KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn van de da chieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van de da chieu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam


Vụ việc vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy, tỉnh Attapeu, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào lúc 20h ngày 23/7/2018, được đánh giá là thảm họa, chưa từng có trong lịch sử.

Không thảm họa sao được, khi với một khối lượng nước khổng lồ lên tới 5 tỉ m3 nước, tương đương 2 triệu bể bơi tiêu chuẩn Olympic đổ xuống (theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, cho biết: Dung tích thiết kế là 1,034 tỉ m3 chứ không phải 5 tỉ m3), nhấn chìm một vùng rộng lớn, làm hàng trăm người chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị biển nước cuốn trôi, hàng nghìn người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất. Những ngày tới con số thương vong chắc chắn sẽ không ngừng tăng lên và hệ lụy của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.

Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam
Hiện trường vỡ đập tại Lào
Người anh em, người bạn chiến đấu thủy chung, trước sau như một của Việt Nam đang cần sự động viên, cảm thông và chia sẻ bởi chúng ta. Dù chỉ là lời cầu nguyện thì hãy cầu nguyện bằng trái tim của mình, như những người thân trong một gia đình, nguyện cầu cho thảm họa này sớm qua đi, nhân dân Lào sẽ sớm khắc phục, ổn định lại cuộc sống. Lịch sử quan hệ Việt - Lào được đánh giá như “môi hở, răng lạnh”, có mối quan hệ tương hỗ với nhau, khi mà núi liền núi, sông liền sông. Không cầu nguyện, sát cánh lúc này sao được, khi mà, thực dân Pháp sang đây bằng vũ khí, bom đạn, biến chúng ta thành thuộc địa, cướp bóc tài nguyên, thực hiện chính sách “ngu dân”, thì anh em các bộ tộc Lào đã sát cánh cùng chúng ta đánh đuổi chúng. Không đùm bọc sao được khi mà, nếu không có đất Lào làm căn cứ địa, liệu rằng sẽ có con đường Trường Sơn huyền thoại, liệu có vang lên lời hiệu triệu toàn dân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, để hậu phương miền Bắc luôn sẵn sàng chi viện cho chiến trường Miền Nam, để chúng ta đi đến chiến thắng cuối cùng trong ngày 30/4 lịch sử. Không thương yêu sao được, khi mà rất đông các nước trên thế giới, đứng đầu là Mỹ cấm vận chúng ta khi chúng ta tiêu diệt chế độ diệt chủng Polpot, giải phóng Campuchia, nước Lào vẫn một lòng một dạ đứng bên ta khắc phục những khó khăn. Và hiện nay, họ tạo những điều kiện không thể tốt hơn, không so đo, tính toán cặn kẽ từng đồng thuế một để cho ta qua đầu tư, làm ăn, để cùng nhau phát triển. Thế nên, mới có bao thế hệ người Việt sinh sống ở Lào và ngược lại bao nhiêu người Lào đến học tập, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, và họ luôn xem đất nước là quê hương thứ hai của mình. Họ - những người anh em Lào chưa bao giờ phản bội chúng ta! 
Nước bạn Lào: Lời nguyện cầu từ Việt Nam
"Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long"
Hãy cầu nguyện cho người anh em Lào. Tất nhiên là nó chẳng làm nước rút ngay đâu, nhưng đó là trái tim, truyền thống “tương thân, tương ái” của người Việt Nam, để chứng tỏ rằng người Việt Nam biết đâu là bạn bè bình thường, đâu là đối tác, còn đâu là những người anh em son sắc, thủy chung như Lào. Hãy phát huy truyền thống, tình cảm thiêng liêng, chan chứa và thấm đượm nghĩa tình như lời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Việt - Lào hai nước chúng ta - Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”. 

ĐỜI CÁT


Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

Huyền thoại cô gái đếm bom giữa trời Đồng Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Thị Tám sinh tháng 10/1949, tại xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cha mất sớm, chị phải nghỉ học để giúp mẹ cáng đáng việc đồng áng, đi làm kiếm tiền nuôi em.

Năm 1967, La Thị Tám gia nhập đội thanh niên xung phong thuộc Đại đội 2 - Giao thông vận tải đóng tại Đồng Lộc. La Thị Tám được phân công đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mỹ ném bom để đếm số lượng bom kẻ thù trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh và hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả bom đã rơi, bao nhiêu quả chưa nổ để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu, chờ bộ đội công binh đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, bà đã đếm và cắm tiêu được một số lượng bom lớn: 1205 quả.

Giữa bom đạn Mỹ ác liệt, hình ảnh người con gái nhỏ nhắn, dũng cảm, kiên trung, giữa cái sống và cái chết thật mong manh mà miệng vẫn luôn nở nụ cười. Đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng được nghe kể về người con gái kiên trung ấy: Đó là La Thị Tám.

Huyền thoại cô gái đếm bom giữa trời Đồng Lộc
Nữ anh hùng LLVTND La Thị Tám 
Vào thời điểm ấy, ngã ba Đồng Lộc trở thành một túi bom luôn hứng chịu các loại bom nặng nhất của Mỹ. Và tuyến đường 15A là yết hầu của những yết hầu, trên các tuyến đường từ Bắc vào Nam. Địch trút xuống mảnh đất này đủ loại bom với tần suất cả ngày lẫn đêm, khiến mảnh đất Đồng Lộc trong nhiều năm liền không một phút giây “được ngơi nghỉ” tiếng bom đạn.

Tiểu đội nữ A.6 ở Ngã ba Đồng Lộc lúc đó có 12 chị em. Tuổi lớn nhất chỉ 22 - 24 như chị Võ Thị Tần, Nguyễn Thị Nhỏ, Hồ Thị Cúc; còn phần lớn chị em chỉ 18 - 19 tuổi như Xuân, Xanh, Rạng và nhỏ nhất là Hà mới 17 tuổi. Tất cả chưa ai lập gia đình riêng. Cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đó đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với lứa tuổi trẻ trung nhất, trung kiên nhất của cuộc đời nữ chiến sĩ thanh niên xung phong.

Là lực lượng chủ lực trong san lấp đường, phục vụ xe và bộ đội hành quân vào Nam, cả tiểu đội chị La Thị Tám luôn với khí thế “3 sẵn sàng”, bảo đảm xe ra, vào hàng ngày chở hàng chi viện cho tiền tuyến. Với ý chí “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cả tiểu đội A.6 đã quyết tâm bám đường, bám cầu để bảo đảm cho xe thông tuyến bất kỳ ngày hay đêm. Trong những ngày tháng chiến đấu đó, nhiệm vụ mà La Thị Tám đảm nhiệm hết sức nguy hiểm, ngày đêm đối diện với cái chết, song không ai được bỏ quên nhiệm vụ, dù cái chết rình rập hàng ngày.

Cuối năm 1968, chị La Thị Tám vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người và ngày 22/12/1969, chị được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Huyền thoại cô gái đếm bom giữa trời Đồng Lộc
Anh hùng La Thị Tám  - nguyên mẫu của bài ca “Người con gái sông La” của nhạc sĩ
 Doãn Nho. 
Mỗi năm gần đến ngày 24/7, cô thanh niên xung phong La Thị Tám năm xưa không thể nào quên được những cô gái trẻ, có những người chưa đủ 18 tuổi của tiểu đội nữ thanh niên xung phong ra đi và đi mãi mãi. 50 năm đã trôi qua, mỗi lần nhắc tới Tiểu đội A6, lần nào chị cũng rơm rớm nước mắt. Kể tới việc đi tìm thi thể chị Cúc trong đêm 24/7, thì chị Tám nghẹn ngào: "Đau lắm em à, cả những anh em giao liên, cùng bộ đội đi qua, biết chuyện đã dừng lại cùng bọn chị cố tìm gần suốt đêm, gần sáng, lại tìm ngay chỗ trái bom vùi lấp các chị, mãi mới tìm được Cúc, thân thể không còn nguyên. Lúc ấy, Cúc chỉ mới 24 tuổi đời".

Năm mươi năm trước, bao trận bom, đạn cày xé ghê rợn người ở cả khu vực ngã ba Đồng Lộc, có bao giờ các chị mềm yếu, mủi lòng trước cái chết đâu. Vậy mà giờ, mỗi khi ai nhắc đến Tần, Cúc, Hường, Xanh, Nụ… chị không bao giờ cầm lòng được, bởi những người chị, người em đó đã cùng đồng cam cộng khổ, sống cùng sống chết cùng chết với chị. Họ đã nằm lại nơi Ngã ba khói lửa ấy 50 năm rồi... Hình ảnh chị La Thị Tám nhỏ nhắn, gương mặt thật dung dị, hiền lành, song người phụ nữ Việt Nam ấy đã song hành với cả một thế hệ chiến đấu vì miền Nam ruột thịt bởi trong trái tim của những người con gái ấy luôn có một tình yêu Tổ quốc thiêng liêng!

Clip Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm Nữ anh hùng La Thị Tám và hát tặng bài ca " Người con gái Sông La".


Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA Ở VÙNG KHÔNG GIAN THỨ 5

Năm 2008, Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo, đây là vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam. 

Khi Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng ông đã nói “đó là một bước đi nhỏ của (một) con người, một bước nhảy vọt của nhân loại”. Với sự kiện lần đầu tiên Việt Nam có một vệ tinh trên quỹ đạo có thể nói đó là “một bước đi nhỏ” nhưng là “bước nhảy vọt” của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã đánh dấu chủ quyền của Việt Nam với không gian vũ trụ. Hiện nay, Việt Nam đang có 5 vệ tinh đang hoạt động (Vinasat-1, Vinasat-2, Vệ tinh nano F-1, VNREDSat-1 và Pico Dragon) dự kiến đến năm 2022 sẽ có thêm 4 vệ tinh nữa của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo. 

Chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.
Để phóng được Vinasat-1 lên quỹ đạo, Việt Nam đã trải qua hàng chục năm đàm phán với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ để có được vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh và đầu tư kinh phí lên đến 300 triệu Mỹ kim (dự án bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2008 mới phóng thành công và dự kiến vệ tinh Vinasat-1 sẽ “giải ngũ” năm 2023). Như vậy từ năm 2008, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền ở 4 vùng không gian: vùng đất, vùng trời, vùng biển và không gian vũ trụ. Không gian mạng hay không gian ảo (Cyberspace) là một không gian ảo, nơi các máy tính (các thiết bị điện tử khác) trao đổi dữ liệu, thông tin. Từ không gian mạng cũng dùng để chỉ một mạng lưới toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau, mạng viễn thông và các hệ thống máy tính. Từ gốc tiếng Anh là cyberspace ban đầu được sử dụng trong văn hóa đại chúng ở các tác phẩm khoa học viễn tưởng nhưng sau này lại được chính thức sử dụng bởi những nhà phát triển mạng viễn thông, các nhà lãnh đạo, những chính trị gia, những người đứng đầu các tập đoàn lớn,... để mô tả về một môi trường của những công nghệ thuộc về lĩnh vực điện tử - viễn thông mang tính chất toàn cầu. 

Khái niệm về không gian mạng trở nên phổ biến hơn vào những năm 1990 khi thế giới bắt đầu chứng kiến sự bùng nổ của mạng Internet cũng như sự phát triển vượt bậc của các công nghệ bán dẫn, kĩ thuật số, hệ thống điện toán, thông tin liên lạc và đây cũng chính là thành tựu quan trọng nhất trong Cách mạng công nghiệp lần 3. Có thể tạm hiểu: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Chủ quyền mạng hay chủ quyền không gian mạng (Network Sovereignty) là phần mở rộng tự nhiên của chủ quyền quốc gia trong không gian mạng, trong đó nội dung chủ yếu của nó chính là việc thực hiện quyền tài phán trong không gian mạng của quốc gia. Như vậy, không gian mạng là vùng không gian thứ 5 của một quốc gia trong thời đại hiện nay. Cần phải khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng không gian thứ 5 - không gian mạng là quốc sách của mọi quốc gia hiện nay. Không gian mạng là mảnh đất “màu mỡ” của tội phạm và gián điệp nước ngoài. Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một loại tội phạm phi truyền thống và có xu hướng hoạt động xuyên quốc gia. 

Trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã có những quy định mới về tội phạm sử dụng công nghệ cao, “gây án” trong không gian mạng. Bọn tội phạm có thể sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện các hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng cho Xã hội. Từ những hành vi “cổ điển” như viết, phát tán virus, Trojan, mã độc… để trộm cắp dữ liệu điện tử, phá hoại cơ sở dữ liệu, chiếm quyền sử dụng máy... Cho đến những hành vi nguy hiểm hơn như tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, chiến tranh mạng... Hiện nay, việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm nhục người khác, trộm cước viễn thông… đang phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng. 

Tội phạm mạng và hậu quả khôn lường
Năm 2017, hai đối tượng đã tấn công, xâm nhập website Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá và Tuy Hòa trong các ngày từ 8 đến 10/3 gây hoang mang dư luận. Ví dụ nếu không phải làm thay đổi các thông báo trên website của hãng hàng không mà là thay đổi hồ sơ bệnh án của bệnh viện, thay đổi đường bay nhằm tạo ra tai nạn hàng không hoặc là trộm cắp hàng triệu thẻ tín dụng như xảy ra ở Mỹ cách đây mấy năm… thì hậu quả sẽ là thế nào? Không gian mạng được xem là không gian ảo tuy nhiên lại hoàn toàn gây ra những hậu quả thật. Không chỉ bọn tội phạm triệt để sử dụng không gian mạng để phạm tội mà các cơ quan tình báo nước ngoài cũng sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp. Một ví dụ điển hình là bản thiết kế phi cơ F35 của Hoa Kỳ. Máy bay F35 được xem là mẫu máy bay tiêm kích đa chức năng tàng hình hiện đại nhất của Hoa Kỳ. Năm 2015, Edward Snowden đã tiết lộ rằng gián điệp Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin thiết kế chính về máy bay chiến đấu đa năng F-35 Lightning II từ một nguồn khác bên ngoài Mỹ - đó là Australia. Với bản thiết kế này, Trung Quốc hoàn toàn có thể phát triển một dòng tiêm kích đa năng tương tự để đối trọng với Hoa Kỳ và rõ ràng đây là một thiệt hại lớn cho Hoa Kỳ và đồng minh của họ. Ngoài ra, không gian mạng cũng là nơi phát tán những nguồn thông tin độc hại, xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phản động lưu vong và các thế lực thù địch chống chính quyền Nhân dân. Cơ quan chức năng không thể nào kiểm duyệt, ngăn chặn hay có biện pháp khác để buộc nhà cung cấp dịch vụ kiểm duyệt, tháo gỡ… Các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn trên thế giới đa số lại không có trụ sở ở Việt Nam, mặc dù họ có nguồn thu từ thị trường ở Việt Nam nhưng lại không có gì ràng buộc về nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam hiện đang thiếu các quy định Pháp luật để quản lý các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài cung cấp các dịch vụ mạng tại Việt Nam. Hiện Việt Nam đang bị thất thoát tiền thuế từ các hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên mạng internet… là rất lớn. Như ghi trên, chủ quyền vùng không gian thứ 5 - không gian mạng có thể nói là vùng chủ quyền không có biên giới vì vậy Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát. Để xác lập thì cần phải có Pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, bảo vệ chủ quyền không gian mạng là rất cần thiết và cấp bách để bảo vệ An ninh Quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sớm nhận ra sự cần thiết trong bảo vệ chủ quyền không gian mạng các nước phát triển đã sớm ban hành các đạo luật về an ninh mạng, thành lập các lực lượng tác chiến trên không gian mạng. Trong đó, điển hình là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nga, Trung Quốc… và thậm chí là Triều Tiên. Trong Quân đội Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng sẽ giữ vai trò chiến lược trong công tác đồng bộ hóa các đơn vị tác chiến mạng, đào tạo, chỉ đạo và phối hợp các chiến dịch quân sự trong không gian mạng. Họ có thể xâm nhập, gây rối và phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương; thực hiện hoạt động tình báo; phát động tấn công mạng hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhằm vào Hoa Kỳ. Về lập phát tại Hoa Kỳ, luật Liên bang hiện thời tập trung vào các ngành cụ thể. Có 3 đạo luật an ninh mạng chính đó là Đạo Luật về Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế (HIPPA) năm 1996, Đạo Luật Gramm-Leach-Bliley trong lĩnh vực Tài chính năm 1999 và Đạo Luật An ninh nội địa năm 2002 (trong đó bao gồm đạo luật Quản trị An ninh Thông tin Liên bang - FISMA). Song song với hệ thống Pháp luật Liên bang, các tiểu bang của Hoa Kỳ có các đạo luật riêng về an ninh mạng. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ đã đề xuất rất nhiều dự luật mở rộng, hoàn thiện luật an ninh mạng. 

Luật an ninh mạng sẽ đảm bảo ANQG và TTXH trên không gian mạng
Tại Việt Nam, mãi đến tháng 8/2017 mới thành lập lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin - Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng (Bộ Tư lệnh 86) trực thuộc Bộ Quốc phòng. So với các nước trên thế giới là khá muộn. Và hôm nay (12/6/2018) Quốc hội mới chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như trình bày trên, Luật An ninh mạng đối với Việt Nam là hết sức cần thiết nhưng lại được hình thành khá muộn so với thế giới. Mục đích chính là nhằm xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Các ý kiến gần đây chống lại việc thông qua Luật với luận điệu “Luật an ninh mạng là để giám sát người dân”, “Luật an ninh mạng là vi phạm quyền tự do các nhân”,… là hoàn toàn xuyên tạc không đúng với bản chất của vấn đề. Điều đáng buồn cười là nhiều người chưa hề đọc qua dự thảo, không hề biết về bản chất của vấn đề nhưng vẫn ra sức chống đối, phát tán những thông tin độc hại với âm mưu chống chính quyền Nhân dân trên mạng internet – một trong những hành vi mà chính đạo luật này nghiêm cấm. Đã hơn một lần tôi từng chia sẻ, hãy tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin, đối chiếu, xác minh và phải hiểu đúng - sai, tại sao trước khi nhận định một vấn đề hay chia sẻ cho người khác. Đừng để mình trở thành con bò để kẻ xấu dắt mũi. 
Đạt Trần

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Gần 87% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật An ninh mạng

Sáng 12/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng.

Theo kết quả kiểm phiếu, 423/466 đại biểu có mặt ở hội trường (chiếm 86,86% tổng số đại biểu) tán thành thông qua Luật An ninh mạng. Có 15 đại biểu không tán thành (chiếm 3,08%) và 28 đại biểu không biểu quyết (chiếm 5,75%).

Trước đó, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Điều 10 Luật An ninh mạng về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia (hơn 86% tán thành) và Điều 26 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng (hơn 81% tán thành).

Với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng sáng 12/6
Các hành vi bị cấm

Luật An ninh mạng có 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 8 Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội như chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hướng dẫn, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội hoặc hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác...

Luật cũng cấm tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Trong số các hành vi bị cấm nêu trong Luật An ninh mạng có việc tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Hành vi sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác... cũng bị luật nghiêm cấm.

Luật An ninh mạng sau nhiều lần chỉnh sửa cấm chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Hành vi Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi cũng sẽ bị xử lý.

Facebook, Google phải đặt máy chủ ảo về Việt Nam

Điều 26 Luật An ninh mạng về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng và cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản.

Các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung bị cấm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ và ngừng hoặc không cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân trên khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ TT-TT.

Theo Luật An ninh mạng, Facebook, Google phải di chuyển máy chủ ảo về Việt Nam.
Sau nhiều lần điều chỉnh, luật yêu cầu doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ và dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết việc này.

"Điều khoản ngoại lệ" là cần thiết

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết một số ý kiến còn băn khoăn với quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Có đại biểu cho rằng quy định này không bảo đảm tính khả thi, làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp nước ngoài, gây khó khăn cho các hoạt động tiếp cận thông tin và trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Hiệp định cơ bản của WTO và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh. "Do đó, việc chúng ta áp dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh trong luật An ninh mạng là hết sức cần thiết để bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia", ông Việt nói.

Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia các hoạt động này phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đến nay, gần 20 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Hiện Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt tại Hong Kong và Singapore. Nếu luật An ninh mạng có hiệu lực, các doanh nghiệp này phải dịch chuyển đám mây điện toán (máy chủ ảo) về Việt Nam để mở trung tâm dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Trường hợp trung tâm dữ liệu được đặt ở Việt Nam tuy có gia tăng thêm chi phí của doanh nghiệp nhưng là quy định cần thiết phải đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng, nâng cao công tác quản lý của cơ quan chức năng, giúp xử lý nhanh các sự cố, hành vi xâm phạm an ninh mạng.

"Căn cứ quy định của luật này và tình hình thực tiễn, Chính phủ quy định phạm vi doanh nghiệp cụ thể phải áp dụng quy định này nên sẽ cơ bản không gây cản trở lưu thông dòng chảy dữ liệu, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp", ông Võ Trọng Việt nói.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đây không phải lần đầu tiên có quy định đặt máy chủ và lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Trước đó, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội, cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải “có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng”.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.
Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Ông Trần Cẩm Tú được bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Phó Chủ nhiệm Thường trực UB Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú làm Chủ nhiệm UB này, thay cho ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị phân công đảm nhiệm chức vụ Thường trực Ban Bí thư. Trung ương cũng bầu ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam và ông Trần Cẩm Tú làm Bí thư Trung ương Đảng.

Ông Trần Cẩm Tú được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương.

Thông cáo phát đi chiều 9/5/2018 từ Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ 3 Hội nghị Trung ương 7 cho biết kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với các ông Trần Cẩm Tú, Trần Thanh Mẫn.

Cụ thể, theo thông cáo, buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường bàn về công tác cán bộ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng bầu ông Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Ông Trần Thanh Mẫn (phải) - Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, cùng với ông Trần Cẩm Tú.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Uỷ viên Ban Bí thư khoá XII gồm: ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XII.

Trung ương đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Theo Dân Trí

Gặp lại 'em bé' trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi bị tên lính Mỹ hành quyết

Phóng viên tìm về vùng đất cách mạng nổi tiếng ở Sóc Trăng gặp 'em bé' được cho là xuất hiện trong bức ảnh mẹ cho bú trước khi chị bị tên lính Mỹ hành quyết chạm đến hàng triệu triệu trái tim.

"Bọn giặc gầm lên: Chồng mày đâu? Đồng đội mày đâu?
Chị lắc đầu: Tôi không biết.
Thằng chỉ huy hất hàm ra lệnh: Bắn!.
Khoan! Hãy chờ tôi giây lát.
Rồi chị gượng đứng lên, giành lại đứa con từ trong tay giặc. Nước mắt tuôn trào, chị thầm gọi con… ơi. Bú nhanh lên kẻo không còn kịp nữa. Ơi con của tôi, ơi bầu sữa. Giọt sữa cuối cùng, con bú cạn nghe con..."

Những ngày trung tuần của tháng 3, thời điểm mọi người vẫn đang vui mừng gửi những lời chúc tốt đẹp đến một nửa thế giới, thì đâu đó, tại các diễn đàn mạng xã hội lớn, lời bài hát "Giọt sữa cuối cùng" của tác giả Trọng Nguyễn lại được cất lên.
Bức ảnh Giọt sữa cuối cùng.

Chỉ trích vỏn vẹn 5 câu nói lối, lời bài hát như "thách thức" những trái tim "sắt đá" cũng phải ngược dòng để chung nhịp đập, chung nỗi đau và cảm phục với nữ nhân vật chính trong bài hát.

Điều đặc biệt, tuy thấu và cảm thông trong từng câu chữ, nhưng ít ai ngờ rằng, bài hát này được viết dựa trên một câu chuyện có thật. Đó là câu chuyện kể về sự hy sinh anh hùng của liệt sỹ Nguyễn Thị Tư, một thôn nữ miền Tây rắn rỏi, trước nòng súng của giặc Mỹ vẫn cố gượng dậy, giật đứa con 10 tháng tuổi của mình để cho bé bú những giọt sữa cuối cùng.

Câu chuyện xoay quanh bức ảnh và lời bài hát Giọt sữa cuối cùng đã thôi thúc PV VTC News tìm gặp những nhân vật chính được cho là xuất hiện trong câu chuyện.

Sự "máu lạnh" sau 3 nghìn bạc 

Sau gần 1 giờ đồng hồ vượt qua quãng đường vắt vẻo dọc bờ sông chảy dài, theo địa chỉ tìm hiểu trước, chúng tôi đến ấp 12 (xã Vĩnh Lợi, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng). 

Điều khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ khi tới đây, đó là một khu làng cách mạng tiếng tăm lẫy lừng xưa kia nay vẫn đìu hiu với những ngôi nhà lụp xụp. Người già, trẻ nhỏ tản bộ trên con đường nhỏ hệt như những năm 70.

Hỏi chuyện một bé gái chừng 14 tuổi đang cõng em đi trên đường, khi vừa hỏi "Con ơi, con biết nhà cô Mỹ Linh con bác Năm Dõng...", chưa kịp nói hết câu thì bé đã nhanh nhảu trả lời "Dạ, phải cô Linh giọt sữa cuối cùng không ạ? Cô cứ đi thẳng đến ngay cái cầu qua sông là nhà cô ấy đó ạ".

Theo chỉ dẫn của bé gái, chúng tôi tìm đến địa chỉ trên.
Tiếp chuyện chùng tôi là một cụ ông tóc đã bạc quá nửa đầu, dù tai nghe không rõ nhưng lời nói và ánh mắt của cụ vẫn thể hiện được sự minh mẫn hiếm có. 
Khi biết được vấn đề người đối diện cần tìm hiểu, cụ cười phá lên "Tìm đúng nhà rồi đấy, tôi là Năm Dõng đây. Mỹ Linh ơi, Mỹ Linh à, có khách tìm con này", vừa nói, cụ vừa đi ra sau nhà tìm cô Mỹ Linh.

Dù đã biết trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy cô Lê Mỹ Linh - "đứa bé" năm nào còn ngái ngủ trong vòng tay mẹ, bị mẹ bắt thức giấc và cho bú những giọt sữa cuối cùng nay đã 49 tuổi. Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói trầm hiền cô lịch sự tiếp chuyện chúng tôi.

Tuy nhiên, khi hỏi về ký ức xưa, khuôn mặt cô lặng đi, cô từ chối nhắc về quá khứ: "Nhắc lại làm gì để lòng thêm quặn thắt. Hỏi cha tui đi, chứ giờ tui không nói nổi đâu". 

Ngồi cạnh bên, cụ Năm Dõng gật đầu tỏ vẻ tán thành: "Có gì cứ hỏi tui đây, giờ nó xúc động nên không nói được gì đâu".
Cụ Lê Văn Dõng (Năm Dõng) - Chồng của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư

Cụ Năm Dõng kể, vào những năm 1960 - 1971, trong kháng chiến chống Mỹ, như những vùng quê miền Nam anh hùng khác, xã Vĩnh Hưng (Bạc Liêu) là vùng đệm giữa căn cứ Vĩnh Trinh của ta và tiểu khu Bạc Liêu của địch.

Tuy chỉ là xã, nhưng địch đóng tại đây "đông như kiến", gồm một tiểu đoàn bảo an, tiểu đoàn cơ động 411 cùng nhiều ác ôn, dân vệ, tề điệp và cả cả cụm pháo 105mm. Tại đây thường xuyên xảy ra những trận chiến ác liệt giữa ta và địch.

"Tên thật tôi là Lê Văn Dõng, nhưng mọi người quen gọi Năm Dõng cho tới giờ luôn. Hồi đó, tôi là xã đội trưởng, đồng thời là một trong hiếm hoi những cán bộ diệt ác ôn nổi tiếng của vùng nên bị bọn địch thù hằn và luôn tìm mọi cách để hạ gục. Ngày ấy, tên tề gian nào mà nhận thư cảnh cáo của tôi thì chắc chắn không sống sót qua ngày thứ 10.

Năm 1954, Tôi và bà Tư (Nguyễn Thị Tư, SN 1937 - PV) cưới nhau. Sau khi cưới nhau, tôi lại hăng suy hoạt động cách mạng hơn. Đội du kích của chúng tôi hồi đấy láo lắm, ít người nhưng mạnh, hoạt động "thoắt ẩn thoắt hiện" nên bọn địch luôn trong tâm thế hoang mang, lo sợ bị đánh úp.

Tôi tham gia hoạt động các mạng, bà Tư ở nhà thay tôi chăm lo cho gia đình. Vừa nuôi con, bà ấy vừa mở hàng nhỏ buôn bán. Nói buôn bán cho có, chứ thực chất là để bí mật cung cấp thuốc men, lương thực, nuôi giấu cán bộ dưới hầm bí mật và làm giao liên cho cán bộ ra vào vùng tạm chiếm", cụ Năm Dõng kể lại.
Chị Lê Mỹ Linh - đứa bé trong bức ảnh Giọt sữa cuối cùng.

Theo hồi ức của cụ Năm Dõng, vào đầu năm 1970, sau khi 2 người có với nhau người con út (bé Lê Mỹ Linh) cũng là thời điểm giặc tức tối, muốn tiêu diệt cụ nhiều hơn. Bởi ngày nào cụ con sống, số lượng tay sai và ác ôn mà cụ tiêu diệt nhiều không đếm xuể. 

Tức tối, điên cuồng truy lùng bóng dáng Năm Dõng nhưng không thấy tăm hơi, chúng bắt đầu bày mưu hèn, kế bẩn, lùng sục tìm bắt bà Tư để uy hiếp Năm Dõng ra chịu chết.

"Lúc đó, tên Đại uý Phước nó ra lệnh cho lính rằng, muốn ngăn chặn được Cộng sản làm mạnh thì phải giết cho bằng được Năm Dõng với Hai Hoàng, nếu không giết được chúng thì giết vợ chúng, để chúng co đầu không giám hoạt động. Nói thế vì chúng tôi lúc đó như đầu tàu của du kích hoạt động cách mạng.

Sau đó, chúng tổ chức một lực lượng BO2 chuyên hoạt động ban đêm, trong lúc lùng sục ngoài xã Châu Thới thì chúng tìm được vợ Hai Hoàng và giết luôn. Lo lắng, cơ sở mật của ta mới báo cho tôi là phải làm sao để tránh né, chứ bây giờ chúng làm căng lắm.

Nhìn đâu đâu cũng thấy chúng lùng sục vợ mình để giết, tôi mới sắp xếp cho vợ vào căn cứ Mỹ Trinh ở 3 ngày. Sau đó có tiền thì tôi đưa cho vợ và dẫn bà ấy đi bám bà con mà sống, chứ ở căn cứ suốt cũng không an toàn. 
Bàn thờ của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư tại nhà chị Lê Mỹ Linh.

Hôm đó, khoảng 4h, tôi dẫn vợ về nhà và dặn cha tôi là đừng cho vợ ẵm bé Linh đi, còn 3 đứa lớn thì gửi bên ngoại rồi tôi phải về căn cứ. Nhưng sau đó ở nhà không an toàn nên vợ tôi cũng buộc phải ẵm con đi.

Trên đường đi thì gặp bà Đẩu, bả mới hỏi "Tư ơi, mày ẵm con đi đâu vậy?", lúc đó vợ tôi cũng thật thà trả lời là ẵm con đi Bạc Liêu chữa bệnh. Nghe vậy bả mới nói vào ở với bả, vì khuya cũng có chuyến đò ghé nhà bà đi Bạc Liêu. Thấy bả ở một mình, không chồng con nên vợ tôi cũng nghe lời vô ở.

Vợ tôi còn dặn với bả là nếu lính ghé hỏi, thì nói là em gái tới ngủ nhờ để đón đò đưa con đi chữa bệnh. Tối đó, lính tới thật. Trước mặt thì bả vẫn nói như vợ tôi dặn, nhưng khi đi ra khỏi của thì bả mới chỉ tay ngược vô và bọn lính quay trở lại bắt vợ tôi.

Bắt được, chúng đánh đập vợ tôi dã man và bắt khai ra hầm bí ở căn cứ Mỹ Trinh nhưng vợ tôi vẫn kiên quyết không trả lời. Tức giận, tên Phước ra lệnh: “Bắn chết, cắt lỗ tai mang về cho tao”.

Thời khắc chúng bắt được nữ anh hùng Nguyễn Thị Tư là lúc bé Mỹ Linh 10 tháng tuổi còn đang ngái ngủ trên tay. Trước lúc hy sinh, chị đã van nài bọn chúng xin được cho con bú lần cuối cùng.
Bàn thờ của nữ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Tư tại nhà chị Lê Mỹ Linh.

Sau khi cho bé Linh bú những giọt sữa cuối, chúng giành giật bé trên tay chị và vứt bé trên miếng ván ngoài trời. Vừa để tuột con khỏi tay, chị bị nòng súng địch bắn thẳng vào đầu, chết tại chỗ. Sau khi chị chết, nghe lời tên Đại uý Phước, chúng cắt tai chị mang về.
"Sau này, chúng tôi mới tìm được bà Đẩu đó. Lúc họp dân, bả mới khai nhận toàn bộ sự thật là vì nhận 3 nghìn bạc (tương đương 1 lượng vàng bây giờ - PV) của giặc nên mới bán đứng Cách mạng", nói đến đây, ánh mắt cụ Năm Dõng trầm hẳn đi.

Theo Thy Huệ - VTC News

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Chấn động: Pháp bắt giữ cựu Tổng thống Sarkozy


Cảnh sát Pháp hôm 20/3 đã bắt giữ cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy vì các cáo buộc nhận trái phép 50 triệu Euro (tương đương 68,5 triệu USD) tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử lãnh đạo Pháp của ông năm 2007 từ Chính phủ của cố lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi.


Ông Nicolas Sarkozy khi còn giữ chức Tổng thống Pháp và lãnh đạo Libyan Muammar Gaddafi tại buổi ký kết các hợp đồng thương mại trị giá 10 tỉ Euro tại Điện Élysée (tháng 12/2007). 

Việc bắt giữ ông Sarkozy, Tổng thống Pháp trong giai đoạn 2007 - 2012 hiện được coi là một diễn tiến quan trọng trong một vụ bê bối chính trị chấn động nước này.

Ông Sarkozy nhất quyết phủ nhận các cáo buộc đã nhận tiền từ Gaddafi. Ông coi các cáo buộc là "kỳ quặc" và là "sự thao túng trắng trợn".

Mặc dù quá trình điều tra đã bắt đầu từ năm 2013, nhưng ngày 21/3 đánh dấu lần đầu tiên nhà chức trách Pháp tiến hành thẩm vấn ông Sarkozy về vụ việc. Theo luật pháp của Pháp, nhà chức trách có quyền tạm giam nghi phạm tới 48 giờ trước khi quyết định có đủ căn cứ để xúc tiến một cuộc điều tra chính thức hay không.

Cũng trong ngày 21/3, cảnh sát đã tiến hành thẩm vấn Brice Hortefeux, người từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ dưới thời ông Sarkozy. Song, ông Hortefeux không bị bắt giam.

Nếu các cáo buộc được xác nhận là đúng, điều đó đồng nghĩa, ông Sarkozy đã cố tình vi phạm luật tài trợ chiến dịch vận động tranh cử của Pháp. Theo quy định vào năm 2007, mỗi chiến dịch vận động tranh cử không được nhận tài trợ quá 21 triệu Euro (28.8 triệu USD). Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm đó, ông Sarkozy đã thắng sít sao bà Ségolène Royal, ứng cử viên của Đảng Xã hội trong vòng bỏ phiếu cuối cùng.

Các điều tra viên và báo chí từ lâu đã nghi ngờ mối quan hệ giữa cựu tổng thống trung hữu của Pháp với ông Gaddafi. Năm 2012, trang tin tức điều tra Mediapart của Pháp từng phát hiện một bản ghi nhớ trong kho tài liệu của cơ an ninh Libya nêu rõ, chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy đã nhận 50 triệu Euro từ chính phủ Gaddafi.

Tháng 11/2016, Ziad Takieddine, một triệu phú bán vũ khí tiết lộ với trang Mediapart rằng, bản thân ông đã tận mắt chứng kiến việc chuyển một phần số tiền tài trợ trên, khoảng 5 triệu Euro (6,3 triệu USD), cho Claude Guéant, Chánh văn phòng của ông Sarkozy vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007. Năm 2015, các thẩm phán Pháp đã đưa ra cáo buộc sơ bộ chống lại Guéant vì vụ việc này.

Tháng 1 vừa qua, doanh nhân Pháp Alexandre Djouhri đã bị bắt giữ tại sân bay Heathrow ở London, Anh để phục vụ điều tra. Ông ta đã được chấp nhận bảo lãnh tại ngoại và đang đấu tranh để chống việc bị dẫn độ về Pháp.

Các bê bối trên càng củng cố thêm những hoài nghi về mối quan hệ phức tạp giữa ông Sarkozy và ông Gaddafi.

Sau chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, ông Sarkozy đã chào đón ông Gaddafi đến thăm Pháp theo nghi lễ cấp quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 2011, ông Sarkozy tuyên bố Pháp là một trong những nước đi đầu trong liên minh NATO lật đổ chính quyền Gaddafi.

Ngoài cáo buộc liên quan đến cố lãnh đạo Libya, cựu Tổng thống Sarkozy dự kiến sẽ phải hầu tòa trong một vụ riêng rẽ khác, liên quan đến những cáo buộc chiến dịch tái tranh cử năm 2012 của ông đã vượt qua các giới hạn chi tiêu một cách hợp pháp. Tất nhiên, ông Sarkozy cũng phủ nhận những cáo buộc này.

Ông Sarkozy không phải là cựu lãnh đạo đầu tiên của Pháp bị truy tố. Năm 2011, người tiền nhiệm ông - cựu Tổng thống Jacques Chirac đã phải lĩnh án 2 năm tù treo do phạm tội sử dụng sai công quỹ thời còn làm thị trưởng Paris.

Theo Vietnamnet

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”



Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 



Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.


Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.




Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ!


Như một điệp khúc được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, cứ mỗi khi đến dịp 17/02 hàng năm, một nhóm người núp bóng “yêu nước”, lấy danh nghĩa “tưởng niệm chiến tranh biên giới” lại đưa ra những luận điệu rằng: “Giới lãnh đạo, Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”, “Tại sao Nhà nước Việt Nam không tổ chức kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, phải chăng Nhà nước cộng sản Việt Nam đang sợ”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam đã chọn sai bạn - thù”

Không những vậy, nhóm người này còn tỏ vẻ “yêu nước” bằng cách kêu gọi mọi người tập trung tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), khu vực công viên Lênin… trưng băng rôn, biểu ngữ với nội dung “17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên”, “Kỷ niệm ngày 17/2 - Đả đảo bọn bá quyền Bắc Kinh”, “Đừng lãng quên chiến tranh biên giới”… để “tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc”. Nhóm người này cũng không quên lên án, đả kích, xuyên tạc rằng: Nhà nước Cộng sản Việt Nam cần trả lại giá trị lịch sử cho cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược 1979, không được ngăn cản các hoạt động tưởng niệm chiến tranh biên giới… Nói như vậy liệu có phải chăng Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?

Với những người ít quan tâm tới câu chuyện này có lẽ họ sẽ dễ dàng đồng tình với những luận điệu trên, tán đồng với những đòi hỏi trên. Tuy nhiên, với những người thực sự đã hiểu bản chất, đã “đi guốc trong bụng” những kẻ giả danh “dân chủ”, “yêu nước” này thì rõ ràng với họ những luận điệu, chiêu trò cũ rích kia chỉ là “vở cũ soạn lại”.

Chúng ta còn nhớ hình ảnh ông Trương Tấn Sang khi là Chủ tịch nước đã đi thắp hương cho từng ngôi mộ tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong những ngày nổ súng đầu tiên của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc năm 1979 vào ngày 16/02/2016. Những hình ảnh này sau đó đã được truyền hình quốc gia VTV1 đưa tin trên chương trình thời sự 19h.


GIỚI LÃNH ĐẠO VIỆT NAM ĐÃ LÃNG QUÊN CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC?! XIN THƯA : KHÔNG BAO GIỜ
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tại Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày 16/02/2016. 


Chúng ta có lẽ không quên hình ảnh các bạn đoàn viên, thanh niên thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã tổ chức Ngày hội Tuổi trẻ đền ơn đáp nghĩa và lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang nhằm tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta trong giai đoạn 1979 - 1989.

Vậy có phải Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ Đảng, Nhà nước ta lãng quên cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc này. Vậy tại sao chúng ta lại không kỷ niệm, tưởng niệm rầm rộ như những cuộc chiến tranh khác? Phải chăng Đảng, Nhà nước Việt Nam đang sợ điều gì?

Với những người thông minh thì họ có thể tự tìm cho mình một câu trả lời, còn với những kẻ óc ngắn, những kẻ miệng zân chủ nhưng bại não thì chúng kiếm đủ mọi cớ để xuyên tạc, lấp liếm. Cứ phải tổ chức lễ kỷ niệm hoành tráng mới là ghi nhớ, là khắc sâu? Với những người thông minh, với những người lãnh đạo đất nước tôi tin chắc rằng, họ biết làm điều gì đó có lợi tốt nhất cho quốc gia, dân tộc và cho nhân dân.

Ở đây, tôi chỉ xin được nêu lại hai câu chuyện của lịch sử. Câu chuyện thứ nhất, đó là sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang nhà Minh để cầu hòa với mục đích để giữ hòa khí, mối quan hệ bang giao. Câu chuyện thứ hai, đó là sau khi đánh cho 29 vạn quân Thanh không còn đường rút, thế nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ vẫn chủ động cấp tàu, thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều người đã làm.

Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ làm như vậy có phải vì họ sợ quân Minh, quân Thanh? Chắc chắn là không, bởi lẽ nếu sợ có lẽ Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã không thể nào đánh cho những đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo chạy. Vậy tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.

Những nhà lãnh đạo Việt Nam luôn biết phải làm gì và cần phải làm gì để đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Không phải cứ ra đường gào thét hô hào mới là yêu nước, mới là tưởng nhớ. Những người thông minh họ thừa khôn để biết làm điều gì và không làm điều gì xin thưa những kẻ zân chủ mồm lông cuồng zận kia.