KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn lợi dụng mạng xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lợi dụng mạng xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

LUẬT AN NINH MẠNG TRƯỚC NGUY CƠ DÂN TÚY

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vô cùng sôi động, lắm cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế đó. Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng vì thế cũng đầy cam go, khốc liệt và cứ đều đặn mỗi giây có một cuộc tấn công vào cơ sở dữ liệu, không trừ bất kỳ ngày nào kể cả chủ nhật hay lễ tết. Cuộc chiến bảo vệ an ninh, an toàn trên mạng thực sự là cuộc chiến mang ý nghĩa quyết định, sống còn.

LUẬT AN NINH MẠNG TRƯỚC NGUY CƠ DÂN TÚY

Thực tế, an ninh mạng về bản chất là một cuộc chiến chống lại tin tặc xâm hại tài sản số và xâm lăng lãnh thổ không gian mạng. Đây là cuộc chiến rất rõ ràng về chiến tuyến. Tin tặc là cá nhân hoặc tổ chức tội phạm có mục tiêu cụ thể, có kỹ thuật. Tin tặc sẽ thâm nhập vào hệ thống server và router (thiết bị định tuyến), cài cắm các phần mềm để ăn cắp thông tin và khi cần sẽ chiếm quyền kiểm soát. Hạ tầng viễn thông quốc gia có thể xem là lãnh thổ vật lý của không gian mạng. Xâm chiếm được hạ tầng viễn thông tương đương một cuộc xâm lược địa lý. Ở mức độ nhỏ lẻ, tin tặc sẽ ăn cắp thông tin cá nhân hoặc thông tin kinh doanh của doanh nghiệp, đánh sập vài trang web. Mức độ cao hơn sẽ là ăn cắp bí quyết công nghệ, bí mật an ninh quốc phòng, đánh phá làm tê liệt hệ thống thông tin quốc gia.
Thế nhưng, khi Luật An ninh mạng được đưa ra, nhiều người, nhất là các cá nhân, tổ chức có tư tưởng, đường hướng đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, thì quyết liệt phản đối. Nhiều lý do, song tựu trung, những người phản đối đều e ngại quyền tự do cá nhân, tự do thông tin, tự do bày tỏ chính kiến trên không gian mạng; cụ thể hơn, ngoại vi hẹp hơn là quyền cá nhân của người dùng mạng xã hội sẽ bị xâm phạm và bóp nghẹt. Hình tượng một chút, đa số đều cho rằng Luật An ninh mạng đang “khâu miệng” mạng xã hội; Nhà nước đang thiết lập một chế độ “cảnh sát trị” trên không gian mạng. Cho đến ngày 01/01/2019, ngày đầu tiên Luật An ninh mạng có hiệu lực, đa số cư dân mạng vẫn giữ nguyên ý nghĩ này. Không chừng, vì một chút sơ sót lỡ lời, bất kỳ cư dân mạng nào cũng có khả năng trở thành “kẻ phạm luật”, có nguy cơ đối diện với sự trừng phạt của luật pháp!
Tôi cho rằng lo lắng như thế là bi quan một cách thái quá. Nếu không có ý định phạm tội, sử dụng mạng để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hay tổ chức khác thì Luật An ninh mạng không thể là con ngáo ộp hay Tề Thiên Đại Thánh có thể đe dọa được người sử dụng mạng. Trong 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong Điều 8 của Luật An ninh mạng không có điều nào cấm cản hay định tội người dùng mạng đưa ra chính kiến. Có một nhận định rất hay: “Nếu bạn không định làm hại người khác, không chống lại luật pháp thì trên trang cá nhân, bạn có quyền nói, đăng bất cứ điều gì bạn muốn, kể cả khi điều đó trái ngược ý kiến với người khác hay bị coi là phản cảm”. Với Luật An ninh mạng vừa có hiệu lực, tôi tin rằng giá trị của nhận định này vẫn không thay đổi.
Một ví dụ đơn giản, bạn có thể chê một anh ca sỹ đạt giải quán quân Sao Mai Điểm Hẹn là hát dở tệ, lạc tông bò rống kiểu như “Bắc có Lệ Rơi - Nam có Tùng Sơn” theo cảm nhận và suy nghĩ của bạn nhưng bạn không thể vu cáo cho anh ấy đã hối lộ, đút lót Ban Giám khảo để mua giải, khi bạn chưa có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục. Nếu chỉ đơn giản như thế thì có thêm Luật An ninh mạng, trước hết đã gây hoang mang lo lắng cho rất đông các thành phần xã hội để làm gì, khi mà các hành vi vi phạm pháp luật đã có thừa đủ các biện pháp chế tài luật pháp trong Bộ luật Hình sự? Và thực tế không chỉ Việt Nam, rất nhiều quốc gia khác, kể cả quốc gia “dân chủ” như Hoa Kỳ cũng đã thực thi Luật An ninh mạng, phù hợp với hiến pháp, luật pháp của họ.
Một điều kỳ quặc, những người thích lên mạng chửi bới, thóa mạ người khác vô căn cứ nhất lại là những người phản đối Luật An ninh mạng nhiều nhất. Và toàn phản đối ở những khía cạnh không tồn tại hoặc tồn tại nhưng người phản đối không chắc đã hiểu rõ. Thực tế, Luật An ninh mạng hướng tới những mục đích lớn hơn nhiều về an ninh, an toàn cho quốc gia, xã hội về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là mặt chính trị. Nó không rảnh và cũng chẳng buồn quan tâm đến việc “khâu miệng” vài ba phát biểu lăng nhăng của dân chơi mạng xã hội vốn bốc đồng, thiếu chính kiến và không có mấy tác động đối với xã hội, cho dù là tác động phá hoại. Ở Việt Nam, nếu cứ có hành vi, biểu hiện dạng này là bắt thì bắt làm sao xuể?
Nhìn riêng ở góc độ xã hội, ngày nay cả thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ lây lan của chủ nghĩa dân túy, cho dù đó là nước Anh với truyền thống chính trị bảo thủ, nước Mỹ tự nhận là cởi mở và dân chủ hay nước Pháp của nghệ thuật và thi ca. Những thông tin không được kiểm chứng, tin giả, những nguy cơ không có thật… dễ dàng bị thổi phồng và lây lan nhanh hơn cả tốc độ ánh sáng, loang rộng và có thể thể gây xáo trộn xã hội, thậm chí có thể tạo ra sự hỗn loạn tàn phá.
Các cuộc Cách mạng màu ở Bắc Phi, phong trào Brexit tách nước Anh ra khỏi Châu Âu, gần hơn là phong trào áo khoác vàng tàn phá thủ đô nước Pháp đều khởi nguồn từ màu sắc dân túy, cộng với tinh thần dân tộc cực đoan gây nên. Sau tất cả, nhiều người trong cuộc, cả những người đã từng tham gia, đều nhìn thấy vô số điều đáng tiếc và phần lớn đều ao ước giá điều đó đừng xảy ra! Khác với các cuộc Cách mạng cổ điển, các phong trào vừa nhắc tới đều khó có thể chỉ ra bắt nguồn từ đâu, hầu như không có hạt nhân lãnh đạo, không có cương lĩnh và mục đích đấu tranh rõ ràng, không hướng tới sự thay đổi tốt đẹp cho xã hội. Nó chỉ bắt đầu như một phản ứng do bất mãn xã hội, chủ yếu là từ điều kiện sống khó khăn, chật vật của người lao động nghèo. Nhưng nó lại bùng phát và lây lan rất nhanh. Tất cả đều qua mạng internet không được kiểm soát đủ chặt. Chỉ một thông tin giả, một nguy cơ bị thổi phồng, một cuộc bạo loạn cũng có thể bùng lên, dai dẳng. Và khi đó, thông tin hỗn loạn tiếp tục chồng lớp, hướng những người tham gia vào các hành vi vô chính phủ, hư vô chủ nghĩa, thiên về đập phá, mang khuynh hướng cực hữu.
Các cuộc bạo loạn xã hội gần đây đang sản sinh ra một khuynh hướng chính trị mới: bạo động thiên tả khuynh hữu. Rõ nét và dễ thấy nhất là phong trào Gillet vàng ở Pháp vừa qua. Khởi đầu, nó mang tính chất biểu tình sự bất bình của quần chúng lao động lớp dưới trong xã hội (nhất là trong cộng đồng người lao động nhập cư). Phong trào dấy lên từ việc phản đối chính phủ tăng giá nhiên liệu. Người lao động xuống đường với mong muốn hòa bình: đòi Chính phủ quan tâm hơn đến các vấn đề lao động, tiền lương, giá xăng dầu hợp lý… nhằm bảo đảm tốt hơn điều kiện sống khó khăn của họ. Đó là màu sắc thiên tả.
Nhưng khác với các cuộc đấu tranh “công đoàn” trước đây, người biểu tình đã từ chối đưa yêu sách cụ thể, từ chối - hay nói cách khác là không có - người đại diện, để đưa ra yêu sách, yêu cầu. Gọi là đấu tranh nhưng đám đông cũng không có mục đích rõ ràng, chỉ ngày càng nhiều hơn những hành vi tập thể thiên về đập phá, gây rối và không ngần ngại tạo ra những xung đột, xô xát với cơ quan chức năng giữ gìn an ninh trật tự. Những cuộc tụ tập lực lượng đều được loan truyền theo cấp lũy thừa trên mạng xã hội nên không thể phát hiện và ngăn chặn. Và cuối cùng là tình trạng mất kiểm soát, xô xát và đổ máu, tàn phá cả cơ sở vật chất lẫn sự bình an tinh thần cho xã hội. Hơn thế nữa, nó lan rất nhanh sang các địa phương khác, các quốc gia khác.
Ở Việt Nam, phải thừa nhận rằng, với một số yếu kém trong quản lý xã hội, mầm mống dân túy đã hiện hữu. Nhân danh dân chủ, nhân quyền, đã có không ít cá nhân, nhóm… cả trong và ngoài nước cố ý tạo ra sự kích động dân túy để tập hợp lực lượng mà mục đích cao nhất là tiến tới loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhổ ngọn cờ XHCN. Mạng xã hội, internet chính là “chiến trường”, là “mặt trận” mà các thế lực này nhắm đến để hoành hành. Do đó sự ra đời của Luật An ninh mạng được xem như phương tiện và công cụ cần thiết để bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ đất nước, bảo vệ đời sống bình an của người dân và xã hội, cũng là bảo vệ sự sống còn của Đảng và thể chế.
Sự phản ứng cực đoan của một bộ phận người dân, người dùng mạng xã hội đối với Luật An ninh mạng cũng chứng tỏ yếu tố dân túy đã ăn sâu, bén rễ trong đời sống ý thức ở thời điểm hiện tại. Và như nhận xét của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng: “chính sự chậm trễ của chúng ta (báo chí chính thống) đã “trao tặng” lợi thế cho mạng xã hội trong thông tin”. Sự thận trọng, sợ trách nhiệm, thiếu quyết đoán đã khiến truyền thông chính thống gần như luôn chậm chân hơn mạng xã hội. Và những nguy cơ về sự hỗn loạn từ sai lệch, méo mó thông tin vẫn còn treo lơ lửng. Đó chính mới là mối quan tâm điều chỉnh thật sự của Luật An ninh mạng.
Dân túy cũng chỉ là một khía cạnh, ngoài ra còn rất nhiều mặt quan trọng chứa đầy nguy cơ cần được bảo vệ khác mà Luật An ninh mạng nhắm đến. Còn lại, dăm ba tiếng chửi đổng rỗi hơi, một vài nhận định hời hợt vô căn cứ mà cũng tự cho là đối tượng để bị Luật An ninh mạng “khâu mồm” hay thủ tiêu tự do ngôn luận thì e rằng, đó chỉ là cái nhìn tự tin giai đoạn cuối, giời ạ!

Củ Chuối

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Xử lý nghiêm hiện tượng “loạn ngôn” trên mạng xã hội



Mặc dù đã có những quy định chặt chẽ để xử lý hành vi lợi dụng mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân, nhưng một số cá nhân do thiếu hiểu biết hoặc bị kích động vẫn cố tình “nhờn luật”.

“Nhờn luật” không chỉ vì thiếu hiểu biết

Thời gian gần đây, theo phản ảnh của bạn đọc, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành (TP Hồ Chí Minh), Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh thường xuyên đăng tải trên facebook cá nhân một số nội dung xúc phạm lãnh đạo cấp cao và ảnh hưởng đến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Những nội dung ông này viết hết sức thô thiển, khiến người đọc bất bình, không nghĩ đây là những bài viết của một quan chức Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh. Sau khi nhận được thông tin bạn đọc phản ảnh, phóng viên đã liên hệ và ông Nguyễn Văn Đực thừa nhận mình là chủ nhân trang facebook có đăng tải các nội dung trên và đã gỡ bỏ một số nội dung đăng tải. Tuy nhiên, ông Đực cho biết vẫn “bảo lưu” nhiều bài viết và chưa xử lý hết những thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết: “Việc ông Đực thường xuyên đăng tải thông tin trên trang cá nhân có nội dung nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hiệp hội cũng đã nắm được. Trong hai năm (2016, 2017) Hiệp hội đã có văn bản cảnh cáo, nhưng ông Đực vẫn cố tình tái phạm”.

Xử lý nghiêm hiện tượng “loạn ngôn” trên mạng xã hội
Nguyễn Duy Sơn bị khởi tố, bắt tạm giam vì sử dụng mạng xã hội vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Chiều 08/5 vừa qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ở TP Sầm Sơn, cựu cán bộ quản lý học sinh, sinh viên của Trường dự bị Đại học Sầm Sơn về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự. Theo kết quả điều tra, từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, Nguyễn Duy Sơn trực tiếp tạo lập, sử dụng tài khoản facebook, vào các trang mạng xã hội khác lấy thông tin liên quan đến những vấn đề về tham nhũng và tiêu cực, sau đó xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và các đồng chí lãnh đạo rồi đăng tải, chia sẻ công khai trên facebook của mình kèm theo lời bình luận, hình ảnh minh họa, dẫn chứng không có thật, không có căn cứ; mục đích là hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương. Kết cục với Sơn là bài học đắt giá cho những người cố tình vi phạm pháp luật khi sử dụng mạng xã hội.

Đầu tháng 02/2018, TAND TP Hồ Chí Minh cũng đã xét xử và tuyên phạt Hồ Văn Hải (54 tuổi, bác sĩ Phòng khám đa khoa Á Châu) 4 năm tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cơ quan chức năng đã xác định, trong số 75 bài viết đăng tải trên mạng và tàng trữ trong máy tính của Hải, có 36 bài vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Xử lý nghiêm để không nhờn luật

Có khá nhiều trường hợp vi phạm do chủ quan, đơn giản, thiếu hiểu biết pháp luật. Tháng 11/2017, Công an TP Vũng Tàu lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Trọng Tuấn (26 tuổi, quê ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Trước đó, Tuấn bị một phụ nữ trú tại tỉnh Bình Thuận tố cáo tài khoản facebook mang tên “Nguyễn Tuấn” đã có những bình luận xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của mình. Khi bị cơ quan công an xử phạt, chính Tuấn cũng ngỡ ngàng vì nghĩ rằng chỉ comment thì sẽ không bị cơ quan pháp luật “sờ gáy”.

Hiến pháp 2013, tại Khoản 1, Điều 20 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện nay việc lợi dụng mạng xã hội để tán phát thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức có xu hướng gia tăng. Khá nhiều trường hợp người vi phạm không chỉ do thiếu hiểu biết pháp luật mà còn do chủ quan, đơn giản nghĩ rằng sẽ không bị xử lý nên “nhờn luật”. Do vậy, việc xử lý nghiêm minh như trường hợp Nguyễn Trọng Tuấn nêu trên và một số vụ việc bị khởi tố hình sự gần đây là hết sức cần thiết.