Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CÓ NHƯ NHỮNG GÌ LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM PHÁT BIỂU?

Linh mục Đặng Hữu Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi cho rằng “Chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc”. Bàn về vấn đề độc tài hay độc đảng để nói về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên Cha Anton đăng đàn phát biểu trên không gian mạng để phản ánh về vấn đề này và điểm chung cho các lần phát biểu đó của Cha vẫn là cái nhìn thiếu thiện cảm, hằn học mà Cha Anton thể hiện đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vậy thực tế việc “chế độ độc tài tồn tại nhờ 3 việc: khủng bố, dối trá và mua chuộc” mà Cha Anton đề cập để nói về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có đúng như thực tế hay không?


Vấn đề một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo, cầm quyền không phải là vấn đề mới và vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước, mỗi đảng khi lên lãnh đạo, cầm quyền. Về chủ quan, nó phụ thuộc tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mà mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng. Đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang tính chất giai cấp, là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Bản chất của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp mà nó đại diện. Lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng, trình độ dân chủ và sự phát triển của đất nước không tỷ lệ thuận với sự gia tăng của số lượng đảng phái chính trị.
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, mỗi giai cấp khác nhau có đảng khác nhau, thậm chí trong cùng một giai cấp cũng có thể có nhiều đảng khác nhau. Những đảng của cùng một giai cấp sẽ có cùng bản chất của giai cấp, có lợi ích gắn liền với giai cấp sinh ra nó, chúng chỉ khác nhau về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và những mục tiêu cụ thể mà không đối lập về bản chất. Những đảng của các giai cấp khác nhau hoặc đối lập nhau thì không thể khác nhau về tôn chỉ, mục đích, phương cách hoạt động, nguyên tắc tổ chức mà còn đối lập về bản chất của đảng. Như vậy, sự đa đang cũng có nhiều sắc thái khác nhau. Có hiện tượng đa đang nhưng vẫn nhất nguyên chính trị, có hiện tượng đa đang đồng thời là đa nguyên chính trị.
Cho đến nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này. Bởi đất nước có dân chủ hay phát triển nó không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay không, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một bộ phận thiểu số người trong xã hội đó.
Thực tiễn cho thấy dân chủ, phát triển của một nước không tỷ lệ thuận với số lượng các đảng mà quốc gia đó có. Vì thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đa đảng nhưng vẫn mất dân chủ, vẫn là những nước nghèo, kém phát triển. Trong khi, nhiều quốc gia chỉ có một đảng lãnh đạo, nhưng dân chủ được bảo đảm, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống nhân dân được bảo đảm, nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no và có vị thế lớn trên thế giới. Vấn đề thuộc về bản chất của các đảng, lợi ích xã hội mà nó đại diện, bảo vệ; uy tín và năng lực tập hợp, liên kết, lãnh đạo các lực lượng xã hội cùng thực hiện mục tiêu chung của quốc gia - dân tộc. Nếu một đảng chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của đảng mình, giai cấp mình thì đảng đó khó có thể được các giai tầng khác chấp thuận làm lực lượng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước. Một đảng đại diện cho lợi ích của giai cấp, của nhân dân và dân tộc, vì dân vì nước mà hành động, chắc chắn sẽ được nhân dân suy tôn, ủy thác làm lãnh đạo. Điều đó là bằng chứng hùng hồn, là minh chứng khẳng định đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho dân chủ và sự phát triển.
Điển hình như hiện nay, Ác-mê-ni-a có khoảng 40 đảng, Hà Lan có 25 đảng, Na Uy có 23 đảng.... nhưng rõ ràng chúng ta không thể kết luận Ác-mê-ni-a dân chủ hơn Hà Lan hay Na Uy. Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng như:Ắng-ti-goa, Ả Rập Xêút, Baren, Béc-mu-đa, Bê-nanh, Bôxnia, Bốt-xoa-na, Cuba, Cômô, Fiji, Găm-bi-a, Gana, Ghi-nê Bít-xao, Haiti, Hôn-đu-rát, Bờ Biển Ngà, Gia-mai-ca, Lào, Libi, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mô-na-cô, Mô-dăm-bích, Ma-đa-gát-xca, Mông Cổ, Nam-mi-bi-a, Ru-an-đa, Xô-ma-li-a, Ta-gi-ki-xtan, Tô-gô, Tri-ni-đát, Tô-ba-gô và Việt Nam. Trong các nước trên theo chế độ một đảng, chỉ có 03 nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Lào, Việt Nam do Đảng Cộng sản giữ vai trò cầm quyền. Điều đó cho thấy rắng, chế độ chính trị do một đảng cầm quyền không phải là đặc điểm chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo và không phải các nước theo chế độ một đảng không bảo đảm dân chủ, đất nước không phát triển.
Ngay trong chủ nghĩa tư bản, có những thời kỳ một số quốc gia và vùng lãnh thổ theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền vẫn bảo đảm dân chủ và phát triển mạnh mẽ. Điển hình như vào cuối những năm 1980, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan... vẫn theo chế độ một đảng duy nhất cầm quyền nhưng đất nước vẫn phát triển mạnh mẽ và ngược lại ở một số quốc gia đa đảng vẫn không thực hiện tốt dân chủ. Đồng thời, trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng chỉ có một đảng thực chất cầm quyền và thậm chí ngay cả trường hợp khi liên minh đảng cầm quyền để thành lập chính phủ,đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển của đất nước. Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người” như những gì mà Mỹ và các nước đồng minh đã truyền bá.
Đó chỉ là một số điểm để cho thấy những gì mà Cha Anton Đặng Hữu Nam nó hoàn toàn không đúng với thực tế đang diễn ra, đặc biệt là thực tiễn ở Việt Nam chúng ta. Vậy nên việc Cha bị một số cộng đoàn, tín hữu và dư luận lên tiếng sau những phát biểu trên cũng là điều dễ hiểu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét