KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn vandedachieu.blogspot.com. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vandedachieu.blogspot.com. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

BẠN BÈ NƯỚC NGOÀI THÌ TÔN TRỌNG LỊCH SỬ VIỆT NAM. CÒN MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT THÌ KHÔNG.

Trong vlog của Youtuber Lại Ngứa Chân khám phá thành phố Douala - thành phố lớn nhất của Cameroon, những người dân ở đây cho biết họ rất quý đất nước Việt Nam vì Việt Nam là tấm gương chiến đấu chống ngoại xâm, họ được dạy và học về những cuộc cuộc chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Còn những người dân Angola qua những thước phim của Quang Linh Vlog cũng cho biết về những người dân Việt Nam anh hùng, chiến đấu đánh đuổi những cường quốc để thống nhất nước…
“Chính họ đã truyền cảm hứng cho chúng tôi. Chúng tôi biết họ qua lịch sử. Một quốc gia mạnh mẽ, những con người anh hùng. Một quốc gia đáng được tôn trọng”
Sách giáo khoa lịch sử Ấn Độ ghi rõ rằng “Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết thống nhất đất nước, đánh bại sự can thiệp của nhiều quốc gia”. Còn trong sách giáo khoa lịch sử Trung Quốc viết: “Nhân dân Việt Nam đã chống lại sự xâm lược của Mỹ, giải phóng Sài Gòn ngày 30/04/1975, giành thắng lợi cuối cùng trong Chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”. Riêng dân số hai quốc gia này đã chiếm 35% dân số thế giới rồi. Theo Bộ Quốc phòng Nga, các sách lịch sử phát hành tại quốc gia này đều cho biết cuộc chiến tại Việt Nam (1954 - 1975) là cuộc chiến mà Việt Nam đã chiến thắng Hoa Kỳ, thống nhất đất nước.
Người dân một số nước tại châu Phi, Latinh - Caribbean, Trung Đông đều được học về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thống nhất đất nước của Việt Nam. Youtuber Lại Ngứa Chân cũng phỏng vấn những người dân Iraq và họ cũng được học về lịch sử Việt Nam qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để giành lấy độc lập tự do.

Tại Thụy Điển, các bộ sách lịch sử từ năm 1970 đến nay duy trì một tâm thế ủng hộ Việt Nam, lên án sự can thiệp của các cường quốc phương Tây. Trong cuốn Perspektiv på historien A. được biên soạn bởi Bộ Giáo dục Thụy Điển có ghi rõ: “Những ngôi làng bị đốt cháy, tra tấn và các vụ hành quyết, cũng như sự tàn phá của vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện đại". Chính quyền VNCH bù nhìn được hậu thuẫn của nhiều quốc gia và chính quyền được hậu thuẫn này có một chế độ độc tài thối nát nơi tầng lớp tinh hoa trong nước được đặc quyền và dân số nghèo bị bóc lột, đất nước bị chia cắt. Trong SGK lịch sử cho khối THPT tại Stockholm biên soạn năm 2011 cho biết số bom đạn ném xuống Việt Nam nhiều hơn CTTG thứ hai. Cuốn sách chỉ trích sự can thiệp vào Việt Nam và đẩy những người Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Cuốn Alla tiders historia 1b - Lịch sử mọi thời đại quyển A của nước này công khai chỉ trích Hoa Kỳ và cường quốc đã áp dụng những phương pháp tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam.
Đấy, những người dân ở những quốc gia khác, có quốc gia cách chúng ta cả vài ngàn cây số còn biết rằng Việt Nam đã chiến thắng đế quốc, ngoại xâm và thống nhất đất nước. Vậy mà có những con người ở ngay tại Việt Nam thôi, được thừa hưởng nền hòa bình và Tổ Quốc toàn vẹn, lại mở mồm nói câu “nội chiến”, thở ra những câu nói xúc phạm lịch sử, đội giặc lên đầu. Hay đọc được dăm ba cuốn sách ở một vài nước phương Tây, đọc được dăm ba bài báo rồi nghĩ rằng cả thế giới nghĩ vậy? Thế giới bỗng chúc thu bé lại chỉ bằng một vài quốc gia đó thôi à?
Trên thế giới, còn rất đông người dân ở những quốc gia khác biết về những chiến công của người dân Việt Nam, biết về một Việt Nam anh hùng, biết về nguồn cảm hứng Việt Nam…
Đi đâu thì cúi cái đầu xuống vì những người Việt Nam chân chính luôn tự hào ngẩng cao đầu vì những gì đã làm được trong lịch sử.

Vấn đề đa chiều

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SỸ!

KHÚC TRÁNG CA HÒA BÌNH!!!

Trong khói lửa chiến tranh, dưới làn đạn của giặc Mỹ xâm lược, một dòng nhật ký như thức tỉnh toàn quân: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai là trách nhiệm của chúng mình, của thế hệ thanh niên đang sống và chiến đấu chống Mỹ này...”.

Một thế hệ đã ra đi đầu không ngoảnh lại dẫu biết phía sau là sống, phía trước có thể là cái chết, là địa ngục, nhưng họ vẫn bước đi. Một thế hệ đã hòa mình vào Tổ quốc, quyết tử cho Tổ quốc được sống, nếu được sống cũng chỉ sống khi Tổ quốc được vẹn nguyên! Một thế hệ dám dấn thân, dám hy sinh, dám bước qua cửa tử để mở ra cánh cổng hồi sinh cho Tổ quốc, lấy tính mạng của mình để gieo nên mầm sống cho thế hệ mai sau!
Một thế hệ đã chiến đấu, hy sinh không chỉ vì cứu lấy giang sơn, Tổ quốc đang bị xâm lăng, mà còn trách nhiệm trọn vẹn: "Bàn giao nguyên vẹn giang sơn Việt Nam cho thế hệ tương lai". Họ đã lấy máu của mình để vẽ nên màu xanh của núi non, lấy thịt của mình để lấp đầy vết nứt của đất, san lấp những hố sâu trong cơ thể Tổ quốc do đạn bom của giặc cày xới. Lấy xương cốt của mình để nối liền hai miền Bắc - Nam của Tổ quốc. Lấy tinh thần, lý tưởng cao đẹp của mình để xua đuổi bóng ma tội ác, vẽ nên vẻ đẹp, sức sống cho Tổ quốc. Họ đã hiến dâng tất cả sức lực, trí lực, tinh lực, cơ thể mình cho Tổ quốc được nguyên vẹn để bàn giao cho thế hệ chúng ta.



Nhiều người may mắn sống sót trở về, bước ra từ cuộc chiến lại thân thể không còn nguyên vẹn hình hài, thay vào đó là nham nhở, cháy sạm, thiếu đi một phần, thậm chí một nửa cơ thể. Có nhiều người còn nguyên cơ thể nhưng tâm lý, ý chí, tinh thần lại để lại nơi chiến trường, bị bom đạn của kẻ thù nhấn chìm vào sâu trong đất, họ trở về như trẻ thơ, như hoang dại, quảng đời còn lại vẫn cầm súng chiến đấu trong các trại tâm thần, bệnh viện...
Chúng ta cũng cũng đã cố gắng đem hết sức bình sinh của mình cống hiến cho Tổ quốc, xây dựng đất nước, xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp. Thế nhưng, chính trong thế hệ chúng ta, vẫn còn đó sự vô tâm, có người vô tâm đến tàn nhẫn, bất nghĩa, không chỉ làm hoen ố máu của người đi trước, mà đang tâm dẫm lên máu của anh hùng liệt sỹ để mưu cầu lợi ích riêng.
Để thỏa mãn khát vọng và dục vọng cá nhân, không ít kẻ đã bẻ cong lịch sử, bẻ cong nòng súng của thế hệ cha anh, tạo cớ cho kẻ thù hoặc cấu kết với kẻ thù để đổi trắng thay đen lịch sử, hòng đổi màu của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Cũng không ít kẻ bế kẻ thù lên bàn thờ cung phụng thay thế hương hồn của anh hùng liệt sỹ. Lại có người bằng nhiều thủ đoạn đê hèn, việc làm phi nghĩa, tìm đủ mọi cách để đặt tên cho bọn tay sai, bán nước mà chẳng mảy may nghĩ đến rất nhiều ngôi mộ của anh hùng liệt sỹ vẫn đang khuyết danh!
Chỉ mong rằng chúng ta sẽ sống xứng đáng với thế hệ cha anh đã ngã xuống, đem hết sức lực, trí tuệ, ý chí, tinh thần chung tay xây xựng đất nước giàu mạnh, cũng sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ đến cùng màu máu và thanh danh của thế hệ đi trước. Sẽ bàn giao nguyên vẹn giang sơn này cho thế hệ mai sau như cha anh đã bàn giao cho chúng ta.
Muốn làm được điều đó, xin đừng phải bội quá khứ, đừng phản bội lịch sử. Xin đừng xét lại tiếng súng năm xưa! Và phải có trách nhiệm với tương lai như cha anh đã làm tròn trách nhiệm với chúng ta.
Gửi đến các thương binh, liệt sĩ những người đã xả thân, bỏ lại máu thịt, tính mạng và thanh xuân lời biết ơn của thế hệ được sống trong hoà bình.
Vấn đề đa chiều

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Đừng để bị dắt mũi bởi các loại tin đồn trên internet

Với nhiều ưu thế, internet đã trở thành phương tiện quan trọng giúp con người thể hiện tính tích cực xã hội. Song với mưu đồ xấu, một số tổ chức, cá nhân đã sử dụng internet để tung tin đồn và bình luận tiêu cực gây hoang mang dư luận và nhiễu loạn niềm tin xã hội.


Thời gian gần đây, việc bịa đặt, tung tin đồn trên internet gây hoang mang trong dư luận, không còn là hiện tượng đơn lẻ, mà có nguy cơ lan rộng. Có thể điểm qua vài sự kiện: tháng 4-2015, Ngô Bá Sơn, Vũ Văn Bằng đưa lên facebook tin một nữ sinh viên ở Hà Nội bị “hiếp dâm đến chết” để người dùng nào nhấp chuột vào tin này sẽ bị chuyển hướng đường dẫn đến những trang mạng cần tăng lượng người truy cập hòng hưởng tiền từ dịch vụ quảng cáo của Google; tháng 8-2016, Trần Tuấn Vĩnh đưa lên facebook thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm tới uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự cá nhân; tháng 6-2017, Nguyễn Thị N tung lên facebook tin giả bắt cóc trẻ em; tháng 7-2017, Phạm Thị Mùi đăng trên facebook tin: “Mưa to quá, máy bay rơi luôn” kèm theo năm ảnh máy bay rơi với chú thích vụ việc xảy ra tại sân bay quốc tế Nội Bài;…
Đáng chú ý là tin đồn trên mạng xã hội không chỉ liên quan đến động cơ thiếu lành mạnh trong cạnh tranh kinh doanh, gây chú ý bằng bịa tin giật gân, kiếm lời từ hoạt động quảng cáo, bôi nhọ uy tín và danh dự của người khác, trả thù đối tượng thù ghét, tăng số người truy cập để khoe khoang,… thời gian qua, nhiều tin đồn nhằm phục vụ âm mưu của các thế lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam. Mục đích đen tối của họ là bằng thủ đoạn bịa đặt, vu cáo, vu khống nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam,… gây hoang mang trong tâm lý xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của công chúng đối với chế độ, hòng đẩy tới sự rối loạn, bất ổn về kinh tế, văn hóa, từ đó gây bất ổn về chính trị.
Năm 2016, Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã bắt giữ Nguyễn Xuân Long và hai người khác cùng là quản trị trang mạng do một người ở Mỹ là Nguyễn Hằng lập ra, đã tung tin đồn Việt Nam sắp đổi tiền, dàn dựng hình ảnh mẫu tiền mới, khẳng định các mẫu tiền này được in và vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, kêu gọi mọi người rút tiền từ ngân hàng để mua vàng, ngoại tệ và kèm theo các bình luận phỉ báng chính quyền, kích động chống phá. Một số kẻ xấu lập tức khai thác, bình luận theo lối đơm đặt, xuyên tạc về tin đồn này; một số địa chỉ truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam cũng triệt để khai thác.
Cũng năm 2016, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt, tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Danh Dũng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Trước đó, từ tháng 10-2015, Nguyễn Danh Dũng trực tiếp lập, quản trị tài khoản trên youtube, facebook, blog đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc…
Tuy nhiên với kẻ xấu, tung tin đồn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều chúng muốn là tìm mọi cách để tin đồn có thể “in dấu” vào nhận thức của người tiếp cận. Để làm điều này, các đối tượng cố gắng tạo ra hiệu ứng tin cậy trong người đọc, với thủ đoạn phổ biến là tin đồn thường kèm theo sự bảo đảm như “một nhân vật quan trọng giấu tên cho biết”, “một nguồn tin khả tín nói rằng”, “một văn bản không được phổ biến cho hay”,… Đồng thời, phổ biến tin đồn trên không gian mạng, cố gắng “giải mã” theo lối bịp bợm, phóng đại tin đồn theo thuyết âm mưu, liên kết một số sự kiện ngẫu nhiên,… bịa chuyện “đấu đá nội bộ”, “phe này, phe kia”, dựng ra tình huống giả tạo, giật gân, ly kỳ,… nhằm tác động tới sự tò mò của người tiếp cận, từ đó biến tin đồn thành “tin thật”, biến không thành có, biến tin đồn thành một thứ “hoang tin có lý” gây nghi ngờ, hoang mang, đầu độc dư luận.
Hiện nay, các mạng xã hội người Việt Nam đang sử dụng thường có xuất xứ nước ngoài, như facebook, youtube,… và xuất xứ trong nước, như me.zing.vn, yume.vn, tamtay.vn, clip.vn… Tuy nhiên, ở Việt Nam có tới 45 triệu người dùng mạng xã hội facebook, Việt Nam là một trong 10 nước có số người dùng youtube nhiều nhất, và tin đồn chủ yếu xuất hiện, lan truyền từ các mạng này.
Đến nay, dù chủ quản facebook thừa nhận bị lợi dụng và bảo đảm sẽ thay đổi, nâng cấp giải pháp bảo mật, an ninh cho nền tảng mạng xã hội của họ để đối phó các thủ đoạn tung tin giả, tin lừa gạt, thao túng nội dung tại diễn đàn trao đổi,… nhưng thực tế chỉ vài giây sau khi tin đồn xuất hiện trên mạng xã hội, đã được lan truyền, thì khó có thể giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cần chủ động ứng phó tin đồn trên mạng, trong đó các cơ quan có trách nhiệm cần cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời (trừ thông tin mật liên quan tới an ninh quốc gia) để tin đồn, tin sai sự thật không có cơ hội lan rộng tác động xấu đến xã hội, con người.
Phải chủ động tuyên truyền để mỗi người dân luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, đồng thời tạo điều kiện để mỗi người nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác, có tinh thần trách nhiệm, tỉnh táo và tự sàng lọc khi tiếp cận tin đồn, không biến bản thân và không biến trang cá nhân thành nơi chuyển tiếp, lưu giữ, truyền bá tin đồn.
Về luật pháp, hành vi tung tin đồn tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội, uy tín, danh dự của tổ chức và cá nhân,… dưới bất kỳ hình thức nào, với bất cứ phương tiện truyền tải nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, tại khoản 1 Điều 5 quy định các hành vi bị cấm, có một số điểm đáng chú ý như: “a. Chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;… d. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;… e. Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Vì thế, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần dựa trên cơ sở luật pháp để xử lý nghiêm mọi hành vi xâm phạm, góp phần củng cố niềm tin xã hội.
Theo QUANG HÀ / NHÂN DÂN ONLIN

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Bí mật về ‘đội quân áo đen’ đặc biệt của Việt Nam Cộng Hòa


Đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau. Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết.


Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, người Mỹ đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để nuôi dưỡng và duy trì một đội quân với hơn 1,3 triệu người của chính quyền Sài Gòn, bao gồm các sắc lính như bộ binh, hải quân, không quân, pháo binh, xe tăng, lính thủy đánh bộ, biệt động quân, biệt kích dù, địa phương quân, nghĩa quân, cảnh sát, mật vụ, người nhái…Bên cạnh đó, còn có một lực lượng khác với tên gọi rất hiền lành: “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” mà về mặt nổi, họ đến các thôn xã, “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân nhằm xây dựng “cuộc sống mới” nhưng thực chất, nhiệm vụ chính của họ là tìm hầm bí mật, chỉ điểm du kích, cán bộ cách mạng nằm vùng…
1. Đầu năm 1967, người dân xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) lấy làm ngạc nhiên khi thấy gần 30 con người kéo về xã mình.
Đã quá quen với những sắc lính thuộc chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ, lính Australia nhưng đây là lần đầu tiên họ gặp những người “lính” quần áo bà ba đen, chân mang dép râu hoặc giày bố, đầu đội nón vải rộng vành, vũ trang bằng những loại súng cũ kỹ như thể chỉ cho có chứ không phải để đánh nhau.
Một điều lạ nữa là những ông áo đen này gặp ai cũng lễ phép khoanh tay, thưa ba, thưa má, thưa thím, thưa dì…, nghe lễ phép hết biết. Bà Tám Bảnh, năm nay 76 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, từng có thời gian ở ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ nhớ lại: “Họ thưa thì mình nghe thôi vì bà con lạ gì lính ông Thiệu: Sáng giở nón thưa ba, tối vào chuồng bắt gà”.
Đoàn “áo đen” về buổi sáng thì ngay đầu giờ chiều, viên xã trưởng đã ra lệnh cho mọi người dân tập họp ở sân vận động xã để nghe phổ biến về một chủ trương mới của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Theo viên xã trưởng, nhằm tạo ra một cuộc sống ấm no, sung túc cho bà con, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã cử “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” (Đội quân áo đen) về đây để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với mọi người.
Nhà ai hư hỏng sẽ được “cán bộ” chung tay sửa chữa, đường xá sẽ được chỉnh trang, trường học được nâng cấp, trạm y tế sẽ không thiếu thuốc men. Ngay cả những chuyện lặt vặt như chuồng heo, nhà cầu hay giếng nước – cái nào chưa tốt cũng sẽ được làm lại cho hợp vệ sinh, vật nuôi mau lớn, bán được nhiều tiền, bà con bớt ốm đau bệnh tật.
Tiếp lời viên xã trưởng, một người đàn ông được giới thiệu là Nguyễn Văn Ký, Đoàn trưởng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn quận Đất Đỏ” bước ra phát biểu.
Theo ông Ký, trong thời gian công tác tại xã nhà, ông mong mỏi mọi người cùng chung tay hợp tác với cán bộ. Bên cạnh đó, ai cũng có quyền nêu lên những mặt chưa tốt của “cán bộ” khi “ba cùng” với bà con. Mọi hành vi nhũng nhiễu, quấy rối, gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con đều sẽ bị nghiêm trị.
Cuối cùng, viên xã trưởng thông báo: Tùy theo vị trí, diện tích và số nhân khẩu của từng gia đình, mỗi nhà sẽ nhận 2 hoặc 3 “cán bộ” về ở chung. Bà Tám Bảnh nói: “Tuy nhiên, coi đi coi lại thì những nhà có “vinh dự” nhận “cán bộ” về ở chung phần lớn là nhà có người đi tập kết, hoặc thoát ly theo Cách mạng…”.
2. Ngược dòng thời gian, cuối năm 1965, khi phong trào Cách mạng miền Nam càng lúc càng lớn mạnh với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia, Bình Giã, Ấp Bắc, Đồng Xoài…, cùng với hàng nghìn “ấp chiến lược”, “khu trù mật” bị người dân phá tan, biến thành vùng giải phóng thì Chính phủ Mỹ quyết định gia tăng quân số các binh chủng trực tiếp tham chiến tại Việt Nam lên 75 nghìn người, đồng thời ra lệnh tổng động viên 225 nghìn người làm lực lượng dự bị.
Bên cạnh đó, họ cấp tốc thành lập một cơ quan, đặt tên là “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng – Civil Operations and Revolutionary Development Support – gọi tắt là CORDS”.
Mục tiêu của CORDS là tạo ra những vùng nông thôn ở miền Nam Việt Nam mà trước đây vẫn ủng hộ, che giấu Quân Giải phóng hoặc tổ chức các nhóm du kích đánh lại lính Mỹ và quân đội VNCH hành những vùng an toàn, không còn bóng dáng Cộng sản.
Người đẻ ra chương trình “Hoạt động dân sự và hỗ trợ cách mạng” là Robert W. Komer, Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA, được Bộ Ngoại giao Mỹ nhanh chóng chấp thuận.
Bay đến Sài Gòn, Komer gửi cho Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam là Bunker bản dự thảo “khái niệm về việc tổ chức các Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, đồng thời cung cấp một lịch trình và các bước để thực hiện.
Bên cạnh đó, Komer cũng đề nghị thành lập một Ban chỉ đạo nhằm tránh sự chồng chéo và trùng lặp giữa Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV) và Đội quân áo đen.
Komer nói: “Mặc dù cả hai đều cùng chung mục đích là tiêu diệt Cộng sản nhưng mỗi bên lại có những phương thức hoạt động khác nhau. Với những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn”, biện pháp mà họ áp dụng là làm thế nào để người dân tự đuổi Cộng sản ra khỏi từng làng, từng  xóm”.
Ngày 11/12/1965, Đại sứ Bunker chính thức công bố với báo chí sự ra đời của cơ quan CORDS. Ông ta nhấn mạnh những ưu điểm của Đội quân áo đen với sự hỗ trợ của người Mỹ nhưng sẽ không có sự xuất hiện trực tiếp của cố vấn Mỹ như với quân đội VNCH.
Hai ngày sau, trong một hội nghị chỉ huy do MACV tổ chức tại vịnh Cam Ranh, Bunker và Westmoreland, Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã thống nhất triển khai các hoạt động của CORDS.
Theo đó, tất cả những báo cáo của các bộ phận thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn sẽ được chuyển thẳng về cho CORDS rồi tùy theo mức độ và tính chất, CORDS sẽ chia sẻ thông tin cho các cơ quan quân sự, tình báo VNCH.
Đi vào hoạt động, CORDS cho ra đời nhiều bộ phận như “Biệt đội Thiên Nga, Phượng Hoàng” chuyên săn lùng bắt bớ, ám sát cán bộ cách mạng nằm vùng, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” làm nhiệm vụ dò la, phát hiện du kích sống như những người dân bình thường trong thôn xóm, tìm hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, các nguồn tiếp tế cho Quân Giải phóng, bộ phận “Chiêu hồi” tiến hành mua chuộc, lôi kéo những người tham gia cách mạng ra đầu hàng…
Ngày 26/1/1966, theo sự chỉ đạo của nhóm chuyên gia CIA nằm trong cơ quan CORDS, Ủy ban Hành pháp Trung ương chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định số 137, chính thức thành lập đồng thời hoàn chỉnh bản quy chế hoạt động cho các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng –  bấy giờ là Tổng Ủy viên Tổng bộ xây dựng kiêm Tổng thư ký Hội đồng xây dựng nông thôn Trung ương.
Mark Moyar, một người Mỹ gốc Do Thái, là sĩ quan CIA phụ trách kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam, cố vấn cho CORDS đã viết trong cuốn sách mang tên “Phượng hoàng và những con chim mồi – Phoenix and Birds of Prey”, xuất bản năm 1997: “Tính đến cuối năm 1966, đã có 700 đoàn được thành lập.
Tại các tỉnh, cán bộ xây dựng nông thôn được tổ chức thành Tỉnh đoàn, các quận có Liên đoàn (về sau đổi thành Quận đoàn) còn tại các xã thì có Xã đoàn, các ấp mỗi ấp có một toán.
Y phục cho “cán bộ” là quần áo bà ba đen theo kiểu nông dân, mũ vải rộng vành, giày bố hoặc dép râu, vũ trang bằng những loại súng bán tự động hạng nhẹ như Carbine M1, Garant M14 nhằm tránh cho người dân có ý nghĩ rằng đây cũng chỉ là một đội quân chuyên bắn giết. Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn đặt tại Trại Lam Sơn trong khu rừng dương liễu Chí Linh, Vũng Tàu. …”.
Về nhân sự, các Đội quân đen lấy người từ các ngành khác như đoàn Biệt chính Nhân dân, Biệt chính Tiền phong, cán bộ hành chính lưu động, cán bộ xã, ấp.
Vẫn theo Mark Moyar, ngoài kỹ thuật quân sự, chúng còn được huấn luyện về công tác tâm lý chiến, cách moi tin nơi những người nghi ngờ theo Cộng sản, cách phát hiện hầm bí mật, nơi chôn giấu vũ khí, cách theo dõi các đường dây giao liên.
Ông Hai Đặng ở ấp Hội Bài kể: “Hồi đó tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho cách mạng, chủ yếu là pin đèn, thuốc Tây, giấy in truyền đơn, đôi khi cả máy đánh chữ…
Trước khi tụi xây dựng nông thôn về xã, việc chuyển hàng vào chiến khu Minh Đạm khá dễ dàng. Chỉ cần đưa hàng tới một địa điểm đã hẹn trước rồi bỏ đó thì sẽ có người đến lấy”. Tuy nhiên, khi hai “cán bộ” xây dựng nông thôn về ba cùng tại nhà ông thì nhất cử nhất động của ông đều bị họ để ý.
Ông kể tiếp: “Một bữa, tôi nhận được tin của cơ sở mật cho biết là “mấy ảnh” cần 50 cục pin đại. Pin mua thì dễ rồi nhưng làm cách nào chuyển đi mà không bị nghi ngờ mới khó”.
Sau vài ngày suy nghĩ, ông Hai Đặng tìm ra một cách là cứ chập tối, ông đi soi cá. Với một cây chĩa và cái đèn pin đội ngang đầu, ông chèo chiếc xuồng nhỏ, cặp theo mấy con rạch ra sông lớn rồi gần sáng ông về.
Lần nào cũng vậy, cứ về tới nhà thì bữa sáng hai anh “cán bộ” có món cháo cá, trưa có canh cua, tép rang còn tối thì lai rai với mấy con chình, con chạch. Riết rồi cái việc ông mua cả chục cục pin là việc bình thường.
Ông nói: “Nhờ vậy, việc tiếp tế cho cách mạng diễn ra êm ả. Thậm chí có bữa, tụi nó cho tui nguyên cả khối pin của máy truyền tin PRC25 đã xài rồi. Loại này bền lắm. Dù xài rồi nhưng khi gắn vào đèn soi cá, nó vẫn sáng được cả tuần lễ còn pin tôi mua, tôi gửi vào khu cho mấy ảnh”.
3. Với mục đích phát hiện cơ sở cách mạng trong nhân dân nên dần dần các Đội quân đen được tổ chức rất bài bản.
Theo các tài liệu ta thu được sau ngày giải phóng thì ở mỗi tỉnh đều có một đơn vị xây dựng nông thôn gọi là Đoàn 59, gồm 3 bộ phận là Ban Chỉ huy Đoàn, Liên toán xây dựng và Liên toán dân quân.
Năm 1966, cả miền Nam Việt Nam có hơn 12 nghìn “ấp đời mới”, được phân loại từ A đến E, trong đó A là “ấp không du kích, không Cộng sản nằm vùng, không có người đi tập kết, không có người có cảm tình với Cộng sản” còn ấp loại E là ấp “có đủ thứ”.
Trong tài liệu công tác do Thiếu tướng Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Tổng “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ký ban hành, có đoạn: “Nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn là ưu tiên 1 cho những ấp loại E, và mục tiêu số 1 là tiêu diệt Cộng sản nằm vùng trong những ấp đó…”.
Theo Mark Moyar, nếu một xã có dưới 5 nghìn dân thì Đoàn 59 sẽ bố trí 6 người, xã trên 5 nghìn dân có 8 người, xã từ 20 nghìn dân trở lên có 23 người.
Ông Hồ Niềm, người dân huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Bọn xây dựng nông thôn vùng tui toàn người địa phương, hầu hết là đảng viên đảng Đại Việt vì vậy, chúng rành rẽ đường đi nước bước, phong tục, tập quán. Thậm chí trong nhà, bồ thóc, bồ gạo để đâu chúng cũng biết”.
Bà Nguyễn Thị Bé Em, ở Bình Đại, Bến Tre, có chồng đi tập kết nói: “Khi chúng bố trí hai tên “cán bộ ba cùng” với nhà tui, tui từ chối vì nhà chỉ có 3 mẹ con. Tui nói chồng tui đi đâu mất tăm mất tích, tui hổng biết, bây giờ tự dưng cho đàn ông vô ăn ngủ, coi sao đặng! Không ở chung để theo dõi được, chúng bày trò phun thuốc diệt trừ sốt rét bằng cách đeo bình xịt, tự động xộc vào từng buồng, thậm chí chui cả xuống gậm giường nhà tui phun phun xịt xịt mà mục đích là để tìm hầm bí mật”…
4. Có thể nói, giai đoạn đầu khi những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đi vào hoạt động, phong trào Cách mạng miền Nam đã gặp phải một số khó khăn. Với hình thức “ấp đời mới” mà mục tiêu căn bản là tách rời du kích và cán bộ nằm vùng ra khỏi nhân dân, mọi ấp đều được bảo vệ bởi nhiều lớp hàng rào kiên cố, các cổng chính ra vào có trạm gác cùng nhiều chòi canh. Ban ngày, người dân được tự do đi lại làm ăn nhưng người lạ mặt muốn vào ấp thì phải qua thủ tục kiểm soát rất chặt chẽ. Ban đêm, các cổng chính đóng lại. Nếu muốn đi bệnh viện chẳng hạn, phải có sự đồng ý của “cán bộ”.
Trong cuốn “Phượng hoàng và những con chim mồi”, Mark Moyar viết: “Cán bộ xây dựng nông thôn ở cấp xã còn có nhiệm vụ tổ chức “Đội Thiếu nhi”, huấn luyện cho các em nhỏ cách thức cảnh giới và báo động kịp thời mỗi khi có người lạ lén lút vào ấp, “Đội Phụ nữ” làm công tác tiếp tế, cứu thương. “Đội Lão ông, Lão bà” tung tin gây hoang mang cho địch, che giấu và bảo vệ cán bộ xây dựng nông thôn hoạt động trong xã với phương châm không biết, không nghe, không thấy…”.
Tuy nhiên, có một điều mà Mark Moyar phải thừa nhận là: “Bắt đầu từ năm 1965, nhận thức của đa số nông dân miền Nam Việt Nam về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có sự thay đổi nhưng hầu hết người Mỹ đều không nhìn ra điều này. Sự thay đổi bắt nguồn từ những trận ném bom, bắn phá bừa bãi của Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa đã tàn phá nhà cửa ruộng vườn, giết chết những người thân trong gia đình họ.
Phần nữa, nhiều “cán bộ xây dựng nông thôn” lợi dụng tình thế khó khăn của những phụ nữ có chồng đi tập kết để cưỡng bức họ – và điều này mặc nhiên được phép nhằm ngăn không để họ che giấu, tiếp tế cho chồng họ nếu chồng họ trở về. Tại những xóm ấp hẻo lánh ở Định Quán, Mã Đà, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai), một “cán bộ xây dựng nông thôn” ép buộc 2, 3 phụ nữ phải quan hệ tình dục là chuyện bình thường vì nếu không chấp nhận, những phụ nữ ấy sẽ bị tước đi những quyền căn bản nhất…”.
Để đập tan âm mưu của địch, mở rộng vùng giải phóng, bẻ gãy chiến lược “ấp đời mới”, phá ách kìm kẹp “xây dựng nông thôn”, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích cách mạng đã tiến hành nhiều trận đánh mà mục tiêu là những “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” đang hoạt động tại những xã ấp. Sau cuộc phục kích tại ấp Hội Bài, xã Hội Mỹ, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng Tỉnh đoàn Phước Tuy thừa nhận: “Việt Cộng chơi trò giương đông kích tây và chúng tôi đã mắc bẫy”.
Ngày 6/7/1967, một “cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Bài nhận được tin “mật báo”, rằng “khuya nay sẽ có một nhóm Việt Cộng lẻn về tuyên truyền”.
Ngay lập tức, Nguyễn Văn Ký, Tỉnh đoàn trưởng và Trần Văn Hiền, Tỉnh đoàn phó thuộc Ban chỉ huy Đoàn 59 tỉnh Phước Tuy xuống tận nơi. Sau khi quan sát địa thế, Ký ra lệnh cho một toán “xây dựng nông thôn” đợi đến sẩm tối, phục kích gần một lò sản xuất nước mắm, cạnh con đường mà “nhóm Việt Cộng” sẽ đột nhập. Trên con đường này, Ký bố trí 2 trái mìn claymore với chiến thuật cắt đầu, khóa đuôi. Theo kế hoạch, khi nhìn thấy “Việt Cộng”, một bộ phận sẽ điểm hỏa 2 trái mìn, bộ phận còn lại dùng súng, lựu đạn tấn công, tiêu diệt.
3 giờ 30 sáng, nằm phục mãi mà chẳng thấy bóng dáng “Việt Cộng” nào, toán trưởng xin lệnh Ký cho rút lui. Tháo xong 2 trái mìn claymore rồi trên đường quay trở lại nơi đóng quân nằm cạnh trụ sở ấp thì bất ngờ có một ánh chớp lóe lên và tiếp theo là một tiếng nổ long trời. Toán “cán bộ xây dựng nông thôn” nháo nhào, kẻ chúi vào gốc cây, người lăn xuống vệ đường, súng các loại nổ loạn xạ.
Bắn suốt 10 phút nhưng không thấy đối phương đáp trả, cả bọn mới hoàn hồn. Nhìn lại, hai “cán bộ” Phạm Công Ngọc Hải, Bùi Thiện Thọ chết tại chỗ vì trúng mìn, còn 6 người khác bị thương. Chưa hết, sáng hôm sau trên bức tường vôi trắng của trụ sở ấp, ai đó đã viết một dòng chữ lớn bằng than: “Giết một tên cán bộ xây dựng nông thôn bằng giết ba tên xâm lược Mỹ”.
Tỉnh đoàn phó Đoàn 59 là Trần Văn Hiền sau này khi sang Mỹ định cư, đã thú nhận trong một buổi họp mặt “cán bộ xây dựng nông thôn” ở miền Nam bang California: “Lúc đó chúng tôi bị lừa. Một phụ nữ đến ấp mua bán cá, làm như vô tình tiết lộ việc “Việt cộng về tuyên truyền” cho một mật báo viên của toán xây dựng nông thôn ấp Hội Bài. Lực lượng Cộng sản phục kích chúng tôi đêm hôm đó là Đội du kích cơ động của Long Phước Hội – gồm 3 xã Long Mỹ, Phước Hải và Hội Mỹ…”.
Nhận thấy Chiến khu Minh Đạm là mối nguy hiểm cho chương trình “xây dựng nông thôn” quận Đất Đỏ, cuối năm 1967, dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ thuộc Cơ quan CORDS, Nguyễn Đức Thắng, Chỉ huy trưởng Xây dựng nông thôn đưa về xã Phước Hải “Đoàn Phát triển 1”, Ban chỉ huy đặt tại miếu thờ ông chủ xã.
Đêm giao thừa Tết Mậu Thân, bộ đội chủ lực huyện Đất Đỏ phối hợp với du kích tiến đánh Phước Hải và bao vây nơi này gần một tuần lễ. Nguyễn Văn Á, cán bộ xây dựng nông thôn kể lại với Mark Moyar rồi được ông ta đưa vào cuốn sách “Phượng hoàng và những con chim mồi”: “Các cấp chỉ huy quá chủ quan. Họ tin rằng chỉ cần “ba cùng” với người dân là dân sẽ ủng hộ Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nên việc vũ trang cho cán bộ xây dựng nông thôn rất sơ sài. Cả 15 người chỉ có 1 trung liên Bar, 10 Carbine M1, 2 Garant M14 cùng vài quả lựu đạn trong khi Việt Cộng xài AK-47, B40. Đã vậy, bên ngoài hàng rào ấp đời mới, đêm nào họ cũng phát loa kêu gọi chúng tôi quay súng trở về với nhân dân, không làm tay sai cho đế quốc Mỹ…”.
5. Bước qua năm 1969, Cơ quan CORDS gia tăng viện trợ cho chương trình bình định, “xây dựng nông thôn” đồng thời tuyển thêm người, mở thêm nhiều khóa huấn luyện ở Trại Lam Sơn, Chí Linh, Vũng Tàu, trong đó có những khóa huấn luyện mà học viên đều là phụ nữ.
Nguyễn Thị Hồng, một trong những “cán bộ” theo học khóa 3/69, tổ chức vào tháng 3/1969 kể: “Khóa tôi có 400 chị em. Tùy theo từng môn, giảng viên có thể là người Việt hoặc người Mỹ. Các sĩ quan người Việt chủ yếu dạy về chiến thuật quân sự, cách tổ chức phòng ngự, phản công, cách phục kích, gài mìn, cách sử dụng một số các loại súng và công tác dân vận, còn người Mỹ thì dạy cách khai thác tin tình báo, cách theo dõi, điều tra người tình nghi, cách phát hiện du kích, Cộng sản nằm vùng từ những dấu vết nghi ngờ…”.
Tốt nghiệp khóa huấn luyện, Hồng được đưa về Quận đoàn Củ Chi, Xã đoàn An Nhơn Tây. Tại vùng này 90% các gia đình đều có người tham gia cách mạng nên công tác “dân vận” của Hồng hầu như chỉ là con số 0! Trong nhật ký, cô ta viết: “Người dân ở xã nhìn những cán bộ xây dựng nông thôn chúng tôi bằng con mắt nghi kị, thậm chí thù địch. Có lần tôi ghé vào nhà của một bà cụ già mà tôi đã nhắm từ trước với ý định hỏi thăm, làm quen, sau đó đề nghị sửa lại cho bà cái mái tranh đã gần sập.
Tuy nhiên, khi tôi vừa mở lời thì bà ta đã lắc đầu: “Cám ơn cô. Cô sửa xong thì ngày mai – nếu không Mỹ thì lính Cộng hòa cũng lại kéo đổ. Cô có sửa thì cô sửa cho mấy người đó, sửa cho họ đừng giết hại nhân dân”. Tôi rất chán nản, chỉ muốn trở về nhà..”. Lê Văn Hội, “cán bộ xây dựng nông thôn” xã Tân Phong, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: “Cả toán cán bộ xã Tân Phong chúng tôi, buổi sáng nếu có quân đội mở đường thì chúng tôi từ thị trấn Cai Lậy mới dám vào, làm việc ất ơ một lát rồi chiều lại rút ra. Không ai dám ngủ đêm tại vì sợ du kích”.
Một tháng 4 ngày sau khi nhận công tác, Nguyễn Thị Hồng đạp phải một trái mìn do du kích Củ Chi gài, chết tại chỗ. Nhưng không phải chỉ có Nguyễn Thị Hồng, cũng trong năm 1969, “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” ở ấp Hội Cửu, huyện Đất Đỏ lĩnh thêm một búa nữa. Nằm ngay trên tỉnh lộ 44, ấp Hội Cửu thuộc xã Hội Mỹ có vị trí địa lý phía đông giáp rừng chồi sát biển; phía tây giáp với những thửa ruộng và tiếp theo là những cánh rừng kéo dài đến mật khu Minh Ðạm. Phía nam giáp một ngọn đồi cát, nơi đây có đồn Lò Gốm do một trung đội Ðịa phương quân trú đóng, còn phía bắc giáp cánh đồng xã Phước Lợi, Gò Tre. Theo báo cáo của “cán bộ xây dựng nông thôn” ấp Hội Cửu: “Ấp có 76 nóc nhà, dân số 750 người, là vị trí chiến lược rất quan trọng vì Việt Cộng từ mật khu Minh Đạm sang mật khu Mây Tào đều đi ngang qua đây”.
Vì vậy, viên chức xã ấp muốn đi từ quận Đất Đỏ đến Hội Mỹ, Hội Cửu, chỉ dám đi vào ban ngày nhưng trước khi đi, phải có lực lượng Địa phương quân mở đường, dò mìn, phát hiện những chốt phục kích của Quân Giải phóng. Để bình định vùng này, ngày 3/9/1969 “Tỉnh đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” tỉnh Phước Tuy quyết định đưa về đây một “đoàn cán bộ” gồm 30 người, gọi là Đoàn Phát triển 9. Trong một báo cáo gửi Tỉnh đoàn Phước Tuy, Đoàn trưởng Đoàn Phát triển 9 là Đặng Hướng viết: “Ngay khi đến nhiệm sở, tôi đã đôn đốc anh em củng cố những vọng gác, đào thêm giao thông hào, huy động người dân trong ấp rào lại hàng rào ở những nơi hiểm yếu. Ban đêm đặt mìn claymore, gài lựu đạn…”.
Biết vị trí đóng quân của Ðoàn Phát triển 9 rất quan trọng và nguy hiểm, chiều ngày 5/9/1969, Ban chỉ huy Tỉnh đoàn Phước Tuy xuống kiểm tra. Quả y như rằng, lúc 22 giờ 30 phút đêm hôm đó, trời bỗng nổi gió, mây đen mù mịt báo hiệu một cơn giông. Đột ngột, có tiếng nổ đầu nòng của súng cối 61mm, tiếng điểm hỏa của B40, B41 rồi tiếp theo là hàng chục ánh chớp lóe lên kèm theo từng chuỗi tiếng nổ tức ngực, kéo dài gần 15 phút.
Trận mưa pháo vừa dứt, đã nghe tiếng thét xung phong của Quân Giải phóng, tiếng súng AK, trung liên RPD đanh gọn từng loạt dài. Ở cổng gác chính, một “cán bộ xây dựng nông thôn” tên An chết ngay trong loạt đạn đầu. Tại vọng gác số 2, “cán bộ xây dựng nông thôn” Huỳnh Muội giữ khẩu trung liên BAR cũng chết. Theo Đoàn trưởng Đặng Hướng: “Việt Cộng áp sát hàng rào thép gai, mìn claymore trở nên vô dụng vì họ nằm ngoài tầm sát thương của mìn. Phía ta do mất khẩu trung liên BAR, chỉ còn súng carbine nên tổ chức chống trả rất rời rạc”.
Gần 20 phút sau cuộc tấn công, pháo 105mm từ Chi khu Đất Đỏ mới bắn chi viện nhưng lúc này, Quân Giải phóng đã rút hết. Vẫn theo Đoàn trưởng Đặng Hướng, ngoài 2 “cán bộ” xây dựng nông thôn tử thương, còn có 9 “cán bô”å bị thương.  Tưởng là đã xong, ai dè đến 23 giờ 50 phút, Quân Giải phóng bất ngờ tập kích thêm một lần nữa. Do chủ quan, không đề phòng, 3 “cán bộ xây dựng nông thôn” chết trong đó có Đoàn trưởng Đặng Hướng.
6. Năm 1973, Hiệp định Paris ký kết. Lính Mỹ rút về nước, tiền viện trợ của CORDS cho chương trình xây dựng nông thôn cũng hết nên các “Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn” chỉ còn cái vỏ rồi mạnh ai nấy chạy trong Đại thắng mùa Xuân 1975.
Bây giờ ở Mỹ, cứ gần đến ngày 30/4 là một số ông bà “xây dựng nông thôn” lại tụ họp nhau ở một nhà hàng nào đó với quần áo bà ba đen, mũ vải, giày bố, tổ chức “lễ thượng kỳ” ba sọc rồi “tự sướng” với nhau về những “chiến tích oai hùng” thời… đó! Trong luận văn đánh giá về hiệu quả của “chương trình xây dựng nông thôn” do Đại học Baylor, bang Texas xuất bản vào tháng 8/1989, tác giả Douglas J. Brooks viết: “Vì đã từng làm cố vấn cho CORDS nên tôi được họ mời nhưng xem ra, những hành động của họ chỉ là ăn mày dĩ vãng mà thôi…”.
Theo AN NINH THẾ GIỚI

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Một góc nhìn khác về nền giáo dục của nước Mỹ

Việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.

Bài viết của tác giả Hoàng Phong – Đại học Cornell, New York, Mỹ.
Trong tiếng Anh có câu thành ngữ: “Cỏ bên kia đồi lúc nào cũng xanh hơn”, ý khuyên người ta đừng đứng núi này trông núi nọ, vì nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ luôn có vẻ tốt đẹp hơn thực tế bên trong.
Sau khi du học ở Mỹ thì tôi cũng phần nào thấm thía hơn câu nói này.
Không thể phủ nhận nền giáo dục Mỹ có nhiều điểm ưu việt – không phải vô lý mà học sinh hàng trăm nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều học sinh Việt Nam – đổ xô sang Mỹ du học, nhất là cấp 3 và đại học.
Cũng không thể phủ nhận là giáo dục Việt Nam còn có nhiều yếu kém, sai lầm, dẫn đến những tình trạng như học thêm quá nhiều, chương trình học nhồi nhét, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Tuy nhiên, việc nhìn sơ qua vào các hệ thống giáo dục nước ngoài có vẻ ưu việt, rồi cho rằng giáo dục Việt Nam phải bắt chước một cách máy móc những mô hình đó là một sai lầm. Kể cả giáo dục Mỹ cũng đang phải vật lộn với những vấn đề riêng của họ.
Mỹ: Quá tự do, mất định hướng?
Nước Mỹ nổi tiếng với hệ thống giáo dục đại học Liberal Arts, khi mà học sinh được rất nhiều tự do trong việc lựa chọn các môn học của mình. Phong cách giáo dục này được tôn vinh là dạy cho sinh viên kĩ năng mềm, có thể áp dụng cho bất kì ngành nghề nào, là đào tạo nên những con người toàn tài, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
Tuy nhiên, chính sự tự do này cũng bị chỉ trích là không thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Nhiều ngành học bị coi là mang lại quá ít cơ hội việc làm, với mức lương quá thấp, không xứng đáng với số tiền lớn mà sinh viên và gia đình phải bỏ ra.
Câu chuyện một sinh viên có bằng đại học ngành Lịch sử nghệ thuật (Art History) hay Tiếng Anh (English), nhưng khi ra trường phải làm những công việc chân tay lương thấp như phục vụ ở cafe Starbucks hay nhà hàng ăn nhanh McDonald’s đã trở thành một trò đùa phổ biến.
Các chính trị gia từ cả hai đảng, trong đó có cả Mitt Romney và Obama, đều có những lời khuyên nhủ học sinh xem xét việc học lấy một bằng kĩ thuật (học một ngành nghề cụ thể như kế toán, kĩ sư) thay vì một bằng đại học Liberal Arts truyền thống.
Hơn nữa, nền đại học Mỹ còn bị chỉ trích là không giúp thu ngắn khoảng cách phân biệt giàu nghèo, mà còn làm khoảng cách đó nặng nề hơn.
Được nhận vào một trường đại học danh giá, ví dụ như một trường trong nhóm Ivy League, hoặc WASW (Williams, Amherst, Swarthmore, Wesleyan – các trường thường được coi là tốt nhất trong nhóm đại học Liberal Arts nhỏ), thường đòi hỏi học sinh phải có kết quả thi SAT cao, biết chơi nhạc cụ hoặc thể thao, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
Rõ ràng là con em các gia đình giàu có, có đủ điều kiện đi luyện thi SAT, có huấn luyện viên thể thao hay âm nhạc, không phải đi làm thêm hay phụ giúp việc nhà mà có nhiều thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, sẽ luôn có lợi.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rõ rằng kết quả thi SAT có liên quan trực tiếp đến thu nhập bình quân của gia đình. Không đáng ngạc nhiên khi nhóm 1% (những người có thu nhập ở 1% đầu) có thể đưa con cái mình vào những ngôi trường danh tiếng, nơi lại sản xuất ra những con người 1% thể hệ tiếp theo.
Cuối cùng, một nền giáo dục với những trang thiết bị hiện đại và các giáo sư đầu ngành của thế giới không hề miễn phí: ước tính các học sinh Mỹ đang nợ tổng cộng khoảng 1.000 tỷ đô la để chi trả cho quá trình học đại học của mình.
Những lời kêu gọi học tập châu Á
Và khi châu Á, trong đó có Việt Nam, đang tìm cách gửi con em ưu tú của mình sang Mỹ học, thì người Mỹ cũng đang bắt đầu đặt vấn đề học tập cách dạy con của người châu Á.
Người Mỹ lo lắng vì học sinh Mỹ tụt lại sau nhiều nước, trong đó có Trung Quốc (và có cả Việt Nam), về kĩ năng toán và các môn khoa học. Triết lý dạy con theo kiểu mềm mỏng, có phần tự do hơn của phụ huynh Mỹ được đem ra so sánh với triết lý nghiêm khắc, thậm chí có phần khắc nghiệt của người châu Á và gốc Á.
“Khúc chiến ca của mẹ hổ”, cuốn sách của bà mẹ gốc Á Amy Chua về quá trình dạy con vô cùng kỉ luật, đến mức gần như độc tài, trở thành best-seller và được đem ra mổ xẻ khắp nơi.
Người Mỹ bắt đầu lo lắng rằng cách giáo dục từ lâu nay của họ, nhấn mạnh vào việc bảo vệ tính tự tôn cho con trẻ, cho chúng những điểm A và những huy chương mang tính khuyến khích để khiến trẻ em hứng thú với hoạt động mà chúng tham gia, đã đi quá xa.
Trong khi châu Á đang hướng đến việc giảm bớt áp lực điểm số cho học sinh, thì Mỹ phần nào đang muốn gia tăng tầm quan trọng của việc cho điểm khắt khe hơn.
Căn bản giống nhau
Dù tôi đang học ở một trường đại học vẫn được coi là thuộc hàng tốt nhất ở Mỹ, tôi cũng thấy quanh mình những thực trạng tương tự như những lời than phiền về sinh viên Việt Nam.
Quanh tôi cũng đầy những bạn bè chưa có định hướng, luôn than thở không biết sau khi ra trường sẽ đi đâu về đâu. Thậm chí ở Mỹ, do có quá nhiều lựa chọn về ngành học, câu hỏi này còn khó trả lời hơn.
Quanh tôi cũng có đầy những người trốn tiết, chỉ đến lúc thi mới xuất hiện; đầy những buổi tiệc tùng nhậu nhẹt thâu đêm, trong đó toàn học sinh dưới độ tuổi được uống rượu hợp pháp (21 tuổi).
Ở Việt Nam cũng học thêm để thi SAT, cũng đến trung tâm thuê người giúp viết bài luận vào đại học. Ở Mỹ cũng thế.
Ở Việt Nam, có những học sinh ra trường không kiếm được việc làm, lại về nhà với bố mẹ. Ở Mỹ cũng thế, và họ gọi đây là “ thế hệ Boomerang” (ý là đáng lẽ đã phải rời gia đình để tự lập rồi, nhưng sau đó lại quay lại).
Ở Việt Nam người ta lo thừa thầy thiếu thợ, thừa cử nhân kinh tế. Ở Mỹ người ta cũng lo thiếu các kĩ sư, thừa các cử nhân ngành xã hội.
Hệ thống là một phần, nhưng không quan trọng bằng năng lực và ý chí phấn đấu của mỗi người.
Dù là ở Việt Nam hay Mỹ, nếu muốn có việc làm, bạn vẫn phải tự chọn ngành nghề cho đúng năng lực và sở thích của mình, nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội. Bạn vẫn phải, ngoài việc học tốt ở trường, tự tìm kiếm các cơ hội việc làm thêm, thực tập có liên quan đến ngành nghề sau này của mình.
Đối với những người đang đòi hỏi một sự thay đổi trong giáo dục Việt Nam, cần phải hiểu rằng không có một giải pháp dễ dàng, hay thậm chí một mô hình lý tưởng nào để bắt chước y nguyên, ít nhất là không phải từ nước Mỹ.
Còn học sinh và sinh viên thì cần phải hiểu rằng, họ luôn cần tìm con đường riêng cho mình, dù con đường chung của nền giáo dục có dẫn đi đâu chăng nữa.
Theo BBCNEWS

Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi


Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi
Và mọi người đều có thể là đồng chí
Bạn nghĩ rằng tôi điên rồ, mất trí?
Xin hãy dành một phút lắng nghe tôi
“Bản chất” và “hiện tượng”, hẳn bạn hiểu điều này
Vâng. Có những hiện tượng được gọi là Cộng sản
Nhưng bản chất thì không. Và ngược lại
Cộng sản nằm ở nơi bạn không thể nào tin
Cộng sản là gì? Hiểu một cách giản đơn
Là hình thái sẻ chia và kết nối
Giữa con người không còn đường ranh giới
Thế giới đại đồng là một mái nhà chung…
Tôi thấy Cộng sản hiện diện ở mọi nơi
Như lúc này, trong quán bia Bùi Viện phố
Những con người từ mọi miền thế giới
Ngồi bên nhau, cùng thưởng thức bia hơi
Họ kết nối với nhau bằng một ngôn ngữ chung
Cùng sẻ chia những trào lưu xuyên biên giới
Như công dân của một tổ quốc chung
Tổ quốc ấy chính là toàn thế giới
Tôi hớp bia và click vào vô vàn kết nối
Từ Facebook, Google, Wiki… cho đến Reds.vn
Chúng là Cộng sản, nơi mọi người sở hữu chung
Tư liệu sản xuất của kỷ nguyên trực tuyến
Bạn viết một bài chửi Cộng sản dài 2.000 chữ
Post lên Facekook, được 20.000 lượt share
Việc bạn làm bản chất là Cộng sản. Ok?
Đừng gân cổ cãi. Hãy nghe tôi nói tiếp
Cộng sản chính là xu hướng vận động của lịch sử
Là dòng chảy khởi nguồn từ bản năng kết nối và sẻ chia
Từ khi con người là giống loài mông muội, man di
Chảy đến ngày nay, thời được gọi là hiện đại
Ngay lúc này, tôi đang tắm trong dòng chảy ấy
Khi hòa vào dòng người trên Bùi Viện phố đêm
Bước cùng tôi là hai người thầy vĩ đại
Đức Phật trong tâm hồn và Karl Marx trong tim
Họ dạy tôi rằng dòng chảy lịch sử không dịu êm
Nó cuồng bạo khi gặp những tảng đá chặn dòng ác hiểm
Những tảng đá của lòng tham, hận thù, chia rẽ…
Của cả loài người, và mỗi người chúng ta
Dù vậy, sau muôn vàn ghềnh thác đã qua
Loài người đang Cộng sản hơn bao giờ hết
Dòng chảy sẽ đưa ta đến đâu? Dẫu không thể biết
Hạnh phúc vẫn hiện ra trong từng chặng hành trình
Khi bạn gỡ dần đá tảng bên trong mình
Để dòng chảy lịch sử tràn qua trái tim và trí tuệ
Bạn sẽ hiểu giá trị đích thực của kết nối và chia sẻ
Và góp phần làm cuộc đời ngày càng Cộng sản hơn
REDS BLOG

Tại sao một số người giàu tìm cách ra đi, còn tôi lại trở về

Khi không thoát li được đời sống thực tại, người ta cần xác lập được một thiên đường ngay ở cõi lòng từng con người, để mà chọn lựa cách sống.

Bài viết của nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Tôi từng trăn trở rằng tại sao những người bạn của tôi ở những quốc gia tạm gọi là thiên đường… lại tình nguyện sang Việt Nam và các nước khác, đến những vùng đất xa xôi khó khăn để giúp đỡ một dân tộc xa lạ. Vậy thì tại sao tôi là người Việt, lại không thể trở về?
Cho tới năm nay tôi đã sống đủ gần một đời người. Cuộc sống từng ấy năm, cũng qua nhiều khi trầm lúc bổng. Thời gian nan vô cùng là tôi đã từng 11 năm trực tiếp chiến đấu nơi chiến trường. Rồi cả những năm tháng hậu chiến rất khó khăn thời bao cấp. Năm 1988 tôi đến Đức, ở lại làm nhiều việc. Từ năm 2001 tôi quyết định bỏ hẳn buôn bán, lấy việc viết là mục đích và phương tiện để sống và chiến đấu.
Cũng như rất nhiều người Việt khác, tôi tự nhận thức, dường như số phận cá nhân mỗi con người Việt ta luôn gắn liền với thân phận đất nước, số phận của dân tộc. Trong khoảng 30 năm ở Đức, năm nào tôi cũng quay về Việt Nam, có năm tới hai ba lần.
Cách đây 5 năm tôi quyết định về hẳn Việt Nam để sống. Sự thật đời sống ở CHLB Đức về phương tiện vật chất hơn hẳn hoàn cảnh thực tại ở nước ta. Tôi có đủ tư cách để đưa cả gia đình sang bên Đức, nếu chỉ quan tâm tới những gì gọi là phương tiện vật chất.
Nhưng tôi vẫn quyết định trở về nước để sống. Bởi theo tôi, đời sống người ta không chỉ là vật chất mà bao gồm cả các hoạt động về tinh thần phong phú, giúp cho người ta nhiều nguồn vui hơn nỗi buồn. Đó chính là hai cặp giá trị phải luôn song trùng, mới tạo dựng sự cần và đủ cho một cuộc sống hạnh phúc ở từng cá thể.
Và, một điều quan trọng vô cùng nữa là, mỗi con người ta, nơi gắn bó nhất là nơi đã sinh ra ta -“Chôn nhau cắt rốn”, nơi cả tuổi thơ ta trong đó. Với tôi, còn ý nghĩa hơn nữa là, đất nước Việt Nam chính là nơi có một thời rất dài, thế hệ chúng tôi từng sống chết vì nó, nhiều anh em bạn bè đã ngã xuống, lấy máu để bảo vệ và xây dựng. Vì vậy, thiên đường với tôi là quê hương, thiên đường là được trở về.
Mấy hôm nay, thời sự nói nhiều về làn sóng ngầm di cư của một nhóm người giàu, những doanh nhân thành công tại Việt Nam. Những người ra đi, họ hy vọng một bầu không khí sạch, thực phẩm sạch, y tế hiện đại, giáo dục tiên tiến ở thiên đường mới.
Thế nhưng, tôi nhiều suy nghĩ trăn trở khi nhìn sang những đất nước như Đức, Israel…, lúc gian nan nhất, trí thức vẫn ở lại đoàn kết đưa đất nước phát triển. Cho nên, những người giàu bỏ nước ra đi nếu chỉ để được thụ hưởng những thành tựu có sẵn của xứ người ta đã bao năm cần cù tạo sẵn, thì trong sự ra đi ấy có cần nhìn lại ý thức dân tộc của họ?
Khi không thoát li được đời sống thực tại, người ta cần xác lập được một thiên đường ngay ở cõi lòng từng con người, để mà chọn lựa cách sống. Ý niệm về thiên đường hay đất hứa được xác lập khi tự mỗi người tìm cách sống, ở một vùng sống có ý nghĩa nhất, không chỉ cho cá nhân mình mà còn cho một cộng đồng nào đó.
Theo VOV

Những hành vi mờ ám của chính quyền Mỹ sau vụ khủng bố 11/9

Ngày 11/9/2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.
Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11/9/2001, 19 tên khủng bố – không tặc – đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.
Vụ khủng bố 11/9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.
Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Những bí ẩn chưa có lời giải
1. Vì sao Mỹ cho phép người thân trùm khủng bố Osama bin Laden rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9?
Câu hỏi đầu tiên được dư luân đặt ra sau vụ khủng bố đẫm máu, đó là lý do Washington cho phép rất nhiều công dân Saudi Arabia, bao gồm nhiều người trong gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, rời nước Mỹ vài ngày sau vụ 11/9.
Báo cáo của Ủy ban 11/9 cho biết, sau khi không phận New York mở cửa trở lại, một chiến dịch đưa người Saudi Arabia rời khỏi Mỹ đã được tiến hành: 6 chuyến bay chở khoảng 140 công dân Saudi Arabia đã rời Mỹ từ ngày 14 đến 24/9/2001. Trong số đó, chuyến bay cất cánh ngày 20/9 chỉ chở 26 khách, phần lớn được cho là họ hàng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden.
Ngay sau khi thông tin về việc này bị lộ lọt, Richard Clarke, người phụ trách đội xử lý khủng hoảng ở Nhà Trắng khẳng định hành động của Washington là bắt buộc và hợp lý. Theo Clarke, việc để những người Saudi Arabia trong đó có họ hàng của Bin Laden trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.
Tuy nhiên, sự việc lại khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc vì những người có thể cung cấp thông tin nhiều nhất cho nhà điều tra lại được phép rời khỏi nước Mỹ. Ông Jack Cloonan, cựu chuyên viên nhóm điều tra al-Qaeda của FBI và CIA, cho rằng tên trùm khủng bố rất có thể đã liên lạc với một người trong số này.
Có ý kiến thậm chí cho rằng chính quyền Washington đã toan tính mờ ám khi để “những manh mối sống” quan trọng cho quá trình điều tra rời đi bí ẩn.
2. Liệu có phải nước Mỹ đã hoàn toàn mất cảnh giác khi để xảy ra vụ 11/9? Có ai bị mất chức sau vụ khủng bố đẫm máu?
Trước khi xảy ra vụ 11/9, đã có một số sự kiện có dấu hiệu cho thấy những kẻ khủng bố sắp tấn công quy mô lớn nhằm vào nước Mỹ. Trong số đó có thể kể tới vụ đánh bom ở Trung tâm thương mại thế giới năm 1993, vụ đánh bom ở Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998 và vụ tấn công nhằm vào chiến hạm USS Cole của Mỹ ở Yemen.
CIA thậm chí đã từng theo dõi tung tích của của một số tên không tặc tiến hành vụ khủng bố 11/9 khi chúng đặt chân tới Mỹ trước đó và xếp chúng vào danh sách đen cần lưu ý đặc biệt.
Tuy nhiên, vì lý do nào đó, các cơ quan chức năng Mỹ đã không kịp thời xử lý các thông tin tình báo này và để thảm hoạ xảy ra.
Một vấn đề khác cần phải nói tới, theo một bài báo được New York Times đăng tải năm 2001, một thời gian sau vụ khủng bố đẫm máu, những người có nghĩa vụ bảo vệ an ninh nước Mỹ không bị trừng phạt mà còn được thăng chức. Một trong những nhân vật điển hình bao gồm đại tướng không quân Richard Myers.
Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Henry Hugh Shelton đang trên máy bay đến dự một cuộc họp của NATO. Do vậy, cấp phó của ông Shelton là Richard Myers trở thành người quản lý Bộ Quốc phòng trong tình huống khẩn cấp. Ông này đã thất bại trong việc ngăn chặn 4 máy bay thương mại bị không tặc. Ấy vậy, chỉ chưa đầy 1 tháng sau thảm hoạ, Myers vẫn nhận quyết định thăng chức Tổng tham mưu trưởng Liên quân và không hề bị kỉ luật.
3. Chính quyền Bush đã né tránh điều tra toàn diện vụ 11/9?
Phải sau một khoảng thời gian dài đối mặt với làn sóng phản đối gay gắt, Tổng thống George W. Bush mới phê chuẩn việc thành lập ủy ban điều tra, người phụ trách là Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Theo giới quan sát, việc Nhà Trắng không thành lập uỷ ban điều tra toàn diện là để né tránh lỗ hổng của lực lượng an ninh và tình báo Mỹ.
4. Những kẻ khủng bố vẫn chưa chết?
Một trong những bí ẩn lớn nhất của vụ 11/9 là về số phận những kẻ khủng bố. Giới chức Mỹ xác nhận toàn bộ 19 tên khủng bố đều đã chết trong các vụ tấn công. Tuy nhiên, vài ngày sau, BBC lại đưa tin một số tên khủng bố đã trốn thoát và không hề hấn gì.
“Waleed al-Shehri là một trong 5 người FBI cáo buộc cố tình điều khiển phi cơ của American Airlines lao vào tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, lúc này anh ta đang khẳng định sự vô tội ở Casablanca, Morocco”, BBC đưa tin ngày 23/9/2001.
BBC cũng tiếp tục đề cập về Abdulaziz Al Omari, một trong những kẻ tấn công khác trên chuyến bay Amerrican Airlines. Theo đó, Omari tự xưng là một kỹ sư ở Saudi Arabia và bị mất hộ chiếu khi du học ở thành phố Denver, bang Colorado.
Sau bản tin của BBC, Giám đốc FBI khi đó là ông ông Robert Mueller, đã thừa nhận rằng việc xác định danh tính của một số kẻ không tặc đã không minh bạch.
Việc này đã dấy lên nghi ngờ về việc liệu những kẻ gây ra những vụ tấn công khiến 3.000 người thiệt mạng có đang sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật ở đâu đó trên trái đất?
5. Tại sao chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11/9, Mỹ lại vội vã tấn công Afghanistan?
Không mất nhiều thời gian sau vụ tấn công, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.
Mặc dù 15 trong tổng số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông – nhưng Mỹ cho rằng, chính sự bao bọc của Taliban- một phong trào Hồi giáo thống trị ở Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001 mới là kẻ đầu sỏ cần bị trừng trị.
Ngày 7/10/2001, Cựu Tổng thống George W. Bush, với sự hậu thuẫn từ Quốc hội Mỹ, đã phát lệnh mở cuộc tấn công quân sự toàn diện ở Afghanistan để tiêu diệt Al-Qaeda nhằm đánh bật quyền lực của Taliban.
16 năm sau cuộc chiến tốn kém của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này, nhiều người vẫn đang hỏi tại sao Mỹ mất chưa đầy 1 tháng để tìm đủ lý do bắt đầu cuộc chiến tại Afghanistan, mất 2 năm để tìm ra mối liên hệ giữa phần tử Al-Qaeda với lực lượng tình báo Iraq và tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhưng lại mất 10 năm để tìm và tiêu diệt thấy Bin Laden?
Cần lưu ý rằng, tại Iraq, giới chức Mỹ đã cáo buộc chính quyền Bagdad khi đó sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là các phòng thí nghiệm cơ động có thể sản xuất vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong suốt cuộc chiến ở Iraq, Washington chưa phát hiện ra bất kỳ vũ khí hủy diệt hàng loạt nào.
Theo CÔNG AN NHÂN DÂN