Ai cũng có quyền nghiên cứu, tìm tòi, khám phá thêm những góc nhìn từ những câu chuyện cổ tích, nhưng, những thứ đó phải dựa trên một sự hiểu biết, phân tích, đánh giá trung thực, tôn trọn, hiểu biết.
Làm ơn, các bạn Tiktoker, có vô vàn những nội dung mà các bạn có thể làm, có thể biến tấu. Chỉ mong là các bạn đừng biến tấu, xuyên tạc, bôi đen những giá trị tốt đẹp của dân tộc, như trước đó là “xuyên tạc lịch sử” qua lời hát “nội chiến” và giờ là truyện cổ tích.