Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2021

NHÂN QUYỀN" KHÔNG PHẢI LÀ THỨ ĐEM RA ĐỂ MUA BÁN

*******
Dùng "nhân quyền" để ra điều kiện trong quan hệ ngoại giao, "nhân quyền" để đổi chác, ràng buộc các điều kiện kinh tế... đó là những điều đang đi ngược lại với xu thế "hòa bình, ổn định, hợp tác" giữa các quốc gia dân tộc. Một số cá nhân, tổ chức, nhà nước tự cho mình quyền được phán xét, quyền đưa ra quyết định nên đã sẵn sàng bất chấp mọi điều ước quốc tế, hệ thống pháp luật quốc gia để vu khống Việt Nam vi phạm, bóp nghẹt quyền con người.


Vừa qua, truyền thông của BBC, RFA, VOA, số cá nhân chống đối chính trị lại loan báo thông tin, tuyên truyền vu vạ Việt Nam trong việc bắt, xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật như Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang... tất cả những thông tin đi đến qui kết cho rằng Việt Nam vi phạm quyền được biểu đạt thông tin mà theo qui định của Hiến pháp 2013 cho phép. Trong đó, PGĐ phân ban Châu Á của HRW (Robertson) qui kết rằng: "Việt Nam chà đạp nhân quyền khi bắt giữ những nhà hoạt động với những cáo buộc ngụy tạo rồi thẩm vấn khắc nghiệt họ suốt nhiều tháng trời mà không có luật sư bào chữa". Mặc dù thiếu nguồn thông tin chính thống nhưng ông này lại đưa ra lập lập có vẻ quyết đoán, tuy nhiên, những nguồn thông tin với dữ liệu mơ hồ, thiếu chính xác đã gây ra nhiều mối lo ngại về việc đánh giá sai tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Vu cáo Việt Nam chà đạp nhân quyền với một quan điểm áp đặt, chỉ trích mang tính một chiều đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phải khẳng định rằng, đối với các đối tượng mà ông Robertson liệt kê trên họ là người hiểu biết, có năng lực hành vi rõ ràng, do đó không có lý do gì để cố tình vi phạm các điều luật đã qui định trong bộ luật hình sự. Nhà nước Việt Nam rất tôn trọng quyền con người và đa phần các quốc gia trên thế giới cũng ghi nhận điều đó. Những nỗ lực xây dựng một đất nước bình đẳng về quyền con người đã trở thành một điểm sáng, một bước tiến lớn của Việt Nam, mang hình ảnh đẹp của mình đi khắp thế giới và có nhiều sự ghi nhận về những cố gắng đó. Vậy thì? Thử hỏi tại sao từ những góc nhìn, định kiến cá nhân lại đi qui kết cho Việt Nam là vi phạm nhân quyền ?
Tại thành phố Glasgow, xứ Scotland thuộc Vương Quốc Anh trong khuôn khổ hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu COP26 vừa qua ông Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định sẵn sàng đối thoại với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới về vấn đề nhân quyền. Và những gì nhà nước Việt Nam đang nỗ lực đó chính là xây dựng một Việt Nam ấm no, hạnh phúc, quyền con người được đảm bảo. Vì lẽ đó, mọi thông tin tuyên truyền vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người là lập luận mơ hồ, sai trái.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét