KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Phương Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Phương Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

LIÊN MINH MA QUỈ

Trong thế giới tội phạm, để tồn tại, các đối tượng phạm tội riêng lẻ có xu hướng liên kết với nhau thành nhóm theo kiểu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Những nhóm này thường được gọi là băng, nhóm tội phạm hoặc là “liên minh ma quỉ”.
LIÊN MINH MA QUỈ
Không chỉ riêng thế giới tội phạm, các nhóm lợi ích cũng có sự liên kết quyền lực và tài chính nhằm thao túng, lũng đoạn một lĩnh vực nào đó. Mà Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa trên lĩnh vực công nghệ cao hoặc Vũ “nhôm”, Trần Phương Bình, Phạm Công Danh, Trần Bắc Hà… trên lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng là một điển hình của những liên minh ma quỉ đó.
Vậy, liên minh ma quỉ có tồn tại trong các cơ quan quyền lực nhà nước hay không? Về lý thuyết chắc chắn là không vì các cơ quan nhà nước được thành lập theo qui định pháp luật, mỗi người đều có chức trách, nhiệm vụ rất rõ ràng; đặc biệt là quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị được qui định rất rõ ràng.
Tuy nhiên, thực tế đến sự hoàn hảo của lý thuyết bao giờ cũng có một khoảng cách. Và một số cơ quan quyền lực nhà nước vẫn có thể tồn tại những liên minh ma quỉ, mà người cầm đầu liên minh đó có thể là người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trong một nhóm xã hội hay một tập thể, một đơn vị, tổ chức thường tồn tại 03 nhóm với 03 xu hướng khác nhau: Nhóm tích cựcnhóm trung dungnhóm chống đối. Nếu là lãnh đạo có tâm, có tầm, có tài đức, họ sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm nhóm tích cực, tác động tranh thủ nhóm trung dung và từng bước cải thiện sự tích cực ở nhóm chống đối. Qui tụ mọi người đoàn kết quanh mình vì công việc, nhiệm vụ chung. Tuy nhiên, với lãnh đạo là quan tham, chỉ vì quyền lợi của mình, để củng cố quyền lực, địa vị của mình chắc chắn họ sẽ hành động ngược lại và hình thành liên minh mà quỉ do mình đứng đầu.
Đầu tiên, họ sẽ cô lập, vô hiệu hóa, triệt tiêu động lực của phe nhóm đối lập cũ (thường là những người rất thân cận với lãnh đạo cũ), đặt điều kiện với nhóm trung dung là theo hoặc không theo và ra sức củng cố quyền lực bằng việc triệt để sử dụng nhóm “tích cực” theo quan điểm của họ. Đây là những người trung thành với họ, có thể vì họ mà làm mọi việc bất chấp đúng sai, có thể làm “Lê Lai cứu chúa khi cần”. Và đổi lại, nhóm này sẽ được nhiều lợi ích trong giai đoạn tồn tại của liên minh ma quỉ này.
Và thường nhóm tích cực trong liên minh ma quỉ sẽ lao vào làm việc, chịu sự điều khiển của người đứng đầu liên minh một cách ngu muội, như một con thiêu thân nhưng họ luôn tự hào vì điều đó và bị ám thị rằng mình là người có vai trò quan trọng, là người đang đóng góp tích cực cho đơn vị, tổ chức. Nhưng bản chất là họ chỉ đóng góp tích cực và làm đầy thêm túi tham của tham quan, của người đứng đầu liên minh ma quỉ đó.
Đổi lại họ sẽ được người đứng đầu liên minh ban phát cho quyền lực, chức vụ, tiền tài và họ hạnh phúc bởi điều đó. Nhưng họ không biết được rằng họ đang mất rất nhiều: Thời gian giành cho gia đình, cho bản thân không còn vì phải cung phụng người đứng đầu liên minh bất cứ lúc nào, ở đâu; Vợ họ có thể phải làm mồi nhử hoặc phải chấp nhận trở thành món đồ chơi trong tay cấp trên, phục vụ những buổi ăn nhậu, tiệc tùng; Nhân cách của họ bị hạ thấp trong mắt nhiều người ở tổ chức, đơn vị đó; Lưng họ bị còng đi do phải khom lưng luồn cúi, sức khỏe của họ yếu dần, những căn bệnh mới đang hình thành vì phải tiếp lãnh đạo ăn nhậu, gánh cho lãnh đạo… Nhưng đó lại là hạnh phúc của họ và họ lựa chọn như vậy, họ tự hào vì họ là người đứng đầu liên minh ma quỉ đó chọn.
Và vẫn là câu “quan nhất thời, dân vạn đại”, một ngày đẹp trời, người đứng đầu liên minh ma quỉ đó bị xử lý trước pháp luật, họ sẽ trở thành những con chốt thí hoặc sẽ bị tước mọi quyền lực, địa vị và càng nhận thêm sự khinh miệt của người đời.
Khi liên minh ma quỉ này bị tan rã, nếu may mắn, tổ chức sẽ được củng cố, xây dựng trong sạch bởi lãnh đạo có tài đức. Nhưng chẳng may, lãnh đạo mới lại là một tham quan, chắc chắn sẽ hình thành liên minh ma quỉ khác và lại có qui trình hoạt động tương tự như liên minh ma quỉ cũ.
Để xây dựng đơn vị, tổ chức trong sạch vững mạnh, mỗi người cùng góp tay triệt tiêu liên minh ma quỉ trong đơn vị, tổ chức của mình. Và để tồn tại, phát triển, mỗi cá nhân cần tránh tham gia vào những liên minh ma quỉ đó. Chắc chắn, cá nhân đó sẽ được nhiều hơn mất. Chắc chắn là như vậy./.
TS Đoàn Văn Báu

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Truy tố Phan Văn Anh Vũ cùng 25 bị can gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á


Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng số 134/CTr-VKSTC-V3 truy tố bị can Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) cùng 25 bị can khác trong vụ án gây thiệt hại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DAB) hơn 3.600 tỷ đồng.

Truy tố Phan Văn Anh Vũ cùng 25 bị can gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (áo caro, bên trái), bị cáo Phan Hữu Tuấn (áo trắng, giữa) và bị cáo Nguyễn Hữu Bách (áo sẫm, bên phải) nghe tòa tuyên án ngày 30/7. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
26 bị can bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án này gồm: Trần Phương Bình (sinh năm 1959, nguyên Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB), Nguyễn Thị Kim Xuyến (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT DAB), Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79), Phạm Văn Phước (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần lương thực Nam Định), Nguyễn Đức Vinh (sinh năm 1966, nguyên Trưởng phòng ngân quỹ Hội sở DAB), Đỗ Thanh Hùng (sinh năm 1978, nguyên Thủ quỹ Hội sở DAB), Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1959, nguyên Phó Giám đốc DAB Sở giao dịch), Trần Thế Hùng (sinh năm 1961, nguyên Thủ quỹ DAB Sở giao dịch), Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1975, nguyên Trưởng phòng kinh doanh Hội sở DAB), Nguyễn Thị Ái Lan (sinh năm 1973, nguyên Trưởng phòng quản lý tài sản nợ và có thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB), Nguyễn Đỗ Thành Trung (sinh năm 1987, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch), Nguyễn Đức Tài (sinh năm 1968, nguyên Giám đốc DAB Sở giao dịch), Nguyễn Thị Ngọc Vân (sinh năm 1970, nguyên Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB), Lê Kiên Giang (sinh năm 1977, nguyên Phụ quỹ Hội sở Ngân hàng DAB), Nguyễn Chí Công (sinh năm 1979, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch), Vũ Thị Thanh Hoa (sinh năm 1981, nguyên Phó Trưởng phòng tín dụng DAB Sở giao dịch), Trang Tài Tâm (sinh năm 1984, nguyên cán bộ tín dụng DAB Sở giao dịch), Nguyễn Hồ Bảo Quốc (sinh năm 1975, nguyên Giám đốc DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng), Võ Hoàng Đông (sinh năm 1983, nguyên Thủ quỹ DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng), Quách Thành Sang (sinh năm 1988, nguyên Phụ quỹ DAB Sở giao dịch), Nguyễn Hồng Ánh (sinh năm 1961, trú tại phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), Trương Hoàng Khải (sinh năm 1964, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Sao Việt Nam), Trương Quốc Tân (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Hội tụ), Nguyễn Thị Cúc (sinh năm 1960, nguyên Trưởng ban kiểm soát DAB), Nguyễn Vinh Sơn (sinh năm 1959) và Phan Thị Tố Loan (sinh năm 1970, cùng là Thành viên chuyên trách Ban kiểm soát DAB). 
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố hai bị can Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 4, Điều 355 - Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Khoản 3, Điều 165 - Bộ luật Hình sự năm 1999. 
Hai bị can Phan Văn Anh Vũ và Phạm Văn Phước bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 4, Điều 355 - Bộ luật Hình sự năm 2015. 
Ba bị can Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Khoản 2, Điều 285 - Bộ luật Hình sự năm 1999. 
19 bị can còn lại bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về cùng tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Khoản 3, Điều 165 - Bộ luật Hình sự năm 1999. 
Theo cáo trạng, với vai trò là Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB, Trần Phương Bình đã chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 2.057.296.898.223 đồng, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại 1.551.419.039.173 đồng, tổng cộng gây thiệt hại cho DAB 3.608.715.937.396 đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DAB tại thời điểm ngày 31/12/2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng. 
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trách nhiệm của các bị can trong việc gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng liên quan đến 3 nhóm hành vi, gồm: nhóm hành vi của Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phan Văn Anh Vũ, Phạm Văn Phước lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của DAB 2.057.296.898.223 đồng; nhóm hành vi của Trần Phương Bình và đồng phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho DAB 1.551.419.039.173 đồng; nhóm hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của 3 bị can thuộc Ban kiểm soát DAB. 
Trong nhóm hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của DAB, Viện Kiểm sát cho rằng, hai bị can Trần Phương Bình và Nguyễn Thị Kim Xuyến đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của DAB 1.160.582.877.084 đồng trong việc mua 74.279.056 cổ phần DAB từ năm 2007 đến năm 2014. Để có tiền mua cổ phần DAB, Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến và các bị can thực hiện 9 hành vi phạm tội trong việc lập phiếu thu tiền khống đứng tên Trần Phương Bình và người thân mua cổ phần DAB. Để bù đắp số tiền thu khống, Bình chỉ đạo Xuyến và các bị can thực hiện các hành vi trái pháp luật bằng cách: xuất quỹ bán vàng, lập hồ sơ cho vay khống để tất toán tiền mua cổ phần. 
Cũng thuộc nhóm hành vi này, Phan Văn Anh Vũ bị cáo buộc đã lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 203.195.616.438 đồng và Trần Phương Bình chiếm đoạt 294.636.844.000 đồng của DAB. Cụ thể, năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng để thu hút vốn đầu tư, mong muốn doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, quan hệ đầu tư vào DAB để có tiền xử lý khó khăn tại DAB và để nâng cao thương hiệu, vị thế của DAB. 
Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ bàn bạc và thống nhất: Phan Văn Anh Vũ mua 60.000.000 cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014, mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB. Nguồn tiền mua cổ phần DAB gồm: Phan Văn Anh Vũ thế chấp 220 lô đất tại thành phố Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB. Đối với 200 tỷ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Anh Vũ kí khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB để Vũ có được 200 tỷ đồng tham gia mua cổ phần của DAB. 
Sau này, việc tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng không thành công, ngày 08/4/2014, Trần Phương Bình chỉ đạo DAB chuyển trả 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi của 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 (do Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT) tại DAB Chi nhánh Đà Nẵng. Như vậy, Phan Văn Anh Vũ chỉ nộp 400 tỷ đồng nhưng lại nhận 600 tỷ đồng và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi, tức là đã chiếm đoạt của DAB 200 tỷ đồng gốc do ký chứng từ nộp khống mà có và gần 3,2 tỷ đồng tiền lãi của số tiền khống này. 
Trong nhóm hành vi cố ý làm trái, Trần Phương Bình và đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho DAB các khoản tiền: 467.892.636.000 đồng (trong việc chi lãi ngoài để huy động vốn), 384.849.093.796 đồng (trong việc kinh doanh ngoại hối), 611.676.150.190 đồng (trong việc kinh doanh vàng tài khoản), 53.395.686.966 đồng (trong việc tất toán khống một phần khoản Nguyễn Hồng Ánh vay 1.900 lượng vàng), 2.405.472.219 đồng (trong việc trả lãi cho 2 khoản vay của bà Nghiêm Thị Hồng, trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) và gây thiệt hại cho DAB 31,2 tỷ đồng (trong việc Trần Phương Bình thanh toán tiền hợp đồng mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán (Repo) 10.435.400 cổ phiếu Công ty Không gian ngầm). 
Đối với nhóm hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của 3 bị can Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn (thuộc Ban kiểm soát DAB), Viện Kiểm sát nhận định, trong thời gian làm nhiệm vụ tại Ban Kiểm soát DAB, Nguyễn Thị Cúc, Phan Thị Tố Loan, Nguyễn Vinh Sơn đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, để cho Trần Phương Bình, Nguyễn Thị Kim Xuyến và các bị can đồng phạm lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả thiệt hại cho DAB 3.608.715.937.396 đồng.
Kim Anh (TTXVN)