KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo đức xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo đức xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

QUAN TRỌNG NÓ LÀ CÁI THÁI ĐỘ!!!

Câu này trong trường hợp nào cũng đúng đắn luôn. Tôi đi đường chứng kiến hoặc gặp không ít những trường hợp TNGT được xử lý bằng cách cãi lộn, ẩu đả, không ai thèm nói lý lẽ mà chỉ toàn văng vào mặt nhau những mẫu ngữ pháp cực khó nghe :(( Kết quả thường là ngoài tổn hại vì cuộc va chạm không may, cả hai bên đều nhận thêm những tổn thương do thi triển võ thuật cùng cơn hậm hực như lửa đốt.


Có nhiều cách để xử lý rắc rối, nhưng trong cơn nóng giận chưa rõ đúng sai chúng ta hay chọn cách tệ cmn nhất.
Hãy như anh Lộc, anh Lộc tham gia giao thông sai lè luôn, nhưng anh Lộc nhận lỗi ngay, xin lỗi và hoàn toàn không có ý định bỏ đi khi nhận thức được rằng nếu phải đền thì số tiền là quá lớn với anh.
Lòng tự trọng đã giúp anh Lộc không chỉ không phải đền tiền sửa con Mercedes, mà còn giúp anh Lộc có xe máy mới chở con gái đi học, và gặp được một người vừa giàu lại có lòng tốt như anh Toàn. Thẳng thắn chia sẻ, anh Toàn không mua cho anh Lộc xe vì "thương hại" anh Lộc, mà là vì trân trọng cách sống, cách hành xử của một người dám làm dám chịu. Dù kể cả anh Toàn có bắt đền thì anh Lộc bán tất cả tài sản giá trị đi có khi cũng chẳng đền nổi.
Ra đường đi chậm một chút, lái xe bằng cái đầu lạnh, và một trái tim ấm áp. Nếu mình sai, mình tội gì không xin lỗi. Phải không mọi người?!

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

CÔNG NHẬN LIỆT SỸ CHO NAM SINH QUÊN THÂN MÌNH CỨU SỐNG 3 MẸ CON

Như thông tin đã đưa Hoàng Đức Hải (lúc đó đang là sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội) cùng em gái ra đầu cầu Ghép (bắc qua sông Ghép, đoạn chảy qua xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá) để phóng sinh cá sau khi gia đình cúng ông Công, ông Táo.
CÔNG NHẬN LIỆT SỸ CHO NAM SINH QUÊN THÂN MÌNH CỨU SỐNG 3 MẸ CON
Khi vừa đến cầu, chưa kịp thả cá thì nghe tiếng kêu cứu ở dưới sông nên Hải liền chạy xuống và phát hiện ba người bị đuối nước.
Không quản trời giá rét, Hải nhảy xuống sông, bơi ra cứu được ba mẹ con chị Lê Thị Loan, giáo viên tiếng Anh Trường Trung học cơ sở Hải Châu (thôn Hòa Bình, xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá) bị trượt chân ngã xuống sông trong lúc phóng sinh cá.
Sau khi đưa lần lượt ba mẹ con chị Loan lên bờ, Hải bị đuối sức, cộng với thời tiết giá rét nên bị nước cuốn trôi, mất tích. Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã tìm thấy thi thể của Hải.
Với hành động dũng cảm hy sinh thân mình để cứu sống ba người bị đuối nước. Ngày 27/9, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Thế Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia (tỉnh Thanh Hóa) đã trao bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân liệt sỹ Hoàng Đức Hải (sinh năm 1996, trú tại thôn Hồng Kỳ, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa).

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

BÁC SĨ PHẢI ĐI TẬP VÕ VÀ SỰ XUỐNG CẤP CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI


Nghề y là nghề của sứ mệnh thiêng liêng và cao quý. Sự cống hiến đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y cho Xã hội rất thầm lặng, diễn ra từng giờ, từng phút ở khắp mọi miền của Tổ quốc từ thành thị đến biển đảo, vùng biên giới, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 

Hình minh họa
Từ xa xưa, xã hội đã tôn kính gọi họ là "đại phu", "bác sĩ", "thiên thần áo trắng",... Ở Việt Nam, để trở thành một bác sĩ, họ cũng phải nỗ lực học tập 12 năm phổ thông, thi vào các trường Đại học Y với số điểm rất cao, rồi rèn luyện trong trường Đại học với chương trình đào tạo 6 năm, 7 năm (Quân Y) rồi trở thành bác sĩ. Để nâng cao trình độ chuyên môn bác sĩ còn phải tu nghiệp rất nhiều, trải qua các loại hình đào tạo khác nhau: ngắn ngày có, dài ngày có, chuyên khoa I, chuyên khoa II... Tất cả để phục vụ cho sứ mệnh cứu người. 

Bác Hồ từng viết thư gửi ngành Y: "Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang". Ở Việt Nam có hẳn một ngày dành riêng để tôn vinh ngành Y. 


Bản thân tôi rất quý mến các y, bác sĩ. Nếu không có bác sĩ thì có lẽ tôi đã không có thể ngồi đây mà viết lên những dòng này mà đã bỏ mạng vì sốt rét năm lên 3 tuổi. Tôi cũng quen rất nhiều y, bác sĩ, rất thông cảm cho nỗi vất vả của họ. Có lần ông anh bác sĩ trực bệnh viện, sáng Chủ nhật giao ca xong gọi rủ đi uống cafe; thấy anh ấy có vẻ bơ phờ mệt mỏi, hỏi thăm thì anh ấy trả lời "mệt lắm chú ơi, đêm qua anh mới ký mấy tờ báo tử; chắc mai phải giải trình với giám đốc bệnh viện". Nhìn bộ dạng của anh tôi rất thông cảm. Tôi nói đùa, dân gian hay nói "dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người" thì chắc phải xây cho anh nguyên một khu chung cư. Trong một ca trực mà biết bao nhiêu ca khó, nguy kịch, tai nạn có, đâm chém nhau cũng có... áp lực công việc là rất lớn. Nhưng nghề Y là vậy, vẫn thầm lặng cống hiến, cứu sống từng mạng người. 

Có lần xem phim kiếm hiệp có nhân vật nói "tối kỵ trong giang hồ là đồ sát đại phu". Tưởng chỉ có trong phim mà ngoài đời thực cũng có những trường hợp như vậy thật. Có những câu chuyện về "bác sĩ" giấu mặt chuyên chữa trị cho giới giang hồ. Chữa cho con bệnh toàn là bọn giang hồ, đối tượng hình sự, đâm thuê, chém mướn... nhưng vị "bác sĩ" ấy luôn được chúng kính nể. Tất nhiên, tôi không cổ xúy việc chữa trị cho những đối tượng ấy mà không báo cáo cho cơ quan Công an vì như thế là che giấu tội phạm. Ngoài ra còn phải kể tới, y bác sĩ công tác tại các trại giam, hằng ngày tiếp xúc với phạm nhân, đủ loại bệnh tật, trong đó có nhiều căn bệnh nguy hiểm như: lao phổi, HIV... nhưng những chiến sĩ Công an khoác trên mình tấm áo blouse trắng vẫn âm thầm sống chung với người bệnh, cùng với công tác giáo dục, họ đã mang ánh sáng mùa Xuân đến với những phận đời le lói phía cuối đường hầm. Họ không những chữa trị cho phạm nhân (là những tên tội phạm đã thành án) mà còn phải giáo dục, cảm hóa họ. Nhiều người từng lầm lỡ, từ sự ân cần của những người lính đã được cảm hóa và rất biết ơn, kính trọng cán bộ, mong ngày trở về hòa nhập với xã hội. 

Đến cả giang hồ cộm cán, tội phạm hình sự mà chúng còn biết ơn người chữa trị cho mình. Thế nhưng chuyện đáng buồn là tràn lan trên mặt báo biết bao nhiêu chuyện: đánh bác sĩ mới mổ đẻ cho vợ mình; đưa con đi cấp cứu đánh luôn bác sĩ; truy sát trong bệnh viện chém luôn bác sĩ... Thật sự tôi không hiểu nổi những kẻ hành hung y, bác sĩ trong đầu họ đang nghĩ gì? Đạo đức xã hội phải chăng đã chạm đáy? Mà việc hành hung không phải chỉ là cá biệt mà đã trở thành phổ biến. Nhà nước còn phải đưa tình tiết cố ý gây thương tích cho người chữa bệnh cho mình là tình tiết định khung tăng nặng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nhưng theo tôi vẫn chưa đủ mà phải là "người chữa bệnh cho mình hoặc người thân mình"). Nhưng đáng buồn nhất là y, bác sĩ học võ để phòng thân trước nạn bạo hành ở bệnh viện. Như đã ghi trên, sứ mệnh thiêng liêng của ngành Y là cứu người mà bây giờ họ còn phải tự cứu mình. Nghề thầy thuốc là nghề nguy hiểm bởi áp lực làm việc liên tục trong cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, phải tiếp xúc với đủ thứ dịch bệnh và hóa chất nguy hiểm. Sự nguy hiểm không chỉ dừng lại ở chuyên môn nghiệp vụ mà nay còn có nguy cơ bị hành hung bởi người nhà hay thậm chí là bệnh nhân. 

Không biết những kẻ từng xuống tay đánh đập y, bác sĩ họ có cảm thấy hối lỗi không? Mong pháp luật sớm trừng trị những kẻ xuống cấp đạo đức, hành xử côn đồ với y, bác sĩ bằng những bản án thật nghiêm khắc để răn đe chung; để không còn những vụ tấn công y, bác sĩ nữa.
Đạt Trần