KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

TRÁCH NHIỆM CỦA NGHỆ SĨ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 Vừa qua, một nữ nghệ sĩ đã lên tiếng nhận sai khi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật và công khai xin lỗi khán giả. Người này thổi phồng công dụng của sản phẩm sữa được chị quảng cáo, là có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, không khác nào “tiên dược”.

Nữ nghệ sĩ cho biết đã chủ quan khi quảng cáo sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi ý thức được hậu quả của sự việc, chị đã liên lạc bên nhãn hàng, nhờ tháo gỡ các video, nhưng việc này không thể chấm dứt ngay vì chưa hết hạn hợp đồng.
Thực tế cho thấy, vụ việc của nghệ sĩ nêu trên không còn là cá biệt. Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng “dính” ồn ào quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Cũng đã có nữ nghệ sĩ từng phải xin lỗi khán giả khi quảng cáo về một viên sủi thảo dược, là thực phẩm chức năng được giới thiệu là có tác dụng phòng các loại bệnh u xơ, cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, sản phẩm này bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo không đúng công dụng như quảng cáo. Có những nghệ sĩ từng xuất hiện trong clip quảng cáo liệu trình “siêu giảm béo” sai sự thật của một phòng khám tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, có nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, giới thiệu vòng, nhẫn phong thủy, tâm linh.


Ðáng chú ý, có những nghệ sĩ vì ham thù lao mà dễ dãi trong việc tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ chưa có ý thức quan tâm đến khâu thẩm định chất lượng hay thông tin sản phẩm mà chỉ quan tâm đến cát-xê nhận được. Họ cho phép đối tác sử dụng tràn lan hình ảnh của bản thân trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Ðiều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm đối với niềm tin của công chúng, vì món lợi trước mắt mà phớt lờ quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin để nắm bắt, tiếp xúc và cập nhật tin tức hằng ngày để tìm hiểu những sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Thế nhưng chính vì có quá nhiều nguồn tin đã dẫn đến tình trạng quá tải, nhiễu loạn thông tin, khiến cho việc chọn lọc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và đây cũng là thời cơ chín muồi cho các đối tượng lợi dụng những nghệ sĩ nổi tiếng và người có ảnh hưởng lớn trong xã hội tiếp tay cho hành vi lừa dối, che mắt người tiêu dùng. Ðiều này cũng dấy lên một hồi chuông đáng báo động về trách nhiệm xã hội của một số nghệ sĩ.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình xử phạt đối với nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Theo đó, các nghệ sĩ, người nổi tiếng… quảng cáo sai sự thật, ngoài xử phạt hành chính sẽ còn có thể bị khóa tài khoản mạng xã hội và hạn chế hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.
Cùng với đó, Luật Quảng cáo sửa đổi cũng đang được xây dựng, với kỳ vọng lấp những khoảng trống pháp lý, trong đó có nội dung liên quan người nổi tiếng. Tuy nhiên, cùng với những quy định xử phạt đối với các hành vi quảng cáo sai sự thật, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét, bổ sung các quy định để ràng buộc những cá nhân, nghệ sĩ khi xuất hiện trong các clip quảng cáo cần phải ý thức được sứ mệnh của mình. Bởi họ không chỉ có nhiệm vụ cống hiến nghệ thuật cho công chúng mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, với những người hâm mộ, để giữ gìn hình ảnh của bản thân trước niềm tin công chúng.
(Nguồn NDO)

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

CẢNH GIÁC, CHỦ ĐỘNG PHÁT HIỆN, NGĂN CHẶN, ĐẤU TRANH VỚI CÁC “HỘI NHÓM YÊU ĐỒ LÍNH VNCH"

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện một số hội nhóm thường xuyên đăng tải hình ảnh trang phục lính Việt Nam cộng hòa.

Các thành viên nhóm tự hào khi sở hữu những món đồ “độc”, “lạ” là những món đồ lính Mỹ, ngụy đã qua sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Xuất xứ, lai lịch của món đồ, chủ nhân cũ của món đồ càng “oanh liệt” có nhiều thành tích chống Cộng, gi.ết hại dân lành… thì lại càng có giá trị sưu tập.
Mượn danh “hội yêu đồ lính”, các thành viên ngông nghênh đi khắp nơi, ngang nhiên đưa lên mạng xã hội hình ảnh của mình trong các sắc phục lính từ mũ nồi đỏ, mũ nồi xanh, đến biệt động, thủy quân lục chiến… Hoặc lôi nhau vào rừng dựng cảnh vác súng, đánh trận, bị thương… rồi cắt ghép minh họa cho các bài hát ca ngợi “quân lực Việt Nam Cộng hòa”. Đây là một trong những hoạt động cổ súy, kích động hận thù, gợi lại nỗi đau chiến tranh.


Việc diễn “thời trang lính Việt Nam Cộng hòa” lại ẩn chứa nhiều âm mưu thâm hiểm của chiến lược “diễn biến hòa bình”, việc trên đây giúp cho các đối tượng phản động phổ biến hình ảnh mặc đồ lính Việt Nam Cộng hòa và đăng tải trên mạng xã hội, người dân yêu màu áo lính nhưng thiếu hiểu biết lịch sử, biến đây thành một trào lưu cho một bộ phận mù quáng thiếu hiểu biết. Sau khi đã khơi gợi sự đam mê và cuốn theo trào lưu này, không ít người từ đam mê quần áo lính sẽ có cái nhìn thiện cảm về lính Việt Nam Cộng hòa, xóa nhòa ranh giới của một đội quân đã một thời chống lại Tổ quốc mình.


Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận diện, phát hiện và cùng ngăn chặn, đấu tranh với những hoạt động, hành vi phản cảm, gây bức xúc dư luận xã hội, phẫn nộ nêu trên.
Cre: Cờ đỏ Gia Lai

“CHIẾM ĐOẠT TÀI LIỆU CƠ QUAN, TỔ CHỨC” LÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT RÕ RÀNG, ĐỪNG “LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN”!!!

Ngày 20/9/2023 lực lượng chức năng khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Chiếm đoạt tài liệu của cơ quan, tổ chức” của Ngô Thị Tố Nhiên, (SN 1974, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam) thì các trung tâm phá hoại tư tưởng như RFA, VOA, BBC cũng như các tổ chức phi chính phủ giả hiệu đã đưa tin xuyên tạc, vu cáo cho Việt Nam bắt giam nhà “hoạt động môi trường”. Trước đó, theo điều tra, đối tượng Nhiên đã móc nối, cấu kết, ký kết hợp đồng và được trả tiền với 02 đối tượng có chức vụ đang công tác ở EVN là Dương Đức Việt và Lê Quốc Anh để thu thập thông tin, tài liệu; trong khi các thông tin, tài liệu được mua – bán chứa thông tin, tài liệu mang tính chất nội bộ, thông tin chứa BMNN và chưa được công bố công khai. Hành vi vi phạm pháp luật trên là rõ ràng và không có gì để bàn cãi và phải bị xử lý nghiêm.

Thế nhưng, như mang tính quy luật, khi Tố Nhiên bị bắt, với chiêu bài “bình cũ rượu mới”, được sự thao túng, “hà hơi tiếp sức” bằng tiền và phương tiện kỹ thuật của một số chính phủ nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam, các cơ quan truyền thông phản động như RFA, BBC, VOA hay trang tin của các tổ chức phản động lưu vong như Thoibao.de, Việt Tân… đã sử dụng ngòi bút “đen” nhem nhúa của mình để làm công cụ tuyên truyền, xuyên tạc vụ việc nhằm can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta.


Trước đó, dưới cái vỏ bọc rất “cao cả”, hết sức vì cộng đồng song bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, kín kẽ, nhiều đối tượng đã thiết lập nhiều “Trung tâm”, “Viện nghiên cứu”, “Công ty TNHH…” về môi trường và sử dụng các “bình phong” này để để luồn lách, trục lợi cho cá nhân, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước bằng hành vi trốn nộp thuế của các cá nhân, pháp nhân. Nổi lên thời gian qua, các đối tượng đã lần lượt sa lưới pháp luật và chịu bản án nghiêm minh của pháp luật như Hoàng Thị Minh Hồng, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng Dương, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách…
Thế nhưng, khi các đối tượng lần lượt tra tay vào còng thì lại được các “đài rè” ở Mẽo và phương Tây gắn danh xưng “nhà hoạt động vì môi trường”!?. Có lẽ vì các đối tượng từng hoạt động trên lĩnh vực môi trường hoặc đã, đang tham gia, núp bóng vào các hội “yêu cá”, “thương cây”, “tích cực lên tiếng” chống đối khi chính quyền tổ chức triển khai các dự án liên quan đến thủy điện, năng lượng tái tạo, cải tạo cây xanh… !?,. Đừng “lập lờ đánh lận con đen”!!!


Do đó, luận điệu xuyên tạc, vụ cáo chính quyền Việt Nam “ đàn áp” các nhà hoạt động vì môi trường là thiếu khách quan, phi lý, vô căn cứ, xuyên tạc và xâm phạm nghiêm trọng vào nội bộ của Việt Nam. Những hành vi lặp lại mang tính quy luật của cơ quan truyền thông thù địch thật là lố bịch và kệch cỡm, cần phải tiếp tục lên án gay gắt và mạnh mẽ ở mọi phương diện. Bởi, mọi công dân Việt Nam phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được điều tra, xử lý nghiêm minh.
ĐC

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

VÕ HÙNG, KẺ ĂN CHÁO ĐÁ BÁT, XUYÊN TẠC, PHỈ BÁNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA DÂN TỘC TA!

Trong thời gian qua, trên facebook cá nhân của mình, Võ Hùng sinh năm 1966, hiện trú tại 373, Phạm Văn Đồng, thành phố Plei Ku, tỉnh Gia Lai, hiện làm nghề buôn bán sàn gỗ công nghiệp đã liên tục đăng tải những bài viết xuyên tạc lịch sử, phỉ báng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, chia sẻ và đăng tải những bài viết có nội dung đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước.



Võ Hùng khi thăm Thành cổ Quảng Trị đã cho rằng “Thành cổ Quảng Trị là nơi lưu giữ lại tội ác của cuộc chiến tranh phi nghĩa” hay khi thăm cầu Hiền Lương, hắn ta cho rằng “Cầu Hiền Lương nơi phân chia hai miền Nam Bắc trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, huynh đệ tương tàn …Ngược dòng lịch sử trở về với mùa hè đỏ lửa năm 1972. Nhằm giành ưu thế trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải xuống nước trên bàn đàm phán, đánh sập hy vọng kéo hơi tàn của Mỹ, ngụy trên chiến trường, hàng vạn thanh niên Miền Bắc rời giảng đường, ghế nhà trường để lên đường khi lịch sử đã chọn họ làm điểm tựa, những người lính trẻ bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, vì sự nghiệp cao cả là thống nhất non sông.


Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (28-6-1972 - 16-9-1972) là một trong những biểu hiện sinh động nhất cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Hơn 4.000 anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và nằm lại nơi Thành cổ, tinh thần kiên cường chiến đấu và niềm tin quyết thắng của những người lính khi tuổi còn đôi mươi đã khẳng định ý chí sắt đá của con người trước bom đạn và điều kiện sống khắc nghiệt nhất của chiến tranh. Sự hy sinh của họ là câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng nhất, cảm động nhất, thức tỉnh lương tri nhân loại về khát vọng cháy bỏng “độc lập, tự do, thống nhất” cho cả dân tộc.
Cầu Hiền Lương, là chứng tích lịch sử, một thời là nỗi đau chia cắt của dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp đầu hàng vô điều kiện, hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết. Thế nhưng Mỹ đã thay Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, vi phạm trắng trơn Hiệp định Giơnevơ, xâm lược Việt Nam và dựng lên chế độ tay sai, bán nước ngụy Sài Gòn, khiến cho đất nước ta phải hy sinh nhiều của, nhiều người trong 20 năm để chiến đấu và chiến thắng Mỹ, ngụy, thu giang sơn về một mối (Hiệp định Giơnevơ quy định “Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết, và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956, dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”


Võ Hùng cho đó là “tội ác”, là “chiến tranh phi nghĩa”…một kẻ sinh 1966, nghĩa là chỉ 9 năm sau, đất nước đã thống nhất, giang sơn thu về một mối, lớn lên khi đất nước hết tiếng súng, và được sống tự do như ngày hôm nay. Vậy nhưng hắn ta đã vội quên máu xương của hàng triệu người đã ngã xuống để đất nước có ngày hôm nay, trong đó có bản thân Võ Hùng là người được thừa hưởng thành quả. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến đấu giữa một bên là giặc Mỹ xâm lược cùng đồng minh và bè lũ tay sai phản nước hại dân ngụy Sài Gòn với một bên là nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam! Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chỉ là phường bán nước, làm tay sai cho giặc Mỹ để "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ". Rõ ràng đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chứ không hề là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn vì ngụy Sài Gòn chỉ thực chất là thứ công cụ đi giết thuê cho người Mỹ, giúp người Hoa Kỳ "đổi màu da trên xác chết". Thực chất thì ngụy Sài Gòn không có quyền hành gì cả, mọi việc đều do người Mỹ quyết định mà việc Ngô Đình Diệm bị người Mỹ tiêu diệt là do hắn không nghe lời quan thầy, đó là ví dụ rất điển hình về bè lũ tay sai!
Sống trong một đất nước có đầy đủ quyền tự do, bình đẳng, có môi trường hòa bình, thuận lợi để làm ăn, phát triển kinh tế, thế nhưng cõ vẻ Võ Hùng không muốn, hắn ta liên tục đăng tải, chia sẻ những bài viết sặc mùi phản động, liên hệ với nhiều thành phần bất hảo, chống phá đất nước, trang cá nhân của Võ Hùng thể hiện rất rõ điều này. Người xưa nói: khuyển mã chi tình, nghĩa là, chó ngựa cũng có tình. Xem ra Võ Hùng chẳng thể bằng loại súc sinh khuyển mã, vô ơn, phản quốc. Người được thừa hưởng trái ngọt từ những con người đã "trồng cây xanh độc lập, thống nhất", không thể nào kẻ ăn quả lại quên ơn người trồng để rồi phun ra những luận điệu phản phúc, bất nhân, bất nghĩa và phi nhân tính như vậy; không xứng đáng được làm công dân của một nước tự do, độc lập. Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai cần xem xét, xử lý đối với Võ Hùng./.
---------
LCB

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

CỞI CHIẾN BÀO MẶC ÁO CÀ SA

Trong hình là trung tá Đinh Hữu Thuần, nguyên đại đội trưởng, đại đội Rađa 45, trung đoàn 291 khi tham gia phỏng vấn trong chương trình phóng sự “12 ngày đêm: làn ranh lịch sử”. Trung tá Đinh Hữu Thuần và đơn vị của ông đã có những đóng góp công lớn vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Trong hình, Trung tá Đinh Hữu Thuần là một vị chân tu hiền lành, uyên thâm Phật pháp nhưng trong 12 ngày đếm năm 1972, ông cùng đơn vị đã bám sóng, lọc nhiễu để nhận diện được 151/165 lần tốp B-52 của toàn bình chủng phòng không lúc bấy giờ. Qua đó, giúp các lực lượng phòng không, không quân chủ động đón chặn các tốp máy bay địch, nâng cao hiệu suất chiến đấu. Trung đoàn 291 đã được phong danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang còn riêng đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng hai.
Đất nước hoà bình, con người lại được trở lại cuộc sống bình dị, tiếp tục theo đuổi những giấc mơ, hoài bão của mình. Nếu khi toàn quốc kháng chiến năm 1946 nổ ra, 27 nhà sư Chùa Cổ Lễ - Nam Định “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” thì khi đất nước hoà bình, đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần đã “Cởi chiến bào mặc áo cà sa”.
Hay nói như giới trẻ ngày nay rằng “Khi bạn đam mê Phật pháp mà kẻ thù lại buộc mình cầm súng, đứng lên”.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

VŨ THƯ HIÊN ĐƯỢC TRỞ VỀ VỚI NƠI CHÔN RAU CẮT RỐN

Những ngày gần đây cộng đồng mạng chia sẻ về việc Vũ Thư Hiên, một kẻ chống phá sống lưu vong nơi xứ người đã được trở về với quê hương đất mẹ, nơi chôn rau cắt rốn của mình, để thấy được sự phát triển của đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chỉ được biết qua thông tin từ báo đài thiếu thiện chí với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Việc Vũ Thư Hiên trở về Việt Nam đã thêm một lần nữa minh chứng cho chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cũng là một bài học cho những kẻ đã từng quay lưng lại với dòng chảy của lịch sử dân tộc, quay lưng lại với lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam.

Vũ Thư Hiên, người gốc Nam Định, sinh năm 1933 tại Hà Nội, trong một gia đình cha mẹ đều là thành viên của Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, tiền thân Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Vũ Thư Hiên từng được Đảng, Nhà nước Việt Nam cho đi đào tạo tại trường điện ảnh Liên Xô, chuyên về biên kịch. Về nước trong khi cả nước đang sục sôi lao vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô cùng gian khổ, ác liệt để giành độc lập tự do cho Tổ quốc thì Vũ Thư Hiên thay vì làm phim để đền đáp công ơn của nhân dân đã trở mặt chống phá chế độ nên đã bị tù từ năm 1967 đến 1979 liên quan đến vụ án xét lại chống Đảng.
Năm 1993 nhân chuyến công tác tại Nga, Vũ Thư Hiên đã trốn ở lại và bắt đầu hoạt động “trở cờ” của mình. Với sự bất mãn, hận thù đối với chế độ, Vũ Thư Hiên đã trở thành một kẻ "mù” thật sự khi nhìn xã hội toàn bằng một màu đen, bôi lem các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn… hay xúc phạm cả Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Vũ Thư Hiên cùng với những kẻ như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Ngô Đình Diệm, Bùi Tín… đã trở thành những kẻ trở cờ, chống phá đất nước khi đưa ra những sản phẩm văn thơ, hồi ký như “Đêm giữa ban ngày” hay cộng tác cho các đài hải ngoại chống phá đất nước từ bên ngoài.
Sau gần 30 năm sống lưu vong tại Pháp, giờ đây với chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Vũ Thư Hiên được trở về với quê hương đất mẹ trong niềm vui khi thấy một Việt Nam phát triển hưng thịnh khác xa so với những “bánh vẽ” mà trước đây y đã đọc được từ các báo đài chống phá đất nước. Đúng là không có gì hạnh phúc hơn khi được về với Tổ quốc, với nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Tiếng nói thức tỉnh từ hải ngoại

Trần Thị Nga (sinh năm 1977) từng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân. Chính Nga đã có những “chia sẻ đắng cay” trên mạng xã hội về cuộc sống của mình và người thân sau quá trình định cư ở “xứ thiên đường”.

Theo chia sẻ trên facebook cá nhân, Nga và người thân gặp rất nhiều khó khăn trên đất Mỹ. Nga viết rằng, Mỹ là thiên đường của người này nhưng là địa ngục của người kia khi rơi vào vòng luẩn quẩn của các loại giấy tờ, trong khi tiền bạc lại không kiếm được. Nga tỏ ra chán nản: “Một gia đình 4 người (1 người già và 2 trẻ nhỏ) đã trải qua cảnh sống đó rồi. Giờ đã chán cảnh ngồi chờ chết dần chết mòn rồi, vì đằng nào cũng chết thì có chết cũng phải chết cho có ý nghĩa. Đi làm giấy tờ thì chỗ nọ chỉ chỗ kia, chỗ kia chỉ chỗ nọ…”.
Trần Thị Nga tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân từ năm 2007 với bí danh Sơn Nam, được coi là thành viên có tiềm năng, cốt cán. Nga có những thủ đoạn rất ranh mãnh như nửa đêm mang con ra nằm vỉa hè để đồng bọn chụp ảnh, quay phim tố chính quyền để cho dân khổ, có khi lại đặt hai con nhỏ lên xe nôi đẩy ra đường để biến thành công cụ “ăn cướp, la làng”. Với những hành động chống phá quyết liệt, Nga được các tổ chức, cá nhân thù địch tung hô là “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà cải cách”. Trần Thị Nga bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Phiên toà phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Như thường lệ, khi Trần Thị Nga bị bắt, xét xử và thi hành án, một số tổ chức, cá nhân thù địch ở nước ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá Việt Nam. Các đối tượng tung hô Nga là “người đấu tranh cho những thân phận bị dồn vào đường cùng”,“tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”, xuyên tạc Việt Nam “vi phạm Công ước chống tra tấn” của Liên hiệp quốc và yêu cầu “trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện” cho đối tượng này. Tổ chức khủng bố Việt Tân cũng đã trao cho Nga “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng”…
Nhận được sự tung hô, cổ suý từ bên ngoài nên trong thời gian chấp hành án tù, Nga thường xuyên bất tuân quy định của trại giam, khi được gọi điện cho người thân thì vu khống bị cán bộ trại giam “đàn áp, tra tấn”… Tuy nhiên, với chính sách nhân đạo, Nga đã được ra tù trước thời hạn và ngày 10/1/2020 bị trục xuất, sang định cư tại Mỹ cùng 3 người thân trong gia đình.
Nay sang Mỹ, người ta chờ đợi xem “nhà dân chủ tự xưng” sẽ nói gì về miền đất mà Nga vẫn tụng ca bấy lâu. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, hiện thực không như ảo mộng, Nga buộc thừa nhận bi kịch với vô vàn thách thức đối mặt ở chính “miền đất hứa”. Thêm nữa, nếu như khi ở trong nước, Nga “khóc thuê” cũng được bên ngoài dụ dỗ, cho tiền thì khi sang Mỹ, những lời hứa “sẽ quan tâm”trở thành bi kịch trớ trêu.
Không nhận được sự trợ giúp từ những tổ chức vẫn nói “luôn đồng hành”, Nga túng thiếu, vật lộn khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, khi đó mới nhận ra mình đã bị mắc mưu những kẻ giảo hoạt. Còn kẻ giảo hoạt thì nói rồi quên, hứa rồi bỏ, tung hô rồi phó mặc, tưởng đường mật hoá ra đắng chát, sự thật ấy khi Nga nhận ra thì đã quá muộn. Kẻ giảo hoạt bản chất là vậy, chẳng có gì lạ cả, chỉ có những “con rối” ảo vọng, cả tin như Nga mới rơi vào bi kịch!
Thực tiễn vỡ mộng đó đã khiến cho Trần Thị Nga thốt lên chua xót: “Vậy là tôi đã có thêm một bài học một kinh nghiệm có giá trị”! Vậy mà, khi còn trong tù, Nga không hối lỗi cải tạo để sớm được trở về với xã hội, trở về với cộng đồng hưởng cuộc sống thanh bình, tự do, mà còn tìm kiếm mộng ảo nơi “thiên đường đất Mỹ”, giờ đây mới đớn đau tỉnh ngộ. Lời than thở chua cay của Nga cũng như một số đối tượng khác có tư tưởng, hành vi phản bội lại quê hương, đất nước là bài học thức tỉnh, hãy biết dừng lại trước khi quá muộn.
Cũng rơi vào viễn cảnh như Nga là trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Như Quỳnh khi ở trong nước hay lên mạng chửi bới chính quyền Việt Nam, ra sức bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ca ngợi “thiên đường” ở các nước phương Tây. Sau khi bị bắt giữ, xử lý, Quỳnh được phía Mỹ bảo lãnh theo diện tị nạn chính trị. Nhưng khi được sang Mỹ rồi, Quỳnh mới thấy tất cả không như ảo tưởng của mình.
Trên Facebook của mình, cô ta đã cay đắng thừa nhận “nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ”, đồng thời chĩa mũi nhọn chỉ trích vào tổng thống Mỹ và chính quyền sở tại. Thực tế, trong dịch bệnh COVID-19, tầng lớp không có việc làm ổn định, không có nhà cửa như Quỳnh là những người chịu áp lực nhất khi giá y tế ở Mỹ cao kỷ lục và khó tiếp cận. Trên mạng Internet, Quỳnh có lúc bày tỏ “nhớ nhà”, “muốn được trở lại”...

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

HAI BỨC HÌNH HAI SỰ ĐỐI LẬP!

Một bên thì toàn nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nước, chưa bao giờ nhận mình vươn tầm khu vực chứ chưa nói tới tầm quốc tế nhưng khiến cả bao thế hệ học trò thán phục về tài năng. Một bên là “nhà thơ thế giới” để khi xuất hiện lên mạng, cư dân mạng mới lần đầu nghe tên tác giả, chưa thèm nghe tên tác phẩm.

Một bên quy tụ những anh hào trong làng văn Việt, giản dị, đoàn kết, chất phác, gần gũi. Một bên là 2 con người mang tầm “thế giới” với sự hào nhoáng, mũm mĩm đến tràn cả khung hình. Một con người là “nhà thơ thế giới”, một con người là nhà “tổ chức thế giới” khi mời được “nhà thơ thế giới”.
Một bên được người đời kính nể, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học nước nhà. Một bên lên hình thì cả nước Việt Nam cười chê, cơ quan vào cuộc, còn văn chương thì tự mình bỏ tiền in ấn rồi ký tặng vì bán không ai mua.
Một bên là các bậc tiền bối khiêm nhường, một bên là hậu bối háo danh, sĩ diện dởm với đời.

NỤ CƯỜI CHIẾN THẮNG CỦA ANH HÙNG PHẠM TUÂN SAU KHI BẮN RƠI B52 !

Triển lãm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Một huyền thoại đã đi vào lịch sử
Một kỷ vật đặc biệt ở triển lãm này như một minh chứng xác tín về sự thất bại thảm hại của không lực Mỹ trong cuộc chiến tranh mà chúng tưởng sẽ khuất phục được nhân dân ta. Đó là chiếc cờ ăn xin của phi công Mỹ - thứ vật dụng mà mỗi tên giặc lái đều có, để xin ăn của nhân dân ta, những người mà chúng vừa ném bom hủy diệt, sau khi nhảy dù vì máy bay bị bắn cháy.

>> Vinh quang những người lính Bộ đội Cụ Hồ hạ gục pháo đài bay B52
Từng trải qua tuổi thơ trong thời chiến, với phập phồng lo sợ lo bom đạn Mỹ dội xuống bất ngờ, cũng từng nghe nhiều về tội ác của kẻ thù trong 12 ngày đêm chúng ném bom rải thảm xuống Hà Nội tháng 12/1972.
Nhưng, chỉ khi đối diện với những bức ảnh, những hiện vật trong cuộc triển lãm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” khai mạc chiều 18/12 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự, tôi mới thật sự thấm thía, thế nào là tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra với người dân Thủ đô năm ấy, mới hiểu nỗi đau mà người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải gánh chịu. Để rồi, thêm một lần cắt nghĩa trọn vẹn vì sao, dân tộc Việt Nam nhỏ bé lại có thể chiến thắng một cường quốc trên thế giới.
Trong số gần 300 bức ảnh và hiện vật, có nhiều tài liệu, hiện vật lần đầu được biết tới, sau tròn 4 thập kỷ im lặng, để cất lên cả tiếng nói bi thương lẫn hào hùng của dân tộc ta ở thời khắc 40 năm trước. Bức ảnh về con phố Khâm Thiên sau trận bom đêm 26/12/1972 khiến bất cứ ai cũng phải rơi nước mắt. Không còn một ngôi nhà nguyên vẹn. Tất cả chỉ còn là một đống đổ nát. Sự hoang tàn hiện lên trên từng đống gạch vụn, trên con đường không bóng người, nơi mà sự sống vừa bị hủy diệt sau một nút nhấn bom của lũ giặc trời.
Tội ác của kẻ thù không thể chối cãi được, khi những bằng chứng hùng hồn còn đây:
Đó là chiếc khăn mùi xoa còn vương nụ cười thơ bé của em Phạm Thị Ngọc Bích, học sinh Trường Tô Vĩnh Diện, nhà ở 22 ngõ Chiến Thắng, phố Khâm Thiên, kỷ vật duy nhất còn lại sau khi cả gia đình em bị bom Mỹ sát hại.
Đó là mảnh vải màn của gia đình cụ Lê Thị Đức Thành ở 47 Khâm Thiên, thứ còn lại sau vệt bom kéo dài 1.000m, rộng 40-50m, khiến 3 căn nhà liền nhau 47, 49, 51 bị san phẳng và gia đình cụ Thành không còn ai sống sót. Nơi ba căn nhà thuở trước đã trở thành tượng đài tưởng niệm Khâm Thiên.
Đó còn là chiếc vại và mâm nhôm – kỷ vật của gia đình ông Hoàng Đình Dị ở xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội sau trận bom B52 đầu tiên đêm 18/12/1972 đã giết hại vợ, 4 đứa con ông cùng đứa cháu ngoại…
Bức ảnh một bé trai bụ bẫm, nằm chết bên xác mẹ, trên người còn đầy máu, khiến chẳng ai có thể cầm lòng. Tấm ảnh 2 cô con gái nhỏ của ông Vũ Tiến Đẩu (thị trấn Gia Lâm) nằm bên nhau, vĩnh viễn giã từ tổ ấm của gia đình sau loạt bom đêm 28/12/1972 đủ khiến người xem phải lau nước mắt trước những mất mát quá lớn mà giặc Mỹ mang đến. Những hố bom sâu hoắm, những ngôi nhà đổ nát của Bệnh viện Bạch Mai được ghi lại cũng khiến chẳng ai quên nổi căm thù…
Nhưng chính nỗi đau đến tận cùng đã biến thành sức mạnh đoàn kết để cả dân tộc ta chung vai sát cánh, quyết đánh cho giặc những đòn chí mạng, trả thù cho người đã khuất, cũng là để bảo vệ độc lập dân tộc. Bởi thế, mỗi người lính được ra trận là cảm nhận rõ sự tin yêu mà nhân dân gửi gắm, để niềm vui, tự hào ấy đọng lại trong mỗi nụ cười rạng rỡ trong loạt bức ảnh về đoàn tàu chở bộ đội lên đường chiến đấu.
Ký ức hào hùng ngày ấy còn hiển hiện qua các hiện vật gắn với tên tuổi những người trực tiếp chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong những ngày khói lửa ấy: giản đồ chiến đấu của Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Giắng (binh chủng Radar); bảng bắn của đại đội pháo 100mm khu Đống Đa sử dụng 8 viên đạn bắn rơi một chiếc F.8. Các hiện vật của Anh hùng Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57, người chỉ huy đơn vị trong 10 phút bắn rơi 2 máy bay Mỹ đêm 20/12/1972; khẩu súng máy 14,5mm của Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng, bắn rơi chiếc máy bay F-111 hiện đại bậc nhất của Mỹ ngày 22/12/1972…
Khi đó, tiêu diệt B52 là mục tiêu quan trọng của quân ta, để có câu trả lời đanh thép với kẻ thù: không gì khuất phục được quyết tâm gìn giữ hòa bình và độc lập của nhân dân Việt Nam. Khát vọng đó đã được phi công Phạm Tuân biến thành hiện thực trong đêm 27/12/1972. Nụ cười rạng ngời của anh sau chuyến bay đánh đuổi “thần sấm Mỹ” trở về mà một bức ảnh ghi lại được là nụ cười của niềm tin chiến thắng. Đó cũng là tinh thần của dân tộc ta trong cuộc chiến trường kỳ.
Một phần quan trọng của triển lãm là rất nhiều hình ảnh, hiện vật về chiến thắng của quân và dân ta trong trận “Điện Biên Phủ trên không”: Đó là động cơ máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi xuống làng hoa Ngọc Hà; xác máy bay rơi trên cánh đồng Chuôm (Phủ Lỗ, Sóc Sơn).
Đó cũng là vô vàn vật dụng của phi công Mỹ mà ta thu được sau khi máy bay bị bắn rơi: Những cuốn sách hướng dẫn sử dụng máy bay, những tấm bản đồ, sách kế hoạch tác chiến, găng tay, áo kháng áp, túi cứu thương, bộ sưu tập mũ phi công, giày cao cổ của phi công Mỹ, cả tấm thẻ ngân hàng mang tên Charles Brown, hay chiếc bật lửa khắc tên H.K. Wilson.
Một kỷ vật đặc biệt ở triển lãm này như một minh chứng xác tín về sự thất bại thảm hại của không lực Mỹ trong cuộc chiến tranh mà chúng tưởng sẽ khuất phục được nhân dân ta. Đó là chiếc cờ ăn xin của phi công Mỹ - thứ vật dụng mà mỗi tên giặc lái đều có, để xin ăn của nhân dân ta, những người mà chúng vừa ném bom hủy diệt, sau khi nhảy dù vì máy bay bị bắn cháy.
Đúng như Đại tá Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự, chia sẻ: “Triển lãm tái hiện một phần nào lịch sử dân tộc, mà ở đó có đủ cả mất mát, đau thương, cả niềm tự hào khôn xiết của mỗi người dân Việt Nam”. Điều quan trọng, triển lãm này không chỉ mang cho những người đã trải nghiệm một phần ký ức về những ngày đau thương và anh dũng của dân tộc, mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu rõ thế nào là tội ác của chiến tranh xâm lược và vì sao mà dân tộc ta đã chiến thắng kẻ thù hùng mạnh trên thế giới. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù!

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2022

KHI BẠN THUA THÌ BẠN SẼ NGHĨ RA ĐỦ MỌI CÁCH ĐỂ BIỆN HỘ CHO SỰ THẤT BẠI CỦA MÌNH

Trên Quora, cựu thiếu tá Keith Parker từng phục vụ trên các máy bay B-52G và C-130 cho biết Việt Nam đã bắn hơn 1400 tên lửa SAM-2 lên bầu trời một cách mù quáng để hạ gục các máy bay B-52 chứ không phải là do thực lực của phòng không Việt Nam. Keith Parker cho biết Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược (SAC) đã tự nghiên cứu rất nhiều phương pháp chống B-52 nhưng đều thất bại, ngay cả những quốc gia như Liên Xô cũng đều không dám tự tin hạ gục B-52. Các cựu chiến binh cũng cho rằng “Việt Nam đã thất bại vào 12/1972 chứ không phải là một chiến thắng như họ tuyên truyền. Thiệt hại của Việt Nam nặng nề hơn trong khi chỉ bắn hạ được 2% số B-52 mà Hoa Kỳ có”.

Cùng quan điểm, một số phi công về hưu của Hạm đội 7 cho biết Việt Nam đã may mắn bắn hạ được B-52 nhờ vào chiến thuật “vãi đạn”. Là chiến thuật sử dụng hỏa lực phòng không bừa bãi để hạ gục B-52 chứ không đến từ sự tính toán chiến thuật và năng lực phòng không. Gary Cummings, một cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam còn đặt một giả thuyết rằng chính những sĩ quan Liên Xô mới bắn rụng B-52 chứ không phải là bộ đội Việt Nam. Một cựu binh khác là Paul Reinman cho biết phi công MiG của Việt Nam đã bắn hạ thành công B-52 là do vô tình lạc vào đường bay của B-52 chứ không phải là do năng lực.
Trong một nhóm nghiên cứu lịch sử có hơn 70 ngàn thành viên, có rất nhiều đánh giá Việt Nam đã “may mắn” bắn hạ B-52 vì sự chủ quan của đối phương, vì trời tối, vừa sự chủ quan của quân địch, vì Trung Quốc và Liên Xô đã “bắn hộ”...
Nếu chỉ bắn được 1 hoặc 2 máy bay B-52 thì còn có thể nói là may mắn, chứ bắn rụng đến hơn 30 chiếc (16 chiếc theo cách tính của phía Hoa Kỳ) thì tuyệt nhiên không còn là may mắn nữa. Có câu “may mắn chỉ đến với những người có thực lực và nỗ lực” và không phải tự nhiên mà chỉ có Việt Nam mới có thể bắn rụng được B-52, mặc cho B-52 đã thực hiện rất nhiều phi vụ ném bom ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác…
Phòng không Việt Nam đã trải qua rất nhiều trận chiến từ trước đó và kịch bản mà Việt Nam phải đối diện luôn là lấy ít đánh nhiều, luôn ở chiếu dưới hơn cả về hỏa lực, trang bị và kinh nghiệm. Vũ khí chủ lực của Việt Nam hồi đó là tên lửa SAM-2 cũng không phải là loại tên lửa hiện đại nhất hồi đó, thậm chí loại tên lửa này còn thất bại nặng nề ở Ai Cập và Iraq và được coi là “đồ bỏ đi” trong mắt không quân Hoa Kỳ. Việt Nam đánh bại B-52 là nhờ năng lực nghiên cứu từ lâu, kinh nghiệm qua rất nhiều trận đụng độ trực tiếp với không quân Hoa Kỳ từ trước đó. Thậm chí một giáo trình nghiên cứu B-52 đã ra đời trước trận chiến khoảng 2 tháng và liên tục được cập nhật, nghiên cứu mới… Cựu phi công John Cheshire tiết lộ rằng việc Hoa Kỳ thất bại vào tháng 12/1972 là do chiến thuật mồi nhử, bẫy, phục kích của phòng không Bắc Việt rất hiệu quả. Họ đã nhử B-52 vào các nơi mà các tên lửa SAM-2 sẽ nhắm đến, biết trước các điểm là B-52 xuất kích lúc nào nhờ mạng lưới tình báo rộng rãi…
Nếu thiệt hại nhiều hơn được tính là thua, vậy những thiệt hại nhiều hơn đó đến từ đâu? Từ hơn 1600 dân thường thiệt mạng, từ những bệnh viện, trường học, khu dân cư bị tan hoang. Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ và đạo đức giả mới tự hào bằng thành tích không kích vào dân thường. Đừng nói là Việt Nam đặt hệ thống phòng không vào trường học, bệnh viện, khu dân cư… vì đơn giản là không có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy điều đó, mặc do miền Bắc lúc ấy tràn ngập ký giả nước ngoài, đại sứ quán.
John Cheshire tiết lộ rằng việc B-52 bị bắn hạ đến từ sự chủ quan của các tướng lĩnh ở cắn cứ không quân Offutt, Nebraska khi cho rằng kinh nghiệm tác chiến của quân nhân Hoa Kỳ hơn nhiều so với bộ đội Việt Nam, SAM-2 đã bị nghiên cứu quá rõ ràng và sự chênh lệch trang bị, khí tài, radar và hỏa lực của Hoa Kỳ với Việt Nam là quá lớn… Các phi công bay đến Việt Nam với tâm lý “không thể bị bắn hạ” và còn vui vẻ nghĩ đến lễ Giáng Sinh. Vậy nên khi bị bắn hạ, mọi sự thay đổi là không kịp.
Nói chiến công MiG của Phạm Tuân bắn hạ B-52 là may mắn do “vô tình đi vào đường bay của B-52” có đúng không? Đừng quên rằng B-52 đi cùng với rất nhiều các máy bay vệ tinh làm nhiệm vụ bảo vệ, vậy những chiếc máy bay đó đã làm gì? Việc để máy bay MiG vượt qua hệ thống radar, qua mặt các phi công lão luyện lái F- 111 và F-4 để bắn hạ B-52 rồi lại nói là “may mắn” thì thú thực, đây là hành động không quân tử, không dám nhận thất bại. Mà nếu nói là “may mắn” thì tin chắc rằng bất cứ một phi công nào cũng muốn có cái may mắn đó trong đời.
Xin mượn câu nói của một streamer về sự ngụy biện khi cho rằng Việt Nam thắng Điện Biên Phủ trên không là nhờ may mắn: “Nói thế thì chịu rồi chứ biết sao giờ. Uống miếng nước cho đỡ quê, được không”.