KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sinh viên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

BẮT NHÓM SINH VIÊN HACK HÀNG TRĂM WEBSITE VÀ CÔNG TY TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN

Một nhóm đối tượng sinh viên tại Hà Nội vừa bị bắt giữ vì tấn công, chiếm đoạt rất nhiều thông tin dữ liệu, từ đó lấy cắp tiền từ các tài khoản thanh toán qua mạng của hàng trăm website và bốn công ty trung gian thanh toán.

BẮT NHÓM SINH VIÊN HACK HÀNG TRĂM WEBSITE VÀ CÔNG TY TRUNG GIAN THANH TOÁN ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN
Đối tượng Tuấn Anh - Ảnh: Cơ quan Công an cung cấp
Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Công an TP.Hà Nội vừa tiến hành bắt giữ nhóm 4 sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin Thái Nguyên và Đại học Công nghiệp Thái Nguyên.
Nhóm 4 sinh viên này bị bắt vì chuyên hack tài khoản hàng trăm website và công ty thanh toán để chiếm đoạt tiền.
Cầm đầu nhóm sinh viên này là Tuấn Anh (23 tuổi, quê Quảng Ninh). Theo điều tra, Tuấn Anh cùng đồng bọn đã sử dụng công cụ rà quét lỗ hổng các website của 4 công ty trung gian thanh toán để thực hiện hành vi tấn công xâm nhập trái phép chiếm đoạt dữ liệu, tạo khống số dư cho những tài khoản là ví điện tử, sau đó sử dụng những tài khoản này để mua thẻ cào.
Các đối tượng tiếp tục liên lạc với đại lý mua thẻ cào để bán lại số thẻ cào này, sau đó chuyển tiền về các tài khoản ngân hàng được mua qua các kênh trung gian mua bán tài khoản, rồi sau đó rút tiền tiêu xài cá nhân.
Tiến hành khám xét, cơ quan Công an thu giữ được gần 30 thẻ ngân hàng các loại cùng nhiều sổ tiết kiệm, tổng trị giá khoảng 3,2 tỷ đồng và nhiều đồ vật, tài liệu liên quan khác.
Kết quả điều tra bước đầu, các đối tượng khai nhận: trong thời gian từ năm 2013 đến nay đã tấn công hàng trăm website.
Cục cảnh sát Hình sự khẳng định, lỗ hổng này có thể tồn tại ở nhiều doanh nghiệp trung gian thanh toán khác tại Việt Nam và tiềm ẩn nguy cơ cao tiếp tục bị tấn công hack tài khoản, trộm cắp dữ liệu.
Theo VTV24

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

'Hội Thánh Đức Chúa Trời': Tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế



Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Thời gian qua, báo chí phản ánh về "Hội Thánh Đức Chúa Trời" với những giáo lý kỳ quặc, phi khoa học. Không ít sinh viên tin theo và lôi kéo, dụ dỗ bạn bè, người thân cùng tham gia hội này.

Cần nâng cao cảnh giác

Theo ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban - Ban Tôn giáo Chính phủ, "Hội Thánh Đức Chúa Trời" bao gồm cả các nhóm Tin Lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Những biểu hiện cực đoan liên quan tổ chức mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời" được báo chí phản ánh thời gian qua cần được kiểm chứng và phân biệt với các nhóm Tin Lành khác có tên gọi tương tự, tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành nói chung.

Cần có thêm thời gian để kiểm chứng việc có hay không vai trò của tổ chức chỉ đạo, điều hành hay đó chỉ là hành vi của một số cá nhân trục lợi.

'Hội Thánh Đức Chúa Trời': Tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế
Một buổi sinh hoạt của "Hội Thánh Đức Chúa Trời ".
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người nhưng cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan từ trung ương đến địa phương luôn quan tâm, chú ý tới các hoạt động của tổ chức mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời".

Các cơ quan liên quan đã có hướng dẫn, chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật.

Công tác này đã được Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện từ năm 2016. Nhiều tỉnh, thành đã tổ chức triển khai cho kết quả tốt nhưng cũng có địa phương thực hiện chưa quyết liệt.

Về sự việc được báo chí phản ánh, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản đôn đốc các tỉnh, thành phố liên quan nắm lại tình hình, tăng cường công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, đấu tranh và xử lý đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.

Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ cùng cơ quan chức năng trung ương tiếp tục hướng dẫn địa phương liên quan triển khai thực hiện công tác cần thiết để ổn định tình hình.

Từ đó, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị các cấp các ngành ở địa phương cần làm tốt công tác nắm địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
"Ban Tôn giáo kêu gọi quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc...", ông Vũ Chiến Thắng nói.
Theo Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, chức sắc của một số tổ chức tôn giáo gần đây đã lên tiếng phản đối các hoạt động tiêu cực trên. Dù mới là việc làm của cá nhân các chức sắc tôn giáo nhưng đã góp phần giúp dư luận hiểu đúng về những hoạt động tiêu cực trên là phi tôn giáo.

Ban Tôn giáo Chính phủ hoan nghênh việc làm này nhưng đồng thời lưu ý các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo khi lên tiếng phản đối cần tránh gây kỳ thị, phân biệt và xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo chân chính.

Thêm trường đại học cảnh báo sinh viên

Ngày 24/4, Đại học Trà Vinh (Trà Vinh) phát đi thông báo chính thức về việc cảnh giác những người lợi dụng vấn đề về tôn giáo để tuyên truyền đạo trái phép trong học sinh, sinh viên. 

Theo Đại học Trà Vinh, gần đây, một nhóm người lạ tự xưng là thành viên “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đến tuyên truyền, lôi kéo mọi người, trong đó có sinh viên, học sinh.

Nhóm này đã xuất hiện tại các trường đại học, cao đẳng khu vực miền Tây và đã có mặt tại Trà Vinh. Theo nhà trường, từ các nguồn thông tin báo chí, đây là hội "tà đạo", hoạt động phi pháp, sử dụng nhiều chiêu trò dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hội.

Hội này gây ra nhiều phiền hà và hậu quả nghiêm trọng: Gia đình bất hòa, chia ly dẫn đến hạnh phúc tan nát, phá sản, sinh viên bỏ học, tư tưởng lệch lạc khi gia nhập.

Hiệu trưởng Đại học Trà Vinh đề nghị lãnh đạo các đơn vị, cố vấn học tập, ban cán sự thông báo đến toàn thể sinh viên, học sinh cảnh giác, kịp thời thông tin để phối hợp với ngành chức năng có những biện pháp xử lý. 

Trước đó, nhiều trường cao đẳng, đại học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ra thông báo, yêu cầu sinh viên cảnh giác, không nghe theo lời dụ dỗ, tham gia hội này.

Ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên, Bộ GD&ĐT - cho hay bộ đã phối hợp Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83 - Bộ Công an) để nắm bắt, quản lý vụ việc nhiều sinh viên bị lôi kéo vào "Hội Thánh Đức Chúa Trời".

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Sinh viên ngày nay không còn kiên nhẫn

Ngày nay nhiều sinh viên không kiên nhẫn, họ chỉ muốn mọi thứ nhanh chóng và chỉ đọc cái gì dễ và ngắn, đó là lí do tại sao tri thức của họ nông cạn, không đủ để giải quyết những vấn đề trong đời sống.

Ảnh minh họa (blogdicas.com)
Chẳng hạn, khi phải đọc tài liệu tham khảo, nhiều người nghĩ họ có thể đọc nhanh qua toàn bộ. Một số thậm chí chỉ lướt qua vài đoạn và coi đó là đủ. Tôi đã quan sát nhiều sinh viên học trong thư viện, mắt họ lướt nhanh qua sách giáo khoa nhưng tai họ lại nghe nhạc qua iPod và tay họ thường xuyên gửi “tin nhắn” cho bạn trên điện thoại di động. Tôi thường nhắc sinh viên rằng không nên làm nhiều thứ cùng lúc vì họ phải tập trung nỗ lực vào một việc để có hiệu quả.
Nhiều sinh viên tin rằng kiến thức chỉ là nhiều mảnh nhỏ hợp lại, nếu họ có thể ghi nhớ, họ có tri thức. Đây là cách học “cổ điển” – Học bằng ghi nhớ. Những sinh viên này sao chép mọi định nghĩa và khái niệm vào cuốn sổ tay rồi học thuộc lòng. Cách tiếp cận này giúp cho sinh viên “nhai lại” định nghĩa để qua kiểm tra, nhưng họ không phát triển tri thức sâu sắc để giải quyết vấn đề.
Tôi đã thấy nhiều sinh viên Á Châu gặp khó khăn ở các trường Mỹ vì thói quen học tập này. Một sinh viên Á Châu than với tôi: “Em là học sinh hàng đầu ở nước em, bao giờ cũng có điểm hoàn hảo trong các kì thi quốc gia nhưng không biết tại sao em không được điểm tốt trong lớp ở đây.” Tôi nói với anh ta: “Mọi điều em được dạy là ghi nhớ và em đã học tốt ở nước em nhưng bây giờ em cần đọc nhiều hơn, kỹ hơn, đọc đễ hiểu thật rõ mọi sự rồi áp dụng tri thức vào thực hành. Nếu em không thay đổi thói quen này, em sẽ không thành công ở đây.”
Nhiều sinh viên thường chờ tới trước khi thi và “nhồi nhét” mọi thứ một lúc. Đó là lí do tại sao họ có thể biết “vài thứ” đủ để qua được bài kiểm tra nhưng không thể phát triển được kỹ năng họ cần. Sự thật là không có lối tắt để học và không có tri thức sâu sắc, họ không thể giải quyết được vấn đề. Hiện nay nhiều sinh viên chỉ nghĩ về việc qua được kì thi, thu được bằng cấp, nhưng KHÔNG nghĩ đủ xa vào tương lai nơi họ phải xây dựng nghề nghiệp. Không có phương hướng học tập rõ ràng , không có kế hoạch học tập, nhiều người tốt nghiệp không tìm được việc làm hay phải làm những việc lương thấp mà chẳng liên quan gì tới giáo dục của họ.
Nhiều sinh viên tin rằng học giỏi là “tài năng bẩm sinh” thay vì chăm chỉ. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ không thể học Toán vì họ không “đủ thông minh”, hay họ không thể viết được mã vì họ không “có tài năng.” Sinh viên có niềm tin sai này thường không cố gắng và sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
Hệ thống giáo dục truyền thống không khuyến khích, không giúp học sinh phát triển tiềm năng sẵn có mà đôi khi còn làm thui chột những tiềm năng này. Một sinh viên bảo tôi rằng khi còn ở trung học, anh ta thường bị thầy giáo rầy la là “Ngu” và “Không thông minh” và anh ta mang gánh nặng đó cho đến khi lên Đại học. Tôi bảo: “Đó là điều không may, nhưng em có hai chọn lựa: Hoặc em chấp nhận rằng thầy giáo trung học của em đúng và em “Ngu”, hoặc em có thể chứng minh rằng thầy giáo của em sai bằng việc đưa nỗ lực vào học tập. Việc học gồm có 10% tuỳ thuộc thông minh và 90% tuỳ thuộc chăm chỉ, nếu em sẵn lòng, tôi sẽ giúp.”
Anh ta đồng ý và mỗi ngày tới văn phòng của tôi trong 30 phút để học thêm. Anh ta tốt nghiệp với bằng danh dự và bây giờ làm việc tại Microsoft như một người phát triển cấp cao. Anh thường quay lại lớp để khuyên sinh viên. Anh nói: “Tôi giỏi về toán vì tôi đã dành nhiều thời gian học nó. Tôi là một trong những người phát triển phần mềm giỏi ở Microsoft vì tôi làm việc chăm chỉ . Học là 10% thông minh và 90% làm việc chăm chỉ và tôi là bằng chứng cho điều đó.”
Trong nhiều năm dạy học, tôi hay mời những người tốt nghiệp quay lại trường chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên. Đa số sinh viên thích nghe những lời khuyên dựa trên “kinh nghiệm thực”, từ những người như họ, hơn là nghe những lời khuyên của giáo sư. Dùng các “thí dụ sống” và “câu chuyện thực” là cách tốt nhất để khuyến khích sinh viên học tập.
Theo trithucvn

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Một góc nhìn khác về nền giáo dục của nước Mỹ

Việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.

Bài viết của tác giả Hoàng Phong – Đại học Cornell, New York, Mỹ.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Cỏ bên kia đồi lúc nào cũng xanh hơn”, ý khuyên người ta đừng đứng núi này trông núi nọ, vì nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ luôn có vẻ tốt đẹp hơn thực tế bên trong.
Sau khi du học ở Mỹ thì tôi cũng phần nào thấm thía hơn câu nói này.
Không thể phủ nhận nền giáo dục Mỹ có nhiều điểm ưu việt – không phải vô lý mà học sinh hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều học sinh Việt Nam – đổ xô sang Mỹ du học, nhất là cấp 3 và đại học.
Cũng không thể phủ nhận là giáo dục Việt Nam còn có nhiều yếu kém, sai lầm, dẫn đến những tình trạng như học thêm quá nhiều, chương trình học nhồi nhét, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Tuy nhiên, việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.
Mỹ: Quá tự do, mất định hướng?
Nước Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học Liberal Arts, khi mà học sinh được rất nhiều tự do trong việc lựa chọn các môn học của mình. Phong cách giáo dục này được tôn vinh là dạy cho sinh viên kĩ năng mềm, có thể áp dụng cho bất kì ngành nghề nào, là đào tạo nên những con người toàn tài, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Tuy nhiên, chính sự tự do này cũng bị chỉ trích là không thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều ngành học bị coi là mang lại quá ít cơ hội việc làm, với mức lương quá thấp, không xứng đáng với số tiền lớn mà sinh viên và gia đình phải bỏ ra.
Câu chuyện một sinh viên có bằng đại học ngành Lịch sử nghệ thuật (Art History) hay Tiếng Anh (English), nhưng khi ra trường phải làm những công việc chân tay lương thấp như phục vụ ở cafe Starbucks hay nhà hàng ăn nhanh McDonald’s đã trở thành một trò đùa phổ biến.
Các chính trị gia từ cả hai đảng, trong đó có cả Mitt Romney và Obama, đều có những lời khuyên nhủ học sinh xem xét việc học lấy một bằng kĩ thuật (học một ngành nghề cụ thể như kế toán, kĩ sư) thay vì một bằng đại học Liberal Arts truyền thống.
Hơn nữa, nền đại học Mỹ còn bị chỉ trích là không giúp thu ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, mà còn làm khoảng cách đó nặng nề hơn.
Được nhận vào một trường đại học danh giá, ví dụ như một trường trong nhóm Ivy League, hoặc WASW (Williams, Amherst, Swarthmore, Wesleyan – các trường thường được coi là tốt nhất trong nhóm đại học Liberal Arts nhỏ), thường đòi hỏi học sinh phải có kết quả thi SAT cao, biết chơi nhạc cụ hoặc thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
Rõ ràng là con em các gia đình giàu có, có đủ điều kiện đi luyện thi SAT, có huấn luyện viên thể thao hay âm nhạc, không phải đi làm thêm hay phụ giúp việc nhà mà có nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ luôn có lợi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rõ rằng kết quả thi SAT có liên quan trực tiếp đến thu nhập bình quân của gia đình. Không đáng ngạc nhiên khi nhóm 1% (những người có thu nhập ở 1% đầu) có thể đưa con cái mình vào những ngôi trường danh tiếng, nơi lại sản xuất ra những con người 1% thể hệ tiếp theo.
Cuối cùng, một nền giáo dục với những trang thiết bị hiện đại và các giáo sư đầu ngành của thế giới không hề miễn phí: ước tính các học sinh Mỹ đang nợ tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đô la để chi trả cho quá trình học đại học của mình.
Những lời kêu gọi học tập châu Á
Và khi châu Á, trong đó có Việt Nam, đang tìm cách gửi con em ưu tú của mình sang Mỹ học, thì người Mỹ cũng đang bắt đầu đặt vấn đề học tập cách dạy con của người châu Á.
Người Mỹ lo lắng vì học sinh Mỹ tụt lại sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc (và có cả Việt Nam), về kĩ năng toán và các môn khoa học. Triết lý dạy con theo kiểu mềm mỏng, có phần tự do hơn của phụ huynh Mỹ được đem ra so sánh với triết lý nghiêm khắc, thậm chí có phần khắc nghiệt của người châu Á và gốc Á.
“Khúc chiến ca của mẹ hổ”, cuốn sách của bà mẹ gốc Á Amy Chua về quá trình dạy con vô cùng kỉ luật, đến mức gần như độc tài, trở thành best-seller và được đem ra mổ xẻ khắp nơi.
Người Mỹ bắt đầu lo lắng rằng cách giáo dục từ lâu nay của họ, nhấn mạnh vào việc bảo vệ tính tự tôn cho con trẻ, cho chúng những điểm A và những huy chương mang tính khuyến khích để khiến trẻ em hứng thú với hoạt động mà chúng tham gia, đã đi quá xa.
Trong khi châu Á đang hướng đến việc giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh, thì Mỹ phần nào đang muốn gia tăng tầm quan trọng của việc cho điểm khắt khe hơn.
Căn bản giống nhau
Dù tôi đang học ở một trường đại học vẫn được coi là thuộc hàng tốt nhất ở Mỹ, tôi cũng thấy quanh mình những thực trạng tương tự như những lời than phiền về sinh viên Việt Nam.
Quanh tôi cũng đầy những bạn bè chưa có định hướng, luôn than thở không biết sau khi ra trường sẽ đi đâu về đâu. Thậm chí ở Mỹ, do có quá nhiều lựa chọn về ngành học, câu hỏi này còn khó trả lời hơn.
Quanh tôi cũng có đầy những người trốn tiết, chỉ đến lúc thi mới xuất hiện; đầy những buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm, trong đó toàn học sinh dưới độ tuổi được uống rượu hợp pháp (21 tuổi).
Ở Việt Nam cũng học thêm để thi SAT, cũng đến trung tâm thuê người giúp viết bài luận vào đại học. Ở Mỹ cũng thế.
Ở Việt Nam, có những học sinh ra trường không kiếm được việc làm, lại về nhà với bố mẹ. Ở Mỹ cũng thế, và họ gọi đây là “ thế hệ Boomerang” (ý là đáng lẽ đã phải rời gia đình để tự lập rồi, nhưng sau đó lại quay lại).
Ở Việt Nam người ta lo thừa thầy thiếu thợ, thừa cử nhân kinh tế. Ở Mỹ người ta cũng lo thiếu các kĩ sư, thừa các cử nhân ngành xã hội.
Hệ thống là một phần, nhưng không quan trọng bằng năng lực và ý chí phấn đấu của mỗi người.
Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Bạn vẫn phải, ngoài việc học tốt ở trường, tự tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm, thực tập có liên quan đến ngành nghề sau này của mình.
Đối với những người đang đòi hỏi một sự thay đổi trong giáo dục Việt Nam, cần phải hiểu rằng không có một giải pháp dễ dàng, hay thậm chí một mô hình lý tưởng nào để bắt chước y nguyên, ít nhất là không phải từ nước Mỹ.
Còn học sinh và sinh viên thì cần phải hiểu rằng, họ luôn cần tìm con đường riêng cho mình, dù con đường chung của nền giáo dục có dẫn đi đâu chăng nữa.
Theo BBCNEWS