KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn VOA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VOA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

THẤY GÌ KHI “CON NGHIỆN” NGUYỄN MINH KHA RA ĐẦU THÚ?



Trong vụ tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản nhà nước, chống người thi hành công vụ ngày 10-11/6 tại thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), cơ quan chức năng đã triệu tập những đối tượng có liên quan, trong đó có Nguyễn Minh Kha (sinh năm 2.000, ngụ tại khu phố Hải Tân 3, thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong). Qua điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an huyện Tuy Phong đã ra quyết định khởi tố bị can, cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Kha. Tuy nhiên, khi biết tin bị khởi tố, Kha đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau khi Kha bỏ trốn, các nhà đài “có tiếng” như VOA, RFA và hàng loạt tài khoản facebook của những “rận chủ” liên tục tung tin Kha đã bị công an đánh đập đến chết! Thông tin này đã ít nhiều gây tâm lý kích động tới nhiều người, ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với chính quyền...

Tuy nhiên, ngày 24/6 đối tượng Nguyễn Minh Kha đã đến cơ quan Công an trình diện sau nhiều ngày lẩn trốn. Kết quả xét nghiệm của các cơ quan y tế cũng cho thấy Nguyễn Minh Kha hoàn toàn bình thường, không có dấu tích gì của chuyện bị công an đánh đập.

Qua sự việc này có thể thấy:

1. Các thông tin mà VOA, RFA... nói về Việt Nam là không trung thực, thiếu khách quan và trên hết là không có cơ sở. Hầu hết các tin bài đều xào xáo từ thông tin trên mạng xã hội, qua đó quy chụp và đưa ra những nhận định mang tính chống phá Việt Nam. Việc “bức tử” Nguyễn Minh Kha khi tên này đang sống để vu khống chính quyền Việt Nam đã một lần nữa cho thấy điều đó. Liệu có ai còn tin “cái mồm” của các nhà đài này?

THẤY GÌ KHI “CON NGHIỆN” NGUYỄN MINH KHA RA ĐẦU THÚ?


2. Lật mặt những kẻ giả danh “yêu nước”
Nguyễn Đình Thục - kẻ đội lốt linh mục - đã tung tin trên tài khoản facebook cá nhân rằng Nguyễn Minh Kha đã bị công an đánh chết nhằm kích động dư luận. Việc Nguyễn Minh Kha còn sống sờ sờ và ra đầu thú đã khiến cộng đồng thấy rõ mưu đồ phá hoại đất nước của những kẻ như Thục.

Không những thế, Thục còn ca tụng, tán dương rằng Kha là tấm gương sáng của một thế hệ thanh niên dám dấn thân đấu tranh vì đất nước! Nếu là linh mục chân chính sẽ không bao giờ tung hô, bênh vực một đối tượng nghiện ma túy nặng, tham gia cầm đầu gây rối, vi phạm pháp luật, phá hoại sự bình yên của đất nước. Chúa không răn dạy như thế. Đó chỉ có thể là mưu đồ kích động chống phá của kẻ bán nước mà thôi!

3. Mặc dù sự thật đã rõ như ban ngày, nhưng với bản chất xảo trá, lươn lẹo, những kẻ giả danh yêu nước sẽ làm mọi cách để “phù phép” cho cú “hớ” vừa rồi. Chẳng hạn: “Do cầu nguyện lên Thiên Chúa mà Kha được cải tử hoàn sinh!” Hoặc: “Cộng sản Việt Nam cho Kha uống thần dược để tạm thời sống lại, bịt mắt dư luận!” 

Có thể lắm chứ! Vì sự trơ trẽn luôn là thứ thừa thãi nhất trong đầu các nhà “rận chủ”!./.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Không chỉ đăng bài vở có tính chất xuyên tạc, vu cáo và xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, qua cái gọi là blog và nhân danh “tự do báo chí”, trang tiếng Việt của RFA, VOA còn làm mọi cách để một số người cổ súy cho các luận điệu kể trên.

CÁI GỌI LÀ "TỰ DO BÁO CHÍ" CỦA RFA, VOA

Mấy năm qua, trang tiếng Việt của VOA, RFA mở blog dành riêng cho cộng tác viên để thường xuyên đăng bài viết cá nhân. Là blog cá nhân cho nên cộng tác viên blog được thoải mái trình bày “quan điểm cá nhân” về chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, do đó có thể coi mỗi blog tồn tại với tính cách một trang báo. Vậy bản chất của việc làm này có thật sự là biểu thị của “tự do báo chí”? Từ vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội, từ nguyên tắc báo chí, nghiệp vụ báo chí, trách nhiệm của người làm báo thì dứt khoát không thể sử dụng hình thức blog như kênh truyền thông, báo chí để quảng bá những quan điểm, nhận định cá nhân. Nếu quan điểm cá nhân trình bày trên trang báo mà không bị kiểm soát, không bị ràng buộc trách nhiệm thì khi quan điểm đó làm tổn hại đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân khác, đưa tin sai lệch, không có tính nghiệp vụ thì ai sẽ chịu trách nhiệm, ai sẽ bị chế tài trước pháp luật, cá nhân viết blog hay tòa soạn cho phép lập blog trên trang báo?

Hẳn là họ nghĩ một người lao động nghèo ở Việt Nam thì làm sao có thể đến Mỹ theo kiện, chi phí thuê mướn luật sư nước ngoài bảo vệ quyền lợi của mình? Bức xúc về sự kiện này, một nhóm người trên mạng đã phát động chiến dịch yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng cửa RFA Việt ngữ để bày tỏ sự phản đối RFA lộng hành khi sử dụng báo chí để chà đạp lên nhân phẩm của con người, chà đạp lên chính những giá trị của báo chí.

Có một điều kỳ quái là dù đã được RFA tạo điều kiện công bố “quan điểm cá nhân” nhưng các blogger nêu trên lại được ký hợp đồng, hưởng lương theo chế độ cộng tác viên của RFA! Hình thức này xem ra được mấy người tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” rất thích thú vì nó giúp họ dù không có nghiệp vụ, không có khả năng làm báo vẫn thành “nhà báo quốc tế”, được đăng bài vở với “kim bài chống cộng”, lại vừa có đồng ra đồng vào. Không rõ mức lương của họ là bao nhiêu, nhưng vụ Lê Diễn Đức bị RFA cắt hợp đồng vừa qua đã giúp hiểu rõ phần nào. Căn cứ vào việc sau khi bị cắt hợp đồng, Lê Diễn Đức sử dụng facebook cá nhân bày tỏ sự bất mãn, rồi than thở phải tìm việc làm mới,… có thể hiểu lương RFA tiếng Việt trả cho blogger cộng tác như thế nào để bảo đảm một người như Lê Diễn Đức có thể sống theo mức sống ở Mỹ!

Tại các cơ quan truyền thông phương Tây phát tiếng Việt chỉ RFA, VOA là có hình thức cộng tác viên blogger, trong đó số blogger của RFA là hùng hậu nhất. Sau khi thanh lý Lê Diễn Đức “vì áp lực độc giả”, Nguyễn Ngọc Già thì đang bị cơ quan chức năng Việt Nam tạm giam để điều tra, hiện còn nhiều blogger khác đang được RFA dung dưỡng như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Tuấn Khanh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Tường Thụy, Song Chi, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng và một số blogger có danh tính không rõ ràng như “Viết từ Sài Gòn”, “Cánh Cò”… Đây là mấy gương mặt “điển hình” của cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, trong đó Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Đài từng bị cơ quan chức năng Việt Nam xử lý hình sự vì có hành vi vi phạm pháp luật. VOA tiếng Việt có bảy blogger và được VOA giới thiệu rất kỳ quái: “Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ”! Thử hỏi, khi bài vở của mấy người này được VOA đồng ý đăng tải nhưng “không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ” thì VOA đồng ý dựa theo tiêu chí nào? Tuy không có mục blog, nhưng BBC lại liên tục đăng tải những bài viết chống phá Việt Nam với chú thích “Bài viết thể hiện lối hành văn và phản ánh quan điểm của tác giả”! Bằng việc làm tháu cáy này, BBC khước từ trách nhiệm pháp luật và trách nhiệm báo chí trước công luận. Phải chăng vì thế, trên các “diễn đàn đấu tranh dân chủ”, mấy kẻ tự nhận là “nhà dân chủ” có vẻ xem thường RFA, VOA và coi đó như báo lá cải, bá láp, rất hào hứng xem vụ việc nào được BBC đề cập, bài nào được BBC đăng tải, và nháo nhác khoe khoang mỗi khi được BBC cho đăng bài viết của mình.

Từ nhân sự mà nhận xét thì tiêu chí, điều kiện tuyển lựa cộng tác viên blog trang tiếng Việt của RFA, VOA là khá rõ ràng. Đó phải là nhân vật cộm cán trong “đấu tranh dân chủ”, thậm chí từng vào tù ra tội, được xem như là “thủ lĩnh của hội nhóm dân chủ mạng” trong hay ngoài nước. Tức là phải có hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam, tôn thờ các giá trị phương Tây,… Họ vừa bảo vệ, ca ngợi, bất chấp đúng sai dù “VNCH, cờ vàng ba sọc” đã bị vứt bỏ khi hết tác dụng; vừa không ngớt lời bịa đặt, vu cáo, xúc phạm Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trên các diễn đàn này, hai cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20 phải coi là “sai lầm”, “miền Bắc xâm lược miền Nam”... Vì vậy, khi Lê Diễn Đức viết bài vạch rõ bản chất “chính quyền và quân đội VNCH”, “thủ lĩnh Hoàng Cơ Minh” của tổ chức khủng bố “Việt tân” là lập tức bị sa thải. Không phải vì “bất đồng chính kiến”, mà chỉ vì ông ta đã viết “không phù hợp với những tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của RFA, cho dù đã có vốn liếng mấy chục năm chống cộng cực đoan, năng nổ đóng góp cho cộng đồng truyền thông chống cộng bằng tiếng Việt.

Vụ việc của Lê Diễn Đức và RFA có thể coi là một thí dụ điển hình của tự do báo chí cực đoan, một chiều của RFA. Họ trả lương để blogger viết lách bảo đảm tiêu chí chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, blogger có thể viết theo kiểu cách khác nhau nhưng không được vượt qua các “tiêu chí, mục đích, nguyên tắc” của nơi trả lương. Có phải Lê Diễn Đức hoặc là chậm hiểu bản chất của RFA, hoặc là ảo tưởng về cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” ở RFA cho nên đã viết bài vạch trần bản chất của tổ chức khủng bố “Việt tân”, không “tôn vinh, ca tụng VNCH” trong khi đang là cộng tác viên hưởng lương của RFA? Vụ việc khiến cộng tác viên khác của RFA tỏ ra lo lắng, và đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về đúng, sai trong hành xử của RFA. Một số người không ràng buộc “lợi ích” với RFA thì công kích mạnh mẽ, quyết liệt theo kiểu tuy không đồng tình với phát ngôn của Lê Diễn Đức song cũng không đồng tình với việc RFA cắt hợp đồng vì phát ngôn của ông này. Trong khi đó, các trang tin một đồng, một cốt với RFA như BBC, VOA lại rất xăng xái, triệt để khai thác vụ việc của RFA để giành thế cạnh tranh, đưa tin bảo vệ Lê Diễn Đức và cổ súy “tự do ngôn luận”! Thậm chí BBC nhanh chân đăng bài viết mới của Lê Diễn Đức, ngầm ý sẵn sàng tiếp nhận nạn nhân của RFA và tổ chức khủng bố “Việt tân”. Việc làm này làm nhớ lại sự kiện trước đây, một blogger từng sử dụng blog của RFA để công khai tiến công BBC và nhiếp ảnh gia NA Sơn vì ông không quyết liệt “chống cộng”, cho rằng vì BBC có muốn xin đặt văn phòng trong nước, nên đã phỏng vấn những người gây “bất lợi cho phong trào dân chủ”…

Không có ý nghĩa nào khác, việc xây dựng đội ngũ blogger và sự kiện xảy ra giữa RFA và Lê Diễn Đức đã lật tẩy thứ văn hóa phản dân chủ, thứ “tự do ngôn luận, tự do báo chí” giả hiệu mà RFA, VOA tiếng Việt vẫn hết lời cổ súy. Bằng biến tướng của cái gọi là “cộng tác viên blog”, VOA và RFA tiếng Việt đã tự cho thấy thực chất cái gọi là “tự do ngôn luận, tự do báo chí” mà các cơ quan truyền thông này hô hào chỉ là sự rùm beng nhằm che đậy việc họ đã và đang lạm dụng, biến “tự do ngôn luận, tự do báo chí” thành vỏ bọc để hậu thuẫn cho một số kẻ vì lợi ích vật chất mà đã bán mình để trở thành công cụ trong tay người khác, công khai sử dụng “phương tiện truyền thông quốc tế” để tiến công vào Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Nguồn Ăn cắp

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Ca sĩ Môi Khai bị tạm giữ?


Ca sĩ Môi Khai bị tạm giữ?Poster quảng bá cho chiến dịch tự ứng cửa Đại Biểu Quốc Hội của Mai Khôi. (ảnh do Mai Khôi cung cấp và được đăng trên trang Facebook của Mai Khôi).

VOA loan báo "Ca sĩ Đỗ Nguyễn Mai Khôi, đồng thời là một nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận, bị công an cửa khẩu sân bay Nội Bài ở Hà Nội tạm giữ hôm 27/3 khi vừa về nước sau chuyến lưu diễn ở châu Âu".

Còn cô Mai Khôi viết trên Facebook: "Mai Khôi vừa mới được thả ra sau khi bị bắt 'làm việc' không lương 8 tiếng đồng hồ tại sân bay Hà Nội."

Chưa biết thực hư như thế nào, nhưng, lý giải cho việc Mai Khôi bị "bắt giữ", VOA viết: "Hồi đầu tháng 3, Mai Khôi được mời sang Cộng hòa Séc để làm giám khảo Liên hoan phim One World - liên hoan phim tài liệu về nhân quyền lớn nhất thế giới. Trên trang Facebook, Mai Khôi cho biết vừa tham dự và trình diễn hai bài hát, "Xin ông" và "Em là của anh rồi", tại buổi khai mạc Liên hoan phim tối 5/3 tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc. Đó cũng là buổi trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho nhà báo Phạm Đoan Trang".

VOA cũng tiết lộ, Mai Khôi mới cho ra mắt Album mới có tên "Bất đồng". và không quên nhấn mạnh, "Mai Khôi là một nghệ sĩ độc lập, người chỉ thuần tuý sáng tạo và đấu tranh để cổ vũ cho quyền tự do sáng tác, tự do tư tưởng của giới nghệ sĩ ở Việt Nam".

Trên trang web của mình, cô ca sỹ 34 tuổi này tự tả mình là "một nghệ sỹ Việt Nam độc lập một cách mạnh mẽ". Ban nhạc mới của cô mang tên The Dissidents (Những người bất đồng chính kiến) và cô được một số người so sánh với Lady Gaga hay Pussy Riot vì phong cách nổi loạn của mình.

Bài hát "Please, sir" yêu cầu lãnh đạo Đảng Cộng sản cho phép người dân thường được hưởng tự do hàng ngày.

Cho đến giờ phút này, không rõ Mai Khôi "bị bắt" trong trường hợp nào và bởi lực lượng nào, nhưng thông thường người nhập cảnh Việt Nam sẽ bị mời làm việc ngay tại sân bay nếu mang hàng cấm, có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc có hoạt động liên quan tới an ninh quốc gia khi còn ở nước ngoài. 

Với những gì mà Mai Khôi cùng Chồng loan tải thì chắc chắn cô không bị bắt hay sách nhiễu. Do mặc cảm bản thân hoặc do cố tình (để ghi điểm, để nổi tiếng), hoặc do trình độ nhận thức... cô diễn đạt hoạt động kiểm tra hành chính đơn thuần thành "bị bắt" hoặc "tạm giữ".

Người viết cho rằng, Mai Khôi bị kiểm tra vì có liên quan tới hoạt động của cô tại thủ đô Prague của Cộng hòa Séc có liên quan tới buổi trao giải thưởng nhân quyền Homo Homini cho ả trĩ mồm Phạm Đoan Trang.

Một nguồn tin dấu tên nói rằng, tại Cộng hòa Séc, khi giới thiệu ban nhạc của mình, cô này đã có những phát biểu xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị, nhân quyền tại Việt Nam và tự nhận mình là người phản kháng.

Ca sĩ Môi Khai bị tạm giữ?
Còn nhớ hồi 2016, Mai Khôi cùng Lâm Ngân Mai, Vượng Râu từng tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội, nhưng thất bại ngay từ "vòng gửi xe". Trong "chiến dịch tranh cử", Mai Khôi từng có hành động kỳ dị, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, là bán tài sản để tranh cử. Xem tại đây: Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016. Tài sản mà Mai Khôi bán để tranh cử là chiếc xe đạp điện & Tivi Sony. Xem hình bên. Cô viết: "Khôi cần bán xe đạp điện BMX và tivi Sony này để có tiền trang trải cho việc tự ứng cử. Xe đạp điện và Tivi là quà Khôi mới nhận được từ chương trình Vừng ơi mở ra, còn nguyên thùng. Ai có nhu cầu mua để ủng hộ Khôi thì inbox Khôi nhé! Cảm ơn facebook và các bạn gia đình facebook rất nhiều!".

Ca sĩ Môi Khai bị tạm giữ?
Ngay khi Mai Khôi thông báo, dân mạng đã có phản ứng: "Mai Khôi thông báo như vậy có thể (1) Cô không hiểu gì về bầu cử ở Việt Nam, nơi cô sinh ra và lớn lên, nhưng lại không có thời gian quan tâm đến thể lệ bầu cử Quốc hội và càng không quan tâm đến Luật bầu cử; (2) Cô đang mượn việc ứng cử để hâm nóng lại tên tuổi của mình và thông qua đó thực hiên mục đích kinh tế. Cho dù nó rơi vào trường hợp nào đi nữa, thì với đại đa số những người hiểu biết, đó là câu chuyện thực sự nực cười và kệch cỡm".

Một câu chuyện khác liên quan tới chính trị là vụ Mai Khôi mặc cả với Ban tổ chức buổi biểu diễn ở Virginia, không chấp nhận chào cờ và đứng dưới cờ vàng 3 sọc. Việc làm này của cô đã bị đám hủi nô vong quốc VNCH rủa xả thậm tệ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập từ hải ngoại. Lên tiếng trên FB cá nhân, Mai Khôi giải thích rằng cô không muốn dính đến Việt Tân và tị nạnh rằng, ngay cả Nguyễn Văn Hải Điếu Cày cũng đã từng tránh né cờ ba sọc. Tuy nhiên giải thích này không được phía 3 sọc chấp nhận. Để phá thế bị cô lập cũng như gia tăng các cơ hội nhận được "tài trợ" từ các nhóm chống phá Việt Nam ở hải ngoại, Mai Khôi đã vội vã gỡ bỏ status nói trên.

Hành động nhanh tay xóa stt rẻ rúng cờ vàng và xin lỗi đám cờ vàng là câu trả lời cho việc, Đỗ Nguyễn Mai Khôi vẫn đang còn phụ thuộc nhiều vào tiền của các tổ chức chống Cộng cực đoan ở hải ngoại để thực hiện các hoạt động "dân chủ" của thị. 

Hồi tháng 11 năm ngoái, chính Mai Khôi đã tự tạo trend cho mình bằng cách kêu gọi phản đối chuyến đi của Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam, và dĩ nhiên co lại thất bại.