KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

HUỲNH VĂN TRÍ: XUẤT THÂN TƯỚNG CƯỚP, NGƯỜI DUY NHẤT DÁM XƯNG “THẰNG EM” VỚI BÁC HỒ, ĐẾN MỘT CON NGƯỜI KIÊN TRUNG, CỐNG HIẾN CẢ ĐỜI CHO CÁCH MẠNG

Năm 1949, có một “giang hồ anh chị” gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức thư ấy không được dính hay niêm phong, thậm chí còn viết trên những tờ giấy rất sờn, cũ. Lúc đầu, các cán bộ phía ta khá nghi ngại vì giọng điệu trong thư hơi… có vấn đề. Trong thư có đoạn:
“Thằng em của anh là Mười Trí gửi thư này chúc anh khỏe mạnh... Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh xin hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng. Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhất định sẽ đi tới cùng, không bao giờ sanh nhị tâm”
Người viết thư này là thủ lĩnh của Bộ đội Mười Trí, tên thật là Huỳnh Văn Trí. Một con người có một "profile" rất là giang hồ. Khi ông từng là tướng cướp ở khu vực Gia Định và Đông Nam Bộ. Băng nhóm của ông bên dưới toàn là các thành viên có máu mặt bấy giờ, nhiều người từng là tàn dư của các hội nhóm như Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn… Đều từng vào tù ra tội, hút thuốc phiện, bảo kê, đâm thuê, chém mướn…
Huỳnh Văn Trí từng bị đày ra Côn Đảo nhiều lần. Đến Cách mạng Tháng Tám, ông tụ tập tàn dư trong băng cũ, tham gia cách mạng và đầu quân dưới sự quản lý của Thiếu tướng Dương Văn Dương và Trung tướng Nguyễn Bình. Bị quân Pháp càn quét, nhóm của Mười Trí phân rã ra nhiều nhóm nhỏ, một người đồng đội thân thiết của ông là Bảy Viễn phản bội cách mạng, đi theo Bảo Đại và gia nhập Quốc gia Việt Nam.

Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí. 

Mười Trí được Bảy Viễn và quân địch ra sức chiêu hàng. Thậm chí, Quốc gia Việt Nam từng gửi tặng Mười Trí một vị trí chỉ huy quân đội tương đương cấp Đại tá cũng như tặng nhà cửa, lương cao nhưng Mười Trí nhất quyết từ chối. Khi Bảy Viễn dùng tiền, quyền lôi kéo anh em giang hồ thì Mười Trí lại không có gì để níu kéo anh em. Lực lượng anh em giang hồ Bình Xuyên theo Bảy Viễn đầu quân cho Quốc gia Việt Nam rất nhiều, trở thành tay sai cho giặc… Còn nhóm của Mười Trí ít hơn, được biên chế thành các lực lượng Vệ Quốc Đoàn.
Trong suốt kháng chiến chống Pháp, ông và đàn em chiến đấu ác liệt, đặc biệt tại khu vực phía Đông của Gia Định và Rừng Sác. Và phớt lờ mọi lời chiêu hàng vì lời hứa với cách mạng là “một ngày theo cách mạng, cả đời sẽ theo cách mạng”. Với năng lực võ thuật của mình, ông tham gia huấn luyện đàn em, các lực lượng cách mạng ở Gia Định, Rừng Sác. Rồi chính sau này, từ những miếng võ này, đã một phần giúp gây dựng lên Đặc công Rừng Sác lừng danh sau này…
Rồi Pháp đầu hàng, ông được ra Bắc tập kết. Khi được gặp Bác Hồ, anh giang hồ ngày nào xưng là “thằng em chào anh” đã biết cúi đầu và nói “Kính chào Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Nhiều lời kể lại cho biết, đây là lần thứ hai thấy Huỳnh Văn Trí rưng rưng nước mắt. Lần đầu là vì người bạn Bảy Viễn bỏ cách mạng theo Tây. Lần thứ hai khi được công nhận là “một người của cách mạng” khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1960, ông trở lại miền Nam, tham gia Cố vấn Chính trị và Quân sự Chiến khu D, giúp đảm nhiệm công tác tôn giáo và đề ra những biện pháp dân vận. Nhờ những gì đã cống hiến, ông được bầu làm ủy viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi trở thành cố vấn của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau năm 1975, chàng trai “giang hồ” ngày nào trở thành Đại biểu Quốc hội khóa VI của Quốc hội Việt Nam, đại diện cho tỉnh An Giang. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông mất vì lý do sức khỏe. Có một câu chuyện vui về ông mà ông vẫn hay chia sẻ, rằng ông là đại biểu duy nhất tham gia họp Quốc hội mà có rất nhiều vết sẹo, hình xăm ở trên người…
Một con người đặc biệt, có một số phận đặc biệt, một con người trung kiên theo cách mạng khi mà đồng đội thân thiết nhất và những con người dưới trướng cũng bỏ đi…
Bất kể xuất thân của bạn là gì, những việc mà bạn làm sẽ định nghĩa con người của bạn.
tifosi
Do không có ảnh của nhà cách mạng Huỳnh Văn Trí, nên mình dùng minh họa từ phim Dưới lá cờ đại nghĩa. Nghệ sĩ Trung Dũng đóng vai Huỳnh Văn Trí. 

CẦN NGĂN CHẶN LỄ HỘI HALLOWEEN XÂM NHẬP VÀO TRƯỜNG HỌC!

Lễ hội Halloween (hay Hóa lộ quỷ) bắt nguồn từ dân tộc Celt sống cách đây hơn 2000 năm. Họ sống rải rác trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp và Lễ hội này có ý nghĩa tri ân người đã chết, thường diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm.

Lễ hội này được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và được một bộ phận giới trẻ ưa thích, khi được hóa trang thành những hình thù kỳ dị, rùng rợn, ma quỷ, thậm chí hóa trang thành “xác sống”. Đáng lo ngại hơn, khi xuất hiện nhiều trường, thậm chí là cấp mầm non, tiểu học cũng chạy theo trào lưu này, đưa nó trở thành một buổi sinh hoạt ngoại khóa, cũng bắt chước hóa trang đầy ma mị… Chúng ta không khó để bắt gặp những video các em nhỏ phải hét thất thanh, khóc lóc về những hình ảnh mà các em bắt gặp, nhìn thấy về những tấm mặt nạ đáng sợ, những vết “máu loang” được vẽ một cách chi tiết khi thấy ở trường hay nơi công cộng; và liệu rằng, nhà trường, những người tổ chức có thực sự hiểu hết ý nghĩa của cái Lễ hội đó hay chỉ a dua, a tòng và chạy theo xu thế?

Quyết liệt ngăn chặn Halowwen vào trường học

Đành rằng, xu thế hội nhập sẽ kéo theo sự giao thoa văn hóa, chuyển tải văn hóa, nhưng mọi sự tiếp cận phải có chọn lọc một cách chặt chẽ, phải biết gợn đục khơi trong, học những cái tốt đẹp, có ích và đặc biệt phù hợp với văn hóa, thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Chúng ta phải thanh lọc, loại trừ đi quan niệm theo ý niệm phương Tây rằng: “vào thời gian này (31/10) vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống, các xác chết đi lại tự do...”; bởi nó hoàn toàn xa lạ và không phù hợp với văn hóa truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người thân đã khuất của chúng ta!

Những hình ảnh "rùng rợn" của Halowwen


Do đó, việc một cơ quan, đơn vị nào có tổ chức lễ hội Halloween và tổ chức ở đâu thì quyền của họ (vì pháp luật không cấm), nhưng phải gay gắt và quyết liệt ngăn chặn lễ hội này được tổ chức ở cơ sở giáo dục với bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non, tiểu học. Hãy để nhà trường trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, để các em được học lễ nghĩa, đạo đức và học làm người; thay bằng việc cho các em tiếp cận thứ văn hóa lai căng, dị hợm thì hãy dạy cho các em biết thế nào là tết cổ truyền, tảo mộ, thế nào gọi là tế tổ, giỗ chạp ông bà, tổ tiên... Chúng ta hòa nhập chứ không thể hòa tan, do đó phải ngăn chặn ngay lập tức Lễ hội Halloween tràn vào trường học!
Công văn của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm - Hà Nội

-P/s: Xin hoan nghênh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội đã nói KHÔNG với lễ hội này. Mong rằng các trường khác trong cả nước sẽ tiếp thu và học hỏi.
-ĐC-
Vấn đề đa chiều

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2023

Không lầm lẫn giữa phương thức dân chủ với sự “theo đuôi quần chúng”!

“Theo đuôi quần chúng” gây ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, vì thế, phải kiên quyết ngăn chặn, loại bỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Học hỏi quần chúng, nhưng “tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng”(1); “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”(2). Theo đó, các cấp ủy, tập thể, đơn vị phải chú trọng học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng như cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nghiêm khắc tự soi, tự sửa; có phong cách gần dân, nhưng không “mị dân”, không “theo đuôi quần chúng”, không rơi vào “chủ nghĩa dân túy”. Điều đó bảo đảm xây dựng được cấp ủy, tập thể, đơn vị trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, có đủ năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có sự lầm lẫn nhất định giữa phương thức dân chủ với một biểu hiện có vẻ như là phương thức dân chủ: Đó chính là tệ “theo đuôi quần chúng”. Hai khái niệm này, về bản chất, là khác xa nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “Phương thức công tác dân chủ” là việc “tôn trọng và tạo điều kiện để mọi người tích cực thảo luận và tham gia quyết định các công việc chung”; trong khi đó, “Theo đuôi quần chúng” là việc người lãnh đạo làm theo số đông “một cách thụ động, thiếu suy nghĩ riêng”(3).


Một số biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng” trong thực tế ở một số cơ quan, đơn vị là: Người lãnh đạo dựa dẫm vào cấp dưới, không có chính kiến rõ ràng trong điều hành công việc, không tạo lập được văn hóa công vụ của tổ chức; có quan hệ khăng khít quá mức với cấp dưới, ứng xử với cấp dưới, đồng nghiệp theo cách “chiều lòng” theo một số sở thích, nguyện vọng không chính đáng, không hợp pháp làm ảnh hưởng đến công việc chung; để cho cấp dưới làm những việc vốn thuộc thẩm quyền của cá nhân người lãnh đạo; hùa theo số đông một cách vô nguyên tắc...
Sự phân biệt giữa phương thức làm việc dân chủ và tệ “theo đuôi quần chúng” không hề khó, bởi chúng đều có nội dung và đặc điểm nhận dạng cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng, tại sao đôi lúc trong thực tế, ta vẫn bắt gặp sự lẫn lộn giữa phương thức làm việc dân chủ với những biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng”? Nguyên nhân của thực trạng này cần được xem xét từ 3 yếu tố chủ yếu: Thứ nhất, trình độ chính trị của người lãnh đạo. Thứ hai, tính cách của người lãnh đạo. Thứ ba, động cơ làm việc của người lãnh đạo.
Về nội dung thứ nhất, trình độ chính trị của người lãnh đạo thể hiện qua tư duy, nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động thực tế của người đó. Trình độ chính trị của người lãnh đạo được rèn giũa và nâng lên thông qua sự tích lũy về kinh nghiệm chuyên môn cũng như trải nghiệm về cuộc sống. Tuy nhiên, một khi trình độ chính trị của người lãnh đạo còn khiếm khuyết, chưa hoàn thiện thì sẽ chưa đủ năng lực để nhận thức, tách biệt một cách rạch ròi giữa phương thức làm việc dân chủ với những biểu hiện của tệ “theo đuôi quần chúng”. Trình độ chính trị không vững có thể dẫn đến biểu hiện, hệ lụy của một trong hai thái cực: Hoặc cứng nhắc, cô độc; hoặc chỉ “theo đuôi quần chúng”.
Ở khía cạnh thứ hai, có nhiều người bản tính xuề xòa, không có đủ sự quyết đoán cần thiết ở cương vị lãnh đạo; hoặc dù không đủ năng lực công tác, nhưng vì lý do nào đó, họ vẫn được bổ nhiệm làm lãnh đạo. Khi họ điều hành công việc sẽ dễ dẫn tới “theo đuôi quần chúng”, đánh mất vai trò lãnh đạo của người đứng đầu. Nguyên nhân của tình trạng này là do đôi khi công tác đánh giá, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ còn có hạn chế, thiếu sót. Vì thế nên chưa chọn lựa được người đứng đầu có đủ tư chất cũng như năng lực, trình độ chuyên môn; do vậy, ảnh hưởng đến sức mạnh của tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Đối với khía cạnh thứ ba, “theo đuôi quần chúng” còn thể hiện sự suy giảm đạo đức cách mạng của người lãnh đạo. Vì tính toán cá nhân mà họ hùa theo nguyện vọng không chính đáng của một số cá nhân có những suy nghĩ không đúng đắn, thiếu trách nhiệm; thậm chí, có người lãnh đạo còn cố tình hướng lái suy nghĩ của tập thể theo hướng có lợi cho mình, để rồi lấy lý do là “căn cứ vào nguyện vọng của số đông” để đưa ra những quyết định nhằm trục lợi cho bản thân và “nhóm lợi ích”./.
HOÀNG VIỆT (Tạp chí Cộng sản)

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Liệu Việt Nam có cần Liên minh quân sự?

Những năm gần đây, đặc biệt từ khi Sách trắng quốc phòng Việt Nam được công khai với giới truyền thông trong nước và quốc tế rằng sẽ không tiến hành liên minh quân sự với bất cứ một quốc gia nào thì các thế lực thù địch tuyên truyền đó là một chính sách “bảo thủ”, “lạc hậu”, đi ngược xu thế tăng cường hợp tác, toàn cầu hóa.

Lợi dụng diễn biến phức tạp về tranh chấp trên Biển Đông các thế lực thù địch đã xuyên tạc rằng: một quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam sẽ không thể đứng vững nếu không tiến hành liên minh quân sự với một số cường quốc bên ngoài.
Đặc biệt thông qua chiến lược xoay trục, đổi chiều sang Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, việc Mỹ tăng cường hợp tác với các nước trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng tầm ảnh hưởng đối với khu vực Biển Đông cũng như duy trì thế cân bằng quyền lực của Mỹ tại vùng biển này... cũng trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch vin vào để đả phá, công kích.


Nhiều bài viết trên các trang mạng phê phán rằng, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là "tự trói mình" vì tiềm lực kinh tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu không thể “ba không”, “bốn không” mà xoay xở được. Thực chất những luận điệu trên của các thế lực thù địch là nhằm lèo lái dư luận Việt Nam, nhằm giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, của Nhà nước ta, tạo ra sự chia rẽ nội bộ, phá hoại mối quan hệ láng giềng Việt Nam - Trung Quốc, hướng lái Việt Nam theo Mỹ, phụ thuộc vào Mỹ dẫn đến mất tự chủ về chính trị, chệch hướng chế độ.
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị truyền thống, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong những năm gần đầy, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định và tích cực. Lãnh đạo hai bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Năm 1999, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đã xác định phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ XX là: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tháng 12/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới. Tháng 5/2008, hai bên đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là: “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “4 tốt” “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Thứ hai về vấn đề liên minh quân sự, cần khẳng định quan điểm “bốn không” trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc không hề mâu thuẫn với chủ trương: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Thực tế đã minh chứng, nhờ nhất quán và thực hiện đúng đường lối đối ngoại này, Việt Nam đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đem lại lòng tin chiến lược - một nền tảng hết sức quan trọng cho các đối tác, các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Đây là một bài học được đúc kết trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước của nhân dân ta. Mặt khác theo logic của vấn đề, lợi ích của việc liên minh quân sự chắc chắn phải đạt được từ hai phía: Nước nhỏ có thể tránh được nguy cơ mất chủ quyền biển, đảo và bảo vệ
được lợi ích quốc gia, dân tộc mình trước một mối đe dọa nào đó từ bên ngoài, nhưng cái giá phải trả đó là sự “thể chấp” nào đó để nhận được những “cam kết” bảo vệ từ đồng minh. Đó là “luật chơi” thường thấy trong quan hệ quốc tế hiện nay.
Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thiêng liêng; trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và phải tiến hành đồng bộ các chủ trương, giải pháp. Trong đó, cần nhận rõ, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với những chiêu trò xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, chính trị; góp phần làm cho cộng đồng quốc tế hiểu rõ, đúng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ./.

Hòa Lan là đất nước nào?

 Hòa Lan là đất nước nào?

Mà sao đoảng Vịt lập lòe ngoại giao
-------
Mới đây, một đoàn đại diện rất hùng hậu, đủ ban bệ của Việt Tân với hẳn 3 thành viên tham gia (trong đó có Châu Văn Khảm) đã có buổi gặp mặt với đại diện Bộ Ngoại giao HÒA LAN. Đón tiếp “đoảng Việt Tân” cũng “trọng thị”, “long trọng” và “nồng hậu” không kém có hẳn 2 bà của Bộ ngoại giao HÒA LAN. Để khẳng định sự tồn tại của quốc gia này cũng như lừa phỉnh những người nhẹ dạ cả tin, Việt Tân nhắc đi nhắc lại là danh từ HÒA LAN đến 9 lần. Đương nhiên, trong hội trường “trang trọng” chắc tầm 10m2 😀, thì Việt Tân vẫn rêu rao, xuyên tạc Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, abc, bla, bla…hihi.
Theo các nhà quan sát và bình luận từ Việt Nam, trên thế giới hiện có hơn 250 quốc gia và vùng lãnh thổ được công nhận, chưa phát hiện quốc gia nào có tên HÒA LAN… Vậy HÒA LAN có thực sự tồn tại hay lại là một quốc gia viển vông, tự xưng như trong mộng để lập lòe, lừa phỉnh bà con hải ngoại hay những kẻ chống phá trong nước như cái tên của chính Việt Tân hay Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời của Đ.M. Quân…


Vậy, Việt Tân sợ điều gì? Vì sao phải cải chính tên quốc gia khác là gì? Có phải Việt Tân sợ nêu đích danh thì Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ khởi kiện, đề nghị chính phủ Mỹ rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của chúng? Hay nêu rõ sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại tốt đẹp mà chính phủ Hà Lan đang tạo dựng với Việt Nam thì tiếp cái “đoảng phái” mà Việt Nam đưa vào diện “Khủng bố” sẽ không có lợi, vì bắt tay với khủng bố!? Nên câu trả lời chỉ có thể là, việc tung tin của Việt Tân chỉ lập lòe thiên hạ, làm màu và không đáng đồng xu bát gạo nào.🙂



Một đảng chính danh thì phải có đường lối, vị thế, uy tín, có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng… trong quan hệ quốc tế và được quốc tế thừa nhận. Việt Tân luôn ra ra cái luận điệu tuyên truyền màu mè rằng “Việt Tân là tập hợp những người Việt yêu dân chủ, khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam” nhưng đến cái sự CHÍNH DANH cũng không có, cải tên cả Bộ Ngoại giao nước họ (nếu nước đó có tồn tại) thì tập hợp và lôi kéo được ai và uy tín ở đâu hay chỉ là phường lừa đảo, trộm gà - bắt cún!?.
Câu trả lời dành cho quý vị!
P/s: Lúc đầu Việt Tân đăng đầy đủ trên bảng tin, kèm theo mấy tấm hình chụp bằng Iphone đời đầu mà bị anh em thắc mắc: “HÒA LAN là nước nào?” nên vẫn cố đấm ăn xôi đưa vào phần bình luận. Hehe

TƯỞNG NIỆM 155 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC (12/9/1868 - 12/9/2023 ÂM LỊCH)

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm Mậu Tuất (1838) tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyên Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn. Đến năm Kỷ Mùi (1859) đổi tên là Đội Lịch, tới năm Tân Dậu (1861) người ta gọi là Quản Lịch, sau đó đốt tàu Espérance, Quản Lịch đổi tên là Nguyễn Trung Trực, tên này được gọi từ năm 1862 cho đến khi Người mất (1868).

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, Thị Trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (tục danh là Thăng hoặc Trường), mẹ là bà Lê Kim Hồng.
Khi chiến tranh Tây Sơn nổ ra, gia đình ông Nguyễn Văn Đạo (ông nội của Nguyễn Văn Lịch) chạy giặc vào Nam định cư tại thôn Bình Nhựt, tổng Bình Cách, huyện Thuận An, Phủ Tân Bình, trấn Phiên An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông.
Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên tại xóm nghề thôn Bình Nhật. Được học văn võ tại Bảo Định, Định Tường. Đặc biệt năm 1858–1859, ông đoạt giải quán quân võ đài tại Cai Tài, phủ lỵ Tân An. Võ sinh các môn phái tham gia võ đài đều tôn Nguyễn Văn Lịch làm thủ lĩnh Dân quân tham gia đánh giặc Pháp.



Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương nhưng không được trọng dụng nên ông lui về Tân An. Tại quê nhà xóm nghề thôn Bình Nhựt, phủ Tân An, ông tuyên thệ xuất quân ngày 10 tháng 3 năm Canh Thân (1860), đầu quân tại thành Kỳ Hòa dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được phong là quyền sung Quản binh đạo, và khi thành Kỳ Hòa thất thủ, ông lại lui về phủ Tân An chống giặc.
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mĩ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm L'Espérance (Hi Vọng), án ngữ nơi vàm Nhật Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
Ngày 11/12/1861, tàu Espérance hạ neo ở bến Nhật Tảo gần Sài Gòn nhưng thuộc tỉnh Tân An, khi đó chỉ huy tàu là trung tướng Parfait.
Nguyễn Trung Trực cùng quyền sung Phó Quản binh đạo Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, và hương thôn Hồ Quang Chiêu (Đại Nam thực lục chép là lương thân Hồ Quang)... đã khéo bày một kế hoạch đánh phá chiến hạm Espérance rất hay. Ông tổ chức một đám cưới dùng thuyền đi trên sông, trong đó có chú rể cô dâu, họ hàng già trẻ đủ mặt và cả lễ vật. Lúc nầy thuyền binh của Pháp đóng ở sông Nhật Tảo có lệ khám xét các thuyền của ta qua lại và phải trình thẻ bài do chính Pháp cấp.
Khi thuyền cưới tới gần thuyền của Pháp, một người vờ lên trình thẻ bài, quân Pháp không ngờ, tức thì ông Nguyễn cùng nhóm thủ hạ nhảy lên theo đánh chém lung tung, cùng lúc đó nhiều thuyền chở rơm và bổi của nghĩa quân cũng vừa ào tới nổi lửa lên đốt tàu Pháp, quân Pháp vì không đề phòng nên bị chém chết và bị thương vô số, trong chớp nhoáng tàu Pháp cháy to và nghĩa quân đều lội lên bờ tẩu thoát.
Giặc kêu la ầm ỉ, lửa bốc ngút trời, máy tàu nổ tan tành. Kết quả 17 tên Pháp thiệt mạng cùng 20 tên lính tập cũng chết theo. Tàu chìm còn trơ cái sườn sắt, ngập một nửa dưới nước. Xong chiến công oanh liệt, nghĩa quân đã rút về Cà Mau, quân Pháp cho quân đội lùng khắp, nhưng ông Nguyễn cùng các nghĩa quân đã biệt dạng từ bao giờ.
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhựt Tảo để trả thù.
Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực không rời 3 tỉnh miền Đông, phối hợp với lãnh binh Trương Định đánh giặc Pháp. Kỉ niệm 3 năm chiến thắng Nhựt Tảo (ngày 11/12/1864) ông Nguyễn tổ chức lễ tế nghĩa sĩ tại Tam Bình, Cần Giuộc (Long An), đọc văn tế nghĩa sĩ của cụ Nguyễn Đình Chiểu nhằm tố cáo tội ác của quân lang sa, mã tà cướp nước. Sau khi Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định hi sinh, triều đình hối thúc rời 3 tỉnh miền Đông nên ông Nguyễn đem quân về miền Tây lập căn cứ nhiều nơi chống Pháp.
Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) kháng Pháp với danh hiệu Dân chúng tự vệ và đổi tên thành Nguyễn Trung Trực (từ đây ông Nguyễn không còn liên quan gì tới triều đình nhà Nguyễn nữa). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt – Hoa –Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.
Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).
Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.
Về sau, thi sĩ Huỳnh Mẫn Đạt quê ở Rạch Giá đã nhắc đến cụ qua hai câu thơ ghi lại hết công trạng của ông tại Long An và Kiên Giang:
Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa;
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Sau những chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp thất điên bát đảo, điên cuồng truy sát ông và nghĩa quân. Chúng tàn sát 700 người dân Rạch Giá để trả thù trận tấn công đồn đó. Các tên Việt gian Tấn, Lộc, Phương tìm đủ mọi cách bắt ông. Chúng treo giải thưởng 500 đồng và quan chức cho ai bắt được ông hoặc dâng thủ cấp. Độc ác hơn, chúng bắt mẹ ông Nguyễn, đồng bào và trẻ con mà mỗi ngày chúng đem bắn mấy người, bắn cho đến khi nào Nguyễn Trung Trực ra hàng mới thôi. Trong lúc này, vợ ông bị bệnh hậu sản qua đời. Chôn cất vợ xong, lúc đầu nhân dân còn cho con ông bú thép, sau giặc Pháp khủng bố, họ bỏ chạy vào rừng. Đứa bé chưa đầy tháng tuổi, không sữa nên đã chết. Trong phút cuối cùng nơi rừng sâu, tay ôm xác con, mẹ bị chúng bắt, nhân dân thì bị tra khảo tàn sát, nghĩa quân đang bị núng thế, thuốc súng không còn, thế giặc lại mạnh; ông quyết định chọn lấy sự hi sinh nộp mình cho giặc vào ngày 19 tháng 9 năm 1868, hầu cứu lấy nghĩa quân và nhân dân khỏi bị tàn sát. Bọn Pháp hí hửng vì bắt được ông, chúng giở trò đối xử tử tế, rút quân và đưa ông từ Rạch Giá về Sài Gòn bằng tàu Hải Âu. Suốt chặng đường một ngày một đêm, tên Việt gian Huỳnh Công Tấn cố hết sức khuyên ông theo Pháp để hưởng vinh hoa phú quý, chức tước, lợi lộc nhưng ông gác ngoài tai và khẳng khái nói: "Tôi muốn làm một chức thôi, chức gì mà có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây xâm lược... ".
Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:
Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc.
Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868 (nhằm ngày 12/9 Mậu Thìn 1868), nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực ra pháp trường tại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình, hưởng dương khoảng 30 tuổi. Trước khi chết, cụ Nguyễn mở mắt nhìn bầu trời quê hương, nhìn những người cụ từng thọ ơn cưu mang cùng đồng đội trong thời gian qua. Cụ Nguyễn Trung Trực dõng dạt hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.
Người ta kể rằng:
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào…
Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:
Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.
Nguyễn Trung Trực hy sinh để lại tấm gương anh hùng bất khuất và một câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”. Hiện nay, lăng mộ ông ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Nguồn: Sưu tầm

LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM: TẠO HIỆU ỨNG TÍCH CỰC, VÌ ĐẤT NƯỚC VÀ NHÂN DÂN

 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bảo đảm nghiêm túc, đúng nội dung, quy trình, thủ tục.

Nhấn mạnh "đây không phải lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chia sẻ ý kiến: Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên vào tháng 6/2013 đến nay, Quốc hội đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó, Quốc hội khóa XIII lấy phiếu tín nhiệm hai lần (tại Kỳ họp thứ 5 vào tháng 6/2013 và tại Kỳ họp thứ 8 vào tháng 11/2014). Quốc hội khóa XIV lấy phiếu tín nhiệm một lần tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2018. Lần này là lần thứ tư Quốc hội tiến hành công việc quan trọng này.
Có thể thấy, mỗi lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đều tạo hiệu ứng tích cực. Bởi rõ ràng người dân đã thấy việc làm của cả hệ thống chính trị rất trách nhiệm và có trách nhiệm trước nhân dân. Việc lấy phiếu này là thước đo, vừa là khuyến khích, động viên những người có tín nhiệm cao và cũng là cảnh báo đối với những người còn có tín nhiệm thấp.
"Đây là tín hiệu rất tích cực của xã hội hiện đại và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng ta là cán bộ phải đáp ứng được sự hài lòng của dân", ông Nguyễn Viết Chức nêu quan điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức cũng cho rằng, đại biểu Quốc hội là đại biểu của dân. Lá phiếu trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần xây dựng một hệ thống chính trị lành mạnh, trong sạch, có hiệu quả là rất quan trọng. Lần lấy phiếu này, hầu hết cán bộ ở tất cả các ngành đều có phiếu tín nhiệm cao, số "phiếu tín nhiệm cao" hơn hẳn số "phiếu tín nhiệm thấp". Đây là điều đáng mừng, thể hiện quyết tâm vượt qua khó khăn của cả nước do đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế. Các cán bộ đã thể hiện tốt vai trò của mình trước đại biểu Quốc hội.
Đề cập đến một số cán bộ có số phiếu tín nhiệm còn thấp, ông Nguyễn Viết Chức nhìn nhận, việc này phải hết sức chú ý. Bởi đó không chỉ là sự đòi hỏi người cán bộ phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình mà đây có thể còn là cảnh báo về những cơ chế nào đó còn đang vướng mắc khiến những người đứng đầu các ngành, các cấp hoạt động chưa đạt hiệu quả. "Tin là Quốc hội lần này sẽ xem xét để giải quyết những vướng mắc ấy để làm việc có hiệu quả hơn", Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức bày tỏ.


Bày tỏ quan tâm tới việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, bà Đỗ Thị Tám, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hà Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặc biệt đánh giá cao kết quả lấy phiếu và cho rằng: Lá phiếu không chỉ là ý chí của người đại biểu mà còn là tiếng nói của cử tri, của nhân dân gửi gắm. Bởi thế trong việc lấy phiếu tín nhiệm này không có chỗ cho cái tôi cá nhân ganh ghét, đố kỵ nhằm hạ uy tín người khác; cũng không có chỗ cho bè phái cục bộ, lợi ích nhóm. Suy cho cùng, việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ đều hướng đến mục đích cao nhất: Vì lợi ích đất nước và nhân dân.
"Một mục đích nữa trong việc này là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của bản thân để "tự soi, tự sửa". Những người được lấy phiếu đều là các cán bộ có uy tín cao, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó trọng trách nên họ có đủ trách nhiệm, trình độ để "tự soi, tự sửa".
"Tự sửa" thế nào, mỗi người sẽ thực hiện theo cách của mình với đích cuối cùng là sửa để đảm bảo hiệu quả công việc tốt hơn - bà Đỗ Thị Tám bày tỏ.
"Vừa được lấy phiếu là những cán bộ có bản lĩnh, hiểu trọng trách, vị trí công việc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Trong 44 cán bộ cấp chiến lược đó, có những người mà công việc của họ làm là trực tiếp với dân, gắn liền với lợi ích của cộng đồng cho nên có thể bị soi xét kỹ lưỡng hơn. Nhưng tôi tin, chính vì điều đấy khiến họ cảm thấy tự hào hơn, vững vàng hơn, tự rèn luyện tốt hơn. Tôi rất tin tưởng những cán bộ này không làm vì phiếu tín nhiệm cao hay thấp. Họ thực hiện nhiệm vụ với tầm suy nghĩ, tầm nhìn hướng tới yêu cầu của đất nước về một giai đoạn phát triển mới. Tôi đặt niềm tin vào họ!", bà Đỗ Thị Tám bộc bạch.
"Sau khi có phiếu tín nhiệm, họ sẽ nhìn nhận một cách nghiêm túc để phát huy những điều tốt nhưng đồng thời cũng hạn chế những điều chưa tốt. Đất nước ta có khát vọng lớn, cơ hội vô cùng to lớn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Cho nên, hệ thống chính trị và nhân dân đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh. Tôi rất tin là sau đợt lấy phiếu tín nhiệm này, các cán bộ trong cả hệ thống chính trị sẽ đóng góp hiệu quả hơn nữa cho xã hội và đặc biệt là chủ động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", bà Đỗ Thị Tám tin tưởng nói.
Hạnh Quỳnh/TTXVN (thực hiện)

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

PHIM ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM 2023 - MỘT BỘ PHIM XUYÊN TẠC LỊCH SỬ .?!?.

Định không viết gì… Nhưng chợt đọc đâu đó câu nói này: “thời đại ngày nay đang đảo điên. Sự đảo điên đến từ hai lý do, thứ nhất – những kẻ dối trá rao giảng đạo đức mỗi ngày; thứ hai – những kẻ “thật thà” đều im lặng, ngậm miệng ăn tiền xem như chuyện thiên hạ “không phải chuyện của mình”….

Có lẽ vì thế, mà câu chuyện “lật sử” đang lên ngôi, có những kẻ lợi dụng danh nghĩa, chức quyền để thao túng, có những kẻ đổi trắng thay đen trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội… Rất nhiều… Và điện ảnh không ngoại lệ.
Đọc hàng loạt bài báo quảng bá cho bộ film, mình thấy một bài viết với tiêu đề: “Đất rừng phương Nam – bản anh hùng ca”; song, khi đọc vào bài, hơi bất ngờ thấy đoạn miêu tả về nhân vật Võ Tòng: “Giữa pháp trường, Võ Tòng "tả xung hữu đột", cùng các bang phái Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy chống giặc” như ở chốn không người.
Sự bất ngờ nữa bởi, mình đọc tác phẩm “Đất rừng phương Nam” hồi năm 1984, dù đã rất lâu rồi, nhưng vẫn nhớ câu chuyện trong đó. Tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi, lấy bối cảnh Nam Bộ năm 1945 – trong thời kỳ thực dân Pháp quay lại tái chiếm, người dân Nam Bộ đồng lòng kháng chiến. Nhiều gia đình đang sống ở thành thị đã di tản về miền quê để tránh giặc thù, và tham gia theo Việt Minh kháng chiến và câu chuyện xoay quanh bối cảnh một vài nhân vật trong thời điểm lịch sử đó ở một miền quê thanh bình (hình 2). Như vậy, nó liên quan gì đến hai cái tổ chức: “Thiên Địa Hội” và “Nghĩa Hòa Đoàn” trước năm thành lập Đảng CSĐD không liên quan đến hội nhóm “Nghĩa Hòa Đoàn”thánh lập những năm 1890 trong câu chuyện đang được PR rầm rộ trên báo chí?
Lần ngược lại lịch sử, nói trước về – là một phong trào được thành lập trong . Mục tiêu nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu cuối tháng 11/1899 và kết thúc vào tháng 9/1901. Khẩu hiệu hành động của tổ chức này là "phù Thanh diệt Dương".

Sau khi phong trào này bị dập tắt, những phần tử thuộc phong trào này đã bỏ trốn, xuôi buồm ra biển, và cập bến vào các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những người này khi đặt chân đến Việt Nam, họ chỉ là những người “gốc” Hoa, sinh sống trên nhiều vùng đất ở Nam Kỳ thời đó.
Khác với Nghĩa Hòa Đoàn, Thiên Địa Hội có “bề dày” lịch sử hơn rất nhiều.
Thiên Địa Hội hay còn gọi là Hồng Môn Hội (sau này còn gọi: Hội Tam Điểm - Hội Tam Hoàng) được thành lập vào khoảng những năm 1660s – thời kỳ Khang Hy vừa lên ngôi ở Trung Quốc. Tôn chỉ của Thiên Địa Hội là: “phản Thanh phục Minh”.
Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, phong trào này bị triều đình nhà Thanh truy quét gắt gao, và do vậy, có nhiều thành phần của Hội đã bỏ chạy ra nước ngoài, và cập bến vào các quốc gia phương Nam – trong đó có Việt Nam.Lịch sử ghi nhận về các phong trào Hội kín ở Nam kỳ có chép về những thành viên cũng như những hoạt động của Thiên Địa Hội cụ thể:
- Giai đoạn nổi loạn: trong những năm 1880s, những nhóm Thiên Địa Hội người Hoa ở Nam Bộ đã có nhiều cuộc nổi loạn, chống lại chế độ thực dân Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn. Một phần là do họ phản ứng lại các chính sách thuế quan hà khắc, một phần là thời loạn lạc của xã hội Việt Nam cùng với lời kêu gọi Cần Vương.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1913 – 1916, việc thủ lĩnh của Thiên Địa Hội là Phan Xích Long bị thực dân Pháp bắt (sau bị kết án tử), thì các phong trào Thiên Địa Hội ở Nam Bộ đều “rút” vào hoạt động kín, tạo nên một giai đoạn mới của sự hình thành các “Hội Kín” ở miền Nam. Không có bất cứ một cuộc nổi loạn nào của các nhóm Thiên Địa Hội ở miền Nam sau năm 1916.
- Hội kín ở miền Nam là “tàn dư” của Thiên Địa Hội từ sau những năm 1920s về bản chất, chỉ là các nhóm xã hội đen, hoạt động ngầm – thông qua các hiệp hội lao phu. Sau Cách mạng Tháng Tám, hội kín này tiếp tục duy trì và hoạt động cho đến tận năm 1975. Về bản chất, vẫn là tổ chức xã hội đen không hơn, không kém.Quay lại lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm 1930s ở Nam Bộ. Sau khi Đảng Cộng sản Đông dương được thành lập, các phong trào cách mạng kháng Pháp nổ ra khắp nơi. Phong trào cách mạng được ghi nhận gần như đầu tiên chính là Khởi nghĩa Nam Kỳ, vào tháng 11/1940 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng lại mở ra một thời kỳ mới, trong cách thực hiện cách mạng. Đó chính là động lực để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định cần phải có một tổ chức tập hợp được tất cả mọi tầng lớp nhân dân lại (không phải dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản – dù tổ chức này do Đảng Cộng sản lãnh đạo) để thực hiện cuộc khởi nghĩa đánh đuổi thực dân, ngày 19/5/1941, Việt Nam Độc lập Đồng minh hay còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – gọi tắt là Việt Minh được thành lập.
Kể từ sau ngày này năm 1941, toàn bộ các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều do Việt Minh tổ chức và lãnh đạo.Vậy, vị đạo diễn bộ phim Đất Rừng Phương Nam “đề cao” vai trò của Nghĩa Hòa Đoàn và Thiên Địa Hội trong bộ phim – khi mà bối cảnh và sự kiện xảy ra đến tận sau tháng 9/1945 có ý gì? Trong khi thực tế, giai đoạn này, trên danh nghĩa: Nghĩa Hòa Đoàn không còn tồn tại, Thiên Địa Hội hoạt động “ngầm” dưới cái mác “hội kín” – là nghiệp đoàn phu xe, chỉ loanh quanh khu vực Sài Gòn… (!?!?!).
Phải chăng, đạo diễn có chủ đích “loại bỏ” vai trò của Việt Minh trong “lịch sử” Việt Nam?!?!?
Mở rộng vấn đề, nhìn vào poster quảng bá cho bộ phim chúng ta có quyền tự đặt câu hỏi rằng: đây có phải là trang phục của đồng bào miền Nam giai đoạn 1945 hay không? Bỏ qua yếu tố điện ảnh (
Không lẽ, chỉ mới vài chục năm, mà người Nam Bộ đã “quên” bộ đồ Bà Ba đen “huyền thoại” của chính mình hay sao? Hay là đạo diễn hình ảnh chưa học lịch sử - nói trắng ra ngu dốt lịch sử, nên mới tạo hình bộ bà ba đen thành bộ áo vạt chéo của người Hoa?!?!?!
Hình 11 là đội quân Thiên Địa Hội chụp tại Quảng Đông năm 1885 – có lẽ, qua bức ảnh này, chúng ta đã có câu trả lời về trang phục đã được tạo hình của bộ phim Đất Rừng Phương Nam đến từ đâu rồi.
Nghĩ về một sự lạ kỳ, khi mình biết, vị đạo diễn bộ phim này là một nhân vật “bài Trung” rất nhiệt thành. Những năm tháng biểu tình chống Trung, không có cuộc biểu tình nào là anh ta vắng mặt. Vậy mà sao lại “chấp nhận” những hình ảnh “đặc sản đậm đặc” Trung Hoa trong bộ phim do chính mình đạo diễn? Hay còn lý do nào khác? Như là cái cách tung hô Thiên Địa Hội trong film đề cố tình loại bỏ vai trò của Việt Minh trong phong trào khởi nghĩa của dân tộc dó là điều khẳng định?!?!?
Thế mới thấy, anh có thể ghét một chế độ, anh có thể ghét những người “lèo lái” chế độ anh ghét… Nhưng anh không thể đi ngược lại lịch sử - vì đó là sự hèn hạ đốn mạt, khi cố tình bẻ cong lịch sử. Thật khó tìm được chính xác từ ngữ nào để mô tả về sự “tiêu chuẩn kép” của anh
Tiếc thay, khi một hình ảnh đường lưỡi bò ở đâu đó được phản đối, bị bắt dỡ bỏ vì sự tự tôn của dân tộc… Thì nay, một bộ phim về đề tài người dân Nam Bộ, lại được khoác lên mình trang phục của người “nước lạ” và tung hô phong trào “cách mạng” của họ… lại được công chiếu trên toàn quốc, các phương tiện truyền thông đang nỗ lực lan tỏa rầm rộ….
Thật nực cười… “Đất rừng phương Nam – bản anh hùng ca” của đồng bào Nam Bộ hay là bản anh hùng ca của Thiên Địa Hội?!?!?
Đat tat Hua.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

"SỐNG CHẬM" TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Các cơ quan chức năng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Viết Trung (28 tuổi, trú tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) và 5 bị can khác về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo kết quả điều tra, với thủ đoạn lập các trang fanpage giả danh Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y) và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để quảng cáo chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp rồi mời chào bán các loại thuốc “độc quyền” của hai bệnh viện này, chỉ trong thời gian từ tháng 6-2022 đến nay, Phạm Viết Trung và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền gần 50 tỷ đồng của hơn 7.000 người bị hại trên toàn quốc.


Nhiều người không khỏi giật mình trước khoản tiền lừa đảo “khủng” cũng như số lượng nạn nhân của nhóm đối tượng trên lên đến hàng nghìn người chỉ trong vòng hơn một năm. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng xảy ra thời gian qua, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho không ít người. Điều này càng cho thấy không gian mạng đã và đang trở thành mảnh đất màu mỡ của bọn tội phạm.
Vì sao vậy?
Có nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng này, như thủ đoạn của các đối tượng tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; internet nói chung, mạng xã hội nói riêng là một môi trường đặc thù, không nhiều người nắm chắc, hiểu sâu về kỹ thuật, về cách thức hoạt động nên dễ bị lừa đảo... Cùng với đó, không thể không nói đến ý thức cảnh giác, “kỹ năng sống” của một bộ phận người dân còn hạn chế. Một cán bộ của Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, ngay sau khi phát hiện các trang fanpage giả mạo để lừa đảo bán thuốc, Bệnh viện đã kịp thời báo cáo cơ quan chức năng, liên hệ với nhiều cơ quan báo chí để đăng, phát bài cảnh báo, đồng thời đăng tải thông tin cảnh báo trên trang web cũng như fanpage chính thức của Bệnh viện. Tuy nhiên, dường như các nạn nhân vẫn không biết thông tin do không chủ động xác minh bằng cách truy cập vào các trang web chính thống. Không tiếp cận được thông tin cảnh báo, cộng với sự nhẹ dạ cả tin nên nhiều người đã dễ dàng bị lừa. Theo cán bộ này, chỉ cần một thao tác đơn giản là truy cập vào trang web của Bệnh viện để tìm hiểu thông tin thì có lẽ hàng nghìn người đã không trở thành nạn nhân của bọn tội phạm.
Trong bối cảnh công nghệ, internet, mạng xã hội phát triển rất mạnh mẽ, các giải pháp về mặt kỹ thuật, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn hành vi vi phạm, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng của các cơ quan chức năng mặc dù quyết liệt nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn thì sự tỉnh táo, cảnh giác, kỹ năng xử trí tình huống của người dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước những thông tin liên quan trên không gian mạng, mỗi người cần “sống chậm” hơn để có thể phân tích, xác minh tính chính xác bằng các biện pháp phù hợp, trong đó có việc tìm đến những nguồn tin, những trang web chính thống...
PHƯƠNG HIỀN

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

NHỮNG “ÂM HỒN” VẤT VƯỞNG TRONG SẮC LÍNH VNCH!

Hỡi ôi, nhưng âm hồn vất vưởng

Sống làm chi trong sắc lính cộng hành
Để mai kia khi giấc mộng không thành
Khi nhìn lại cả một trời thương hại.
😷
Tự bao giờ, những sắc lính của chế độ ngụy tam côn xuyên điệp (VNCH - vịt ngan cộng hành) lại được những con người đã lên chức ông, tuổi bà mặc với vẻ tự hào; họ gọi nhau là “đại tướng”, “trung tá”, “chỉ huy quân lực”, họ mở tiệc ra mắt, đi khai trương cửa hàng, đi giao lưu các cái…
Họ khệnh khạng, niềm nở bắt tay, khoác vai, bước đi trong những bộ đồ chắp vá, xen lẫn Tây và Tàu, đầy vẻ tân thời như model trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” của cụ Phụng; họ checkin, sẵn sàng “úp ảnh” sống ảo của mình lên mọi nền tảng của mạng xã hội mà họ có, họ muốn gì? Họ muốn khoe khoang gì từ những dĩ vãng, quá khức nhục nhã, tàn ác mà những sắc lính này đã gây bao đau thương cho đồng bào Nam – Bắc. Họ thật kệch cỡm!



Họ không biết hoặc biết nhưng giả mù, giả điếc; bao ánh mắt ái ngại, thương hại, dè bỉu của người đời ‘vả’ vào họ, đáng thương cho cảnh “già không nên nết”. Họ không biết rằng, dù có mặc bao nhiêu áo, đóng bao nhiêu giày, quấn bao nhiêu khăn, đeo bao nhiêu móng cọp, móng gà… thì cũng không che đi biểu tượng, hình ảnh về sự thảm hại của một đội quân thua trận, một chế độ bù nhìn đã vùi lấp hơn 47 năm qua, và những F2, F3 đang ngay đêm “inh ỏi” khát nước bên xứ người.
Pháp luật có thể chưa có chế tài để điều chỉnh, xử lý với những hành vi “lạc loài”, này nhưng đạo đức, truyền thống và tinh thần yêu nước của người Việt Nam không cho phép nó tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, đừng làm mấy trò trơ trẽn thế này nữa. Hỡi ôi!

- Đời Cát-