KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lưu Bình Nhưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lưu Bình Nhưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

VÌ ĐÂU NÊN NỖI, HỠI ANH LƯU!?

Có lẽ chủ đề “nóng” nhất thời gian qua là việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Đó là kết quả của việc điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (tức Cường quắt) – một tay giang hồ cộm cán tại quê lúa Thái Bình. Nói “nóng” là bởi nó không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận trong nước mà còn được các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong bên ngoài quan tâm đặc biệt với tần suất tin, bài cao, dày đặc, trong đó có tổ chức khủng bố Việt Tân là nhiều nhất và xuyên tạc trắng trợn nhất.



Các bài viết của Việt Tân, Chân Trời mới Media, RFA, VOA… tập trung nhào nặn thông tin, thương xót và xuyên tạc, cho rằng việc ông Nhưỡng bị bắt là kết quả của việc nhiều lần công kích, đối đầu với lực lượng Công an trước diễn đàn Quốc hội (những lần phát biểu không có căn cứ và vô cùng phi lý khi chất vấn Bộ trưởng Tô Lâm rằng lực lượng Công an không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%:); phi lý đến thế mà ông ấy cũng phát biểu được và không hiểu thông tin ấy được trích dẫn từ đâu).



Có lẽ, ông Lưu Bình Nhưỡng là trường hợp hiếm hoi, hiếm gặp khi vừa bị bắt vì phạm tội hình sự thông thường lại được các tổ chức, truyền thông phản động “săn đón” nồng nhiệt như lúc này. Liệu rằng, trong thời gian tạm giam để phục vụ công tác điều tra, ông Nhưỡng sẽ nghĩ gì? Vì sao lại trở thành quân cờ của chúng? Một người sinh ra, lớn lên và trưởng thành, có đóng góp cho sự phát triển, ổn định của xã hội để đến khi “sa chân lỡ bước” lại trở thành công cụ, phương tiện để những kẻ chống phá dựng chuyện, đả phá lực lượng Công an, chống Đảng và Nhà nước. Có phải, đó là hậu quả tất yếu của việc khi còn ở diễn đàn Quốc hội, ông đã có những phát biểu mang màu sắc dân túy, dân chủ quá chớn và đề đạt những vấn đề thiếu căn cứ và một chiều khi phản ánh những vấn đề liên quan đến ngành tư pháp, vụ án Hồ Duy Hải, Đồng Tâm…để rồi tự bao giờ, ông trở thành Idol của chúng, để chúng trích dẫn phát ngôn, nhiều khi lại thiếu đầu, thừa đuôi nhằm thực hiện mưu đồ chống phá.


Thế nhưng sự thật thật bẽ bàng, khi ông nói không đi đôi với làm, ông thường phản biện, “lên án” những vấn đề của ngành tư pháp nhưng nay ông lại vi phạm, để đến nỗi phải bị khởi tố, bắt giam vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Đáng lẽ ra, một người được đào tạo bài bản, được trưởng thành, thành danh từ ngành luật, một người thường xuyên phản ánh những tồn tại, hạn chế của ngành tư pháp thì ông nên tránh và biết tránh, nhưng nay ông lại dính chàm… Hôm nay, khi ông tra tay vào còng số 8, nhìn biểu cảm, sắc thái khuôn mặt của ông khi cơ quan CSĐT đọc lệnh bắt, thì tôi võ đoán, dường như mọi sự đã an bài và cơ quan CSĐT đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ thật sự khách quan, vững chắc. Thời gian và kết quả điều tra sẽ cho câu trả lời chính xác, việc còn lại, án nặng hay án nhẹ tùy thuộc vào thái độ hợp tác của ông.
Cuối cùng chỉ mong ông tỉnh táo, tường minh và nhớ kỹ một điều, dù bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng đừng biến mình thành “con cờ” của những kẻ bên kia chiến tuyến, những kẻ ngày đêm muốn phá hoại sự ổn định của đất nước này.
Nguồn: Vấn Đề Đa Chiều

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

LƯU “THỦ ĐÔ TRIỀU TIÊN” BỊ BẮT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN!

 Ngày 15/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (Sinh năm 1963) để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh nêu trên đã được Viện KSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn. Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án trú tại xã Thụy Xuân, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội "cưỡng đoạt tài sản”. Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Ông Lưu Bình Nhưỡng quê Thái Bình, nguyên là Tiến sĩ giảng viên Trường đại học Luật Hà Nội; hiện là Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội – Hết trích.

Ông Lưu Bình Nhưỡng khi bị bắt

Với tư cách là Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng đã có nhiều phát ngôn gây tranh cãi, mang sặc mùi dân túy, vuốt đuôi quần chúng. Điển hình nhất là trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội do Lê Đình Kình cầm đầu, ông ta phát biểu với báo chí rằng: “Tôi cho rằng những đề xuất của những người dân là rất chính đáng, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giải thích đến nơi, đến chốn chứ không phải giải thích theo hướng các của cơ quan nhà nước” hay như “Tôi chờ đợi sự công bằng với cụ Kình. Cụ Kình có nói với cơ quan nhà nước cụ Kình có phần lỗi trong các vụ việc. Tôi nghĩ rằng, việc để mà gây thương tích cho cụ Kình là một điều không cần thiết, trái pháp luật. Bởi vì, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân cần được xem xét trên bình diện hiến pháp và pháp luật”.
Đáng chú ý, khi phát biểu về cơ quan tư pháp, Lưu Bình Nhưỡng phản ánh số liệu thiếu căn cứ, mang tính quy chụp, chỉa búa rìu dư luận nhân dân vào lực lượng Công an, khi phát biểu trước diễn đàn Quốc hội rằng: “Hôm nay tôi xin được báo cáo rõ, nếu đem so sánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của các cơ quan điều tra với nhau (Công an, Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì vi phạm của ngành công an chiếm tỷ lệ nhiều nhất, có những sai phạm chiếm tuyệt đối", và bồi thêm một số liệu vô cùng thiếu căn cứ rằng "vi phạm của cơ quan điều tra là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...". Trước phát biểu rất phiến diện trên, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã phản bác lại thông tin trên.
Buồn thay, những phát ngôn của Lưu Bình Nhưỡng, các tổ chức phản động ở bên ngoài đã trích lại, tung hô, ca ngợi họ Lưu hết lời, từ đó đưa thêm các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để chống Đảng, Nhà nước.


Trái với những phát biểu “vui lòng” nhân dân, vừa lòng phản động, hôm nay, Lưu Bình Nhưỡng bị bắt về tội danh không ai ngờ tới “Cưỡng đoạt tài sản”. Đáng lẽ với học vị Tiến sĩ Luật, am hiểu pháp luật thì họ Lưu sẽ “luồn lách”, né tránh để không vi phạm. Từ đỉnh cao sự nghiệp, với khuôn mặt bi thảm, Lưu Bình Nhưỡng hôm nay mất trắng. Dự báo chắc chắn rằng, sau thông tin này, các con kền kền của thế lực thù địch, phản động lưu vong sẽ biên bài, xuyên tạc về vụ việc này.
Không ngoài dự đoán, tổ chức khủng bố Việt Tân đã lên bài xuyên tạc


Đời Cát

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội là người được nhân dân tín nhiệm, lựa chọn làm đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri để truyền đạt tới Quốc hội; Đại biểu cũng là người tham gia vào công việc quản lý và điều hành đất nước. Đại biểu Quốc hội lắng nghe tiếng nói của nhân dân không có nghĩa là bất cứ ý kiến nào cũng mang lên phát biểu trên nghị trường bởi trăm người trăm ý, không thể thấy ai nói gì Đại biểu cũng mang lên Quốc hội nói lại. Bản thân Đại biểu cũng phải là người có trình độ, có nhận thức, nhân dân cần một người đại diện chứ không cần một người truyền tin. Giữa hàng trăm, hàng nghìn ý kiến khác nhau, Đại biểu phải là người biết nhận thức để từ đó chọn lọc ra những ý kiến quan trọng, những vấn đề thực sự cần thiết rồi mới truyền đạt đến Quốc hội. Đồng thời Đại biểu cũng cần phải có trách nhiệm với những phát ngôn của mình, mà việc quan trọng nhất chính là nói đúng, nói đủ, nói có sách, mách có chứng. Luật pháp dựa trên chứng cứ, không dựa trên suy đoán cá nhân hay phán đoán chủ quan của bất kỳ ai. Nhưng thật đáng tiếc khi không phải Đại biểu Quốc hội nào cũng đủ năng lực làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HAY CÁI LOA PHÁT THANH?

     Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre - Lưu Bình Nhưỡng - người nổi tiếng với những phát ngôn gây tranh cãi. Khi dư âm của vụ việc sử dụng sai số liệu để dẫn chứng về sai phạm của ngành Công an hồi cuối năm 2018 còn chưa tan hết, vị Đại biểu này lại tiếp tục làm nóng dư luận bằng việc thay cơ quan điều tra kết luận về vụ án buôn lậu của công ty Nhật Cường. Hay gần đây nhất là việc phát biểu về lối sống của cán bộ cao cấp bằng một nhận xét chung chung rằng “sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách”... Nhiều phát biểu gây hiểu lầm được vị Đại biểu này đưa ra dưới dạng “dư luận có ý kiến cho rằng…”, khiến nhiều cử tri đặt câu hỏi “Ông Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội hay là người đưa tin mà ý kiến đúng sai gì ông cũng tiếp nhận và truyền đạt hết với Quốc hội và truyền thông báo chí? ”
     Biến 0,06% thành 94% để nhận xét rằng sai phạm của ngành Công an là “đặc biệt nghiêm trọng”, thay lực lượng chức năng đưa ra kết luận vụ án đang trong quá trình điều tra… Rất nhiều lần vấp phải phản ứng của dư luận bởi những phát ngôn gây tranh cãi của mình, nhưng dường như Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chưa bao giờ để tâm đến dư luận. Vậy nên dù dư luận có phản đối hay ủng hộ, dù là ý kiến của cử tri hay chỉ suy đoán chủ quan của bản thân thì ông Nhưỡng vẫn tiếp tục trả lời báo chí dưới danh nghĩa Đại biểu Quốc hội.
     Trên nghị trường, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng yêu cầu Quốc hội phải ngăn chặn người thiếu năng lực, phẩm chất vào bộ máy để làm khổ Nhà nước, làm khổ nhân dân. Những cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên “tự xử” bằng cách từ chức để “gỡ” lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa. Đúng như ông Nhưỡng nói, chỉ có điều không chỉ có “cán bộ công chức sai phạm không được nhân dân tín nhiệm, dư luận lên án thì nên tự xử” mà những Đại biểu Quốc hội không làm tròn chức trách nhiệm vụ, thường xuyên có những phát ngôn thiếu chuẩn mực gây hiểu lầm, chia rẽ cũng nên “tự xử” để “gỡ lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa”.
     Quay trở lại với những phát ngôn gây xôn xao dư luận, tại sao Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không sử dụng quyền chất vấn Quốc hội khi cảm thấy những số liệu trong báo cáo của Bộ Công an có vấn đề, vụ án Nhật Cường có khuất tất hay lối sống của cán bộ nào đó quá mức xa hoa… mà lại trực tiếp phát biểu những kết luận mang đầy cảm tính cá nhân, sử dụng dẫn chứng sai nhưng vẫn luôn khẳng định mình đúng, viết tâm thư đăng trên mạng xã hội kêu gọi chia sẻ? Từ những hành động và phát ngôn thiếu chuẩn mực của mình, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thấy mình đã làm đúng và đủ chức trách của mình chưa?
HL

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng mấy ngày qua nổi như cồn. Các bạn thử lên google chỉ cần gõ chữ Lưu thôi là tên ông đã được google xếp đầu danh sách tìm kiếm. Lưu Diệc Phi - mỹ nhân điện ảnh Trung Quốc nổi tiếng thế giới cũng chỉ xếp thứ 7, thứ 8. Chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu ông Nhưỡng bỏ bớt cái tôi, nhìn nhận thẳng thắn về phát ngôn gây sốc của mình để có trả lời xác đáng hơn và đặc biệt là “người lớn” hơn trong cách giao tiếp, ứng xử.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Chắc chắn nhiều người đã hiểu ra cái sai của ông Nhưỡng khi phát biểu “rất khủng khiếp” tại nghị trường Quốc hội. Theo tôi thấy, việc sai lầm trong phát biểu, lấy “mẫu số sai” để chia phần trăm không hẳn chỉ là sai lầm đơn thuần mà có dụng ý. Với tiến sỹ Luật, trình độ như ông Nhưỡng không thể không hiểu rõ được con số mình đưa ra vô lý như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến uy tín, danh dự của lực lượng Công an. 

Kỳ họp trước, phát biểu về vụ Đồng Tâm, ông cũng đã từng nói không đúng về lực lượng Công an. Phải chăng đại biểu Nhưỡng không thiện chí với lực lượng bảo vệ bình yên cho xã hội. Đại biểu phát biểu nhiều vấn đề có dấu hiệu sai phạm của xã hội, đó là việc làm bình thường của 1 đại biểu Quốc hội, nhưng phải nói cho đúng việc, đúng đối tượng, đưa ra cái xấu để xử lý, khắc phục, sửa chữa với tinh thần xây dựng tập thể chứ không phải dùng mấy con số lập lờ, đánh lận con đen để quy chụp, nói xấu, gây mất đoàn kết lẫn nhau.

Trước phát biểu sai lệch của đại biểu Nhưỡng, Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi của Công an một số đơn vị, địa phương phản ánh và tỏ rõ sự không đồng tình. Tuy nhiên ông Cầu vẫn rất điềm tĩnh để nói trước nghị trường rằng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu “làm cho chúng tôi rất phân tâm”. Thực sự tôi rất ấn tượng và đánh giá rất cao về từ “phân tâm” mà đồng chí Nguyễn Hữu Cầu đã phát biểu, dù rất bức xúc trước việc uy tín, danh dự của lực lượng bị hiểu sai nhưng đại biểu Cầu phản bác rất có tinh thần xây dựng, để cho mọi người thấy đâu là đúng, đâu là sai, không hằn trách ý kiến của người nói chưa đúng.

SỰ KHÁC BIỆT TRONG CÁCH ỨNG XỬ CỦA 02 ĐẠI BIỂU

Trái ngược lại, khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đang phát biểu, ống kính có quay đến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, tôi thấy ông cười, rồi giơ bảng xin phản biện ngay khi ông Cầu chưa dứt lời. Đánh giá đơn giản mọi người cũng thấy sự khác biệt trong cách ứng xử của 2 đại biểu. Sau khi kết thúc buổi họp, tưởng chừng đại biểu sẽ thẳng thắn nhìn nhận ra cái mình nói chưa đúng; thế nhưng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp tục thanh minh, thậm chí lái sang vấn đề khác để bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận hòng né tránh phát biểu không đúng của mình. Trên trang Facebook của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng với rất nhiều người theo dõi, đại biểu tiếp tục có những stt để bảo thủ quan điểm và kiên quyết không nhận sai.

Lời khuyên chân thành cho đại biểu: nói thì dễ, nhưng nói để người khác nể mới khó!!! Người giỏi, người thông minh, tài tình là người nói 1 người ta hiểu 10, nghe 11!!!

MH

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng


Ngày 05/11/2018, Thượng tướng Lê Quý Vương thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương đã ký văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội, kiến nghị về một số đánh giá chưa chính xác của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng liên quan đến hoạt động điều tra, xử lý tội phạm gây dư luận không tốt.

Văn bản nêu rõ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vừa qua được tiến hành với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, được đồng bào, cử tri cả nước, trong đó có cử tri trong lực lượng CAND đặc biệt quan tâm theo dõi và đánh giá cao. Hầu hết các đại biểu Quốc hội đã có những đánh giá thẳng thắn, khách quan về các vấn đề chất vấn, trong đó có các nội dung liên quan đến trách nhiệm của lực lượng CAND. Tuy nhiên, chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra một số số liệu liên quan đến đánh giá chưa đúng về chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an, gây dư luận nhiều chiều trong xã hội, trong đó có các bức xúc của cử tri trong lực lượng CAND.
Khi trả lời báo chí về việc trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng vẫn khẳng định: “Tôi không nhầm lẫn bất kỳ một số liệu nào! Tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân, trước Quốc hội, trước cử tri về tất cả những vấn đề tôi phát biểu và số phần trăm tôi chia”.
Trên không gian mạng, ngày 03/11/2018, tài khoản Facebook có tên “Lưu Binhnhuong” tự giới thiệu là đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đăng tải bài viết về vấn đề trên, trong đó có đưa ra đánh giá tiêu cực về ngành Công an. Đồng thời, khẳng định phát biểu của mình là hoàn toàn chính xác và kêu gọi cộng đồng mạng, cử tri cả nước biết để cùng chia sẻ. Lợi dụng vấn đề trên, các trang mạng, blog và nhiều tài khoản Facebook có nội dung phản động đã tán phát, đăng nhiều video clip, bài viết công kích, bôi nhọ lực lượng Công an, thu hút nhiều lượt theo dõi, bình luận tiêu cực, gây dư luận xấu.
Đảng ủy Công an Trung ương rất trân trọng các ý kiến của đại biểu Quốc hội, mong muốn đóng góp cho lực lượng Công an khắc phục những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Tuy nhiên, các ý kiến đánh giá cần khách quan, thận trọng, vì đây là hoạt động của cả một lực lượng, không chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực mà cần đánh giá tổng thể để cử tri và nhân dân cả nước hiểu đúng vấn đề.
Văn bản cũng điểm lại một số nét về công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong thời gian qua. Lực lượng CAND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ, phối hợp các cấp, các ngành bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
  
Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội xem xét sự việc của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Đã đấu tranh làm giảm 2,72% số vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 81,33% (vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra); triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm, khẩn trương điều tra, làm  rõ các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng... Chất lượng công tác điều tra tiếp tục được nâng lên, chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra được bảo đảm, kiểm sát tuân theo pháp luật, hạn chế tình trạng oan, sai, bức cung, nhục hình...
“Như vậy, phải khẳng định tình hình an ninh, trật tự của nước ta tiếp tục được giữ vững, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhất là ý chí quyết tâm, sự hy sinh, gian khổ của lực lượng CAND trong bối cảnh tình hình đang phức tạp như hiện nay. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã có 7 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh, 90 đồng chí bị thương, 37 đồng chí bị phơi nhiễm HIV trong khi thực hiện nhiệm vụ” - văn bản nêu rõ.
Về các số liệu liên quan việc nhận định, đánh giá chưa đúng của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bộ Công an đã kiểm tra lại và có thông tin cụ thể: 
Tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 01/10/2017 đến 30/9/2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 118.731 tin chiếm 98,83%; (1,17% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các Cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT Quân đội nhân dân; CQĐT của Viện Kiểm sát nhân dân; Cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát Biển, Kiểm lâm...).
Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). So với tổng thể chung số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, cụ thể là:
- Số tin báo, tố giác không thụ lý theo đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/118.731 tin, chiếm tỷ lệ 0,07%.
- Số tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định giải quyết cho Viện Kiểm sát của CQĐT trong CAND là 37/118.731 tin chiếm 0,03%.
- Số tin báo, tố giác xử lý quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/118.731 tin chiếm tỷ lệ 2,82%.
- Số lần vi phạm trong việc gửi, tống đạt, thông báo, niêm yết… các lệnh, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn của CQĐT trong CAND là 33 chiếm tỷ lệ 0,01%.
Như vậy, số liệu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tự tính để đưa ra các con số báo cáo trước Quốc hội để khẳng định “vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho VKS 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm tống đạt 100%...” là hoàn toàn không đúng, có tính chất suy diễn, quy chụp, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.

Do đó, Đảng ủy Công an Trung ương kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến kết luận về những nội dung trên để thông báo trước Quốc hội và cử tri cả nước. Kiến nghị Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đính chính lại những nhận định, đánh giá liên quan đến số liệu trên và không có các lời nói, hoạt động làm phức tạp thêm tình hình; đồng thời có hình thức xử lý vi phạm có liên quan đến việc phát ngôn và đánh giá, nhận định tình hình gây dư luận xấu.
Nguyễn Thành

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm

Bộ Công an thấy rằng, số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội vừa qua là không chính xác, gây tổn hại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội tranh luận về vấn đề liên quan số liệu công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Công an. 

Trong đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an với nội dung: “Đối với lĩnh vực Công an, tôi rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực Công an vừa qua nhưng mà qua báo cáo thì mới thấy rằng như thế này, vi phạm của CQĐT là rất khủng khiếp, không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %, vi phạm tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và tôi đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an phải có thái độ hết sức nghiêm khắc đối với anh em trong CQĐT trong việc này”. 

Sau khi có một số ý kiến đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu tranh luận lại nội dung này, sáng ngày 1-11-2018, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết nguồn số liệu trên được ông tính toán, phân tích từ số liệu trong bảng phụ lục báo cáo số 158/BC-VKSTC ngày 8-10-2018 của Viện KSND tối cao gửi Quốc hội và khẳng định số liệu đại biểu đưa ra là đúng. 

Bộ Công an trân trọng tất cả các ý kiến đóng góp với tinh thần xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh, đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, mong muốn lực lượng Công an hạn chế những sai phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Quan điểm của Bộ Công an là không chấp nhận các vi phạm trong hoạt động điều tra và đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế vi phạm. Tuy nhiên, để cử tri và nhân dân cả nước hiểu rõ vấn đề trên, Bộ Công an xin cung cấp đầy đủ thông tin như sau: Số liệu của Bộ Công an và Viện KSND tối cao, tính trong 12 tháng báo cáo Quốc hội (từ 1-10-2017 đến 30-9-2018), các CQĐT đã tiếp nhận và giải quyết 120.142 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (tăng 4,57% so cùng kỳ năm 2017). 

Trong đó, CQĐT trong CAND tiếp nhận và giải quyết là 117.138 tin, chiếm 97,5%; 2,5% còn lại là tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan khác tiếp nhận và giải quyết như CQĐT trong QĐND, VKSND, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Hải quan, Cảnh sát biển, Kiểm lâm...

Tổng số tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải quyết 104.767 (tỷ lệ giải quyết đạt 87,20%). 

Quan điểm của Bộ Công an liên quan đến tranh luận của ĐBQH về công tác điều tra, xử lý tội phạm
Hoạt động điều tra trong CAND được nâng cao hiệu quả, chất lượng
Số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng để đưa ra con số trước Quốc hội nói trên là không chính xác, gây tổn tại đến uy tín, danh dự lực lượng CAND. So với tổng thể chung, số tin báo, tố giác tội phạm đã thụ lý giải quyết thì những vi phạm trên là rất nhỏ, cụ thể:

- Số tin báo, tố giác không thụ lý đúng quy định của CQĐT trong CAND là 82/117.138 tin, chiếm tỉ lệ 0,07%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố đã giải quyết nhưng chậm gửi quyết định cho VKS của CQĐT trong CAND là 37/117.138 tin, chiếm 0,03%.

- Số tin báo, tố giác tội phạm quá hạn của CQĐT trong CAND là 3.360/117.138, chiếm 2,86%.

- Vi phạm về tống đạt: 0,01%.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp, được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Sau phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, nhiều trang mạng xã hội đã trích dẫn, bình luận, xuyên tạc về đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có CQĐT trong CAND, gây dư luận không tốt. Do đó, Bộ Công an thấy rằng, vấn đề này cần được thông tin một cách đầy đủ để công luận hiểu vấn đề, đây cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội xung quanh phiên chất vấn, trả lời chất vấn vừa qua.

Bộ Công an cho biết, sẽ có văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội báo cáo vấn đề này.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Biết sai mà nhận, sai thì sửa sai chứ không phải lấp liếm cái sai cho qua chuyện.

Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nói gì?

Thẳng thắn phê bình, nói ra cái xấu không phải là đi ngược lại lợi ích tập thể, của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ ra cái sai “khủng khiếp” của người khác bằng chính cái sai “khủng khiếp” của bản thân thì không chấp nhận được.

Sau khi nghe ông Lưu Bình Nhưỡng phát biểu về số liệu sai phạm của cơ quan kiểm sát, lực lượng Công an tôi thật sự bất ngờ và khẳng định tỷ lệ % những số liệu ông đưa ra đó hoàn toàn không đúng.

Trước đòi hỏi dẫn nguồn về số liệu mà mình đã đưa ra, ông Lưu Bình Nhưỡng nói tránh trớ rằng đó là các số liệu tại Phụ lục báo cáo có đóng dấu “Mật” số hiệu 158 đính kèm báo cáo số 495/BC-CP và nói cứng rằng “tôi dựa trên cơ sở báo cáo này và tất cả các thứ tôi đã ngồi tính toán chi li từng số phần trăm ở đây.

NÓI DÀI, NÓI DAI… NÓI DẠI
Ảnh chụp từ facebook được cho là của ông Lưu Bình Nhưỡng
Đúng là Ngành Công an còn sai phạm, nhưng ai sai? Sai như thế nào? Và sai đến đâu thì đã bị xử lý theo quy định. Còn việc ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đại diện cho nhân dân phát biểu trước nghị trường Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước mà nói Ngành Công an tỷ lệ điều tra sai phạm rất “khủng khiếp”. Trong khi những Đại biểu khác không tán thành và cũng có những phát biểu phản hồi là số liệu mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng đã đưa ra là không có (những con số ấy chỉ một mình ĐBQH tự có và tự tính).

Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng biết, lực lượng Công an là ngành đầu tiên tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đấu tranh quyết liệt, xử lý không có vùng cấm với những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng của các tướng lĩnh, lãnh đạo từ cấp Bộ đến CBCS, điều đó đau xót lắm chứ, mất uy tín, danh dự lắm chứ. Nhưng để có một bộ máy trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân thì phải cương quyết làm.

Đã là đại biểu Quốc hội, mọi lời nói của ông Lưu Bình Nhưỡng phải thực sự cân nhắc, đằng này câu phát biểu vô căn cứ của ông làm rúng động dư luận, làm bàng hoàng nghị trường, gây bức xúc trong các đại biểu lực lượng Công an và các cử tri trong lực lượng. Chắc hẳn trong những ngày qua ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhận được những quan điểm trái chiều, không đồng tình của dư luận, cũng có những ý kiến ủng hộ ông.

Trong nội dung bài thanh minh của ông ở trên trang Facebook cá nhân, ông đã thực sự không quan tâm và nói về số liệu mình đưa ra là đúng hay sai mà chỉ chăm chăm nói về sai phạm nghiêm trọng của lực lượng Công an. Đó là sự đánh đồng cả một hệ thống, một lực lượng. Nếu số liệu khủng khiếp như ông đưa ra mà là sự thật thì tôi nghĩ xã hội này loạn lâu rồi, đâu có được môi trường sống ổn định, xã hội kỷ cương, đất nước phát triển như hiện nay.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Lưu Bình Nhưỡng có những phát ngôn sai trái chiều như vậy trên nghị trường Quốc hội. Còn nhớ, khi tình hình vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức còn đang rất nóng, tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội khóa XIV, ông Lưu Bình Nhưỡng đã trắng trợn phát ngôn rằng: “Vì lực lượng Công an đến đàn áp bằng vũ lực nên bà con nhân dân mới chống lại và bắt giữ Cảnh sát cơ động”. Quả là một sự bịa đặt hoang đường. Trên thực tế là trong suốt quá trình giải quyết sự cố đất đai Đồng Tâm, lực lượng Cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng khác đã không hề có bất cứ một hành động sử dụng vũ lực nào đối với bà con nhân dân Đồng Tâm mà chỉ có một số kẻ quá khích đã sử dụng vũ lực tấn công Cảnh sát Cơ động và các lực lượng chức năng.

Sau vụ “phát biểu lộn xộn” này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã phải xin lỗi. Những tưởng ông ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc hơn để cẩn trọng khi phát ngôn thì diễn biến vừa qua cho thấy ông ta lại chứng nào tật nấy. Ông Lưu Bình Nhưỡng đang nợ cả nước, nợ ngành Kiểm sát, Công an một lời xin lỗi chứ không phải lời bao biện.