KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

THÔNG TIN CHÍNH THỨC VỤ VIỆC: QUÂN NHÂN NGUYỄN VĂN THIÊN TỬ VONG

Đồng chí Nguyễn Văn Thiên sinh ngày 10/10/1998; nhập ngũ: tháng 02/2020; cấp bậc: Binh nhất; chức vụ: Chiến sỹ; đơn vị: Trung đội Thông tin, Tiểu đoàn BB50, Trung đoàn BB991; quê quán: Xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; trú quán: Thôn 2, xã Nghĩa An, huyện KBang, tỉnh Gia Lai.


Diễn biến vụ việc như sau:
Khoảng 20 giờ 15 phút ngày 29 tháng 11 năm 2021, đồng chí Thiên đi tắm tại nhà tắm của đơn vị, bị đột quỵ và té ngã, sau đó đồng chí Thiên đi về phòng nằm nghỉ; đến khoảng 21 giờ 15 phút cùng ngày, đồng chí Nguyễn Đình Tâm, chiến sỹ Trung đội Thông tin, cùng đơn vị, ở cùng phòng với đồng chí Thiên phát hiện đồng chí Thiên có hiện tượng co giật, khó thở, đồng chí Tâm đã kịp thời báo cáo với cán bộ Tiểu đoàn; đơn vị tiến hành sơ cứu ban đầu và đưa đồng chí Thiên đến Trung tâm Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để cấp cứu. Các y, bác sĩ Trung tâm y tế đã tận tình cứu chữa, nhưng bệnh nặng, không qua khỏi, đến khoảng 22 giờ cùng ngày, đồng chí Thiên tử vong.
Khi sự việc xảy ra, đơn vị đã thông báo cho gia đình đồng chí Thiên, đồng thời Bộ CHQS tỉnh đã kịp thời phối hợp với Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 5/Quân khu 5; Viện Kiểm sát quân sự Khu vực 52; Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ; Cơ quan Pháp y tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Văn Lâm là cha đẻ của đồng chí Thiên, ông Nguyễn Văn Thành Nghĩa là chú ruột của đồng chí Thiên, ông Phạm Việt Dũng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Nghĩa An, huyện Kbang, tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật.
Trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi đồng chí Thiên, cơ quan Pháp y đã giải thích và được sự đồng ý, nhất trí của gia đình. Quá trình khám nghiệm được tiến hành công khai dưới sự chứng kiến của các thành phần nêu trên. Sau khi khám nghiệm, cơ quan pháp luật đã thông qua biên bản, tất cả cùng nghe, công nhận đúng và đồng ý ký tên chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo nhận định ban đầu của cơ quan pháp luật: Nguyên nhân đồng chí Thiên chết là do đột quỵ, té ngã, xuất huyết não, nhồi máu phổi.
Theo nguyện vọng của gia đình, đơn vị đã phối hợp với địa phương đưa thi thể đồng chí Thiên về đến Thôn 2, xã Nghĩa An, huyện Kbang lúc 12 giờ 25 phút, ngày 30 tháng 11 năm 2021 để làm thủ tục mai táng.
Việc đồng chí Thiên tử vong là sự rủi ro đáng tiếc, là tổn thất lớn của đơn vị và gia đình; bạn bè, người thân xót xa và đau lòng trước sự ra đi của đồng chí Thiên - người quân nhân trẻ tuổi nhưng có trách nhiệm với Tổ quốc. Thông tin đồng chí Thiên tử vong do bị đánh đang lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật. Những dấu vết trên thi thể đồng chí Thiên được chụp lại và lan truyền là dấu vết do té ngã và vết mổ khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật.
​Việc lan truyền một số hình ảnh và thông tin về trường hợp tử vong của đồng chí Thiên trên mạng xã hội vừa rồi là sai sự thật, khơi thêm nỗi đau mất mát không gì bù đắp được của gia đình đồng chí Thiên, làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống của quân đội và gây hoài nghi, tạo dư luận xấu trong xã hội.
​Xin gửi đến gia đình đồng chí lời chia buồn sâu sắc nhất! Mong đồng chí yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng!
​Quân đội nhân dân Việt Nam là một tập thể đoàn kết, trên dưới một lòng để cùng nhau giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, quân nhân tử vong khi thực hiện nghĩa vụ quân sự là nỗi đau chung của toàn quân. Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự việc này để quy chụp, đánh vào điểm yếu là tính hiếu kỳ và cảm tính của một số người; từ đó “đánh phá” Quân đội, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
​Thông tin vụ việc đã được gia đình, Quân đội và pháp luật làm rõ. Đồng chí Thiên đã qua đời, em cần được an nghỉ giấc ngàn thu. Cố tình kích động, khoét sâu vào nỗi đau của gia đình và kích động nhân tâm là hành vi tội ác. Những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ và “đánh phá” Quân đội chắc chắn sẽ thất bại. Những ai chưa tỏ tường vụ việc nhưng lại làm thám tử điều tra online chắc chắn sẽ phải chịu xử lý nghiêm minh của pháp luật.
​Vụ việc rất đau lòng, mong mọi người tỉnh táo, không chia sẻ, bình luận, đăng tin bài lệch lạc, không kiểm chứng. Hãy tin tưởng ở cơ quan chức năng; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

KHÔNG CẦN BỊT MẮT TÔI...!

Người con gái đang độ xuân thì, đã vĩnh viễn ra đi cho bao mùa hoa lê-ki-ma nở, cuộc đời của chị đã hóa thành bất tử. Chị là Võ Thị Sáu - Nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.


Tháng 2/1950, sau khi ném lựu đạn ám sát tên Cai tổng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp, chị bị bắt, giam tại khám Chí Hòa. Đến tháng 4/1951, thực dân Pháp đưa chị ra xét xử, kết án tử hình và đày ra Nhà tù Côn Đảo. Rạng sáng ngày 23/1/1952, địch đưa chị đi xử bắn.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Chuyện kể rằng, khi ra đến pháp trường, chị kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt, chị khảng khái nói:
- Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người. Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Ngày 2/8/1993, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Võ Thị Sáu.

NGHỆ THUẬT “ĐỔ LỖI CHÍNH QUYỀN”

Phải nói rằng, hành động đổ lỗi cho chính quyền đã trở thành nghệ thuật của anh em dân chủ. Lũ lụt, thiên tai xảy ra – lỗi ở chính quyền, dịch bệnh ít – chính quyền giấu dịch, dịch bệnh nhiều – chính sách chống dịch sai lầm. Và những người nhập cư trái phép vào Anh bị thiệt mạng, cũng là lỗi ở chính quyền.


Là lãnh đạo, ai chẳng mong người dân của mình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng một quốc gia 100 triệu dân, mới bước qua cuộc chiến tranh có hơn 30 năm, việc người dân phải ra nước ngoài để kiếm tiền, nâng cao thu nhập là điều bình thường, tại sao lại coi là “thất bại của chính quyền” cơ chứ. Họ ra đi, không phải vì chế độ chèn ép, hay đàn áp gì, mà đó là để có mức lương cao hơn, có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Và đó là điều bình thường trong một thế giới phẳng hiện nay.
Mỹ, dù là quốc gia giàu có, bỏ ra hàng trăm tỷ USD để tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa, nhưng vẫn có hàng chục triệu người sống ở mức nghèo khổ, vô gia cứ, thất nghiệp, phải sống lang thang ngoài đường phố. Liệu có nhà dân chủ nào có cho rằng đó là sự thất bại của chế độ tư bản hay vi phạm nhân quyền hay không?

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CÓ NHƯ NHỮNG GÌ LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM PHÁT BIỂU?

Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi cho rằng “Chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc”. Bàn về vấn đề độc tài hay độc đảng để nói về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên Cha Anton đăng đàn phát biểu trên không gian mạng để phản ánh về vấn đề này và điểm chung cho các lần phát biểu đó của Cha vẫn là cái nhìn thiếu thiện cảm, hằn học mà Cha Anton thể hiện đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vậy thực tế việc “chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc” mà Cha Anton đề cập để nói về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có đúng như thực tế hay không?


Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp, là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp mà nó đại diện. Lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng, trình độ dân chủ và sự phát triển của đất nước không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng phái chính trị.
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đảng khác nhau. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, chúng chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất. Những đảng của các giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì không thể khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đang cũng có nhiều sắc thái khác nhau. Có hiện tượng đa đang nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện tượng đa đang đồng thời là đa nguyên chính trị.
Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay phát triển nó không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội đó.
Thực tiễn cho thấy dân chủ, phát triển của một nước không tỷ lệ thuận với số lượng các đảng mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Trong khi, nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no và có vị thế lớn trên thế giới. Vấn đề thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động, chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo. Điều đó là bằng chứng hùng hồn, là minh chứng khẳng định đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển.
Điển hình như hiện nay, Ác-mê-ni-a có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25 đảng, Na Uy có 23 đảng.... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Ác-mê-ni-a dân chủ hơn Hà Lan hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng như:Ắng-ti-goa, Ả Rập Xêút, Baren, Béc-mu-đa, Bê-nanh, Bôxnia, Bốt-xoa-na, Cuba, Cômô, Fiji, Găm-bi-a, Gana, Ghi-nê Bít-xao, Haiti, Hôn-đu-rát, Bờ Biển Ngà, Gia-mai-ca, Lào, Libi, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mô-na-cô, Mô-dăm-bích, Ma-đa-gát-xca, Mông Cổ, Nam-mi-bi-a, Ru-an-đa, Xô-ma-li-a, Ta-gi-ki-xtan, Tô-gô, Tri-ni-đát, Tô-ba-gô và Việt Nam. Trong các nước trên theo chế độ một đảng, chỉ có 03 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Lào, Việt Nam do Đảng Cộng sản giữ vai trò cầm quyền. Điều đó cho thấy rắng, chế độ chính trị do một đảng cầm quyền không phải là đặc điểm chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và không phải các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước không phát triển.
Ngay trong chủ nghĩa tư bản, có những thời kỳ một số quốc gia và vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và phát triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan... vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát triển mạnh mẽ và ngược lại ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt dân chủ. Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả trường hợp khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ,đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người” như những gì mà Mỹ và các nước đồng minh đã truyền bá.
Đó chỉ là một số điểm để cho thấy những gì mà Cha Anton Đặng Hữu Nam nó hoàn toàn không đúng với thực tế đang diễn ra, đặc biệt là thực tiễn ở Việt Nam chúng ta. Vậy nên việc Cha bị một số cộng đoàn, tín hữu và dư luận lên tiếng sau những phát biểu trên cũng là điều dễ hiểu.

Sự cay cú của những kẻ “lưu manh chính trị”

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của đất nước, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua hoạt động này, chúng ta đẩy lùi các những hoạt động chống phá của các đối tượng “lưu manh chính trị”, giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, tạo sự đồng thuận trong dư luận, củng cố khối đại đoàn kết để xây dựng và phát triển đất nước.



Trong những năm qua, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị ra sức tấn công, chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng. Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, những kẻ này đã phát tán nhiều thông tin, tài liệu có nội dung sai trái. Mục đích của chúng là tạo sự lung lay về tư tưởng, từ đó gieo rắc những nhận thức sai lầm, tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” từ bên trong nội bộ. Trong cuộc chiến này, không có chỗ cho sự thoả hiệp. Nếu chúng ta chấp nhận những quan điểm, ý kiến sai trái của các đối tượng xấu tung ra đồng nghĩa với việc chúng ta từ bỏ con đường mà chúng ta đang đi.
Để đạt được mục đích, các đối tượng xấu không từ bất cứ thủ đoạn gì. Trong đó, thủ đoạn thường thấy là phát tán tin giả, tin xuyên tạc, tin vô căn cứ, tin thiếu kiểm chứng, thổi phồng sai phạm để hù doạ người dân. Gần đây, lợi dụng sự kiện 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam – các đối tượng “lưu manh chính trị” cũng ra sức chọc ngoáy, tấn công. Trên trang facebook cá nhân có tên “Thach Vu”, đối tượng này rêu rao: “Mừng NGÀY NHÀ GIÁO hầu hết các trường nay giao thêm trọng trách cho thầy cô: Phải lên mạng xã hội làm dư luận viên, ăn nói tục tĩu, bảo vệ Đảng”. Hay như đối tượng “trở cờ” Mạc Văn Trang, dù có nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục nhưng cũng hồ đồ đưa ra quan điểm: “Hậu 20/11, khuyên các Giáo viên: chớ có làm dư luận viên”…
Thứ nhất, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng, đạo đức là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của tất cả các tầng lớp nhân dân. Trong đó, tiên phong là đội ngũ cán bộ, đảng viên. Là bộ phận tri thức trong xã hội, mỗi giáo viên có trách nhiệm chỉ ra cái tốt, cái đúng đắn, vạch trần những xấu xa, tiêu cực để góp phần vào sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, cuộc chiến của chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực. Chúng ta bảo vệ những điều đúng đắn bằng những lập luận, chứng cứ khoa học. Chúng ta kịp thời vạch trần, phản bác, bẻ gãy những quan điểm sai trái, thù địch mà nhóm “lưu manh chính trị” tung ra bằng những thông tin xác thực. Trong khi các “con buôn dân chủ” vu khống người khác “ăn nói tục tĩu” thì thực tế, chính các đối tượng này mới là những người vô văn hoá, sẵn sàng sử dụng những từ ngữ phản cảm. Hãy nhìn vào những Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga,…, những người “cùng phe” với đám “dân chủ” để thấy rõ “văn hoá” chửi bới, thô thiển của họ.
Nói thẳng, việc giáo viên hay bất kỳ ai trong xã hội tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng và đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội cũng là điều phù hợp. Nó thể hiện tình cảm của mọi người với đất nước. Một thực tế khá hài hước đang diễn ra, một mặt, các “nhà bình loạn” tự tung hô, cho mình là người đấu tranh vì tự do, nhân chủ, nhân quyền. Vậy nhưng ngược lại, khi người khác thể hiện quan điểm cá nhân, phản bác những luận điệu sai trái được các “nhà dân chủ” đưa ra thì họ lại quay ngược lại chì chiết, chặn họng.
Khi cuộc chiến chống “diễn biến hoà bình” càng mạnh mẽ thì “đất diễn” của những “con buôn dân chủ” sẽ bị thu hẹp, thậm chí dẹp bỏ. Tại Việt Nam, “dân chủ” đã trở thành một nghề để kiếm cơm. Khi không thể chống phá chế độ, khi những màn kịch “dân chủ” không còn chỗ diễn, khi những chiêu bài chống phá bị vạch trần thì cũng có nghĩa các “con buôn dân chủ” mất đi giá trị sử dụng. Chính vì vậy, các đối tượng xấu hết sức cay cú, ra sức “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, thậm chí là phỉ báng, xúc phạm người khác.
Thực sự nực cười, những kẻ trở cờ, cơ hội, “lưu manh chính trị”, chống phá đất nước lại lên mặt dạy đời người khác. Những phần tử xấu chỉ là một bộ phận thiểu số trong xã hội, dù có được chống lưng, giúp sức bởi bất cứ thế lực nào thì cũng không thể phá hoại nền hoà bình của dân tộc.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

YÊU QUÁ VIỆT NAM

Mới đây, một cô gái ngoại quốc đã chia sẻ về câu chuyện chính mình trải qua khi đang sống tại Việt Nam, từ đó giải thích vì sao lại yêu mến nơi đây đến vậy.


Theo đó, cô đã kể lại câu chuyện tuần trước khi đang đi trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội thì bất ngờ xe máy bị hỏng. Khi đó trời đã tối và xung quanh không có hàng sửa xe nào. Song thật may mắn là cô được nhiều người Việt giúp đỡ một cách nhiệt tình.
------------------
“Tuần trước, mình đang ở Hai Bà Trưng, Hà Nội và xe máy của mình bị hỏng, chỉ có 1 mình ở đó. Và lúc đó đã 7 giờ tối rồi mà xe máy dừng lại khi đang lái nên mình tìm một quán trà đá và hỏi chủ có một chỗ sửa xe nào gần đó để giúp mình sửa xe hay không.
Đã có một số người đàn ông đang uống trà và họ nghe nói là xe của mình có vấn đề nên đã đến xem. Lúc đầu có 2 anh, sau đó có 3 và cuối cùng là 5 anh đang nói chuyện về xe máy và cố gắng sửa tạm cho mình về nhà.
Họ đã dành gần 30 phút để sửa xe của mình. Mình đã phải chụp một bức ảnh vì nghĩ các anh rất ngọt ngào, giúp mình như vậy. Mình cảm ơn các anh nhiều và định mời các anh bia nhưng các anh cười và nói là không cần đâu.
Nhờ họ mà mình đã về đến nhà được và mình rất biết ơn họ đã giúp. Hà Nội là một thành phố lớn nhưng mỗi lần mình gặp vấn đề thì luôn có người giúp. Tại các thành phố lớn khác ở châu Âu hay châu Mỹ mình từng đến rồi, bình thường họ không giúp người lạ như thế này. Chỉ ở Việt Nam thôi. Đó là một trong những lý do mình yêu thích Việt Nam như vậy.” – cô gái nói trong clip.
---------------------
Chỉ ít lâu sau khi đăng tải, đoạn clip này của cô đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Rất nhiều ý kiến bày tỏ sự tự hào và vui mừng khi những người nước ngoài ở Việt Nam có được trải nghiệm sống tuyệt vời, đồng thời chứng minh rằng người Việt Nam vô cùng mến khách.

NGƯỜI PHÁP, NGƯỜI MỸ VIẾT VỀ BÁC HỒ

Tuần báo "Đây Paris" ra ngày 18-6-1946 đã có một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về Bác Hồ của chúng ta:
... Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo kaki giản dị ! khi những người cộng tác xung quanh nhắc với ông rằng: với địa vị này... ông nên mặc trang trọng hơn, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”.


Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, là một đức tính rõ rệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu gương dè xẻn gạo cho đồng bào, mong mọi người cùng làm để giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.
Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung hết thảy với mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, các thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Với đức tính giản dị, khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, lúc nào cũng thân mật, vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.
Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu hiện qua những bài diễn văn: Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông (Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm...) trái lại, ông chỉ dùng những câu từ nôm na, thường dùng khiến cho một người dù quê mùa chất phác nghe cũng hiểu ngay được... Tất cả đức tính Hồ Chí Minh luôn thể hiện trong từng hành động tưởng như bé nhỏ đó...
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.
Hai mươi năm lăm sau bài viết trên, năm 1971- sau khi Bác đã mất, một người Mỹ - nhà báo, nhà văn (Đâyvít Hanbơcstơn) trong cuốn sách “Hồ” của mình, do Nhà xuất bản 'Răngđôm Haosơ - Niu Yoóc" đã viết:
“…Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này, hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, nhưng hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỳ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng, với hầu hết người dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất – cách ăn mặc của ông không khác mấy so với người nông dân nghèo nhất – một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông...
Tính giản dị của ông Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao sang, ông càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu của Việt Nam: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của.
Ông Hồ không tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử đến nỗi không cần những pho tượng, những cái đầu, những pho sách, những tấm ảnh để chứng tỏ điều đó cho mình và cho thiên hạ biết. Việc ông từ chối sự sùng bái cá nhân là đặc biệt đáng chú ý trong một xã hội kém phát triển…”
(Trích -117 Chuyện kể về Hồ Chí Minh - Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007).

BẪY ĐẠO ĐỨC

"Nếu vợ và mẹ đều bị rơi xuống sông, thì bạn sẽ cứu ai trước?"
1. Không nên cứu, mà hãy táng vào mồm đứa nào hỏi bạn câu đó. Vì nó chỉ muốn làm nhục bạn thôi, chứ nó đâu cần biết câu trả lời!!!
Táng nó xong rồi nhớ mắng thêm: "Sao mẹ mày không rơi xuống sông, mà mày cầu cho mẹ tao té sông hả mày???"
Bởi vì: Nếu bạn trả lời là cứu vợ trước -> A ha đứa bất hiếu!
Nếu bạn trả lời cứu mẹ trước -> A ha thằng mất dạy vô cảm, ai yêu phải mày đúng là khổ một đời làm dâu làm vợ thằng ích kỷ!
Câu trả lời nào cũng vi phạm đạo đức làm người! Vậy rõ ràng, kẻ hỏi bạn câu này chỉ muốn bạn rơi vào "bẫy đạo đức", chứ nó đâu thực sự cần quan tâm bạn sẽ cứu ai?


2. Bạn không cần băn khoăn tìm câu trả lời cho vấn đề đó! Bởi vì tất cả mọi nhân viên cứu hộ, cứu nạn trên đời này đều có một nguyên tắc:
- Cứu người gần nhất trước!
- Cứu người dễ cứu nhất, thuận tiện để cứu nhất!
- Mọi sinh mệnh đều đáng giá như nhau!
Nghĩa là khi rơi xuống nước, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã biến mất!
Trên máy bay, áo phao cấp cứu của khoang thương gia, VIP cũng như của ghế 0 đồng giá rẻ.
Nếu cứu nạn, người gần nhất được cứu trước, người dễ cứu nhất và tốn ít thời gian nhất để cứu sẽ được ưu tiên cứu trước. (Không bao giờ có chuyện, xuồng cứu hộ bỏ mặc 10 người chấp chới ở gần để bơi ra cứu 1 người ở xa trước!).
Vì thế, nếu trong thực tế, ai ở gần hơn sẽ được cứu trước. Và người trả lời câu hỏi ấy, không phải bạn! Bạn chỉ cần hành động theo lương tri và trực cảm thôi. Mặc mẹ những kẻ ôm áo phao đạo đức đứng trên bờ!
3. Nhưng nếu bạn không đấm được người hỏi, chỉ vì...
Người yêu bạn hỏi câu ấy! Cô í, thật xui xẻo, đã hỏi bạn: Nếu em và mẹ anh rơi xuống sông, thì anh cứu ai???
Cô ấy lấy một thứ giả định tàn nhẫn để bắt bạn phải chứng tỏ tình yêu?
Chia buồn với bạn! Việc duy nhất bạn phải làm không phải là trả lời câu hỏi ấy, mà là chia tay với cô gái ngu ngốc ấy!
Hãy nhớ lại mệnh đề duy nhất đúng: Kẻ đưa ra câu hỏi ấy, đâu phải vì muốn nghe câu trả lời của bạn? Mà họ chỉ đang muốn đẩy bạn vào một tình cảnh trớ trêu!
Đáng sợ hơn, đó là một người con gái mà mô thức tư duy trong đầu cô ấy, rút cuộc, hóa ra chỉ là: "Em và mẹ anh, anh chọn ai?"

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

NHỮNG NGƯỜI VIỆT ĐÃ VỊ THA NHƯ THẾ NÀO?

Người lính Hoa Kỳ trong bức ảnh trên là Dewey Wayne Waddell. Anh bị lực lượng phòng không miền Bắc Việt Nam bắn hạ vào vào 05/07/1967. Lần bị bắn hạ ấy cũng là lần thứ 47 anh tham gia vào một nhiệm vụ không kích tại chiến trường Việt Nam. Không ai tính được là trong mấy chục lần không kích trước đây, bao nhiêu người Việt đã ngã xuống, bao nhiêu gia đình đã mất đi người thân, bao nhiêu nhà cửa, công trình đã bị phá hủy…


Dewey Wayne Waddell cho biết khi bị bắn hạ, anh chỉ kịp bung dù ra và lát sau đã rơi xuống mặt đất. Nhiều người dân thấy anh, họ nhìn phi công này với ánh mắt căm thù và oán hận. Dewey Wayne Waddell tiến lộ với tờ TIME rằng những người dân Việt Nam mà anh ta gặp đều muốn giết anh ta. “Nhưng thật may là họ không giết tôi, họ chỉ muốn bắt tôi” - phi công này cho biết.
Một viên phi công khác giấu tên cũng trả lời trên tờ TIME, cho biết khi anh được đưa về Hanoi Hilton, nhiều người Việt Nam nhìn anh với gương mặt bực tức và oán hận. Nhưng họ không làm gì cả, chỉ nhìn chiếc xe đi qua.
William Reeder Jr, một phi công khác bị bắn hạ tại chiến trường Việt Nam cho biết không có bất cứ lòng tốt nào được thể hiện từ những người bắt giữ anh - những người lính cộng sản, trừ một vài lần anh được hút thuốc. Anh này cũng kể lại về một số lòng tốt của người dân nơi anh đi qua, họ biết anh là phi công Mỹ, người thân của họ đã ngã xuống vì máy bay Mỹ, họ nhìn anh với một cái nhìn đầy ám thị. Và chỉ nhìn thôi.
Đại tá Will Gideon, cựu Chỉ huy trưởng Phi đội Tiếp tế Không vận 437, cũng bị bắn rơi vào một phi vụ vào năm 1966. Vị đại tá này bị ngất xỉu, khi thức giấc, anh này thấy chân trái của mình được bó bột, còn vai và đầu được băng gạc. Với lòng kiêu hãnh của một tù binh, Gideon đã quyết định từ chối các bữa ăn không đầy đủ từ phía quân đội Bắc Việt, có lẽ anh này lo sợ về một tình huống ám sát. Nhưng sau đó, Gideon quyết định nghe theo lời của một sĩ quan khác là Browning, ăn một bát cơm và rồi một bát nữa, chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Một phi công nổi tiếng sau này là John McCain đã nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch sau khi bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Rất đông thanh niên Việt Nam đã nhảy xuống cứu ông và đưa ông ra khỏi đám đông đang rất thù hằn và kích động. Sau này, một số nguồn tin dẫn lời John McCain cho biết là người dân nhìn ông như muốn lao vào ông "ăn thua đủ", nhưng họ không có hành động gì cả.
Hơn 6,1 triệu tấn bom đạn đã được “trải thảm” xuống Việt Nam, nhiều gấp 3 lần số bom đạn tại Thế chiến 2, hơn 76 triệu lít hóa học diệt cỏ được “tưới” xuống các cánh rừng, cánh đồng ở Việt Nam nhằm làm lộ diện các con đường hành quân và phá hoại mùa mạng. Hơn 200 ngàn dân thường thương vong, khoảng 100 ngàn gia đình mất nhà cửa hoặc hư hại do những thiết bị bay từ không quân Hoa Kỳ.
Với những con số ấy, đủ để minh chứng cho hai thứ gọi là “tội ác” và chính thứ tội ác đó tạo ra một lòng căm thù trong những người Việt. Nhưng sự căm thù ấy, được trả lại bằng hai chữ “chiến đấu”, bằng lực lượng phòng không - không quân, bằng tên lửa, bằng máy bay, bằng cao xạ hoặc AK… Chứ không phải bằng lao vào hành hung, đánh đập hay giết hại những “giặc lái”.
Will Gideon nhiều lần từng trả lời truyền thông Hoa Kỳ rằng ông bị thẩm vấn, bắt giam, tra khảo. Ngoài ra, vấn đề ăn uống cũng khá phức tạp. Theo chính sách từ phía ta, khẩu phần ăn của lính Mỹ bị bắt giam tương đương với khẩu phần của các sĩ quan quân đội cao cấp, phía ta cũng nhờ Đại sứ quán Pháp kết nối với phía Mỹ nhằm hỗ trợ đồ ăn, lương thực, liên lạc với gia đình lính Mỹ. Nói tóm lại, một tù binh Mỹ có suất ăn ngang với một gia đình ở Hà Nội, thậm chí có nhiều đồ ăn ngoại mà chỉ có những người giàu có mới được nếm thử. Vào mỗi ngày lễ đặc biệt của người Mỹ, phía ta đều tổ chức cho họ. Vì họ, ngoài tư cách là tù binh, là cũng là một trong những chiến lược ngoại giao của phía ta.
Về cuối đời, Will Gideon có trả lời rằng ông không có ác cảm với những người Bắc Việt - những người từng giam giữ ông và thậm chí có những cái nhìn thiện cảm hơn về họ. Và nhiều người cũng như Will Gideon, nhiều người phi công Mỹ quay trở lại Việt Nam, gặp những người lính Bắc Việt xưa cũ.
“Nếu tôi là họ, có người thân, bạn bè chết vì bom đạn như họ, tôi không dám chắc là sẽ hành động bình tĩnh được như họ”
Sĩ quan Robert P.Chenoweth cho biết ông ở Hà Nội vào đúng những ngày Điện Biên Phủ trên không, ai cũng lo lắng là sẽ bị bom đạn đánh trúng. Những người lính Mỹ nghĩ rằng những người quản giáo Việt Nam sẽ bỏ họ mà đi lánh nạn nhưng mà không. Những người quản giáo Việt Nam vẫn ở lại, còn nói rằng sẽ tặng ông một chiếc ấm tích vào ngày mà ông được trở về Mỹ. Sĩ quan này cho biết cũng từ lúc ấy, ông nhận ra được chính nghĩa từ những người Việt Nam.

Một cô gái móc trộm túi lính Mỹ tại Sài Gòn thời chế độ VNCH.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội chung cả nước, ngày 25 tháng 6 năm 1976:


“Ở miền Nam, những người trước đây nhờ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ mà có một mức sống vật chất vượt xa khả năng của nền kinh tế trong nước và kết quả lao động của bản thân họ, nên hiểu rằng đó là một cuộc sống phồn vinh giả tạo, đổi bằng đ.au kh.ổ, c.hết c.hóc của hàng triệu đồng bào, bằng sự triệt phá biết bao xóm làng, thị trấn, bằng sự sa đọa của biết bao thanh niên, bằng sự chà đạp nhân phẩm của biết bao phụ nữ ở các vùng tạm bị chiếm, và bằng nhục mất nước.
Họ nên hiểu rằng lối sống chạy theo những nhu cầu giả tạo theo kiểu "xã hội tiêu thụ", đua đòi theo những thị hiếu tầm thường, hoàn toàn trái với cuộc sống hạnh phúc văn minh chân chính. Những đồng bào ấy ngày nay có thể và cần trở lại với thực tế, trở về với cuộc sống của dân tộc, sống bằng kết quả lao động của mình. Đó là con đường để tiến tới một cuộc đời tươi vui, đẹp đẽ, có ý nghĩa, có phẩm giá, có hạnh phúc thật sự và lâu bền cho chính mình và con cháu mình.”

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

NGUYỄN VĂN ĐÀI KIẾM SỐNG BÊN TRỜI TÂY!

Trong khi nhiều nhà rân chủ khi được xuất khẩu ra nước ngoài thì bị sốc về văn hóa, sốc về trình độ, sốc về sự thật dân chủ nhân quyền mà từ đó đau khổ, chán ghét thậm chí là lên án cuộc sống phương Tây thì Nguyễn Văn Đài lại tỏ ra thích nghi khá nhanh với cuộc sống tại Đức. Khi lần lượt đưa hết đội ngũ tổ chức Hội Anh em dân chủ ở trong nước vào tù, Nguyễn Văn Đài đã tìm cách để được diện tha bổng, xin tị nạn xuất khẩu ra nước ngoài. Để rồi, tiếp tục gây dựng lại Hội anh em dân chủ tại đây, biến nó thành công cụ chống phá, công cụ kiếm tiền của y, biến một tổ chức phản động trong nước thành một tổ chức phản động lưu vong.


Trần Thu Hà, một cộng sự khá thân thiết của Nguyễn Văn Đài khi ở trong nước, dành cả tuổi thanh xuân và cuộc đời để cống hiến cho sự nghiệp của Đài. Vào tù ra nước ngoài cùng với Đài trong cùng dịp nhưng chưa đầy nửa năm sống tại Đức, Thu Hà đã phải lẳng lặng về Việt Nam. Nhưng đi thì dễ chứ về thì khó, Thu Hà buộc phải quay lại Đức. Hà chua xót tâm sự rằng: "đừng dựa vào thế lực từ bên ngoài nào, người Việt hải ngoại hay áp lực quốc tế chỉ có tác nhân trợ lực". Cũng từ đây mâu thuẫn giữa Hà và Đài bộc lộ, Đài chữa thẹn bằng cách tung tin Hà bị tâm thần trong khi Hà cũng không ngân ngại vạch bộ mặt thật của Đài trước cư dân mạng: "Tôi đã im lặng trong một thời gian khá dài, điều này đã tạo cơ hội cho những kẻ xấu cố tình (mà tôi sẽ nêu cụ thể ở đây là ls Nguyễn Văn Ðài) phao tin đồn nhảm rằng tôi bị tâm thần, cố tình hạ uy tín của tôi để nhằm bảo vệ mình, mặc dù tôi đã cảnh cáo vài lần là phải đính chính thông tin". Thế là hết đời 1 thiếu nữ cả tin.
Vừa qua, Đài sang Anh nhằm tiếp tục phát triển tổ chức tại đây. Nghe Đài khoe ở đây, Hội Anh em dân chủ cũng được sáu chục mống. Đài cũng khoe 1 cô bé trẻ đẹp, non (nớt) là thành viên mới nhất của Đài. Nhìn cô gái xinh đẹp về hình thức nhưng đang dần tối rầm về nội dung mà tôi lại thấy buồn cho cô gái ấy. Ánh mắt khao khát đầy tự hào của vị Chủ tịt đang đắm đuối nhìn hội viên, nghĩ cách khai thác hết tiềm năng, cái tay muốn chạm vào cái tay mà tôi chỉ nghĩ rằng: Âu cũng là xong một kiếp người.
Và phải công nhận, Đài đúng là một trí thức phản động khi thích nghi khá nhanh, biết kiếm tiền (có lẽ cả tình) khá nhạy ở bên trời Tây.

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

Ngày 24-11-1946: Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.
Cách đây 75 năm, kể từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, dưới ngọn cờ của Đảng, Nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới thấm đẫm tinh thần yêu nước và lý tưởng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đất nước và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam.
Cùng với chính trị và kinh tế, văn hóa Việt Nam giữ một vai trò và vị trí trọng yếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay sau hơn ba thập kỷ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu to lớn và nhiệm vụ nặng nề đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục hoạch định phương hướng vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa có ý nghĩa cấp bách nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngang tầm công cuộc phát triển đất nước nhanh và bền vững, trong tầm nhìn tới năm 2045.


Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước, là văn hóa, trên nền tảng chính trị Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là văn hóa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, hiển nhiên là chúng ta cần xây dựng và phát triển một chiến lược về văn hóa của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước mắt với tầm nhìn tới năm 2030 và 2045. Nói một cách khái quát, đó là văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, với khát vọng Việt Nam xã hội chủ nghĩa độc lập và hùng cường.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam, là mục tiêu, là động lực phát triển của lịch sử Việt Nam. Cụ thể là, cái nền tảng, cái mục tiêu, cái động lực đối với Việt Nam suốt từ thời cổ đại, đó chính là: Nghĩa đồng bào, vì nước quên mình, trừ bạo an dân, tinh thần đoàn kết rộng rãi…
Vũ khí tinh thần ấy, vũ khí văn hóa cơ bản nhất ấy được hun đúc và tiếp tục được lưu truyền và ngày càng trở thành hùng khí quật khởi đặc biệt ở vào những bước ngoặt lịch sử dân tộc, để Việt Nam ta ngày càng có vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Đồng hành với lịch sử dân tộc, sự vận động của văn hóa Việt Nam ngày càng sinh động với sự lan tỏa, thăng hoa rộng lớn, với chiều sâu thẳm tạo dựng nên gương mặt Việt Nam, với trí tuệ, khí phách, cốt cách, phong thái và bản lĩnh Việt Nam không thể trộn lẫn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập toàn cầu.
Rõ ràng, văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, một mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang bản sắc dân tộc được Đảng và nhân dân ta xác định là một trong các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó chính là quá trình xử lý một cách khoa học với các mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa và tính hiện đại của văn hóa, giữa văn hóa dân tộc và văn hóa thời đại nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam vừa mang bản sắc dân tộc vừa ngang tầm với thời đại, là một nhân tố bảo đảm cho cuộc hội nhập thế giới của đất nước một cách toàn diện, hiệu quả.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

GIẢI MẬT VỀ ĐIỆP VIÊN H3 NGƯỜI KHIẾN CIA KINH NGẠC

Với hơn 20 năm sống trong lòng địch, 16 năm sống trong sào huyệt của Quân đội ngụy Việt Nam Cộng hòa, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Minh, người mang bí số H3 của Phòng Tình báo B2, đã thể hiện bản lĩnh kiên cường và mưu trí “siêu việt”. Giữa “biển giáo, rừng gươm”, một mình hoạt động đơn tuyến, ông đã tạo nên “tấm bình phong” an toàn ngay giữa sào huyệt của địch để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cách mạng giao phó.


Đại tá Nguyễn Văn Minh sinh năm 1933, tại Hưng Yên, trong một gia đình thợ thủ công. Lớn lên, ông vào Sài Gòn làm công nhân và tham gia hoạt động bí mật trong Mặt trận Liên Việt. Năm 1959, ông được Quận ủy Thủ Đức cử làm nhiệm vụ lọt vào quân đội ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1963, lợi dụng sự kiện chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các phe phái ngụy quân, ngụy quyền chèn ép nhau để tranh quyền, đoạt lợi, ông tìm cách vào được hàng ngũ kẻ thù với chức danh nhân viên văn thư của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có. Không lâu sau đó, Nguyễn Cao Kỳ lật đổ Nguyễn Hữu Có, nhưng với vỏ bọc là một nhân viên quân sự mẫn cán, tận tụy với công việc, được nhiều người quý mến nên ông được tiếp tục tin dùng. Từ đó, ông trở thành một trong 4 nhân viên văn thư bảo mật của Văn phòng Tổng tham mưu trưởng.
Công việc hằng ngày của ông là tiếp nhận và lưu trữ công văn đi, đến giữa Văn phòng Tổng tham mưu trưởng với các cơ quan, đơn vị trong quân đội ngụy, đặc biệt là trao đổi công văn với Phủ Tổng thống, với các cơ quan Bộ Quốc phòng, các quân đoàn, quân khu. Công việc này tạo cơ hội cho ông tiếp cận nhiều tài liệu tối mật của địch. Chính vì đặc thù công việc nên ông luôn bị các cơ quan mật vụ, an ninh của địch để ý, theo dõi. Để tránh bị lộ và che mắt kẻ thù, ông khéo léo nhận về mình nhiều phần việc nhưng không sao chụp tài liệu mà rèn luyện ghi nhớ toàn bộ các công văn được tiếp cận hằng ngày. Đến đêm, ông thức trắng để viết lại nội dung công văn trong ngày, chuyển ra ngoài cho tổ chức. Các ý đồ lớn của địch, như kế hoạch bình định nông thôn, kế hoạch lấn chiếm, xóa các vùng giải phóng… đều được ông báo cáo chính xác.
Đầu năm 1975, ông đã báo cáo về căn cứ một tin quan trọng có tính quyết định là: Mỹ không đưa quân trở lại nếu ta đánh lớn vào giải phóng Sài Gòn. Thông tin này đã giúp Bộ Chính trị có thêm cơ sở quyết định mở cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trong thời gian ngắn nhất để giải phóng miền Nam, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giành thắng lợi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đặc biệt, trong ngày 30/4/1975, khi Quân Giải phóng đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy, chính ông đã động viên các viên chức trong văn phòng của tướng Cao Văn Viên gìn giữ, niêm phong kho tàng, hồ sơ, bảo toàn tài liệu, máy móc trong văn phòng để bàn giao cho Quân Giải phóng.
Đại tá Nguyễn Văn Minh - H3 - đã trở thành một trong những điệp viên huyền thoại, khiến kẻ thù kinh ngạc về bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần “thép” của ông. Năm 1999, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO CỦA MỸ ĐỘI VỐN GẦN 44 TỈ USD

Theo The Times, chính quyền bang California đang phải đối mặt với khoản chi gần 1 tỷ đô bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong năm 2021 theo đề xuất từ ​​các nhà thầu của **dự án đường sắt cao tốc** **dài gần 200km (tổng chiều dài dự án trong giai đoạn 1 là 840km và hơn 1300km trong giai đoạn 2)** nối 2 thành phố lớn là San Francisco và Los Angeles. Được biết, suốt 8 năm qua, Cơ quan Đường sắt Cao tốc của bang California hầu hết đã chấp thuận phê duyệt khoản tiền bổ sung cho các mức tăng như vậy.


Chi phí dự án tiếp tục tăng - và khả năng cao sẽ lại xảy ra các vấn đề tương tự trong vài năm tới - đang làm khó khăn thêm điều kiện tài chính vốn đã rất eo hẹp của dự án **gần 100 tỷ USD** này.
Tiểu bang đã chi một khoản ngân sách **22,8 tỷ đô la** để xây dựng một phần phân đoạn từ Bakersfield đến Merced. Ban đầu, việc xây dựng hệ thống tàu cao tốc từ Los Angeles đến San Francisco **được chốt ở mức 33 tỷ USD**. Nhưng chi phí tăng cao có thể sẽ khiến chính quyền bang California sa lầy hơn vào những khoản bù vốn khổng lồ tương tự trong tương lai.
Các nhà thầu xây dựng các hạng mục như cầu cạn, cầu vượt trong các gói thầu đã đệ trình hàng chục khiếu nại mới trong năm nay về sự chậm trễ trong biệc phố trí vốn xây dựng và việc thay đổi thiết kế của dự án, khẳng định đó là lỗi của cơ quan có thẩm quyền. Cũng theo đó, **nguyên nhân của sự chậm trễ này được cho là sự thay đổi thiết kế của dự án so với bản kế hoạch được phê duyệt ban đầu, sự chậm chạp trong công tác di dời hạ tầng kỹ thuật và công tác giải phóng mặt bằng**.
Vào tháng 6 năm 2021, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã khôi phục khoản tài trợ 929 triệu đô la cho đường sắt cao tốc của California. Việc cựu Tổng thống Donald Trump cắt vốn vào năm 2019 đã khiến nguồn tài trợ cho dự án gặp khó khăn dẫn đến sự chậm trễ kéo dài và chi phí gia tăng.
Tổng thống kế nhiệm thuộc đảng Dân Chủ là Joe Biden thì ngược lại, ông đã có những hành động ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển hệ thống đường sắt cao tốc và đã thề đảm bảo Hoa Kỳ “có hệ thống đường sắt sạch nhất, an toàn nhất và nhanh nhất trên thế giới”.
Dự án đường sắt cao tốc của California cũng là dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Hoa Kỳ và hiện đang được đặt mục tiêu hoàn thành vào những năm 2030. **Tổng chi phí ước tính củ dự án là 80 tỷ USD vào năm 2020 nhưng cuối cùng có thể lên tới 99,8 tỷ USD tại thời điểm hoàn thành**.
Chính quyền bang California cho biết tàu sẽ đi từ San Francisco đến lưu vực thành phố Los Angeles với tốc độ có thể hơn 322 km/h khi đi vào hoạt động full công suất vào năm 2033.
Dự án này hiện **đang được xây dựng trên một phân đoạn dài khoảng 175km đầu tiên** ở vùng Thung lũng Trung tâm của California với 35 vị trí việc công trường đang hoạt động. Cơ quan chức năng cho biết họ dự kiến ​​sẽ có các chuyến tàu thử nghiệm trên mặt đất vào năm 2025-2026 và phục vụ hành khách vào năm 2029.

MẠNG XÃ HỘI VÀ CUỘC CHIẾN TRUYỀN THÔNG!

Chỉ trong 2 ngày 22 và 23/11, báo Thanh niên online– một trong những tờ báo điện tử lớn nhất VN đã đăng liên tiếp 5 bài chỉ nói về một vấn đề: kiện bà Phương Hằng. Cùng với báo Thanh niên, nhiều tờ báo khác cũng lên tiếng về vấn đề này. Ở góc độ cá nhân, 2 nhà báo kỳ cựu “có tiếng” là Nguyễn Đức Hiển và Hàn Ni đã liên tục sử dụng trang cá nhân để tuyên chiến với bà Nguyễn Phương Hằng.


Một điều chưa từng có trong lịch sử. Một bên streamer triệu view và một bên là các nhà báo kỳ cựu. Nếu trước đây, chẳng có ai, kể cả quan chức, dám công khai tuyên chiến với nhà báo – quyền lực thứ 4 trong xã hội hiện nay. Báo chí giữ vai trò chi phối lĩnh vực truyền thông, khiến không ít doanh nhân, thậm chí là quan chức phải kiêng nể nhiều phần, có những nhà báo đã dùng sức mạnh của mình đến mức: “Bắt phong trần, phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Nhà báo, không đơn thuần là cây bút mà còn là đầu mối quan hệ, giải quyết công việc nhạy cảm; lại là vũ khí, để nhóm lợi ích này đánh nhóm lợi ích kia. Và truyền thông bẩn được cơ hội phát triển như nấm mọc sau mưa.
Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và sự suy giảm uy tín của phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo điện tử, nhiều người đã không tin vào tính khách quan, công bằng của báo chí, nhất là báo điện tử. Nhiều nhà báo kiêm KOLs trên mạng như Trương Châu Hữu Danh, Trương Duy Nhất, Bạch Hoàn,… bị bắt giữ và lộ ra hàng loạt những khuất tất, niềm tin đối với nhà báo đang ít dần lên, thay vì đó, người ta đặt niềm tin hơn vào những người như bà Phương Hằng. Người ta thích nghe một cô doanh nhân, dù chữ nghĩa không nhiều lên livestream, thay vì bỏ thời gian để đọc những bài viết được gọt dũa, biên tập kỹ càng.
Một cuộc chiến thực sự đang nổ ra - cuộc chiến giữa truyền thông xã hội và truyền thông đại chúng. Và phần thắng sẽ thuộc về ai mà dư luận tin rằng họ chiến đấu vì công lý và lẽ phải.

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

THÓI ĐỜI "GHEN ĂN TỨC Ở" CỦA TỔ CHỨC KH.Ủ.N.G B.Ố VIỆT TÂN

Nhân sự kiện Vifast ra mắt thành công hai mẫu
xe điện là: VF e35 và VF e36 tại triển lãm xe quốc tế Los Angeles vừa qua. Sự kiện này đã ngay lập tức khiến cho tổ chức k.h.ủ.ng b.ố Việt Tân tức trào m.á.u mũi...
Để tỏ rõ sự "ăn ớt" của mình, Việt Tân đã cho giật một cái tít thể hiện sự "...dốt bền" của mình rằng: Tự hào Vinfast có là tự hào dân tộc?
Việt Tân hỏi, có nên tự hào không ư? Tự hào quá đi chứ. Một thương hiệu Việt Nam được bay cao bay xa trên trường quốc tế như thế, hỏi tại sao lại không tự hào?


Một sản phẩm do một tập đoàn lớn của Việt Nam sản xuất đã vươn ra "biển lớn" và bước đầu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường "khó tính" như Mỹ thì sao lại không tự hào?
Một tập đoàn Việt Nam phát triển vững mạnh, đưa lại nhiều nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là cơ sở để xây dựng một đất nước hùng cường, chăm lo đời sống Nhân dân, sao lại không tự hào?
Giật tít theo kiểu của Việt Tân thì "tự hào dân tộc" chắc phải là những cái gì đó vô cùng to lớn thì cỡ như: Việt Nam phải là siêu cường quốc tế, phải đứng thứ 5, thứ 10 thế giới thì mới đáng tự hào? Nhưng xin thưa rằng: Nếu không có những cái nhỏ thì làm sao có cái lớn, không có cái nền móng vững chắc thì làm sao có chỗ đứng và vị trí, thứ hạng cao trong tương lai???
Đúc kết lại từ trước đến giờ, cái gì mà Việt Tân phản đối hay bêu xấu... thì xác định là Việt Nam ta đang làm đúng, đang vững bước đi lên. Thế nên, những người dân Việt Nam chân chính luôn rất tự hào về đất nước mình, tự hào về những doanh nghiệp lớn biết vượt qua mọi "giới hạn" để vươn ra biển lớn như Vinfast và đó chính là sự kiêu hãnh và lòng tự tôn, tự hào dân tộc.
P/s: Nếu Việt Tân muốn biết có "tự hào" hay không thì hãy vào đường link sau đây để xem phần review của nữ Streamer hót nhất thế giới về hai mẫu xe của Vinfast nhé..

THẦY GIÁO DUY NHẤT TRONG SỬ VIỆT ĐƯỢC SUY TÔN LÀ NHÀ BÁC HỌC

Nước ta từng xuất hiện nhiều thầy giáo kiệt xuất. Họ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn hết lòng vì nước, vì dân. Một trong số đó là nhà giáo, nhà bác học Lê Quý Đôn.


Lê Quý Đôn sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ (2 tháng 8 năm 1726) tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tên thuở nhỏ của ông là Lê Danh Phương, ông là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".
Suốt cuộc đời, ông đọc sách không biết mệt mỏi và viết sách không mệt mỏi, cũng vì thế mà kiến thức của ông uyên thâm, hiểu biết sâu rộng, ngòi bút lại như bay, múa, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng cho đời.
Lê Quý Đôn còn được biết đến là người có trí nhớ tốt, như Lịch đại danh hiền phổ đã nhận xét là "thông minh lạ thường, lớn lên đi học, nội sách vở gì, ông đã xem một lần là không quên". Có giai thoại cuốn sổ của xã trưởng biên tên người nộp thóc chẳng may bị hỏa hoạn, cháy ra tro, Lê Quý Đôn từng đọc lướt qua, nên cứ theo trí nhớ mà đọc vanh vách cho xã trưởng ghi lại.
Ông có những cống hiến trên nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học… Tuy tác phẩm của ông đã thất lạc ít nhiều nhưng những bộ còn lưu lại cũng là một kho tài liệu để khảo cứu về lịch sử, địa dư và văn hóa của nước ta. Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình nhận định: “Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, Lê Quý Đôn là một học giả kiệt xuất nhất, một nhà khoa học lớn nhất, đã có những đóng góp hết sức to lớn vào kho tàng văn hóa của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.”
Tại quê hương ông còn có "Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn" được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia (Quyết định 235 VH/QĐ ngày 12-12-1986 của Bộ Văn hóa Thông tin), nơi đây hàng năm vào ngày sinh của ông và ngày Nhà giáo Việt Nam thường có nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích, tưởng nhớ công ơn của nhà bác học xuất chúng. Tên ông được dùng để đặt tên cho nhiều trường học, nhiều đường phố trên khắp đất nước Việt Nam./.

NHÀ BÁO TRUNG QUỐC BỊ PHẢN BIỆN “NGẬP HÀNH” KHI NÓI VIỆT NAM XÂM LƯỢC TRUNG QUỐC

Ngày 14/11 vừa qua, giáo sư gốc Hy Lạp Yanis Varoufakis viết trên Twitter cho rằng Trung Quốc đã bắt nạt Việt Nam và có nhiều cuộc giao tranh đẫm máu với Ấn Độ và những gì mà Trung Quốc làm giống với biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc. Thì Chen Weihua đã phản hồi rằng: “Hầu hết mọi người đều cho rằng các quốc gia lớn bắt nạt các quốc gia nhỏ. Nhưng Việt Nam ở năm 1979, họ đã nhiều lần khiêu khích bắt nạt Trung Quốc. Đó là vì sao chúng tôi quyết định dạy cho Việt Nam một bài học. Người Trung Quốc đã khoan dung với các hành động của Việt Nam cho đến khi “lằn ranh đỏ” bị vượt qua”. Chen Weihua, nhà báo theo tư tưởng dân tộc Trung Quốc, chánh văn phòng EU của tờ China Daily - một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Twitter ekstasis: “Này anh bạn, tôi có một câu hỏi, năm 1978, Việt Nam đã làm gì khiến Trung Quốc khó chịu?”. Năm 1978, Việt Nam đã tấn công Khmer Đỏ - thứ mà Trung Quốc đã hậu thuẫn và luôn bao bọc. Điều đáng lên án ở đây là Khmer Đỏ là một chế độ diệt chủng, nhưng Trung Quốc luôn muốn duy trì chế độ ấy bằng việc “bảo kê” trên trường quốc tế.
Twitter GakiLiu13: “Theo Hoàng Văn Hoan, một người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ trốn qua Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã xâm lược Khmer Đỏ và tấn công Trung Quốc”. Twitter Jeff Fecke mỉa mai: “Ai sẽ khóc cho Khmer Đỏ”. Tài khoản Ka1312TheRoll cho biết, Khmer Đỏ đã thực hiện một cuộc diệt chủng nhắm vào Nam Bộ của Việt Nam và tấn công biên giới phía Nam của Việt Nam.
“Tự dưng Việt Nam xâm lược Campuchia và bắt nạt Trung Quốc. Họ nghĩ họ mạnh bằng Hoa Kỳ + Liên Xô à? Người Trung Quốc ơi, vu cáo cũng phải có tính logic chứ” - Twitter McKennie.
Nhà sử học gốc Brazil Jones Manoel có gần 150 ngàn lượt theo dõi trên Twitter, 180 ngàn đăng ký trên Youtube cho biết phía Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ cuộc xâm lược Việt Nam ra khỏi chiến lược ngoại giao của Trung Quốc thời kỳ đó.
Brecht Jonkers, Tổng biên tập của một tờ báo tại Yemen bức xúc: “Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để ủng hộ Khmer Đỏ. Tại sao Việt Nam xung đột với Khmer Đỏ? Đó là vì Khmer Đỏ đã xâm lược Việt Nam trước và thảm sát người dân Việt Nam”.
Twitter Clovis cà khịa: “Đúng rồi. Trung Quốc đã dạy cho Việt Nam một bài học. Bài học là số lính Trung Quốc thiệt mạng trong 1 tháng chiến đấu với Việt Nam bằng số lính Mỹ thiệt mạng tại Việt Nam trong 8 năm”.
Nhà hoạt động KnowNothingTV có 40 ngàn theo dõi trên Twitter cho biết: “À quên. Không ai có thể quên việc Việt Nam “bắt nạt Trung Quốc” bằng cách chấm dứt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ”. Một tài khoản khác phản hồi: “Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ như một đứa con. Đứa con này phạm tội ác diệt chủng. Nhưng bố mẹ chúng vẫn bao che và còn đi tấn công lại những người thực thi công lý”.
Tài khoản dragon_sickle viết: “Việt Nam đã bắt nạt Trung Quốc như thế nào? Anh có thể giải thích? Điều anh nói rất vô nghĩa”. Tài khoản HareDurer: “Trung Quốc đã thua trong một cuộc chiến với Việt Nam và Chen Weihua rất cay cú vì điều đó”.
“David "bắt nạt" Goliath” - một bình luận của tài khoản Twitter có vẻ như của một người Việt Nam.
“Trung Quốc coi Việt Nam là quốc gia anh em. Nhưng họ không giúp đỡ Việt Nam. Ngược lại, họ còn tấn công Việt Nam khi quốc gia này vừa mới trải qua chiến tranh. Tại sao họ không đem quân đi đánh Khmer Đỏ? Hàng triệu người Campuchia đang cầu cứu và Trung Quốc làm ngơ trước điều điều đó”
Dân mạng accidentalflyer: “Việt Nam đã “bắt nạt” bằng cách lật đổ Pol Pot và Khmer Đỏ. Còn Trung Quốc lại là người ban hành ra Cánh đồng Chết”. Cánh đồng Chết - tên tiếng Anh là Killing Fields, tên một khu vực mà Khmer Đỏ dùng để chôn 1 triệu người vô tội trong chiến dịch diệt chủng.
“Bạn đã dạy một bài học cho người khác. Bài học ở đây là bạn đột nhập vào nhà của anh ta và bị anh ta đá đít (???)” - Twetter Lycy Dream.
Người Trung Quốc nói rằng họ "dạy cho Việt Nam một bài học". Bài học ở đây là gì? Người Trung Quốc lại không nói rõ. Vậy với người Việt Nam, bài học rút ra sau cuộc chiến 1979 là gì? Người Trung Quốc không dám nói về Tuol Sleng - một bảo tàng diệt chủng ở Phnom Penh, không dám nói về thảm sát Ba Chúc... về việc họ lờ đi việc Khmer Đỏ chủ động tấn công Việt Nam.
Họ nói Việt Nam nhiều lần xâm phạm lãnh thổ, bắt nạt người dân Trung Quốc, nhưng suốt bao nhiêu năm tháng qua, chẳng có bằng chứng nào được đưa ra cả. Còn ở Việt Nam, câu chuyện thảm sát Tổng Chúp vẫn ám ảnh bao lâu qua.
Đúng là lời nói dối từ 1979.

XUYÊN TẠC TRƠ TRẼN VÀ XÚC PHẠM LỄ TƯỞNG NIỆM NẠN NHÂN COVID-19

Đại dịch Covid-19 hai năm qua đã gây ra nhiều thiệt hại, không phân biệt giàu nghèo, các ngành nghề, cấp bậc. Cứ thế Covid-19 lặng lẽ tấn công cướp đi hơi thở của hơn 23.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trên cả nước. Trong số đó có cả trẻ em, phụ nữ mang thai, những bác sĩ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Dịch Covid-19 len lỏi vào từng ngõ ngách, từng ngôi nhà và lấy đi sinh mạng của biết bao người, để lại một nỗi mất mát, một khoảng trống khó lòng khoả lấp nổi.
Để tưởng nhớ những người ra đi, xoa dịu đau thương mất mát của người ở lại, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã phối hợp với TP.HCM và các tỉnh tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Buổi lễ nhằm tưởng nhớ những người không may mắn qua đời vì đại dịch Covid-19, chia sẻ những nỗi đau với những gia đình mất người thân. Đồng thời, lễ tưởng niệm cũng là để khích lệ mọi người cùng nhau cố gắng vượt qua đại dịch.


Lễ tưởng niệm đã được rất nhiều người đông đảo hưởng ứng trên khắp cả nước. Nhưng bên cạnh sự chia sẻ, cảm thông ấy thì còn đối tượng cố tình xuyên tạc những giá trị, tầm quan trọng cũng như công lao của tuyến đầu chống dịch và các cơ quan đang ngày đêm nỗ lực ngăn chặn Covid-19. Điển hình trong đó là đối tượng Thạch Vũ và trang mạng Chân Trời Mới Media, nói về ngày lễ tưởng niệm 19/11 là “Hoà tan trách nhiệm, ý định chuyển hướng dư luận”. Thậm chí, chúng còn kêu gọi mọi người với lời lẽ kích động gây mất đoàn kết: “Chúng ta, những người sống sót, không thể để oan hồn của 20000 người không đáng chết phải chết bị đẩy vào quên lãng, bị ‘xí xoá huề cả làng’”.
Đối tượng này còn cho rằng “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định mừng 30/4, 1/5, phải đi bầu cử 23/5”, phải làm căn cước ngày đêm, thi tốt nghiệp… trong lúc trận đại dịch đang quét qua cả thế giới”. “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung KHÔNG CHỮA TRỊ, nhốt chung F0 và F1, bỏ đói rất nhiều khu vực bị phong toả.”.
Quả thật đây là một cái nhìn sai lệch và đáng lên án. Có thể thấy ngày 30/4 và ngày 1/5 là những sự kiện quan trọng và có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Không thể nói rằng, vì quyết định nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong lúc dịch bệnh làm phát sinh thêm nhiều ca tử vong hay là “nạn nhân” của quyết định đó được. Trong lúc dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại nhất là vào dịp nghỉ lễ, Bộ Y Tế đã kêu gọi người dân hạn chế đến nơi công cộng, tụ tập đông không cần thiết, không được chủ quan, lơ là. Cho nên, dù đã nghỉ lễ nhưng Bộ Y Tế đã ra khuyến cáo và đề nghị người dân làm theo để đảm bảo an toàn, không thể quy chụp “nghỉ lễ làm lây lan thêm dịch bệnh”. Như vậy là vô căn cứ và thiếu trách nhiệm.
Tương tự, trong những ngày bầu cử Quốc hội, việc làm Căn cước công dân hay thi tốt nghiệp đã được cơ quan các cấp hướng dẫn cách tổ chức tuân thủ đầy đủ các biện pháp y tế, bảo đảm quy tắc 5K trong xuyên suốt quá trình. Tạo thuận lợi tối đa các hoạt động được diễn ra thuận lợi, thông suốt, an toàn, tiết kiệm và đúng luật.
Càng không thể nói rằng “Người thân chúng ta là nạn nhân của những quyết định cách ly tập trung không chữa trị, nhốt chung F0 và F1, bỏ đói rất nhiều khu vực bị phong toả.”. Chính vì số lượng gia tăng ngày càng nhiều của dịch bệnh, từ khu vực này sang khu vực khác nên mới phải có các biện phong toả, cách ly tập trung. Đó là biện pháp căn bản cần thực hiện trong thời gian này để giảm thiểu tình trạng lây lan thêm dịch bệnh, tiến hành khoanh vùng xét nghiệm và điều trị một cách kịp thời.
Khi bị phong toả hay bị cách ly, người dân được chăm sóc chứ không hề “bị bỏ đói” như lời đối tượng xuyên tạc xằng bậy. Họ được chăm lo về sức khoẻ lẫn bữa ăn một cách chu đáo, thậm chí có những đoàn người tình nguyện, lực lượng quân đội cùng nhau tiếp sức đến những vùng phong toả, vào từng nhà giao những phần ăn, lương thực thực phẩm cho người dân một cách an toàn.
Vì vậy, không thể quy chụp cho các sự việc trên là nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, gây nhiều ca tử vong cho người dân. Đồng thời không thể nói, các cơ quan chức năng là “những kẻ ra các quyết định đẫm máu”, không thể phủ nhận những công lao của những cán bộ, cơ quan các cấp đang ngày càng siết chặt, đưa ra các giải pháp giảm thiểu sự mất mát.
Như vậy đối với những lời của đối tượng như Thạch Vũ là thiếu căn cứ và không xác thực mang tính công kích. Không những vậy, chúng còn kích động người dân “Hãy tương kế tựu kế” chống phá lại cuộc tưởng niệm vào 19/11 và còn khẳng định “Vũ Đức Đam và quan chức TP.HCM phải bị truy tố về cái chết của hơn 20 000 sinh mạng con người!” Quả thật đây là những lời lẽ vô cùng thiếu căn cứ và thiếu trách nhiệm, thấy được sự kém hiểu biết cũng như không có tinh thần đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh trong lúc thời điểm căng thẳng. Cho nên trong tình thế lúc bây giờ yêu cầu mọi người thật sáng suốt để không bị những tin xấu tác động đến mình, cùng nhau đoàn kết với nhân dân cả nước, tin vào Đảng và sự lãnh đạo của cơ quan nhà nước quyết tâm chống dịch vì một tươi lai tươi sáng.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

VIỆT TÂN - KẺ "ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ" THỜI ĐẠI DỊCH

Thời gian gần đây, các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Nổi bật trong đó phải kể đến tổ chức phản động Việt Tân.


Vẫn những thủ đoạn quen thuộc, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube… bọn chúng tập trung đăng tải các bài viết phản cảm, phản ánh sai sự thật về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Chúng ra sức xuyên tạc tình hình, gây mất đoàn kết trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của chúng ta. Ngày 15.9, sau khi VTV phát sóng phóng sự “Ranh giới” phản ánh thực tế diễn biến trong tâm dịch, Việt Tân cho ra đời “Ranh giới cho thấy nhà nước bạc bẽo thế nào với các y bác sĩ, nhân viên y tế”. Lợi dụng chính sách cho người lao động sau giãn cách xã hội được rời các tỉnh phía Nam trở về quê nhà, Việt Tân đã có ngay bài “Hội chứng về quê và khủng hoảng lòng tin” được đăng tải ngày 4.10.2021 trên YouTube. Ngày 5.11.2021, Việt Tân lại tung ra chương trình “Nhà nước Cộng sản Việt Nam chống dịch Covid-19 bằng cách đàn áp người dân”.
Không chỉ lợi dụng tình hình dịch mà chúng còn bám sát các sự kiện kinh tế, chính trị ở trong nước để xuyên tạc, công kích. Ngày 6.11.2021, chúng tung ra cái gọi là “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: hai phe đang đánh nhau”, hay nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, ngày 7.11.2021 chúng cho ra mắt bài “Đông Âu 30 năm – Biến cố Đông Âu có xảy ra ở Việt Nam hay không?”…
Các đối tượng liên tục phát tán những bài viết, hình ảnh, clip xuyên tạc, vu cáo cho rằng chính quyền chưa có sự hỗ trợ kịp thời cho người dân, việc chưa triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 rộng rãi bằng nguồn vốn từ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 sẽ khiến cho dịch bệnh ngày càng lan rộng, người dân sẽ không được tiếp cận, sử dụng theo đúng mục đích của quỹ mà phải bỏ tiền để mua vaccine… Chúng còn phát động “chiến dịch vận động cho người dân trong nước”, yêu cầu viết thư kiến nghị tới các cấp chính quyền để đòi hỗ trợ khẩn cấp; chỉ đạo các đối tượng đồng loạt thay đổi ảnh đại diện Facebook cá nhân với khẩu hiệu “Dân cần: Vaccine và bánh mì” để tăng cường kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước ta.
Đáng chú ý, Việt Tân có ý đồ triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm tập trung lực lượng để tăng cường hoạt động chống phá vào trong nước giữa bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Một số đối tượng của tổ chức này còn trắng trợn xuyên tạc việc giãn cách xã hội để phòng chống sự lây lan dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Một mánh khóe khác của bọn chúng là tích cực dùng mạng xã hội để đưa ra những thông tin bịa đặt, nhắm đến bộ phận quần chúng còn mù mờ về truyền thông, nhận thức còn hạn chế…
Đảng, Nhà nước ta đã nỗ lực không mệt mỏi khi “xuôi ngược” triển khai chiến lược ngoại giao vaccine để người dân được tiếp cận nguồn vaccine khan hiếm, được bảo vệ tính mạng trước dịch bệnh, để phục hồi phát triển kinh tế trong bình thường mới. Những hội nghị trực tuyến, những chuyến công du của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành… đã không ngừng đem lại nguồn vaccine quý giá. Tính đến ngày 8.11, chúng ta đã tiêm chủng được trên 90 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Đây được xem là một nỗ lực tuyệt vời, một tốc độ phủ vaccine đáng được ghi nhận và không ít các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự khâm phục, gửi gắm niềm tin tưởng, khẳng định sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Đi ngược lại những nỗ lực ấy, các tổ chức phản động lưu vong mà điển hình là Việt Tân, vẫn lạc lõng đưa ra những giọng điệu chống đối hòng lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin. Xin được nhắc lại thông điệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra “nếu ai không làm thì đứng sang một bên để người khác làm” và có lẽ thông điệp này đã thấu triệt tới toàn dân nên mới có được kết quả tiêm chủng nhanh đến vậy và cũng mới có được tinh thần thích ứng linh hoạt với đại dịch để cả nước vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

TRANG NHẬT KÝ YÊU NƯỚC BỊ ĐỔI TÊN THÀNH "VĂN TOÀN"

Vận đen tiếp tục bám riết đến mấy trang phản động. Cứ ngỡ sau chiến dịch đổi tên các trang Việt Tân, BBC, RFA,.... thành hàng loạt các băng rôn tuyên truyền như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm,.... dàn admin yêu dân chủ, giỏi công nghệ của các trang đã nâng tính bảo mật của trang mình.
Ấy vậy mà, tối nay trang Nhật ký yêu nước lại tiếp tục bị hacker đổi tên thành "Văn Toàn" cùng một hình ảnh đại diện về đất nước và con người Việt Nam.


Chia buồn với Nhật ký bán nước nhé. Lần sau lấy cái tên cho nó đúng thực chất, ai bảo phản động lại đặt tên là "yêu nước", bảo sao anh em hacker nó không ngứa mắt cơ chứ!
Phải lấy tên Nhật ký bưng bô thì sẽ trường tồn với thời gian!

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

MỘT KỶ LỤC THẾ GIỚI

Chưa cần đến sự kiện mất Buôn Ma Thuột (tháng 3-1975), ngay từ giai đoạn được viện trợ dồi dào, có quân Mỹ kèm cặp, đảm bảo, trong vòng 7 năm (1965-1972), ước tính đã có khoảng 840.000 lính ngụy đào ngũ. Tương đương 84 sư đoàn đủ quân. Tính trên quy mô quân đội, thì ngay cả thời điểm Đức sắp bại trận hoàn toàn ở Châu Âu, Nhật bại trận ở Châu Á trong Thế chiến II, Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991...cũng không lớn đến mức độ ấy.


Riêng từ tháng 4 đến tháng 12-1974, có đến 176.000 lính đã đào ngũ. Các lực lượng được coi là tinh nhuệ nhất của Quân lực hạng tư thì biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55%), tiếp theo đó là dù (30%) và các đơn vị thủy quân lục chiến (15%). Đến tháng 4-1975, thì gần như trên 90% các đơn vị bỏ chạy trốn trước khi quân Giải phóng đánh tới.
Đằng sau các con số trên, nói lên rất nhiều điều..!
***
Ngụy quân cởi bỏ quân phục ngập đường trước cửa ngõ Sài Gòn trong ngày 30-4. Ảnh của phóng viên Pháp Jacques Pavlovsky.
Nguồn: Theo Nguyễn Đức Phương - một người Mỹ gốc Việt tại Cali - trong bài "Việt Nam Cộng hòa 1975 - nguyên nhân sụp đổ"

RA SỚM THÌ CÓ MÀ..

Ngày 18/11, Toà án Nhân dân tỉnh Thái Bình tiếp tục mở phiên xét xử Đường "Nhuệ" cùng đàn em về tội Cưỡng đoạt tài sản, liên quan đến vụ ăn chặn tiền hoả táng. Tại đây, VKS Nhân dân tỉnh Thái Bình đã đọc lu.ận tội các bị cáo và quan điểm của VKS Nhân dân tỉnh và đề nghị mức án với các bị cáo.


Những đàn em giúp sức cho Đường "Nhuệ" gồm: Bị cáo Ninh Đức Lợi (SN 1974) bị đề nghị áp dụng từ 13 - 14 năm tù. Bị cáo Nguyễn Khắc Nin (SN 1979) bị đề nghị áp dụng 12 - 13 năm tù.
Bị cáo Phạm Văn Úy (SN 1989) bị đề nghị áp dụng 13 - 14 năm tù. Bị cáo Bùi Mạnh Tiến (SN 1995, thường gọi là Tiến "trắng", con nuôi Đường "Nhuệ") bị đề nghị áp dụng từ 12 - 13 năm tù. Bị cáo Quách Việt Cường (SN 1974) bị đề nghị 8 - 9 năm tù.
Trong đó, khi được phép nêu ý kiến trước đề nghị luận tội, Bùi Mạnh Tiến (Tiến "trắng") vẫn xin được áp dụng 20 năm tù trong khi các đàn em khác của Đường "Nhuệ" đều nhận tội và xin toà xem xét để giảm án, sớm về với gia đình.
"Nếu không được 20 năm thì cho bị cáo 13 năm tù, vì 12 năm là số năm Hợi không đẹp", Tiến "trắng" nói