KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

DẠY TRẺ DẠY TỪ THUỞ CÒN THƠ

Trong khi ở bậc đại học đang giáo dục an ninh quốc phòng, truyền thống yêu nước đầy "bất ổn" thì ở bậc lớp mầm, lớp lá, các cô lại đang giáo dục lòng yêu nước theo một cách rất riêng, rất trải nghiệm.

Lấy ý tưởng từ sao nhập ngũ, có ngôi trường đã để các cháu nhỏ tập hành quân với ba lô, súng bìa trên tay. Khi nghe tiếng súng, tiếng pháo thì cũng phải ngồi tránh né. Điểm đến của các cháu là nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Để sau 1 cuộc hành quân không dài nhưng có phần thấm mệt, thì chính các cháu nhỏ cảm nhận được một phần rất nhỏ của cha ông trước đây. Đứng trước vong linh những người đi trước vì độc lập, vì tự do, chắc chắn các cháu có một bài học vô cùng ý nghĩa.
Hay như một ngôi trường khác đã công phu thiết lập một trận địa giả, để các cháu nhỏ lăn lê bò troài, để được cảm nhận không khí hào hùng, chiến trận năm xưa.
Giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước đôi khi bắt đầu từ những bài học rất giản đơn, đôi khi không cần phải khẩu hiệu (mà lại còn sai).

ÔNG BỘ TRƯỞNG MĨ NỢ VIỆT NAM LỜI XIN LỖI

Cách đây mấy bữa, ông Bộ trưởng Ngoại giao thay mặt nước Mĩ tuyên bố “đưa Việt Nam vào diện danh sách theo dõi về tôn giáo” mặc dù trước đó chính ông cũng đã chúc mừng VN được bầu vào HĐ Nhân quyền của LHQ.

Tôi chỉ là người dân thường, không được nghe ông Bộ trưởng tuyên bố giọng hùng hồn cỡ nào.
Ông Bộ trưởng Mĩ hãy nhìn vào vài tấm ảnh này cũng như các tấm ảnh trên báo chí hôm nay và hãy liên hệ thật công tâm với những lời ông đã tuyên bố.
Những người nước ngoài cười tươi trước nhà thờ như thế, có được ở nơi mà các ông gán cho là “đàn áp tôn giáo” không, để rồi phải theo dõi?
Hay là ông cố ý cổ xúy mấy con quạ đen Ng. Đình Thục, Đ. Hữu Nam…đang kích động chia rẽ gây thù hận trên đất Việt? Chúng không từ cơ hội nào, lừa giáo dân quậy phá, vi phạm pháp luật rồi ra chịu tội trước Tòa án trong khi chúng phè phỡn tiệc tùng?
Hay là ông cổ xúy đám vong nô Vịt tàn cũng như bọn “rận chủ” trong nước lấy việc chửi bới, trấn lột, vu cáo kiếm cơm?
Chiến tranh đã qua lâu. Chuyện hận thù Việt- Mĩ cũng đã gác lại. Người dân Việt Nam cố gắng bỏ qua những tội ác ghê tởm người Mĩ đã gây ra trên đất Việt Nam rồi tháo chạy, phủi tay.
Người dân Việt Nam quý trọng hòa bình vì đã trải qua chiến tranh ác liệt, đổ nhiều xương máu cho độc lập tự do. Chúng tôi mong muốn yên ổn để àm ăn, không gây thù oán với ai. Sao cây muốn lặng mà gió chẳng đừng? Các ông cứ chơi mãi kiểu cá thòi lòi?
Ông Bộ trưởng ngoại giao Mĩ hãy rửa mắt cho sạch rồi nhìn kĩ những tấm ảnh…Ông và Chính phủ Mĩ lại nợ thêm Việt Nam một lời xin lỗi!

NHỮNG “ÂM HỒN” VẤT VƯỞNG TRONG SẮC LÍNH VNCH!

Tự bao giờ, những sắc lính của chế độ ngụy tam côn xuyên điệp (VNCH - vịt ngan cộng hành) lại được những con người đã lên chức ông, tuổi bà mặc với vẻ tự hào; họ gọi nhau là “đại tướng”, “trung tá”, “chỉ huy quân lực”, họ mở tiệc ra mắt, đi khai trương cửa hàng, đi giao lưu các cái…

Họ khệnh khạng, niềm nở bắt tay, khoác vai, bước đi trong những bộ đồ chắp vá, xen lẫn Tây và Tàu, đầy vẻ tân thời như model trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia” của cụ Phụng; họ checkin, sẵn sàng “úp ảnh” sống ảo của mình lên mọi nền tảng của mạng xã hội mà họ có, họ muốn gì? Họ muốn khoe khoang gì từ những dĩ vãng, quá khức nhục nhã, tàn ác mà những sắc lính này đã gây bao đau thương cho đồng bào Nam – Bắc. Họ thật kệch cỡm!
Họ không biết hoặc biết nhưng giả mù, giả điếc; bao ánh mắt ái ngại, thương hại, dè bỉu của người đời ‘vả’ vào họ, đáng thương cho cảnh “già không nên nết”. Họ không biết rằng, dù có mặc bao nhiêu áo, đóng bao nhiêu giày, quấn bao nhiêu khăn, đeo bao nhiêu móng cọp, móng gà… thì cũng không che đi biểu tượng, hình ảnh về sự thảm hại của một đội quân thua trận, một chế độ bù nhìn đã vùi lấp hơn 47 năm qua, và những F2, F3 đang ngay đêm “inh ỏi” khát nước bên xứ người.
Pháp luật có thể chưa có chế tài để điều chỉnh, xử lý với những hành vi “lạc loài”, này nhưng đạo đức, truyền thống và tinh thần yêu nước của người Việt Nam không cho phép nó tồn tại. Ngẫm rằng:
Hỡi ôi, nhưng âm hồn vất vưởng
Sống làm chi trong sắc lính cộng hành
Để mai kia khi giấc mộng không thành
Quay nhìn lại chỉ một trời thương hại.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ SỢ MẤT NƯỚC HƠN LÀ SỢ MẤT ĐI THỜI SINH VIÊN TUỔI TRẺ!

- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Đúng ra là chúng em cũng hơi tiếc. Nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ của những người ra trận hôm nay lại không có mặt chúng em…

Đây là một trong những phân cảnh xúc động nhất trong Mùi Cỏ Cháy, về thế hệ sinh viên ra đi với lời “chưa đánh thắng giặc, chưa về Bách Khoa” vào mùa hè 1972. Một thế hệ mà chính những người còn sống còn phải nói lại là: “Vinh quang rất nhiều, đau thương cũng nhiều và những tiếc nuối, day dứt cũng không phải là ít”.
Trên blog cá nhân, cựu binh Francis Bailly từng tham chiến ở Việt Nam có chia sẻ hai tấm ảnh mà anh này tìm thấy từ thi thể của một người lính Giải phóng vào năm 1970. Một tấm là chân dung của người lính giải phóng đã hy sinh, một tấm còn lại là người vợ hoặc là người yêu của người lính này… Cựu binh này cho biết theo giấy tờ mang theo bên người thì người lính Giải phóng này nằm lại khi chưa được 20 tuổi, trước khi chết, người lính này cố lấy những tấm ảnh này ra để nhìn lần cuối. Làm mình nhớ đến đoạn văn: “Một thời khói lửa, một thời của những những chàng trai 18 - 20 cũng đã bắt đầu biết đến chữ "yêu", nhưng họ đã giấu kín chữ "yêu" đó dưới đáy balo của mình. Vì những tuổi 20 đó đã hóa thân thành dáng hình đất nước…”
Dạo trước, mình đọc được một bài chia sẻ trong Cháo Hành Miễn Phí, về một bạn sinh viên Bách Khoa vô tình đi chung với một bác vốn là cựu sinh viên Bách Khoa. Bác tham chiến ở Thành cổ Quảng Trị, sau đó là Quảng Nam… Chuyến đi vài cây số giữa hai người xuất phát từ chung một mái trường, nhưng cách nhau nhiều thế hệ, hai con người, hai góc nhìn về lịch sử, một người chiến đấu để lấy lại hòa bình, một người đã được thừa hưởng sự hòa bình… Hai con người đều có một thời tuổi tuổi trẻ, nhưng ngã rẽ của họ khác nhau… Nhưng dù ngã rẽ nào, đều cũng sẽ cống hiến hết mình cho đất nước.
Thành cổ Quảng Trị và mùa hè năm 1972 đã lấy đi của chúng ta một lớp người trẻ, tài năng và đầy hoài bão… Hơn 10 ngàn sinh viên đã tuyên thệ lên đường chiến đấu và đa phần những con người ấy đã không hẹn ngày trở về, họ hy sinh tại mặt trận miền Trung, phía Nam, Lào… Đặc biệt là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ngày nay, vào được các trường đại học có thể không cần quá giỏi, nhưng vào mấy chục năm trước, hầu như đều phải thực sự tài năng, mới có thể vào được những ngôi trường thời ấy.
Có lớp học hơn 70 người chỉ có 5 người trở về và cả 5 người này đều không lành lặn… Có nhóm bạn thân học cùng hứa sẽ trở về Hà Nội, đặt mục tiêu trở thành những nghiên cứu sinh đi học tập Liên Xô nhưng không một ai trở về. Có 10 sinh viên trong một căn phòng ký túc xá cùng nhau ra đi nhưng ngày về lại là 9 cái giấy báo tử, 1 người may mắn còn sống thì mất đi cánh tay phải khiến ước mơ “vẽ kỹ thuật” không thể thực hiện được nữa.
Đúng như tiêu đề cuốn sách “Mãi Mãi Tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc, phần nhiều trong số những người chiến đấu vì Tổ Quốc đều dừng lại ở một độ tuổi rất trẻ, họ thậm chí chưa bao giờ có nhiều thời gian sống cho chính họ vì họ chỉ luôn nghĩ đến chuyện sống vì Tổ Quốc…
Có một lời nhắc với thế hệ chúng ta, rằng mỗi người trong chúng ta hiện nay đều có cơ hội để được sống trọn vẹn tuổi trẻ. Được yêu, được sống, được là chính mình… Rất nhiều trong số họ, tuổi trẻ của họ là những dang dở, trầm mặc và anh hùng. Họ đối diện với bom đạn, với B-52… Vậy với chúng ta, làm thế nào sự hy sinh của họ không uổng phí?
Đời người có bao nhiêu? Thanh xuân là gì? Tuổi trẻ chẳng bao giờ hữu hạn. Nhưng, ở bất cứ lứa tuổi nào, ở bất cứ thế hệ nào, hãy sống sao cho thật sự đáng giá. Giá như có một điều ước, thực lòng mong họ có hai lần tuổi trẻ, một lần tuổi trẻ đã vì đất nước, một lần nữa để họ có thể sống cho riêng mình.

MỘT QUỐC GIA ĐÁNH MẤT VĂN HÓA, LỊCH SỬ THÌ CHẲNG CÓ QUÁ KHỨ VÀ CŨNG KHÔNG CÒN TƯƠNG LAI

Việt âm thi tập là một trong những quốc bảo văn thơ Việt Nam thời phong kiến, được Nhà sử học Phan Phu Tiên và Thị Ngự sử Chu Xa biên soạn, sưu tầm. Đây là một trong 25 tư liệu quý giá đã bị mất, thất lạc tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Một số quyển trong Toàn Việt thi lục được nhà bác học Lê Quý Đôn biên soạn cũng “không cánh mà bay” - đây là bộ sách văn hiến dân tộc, là một kho báu quốc gia, chất chứa tinh hoa văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XVI. Chúng ta sẽ ăn nói ra sao với thế hệ sau khi không thể gìn giữ được tinh hoa văn hóa từ cha ông? Trong một nhóm chơi truyện tranh, có người bình luận rằng một người chơi truyện tranh cũng có ý thức giữ gìn tài sản hơn là những người có chuyên môn, lại còn là tài sản quốc gia, có giá trị rất lớn.

Một tài liệu vô giá khác là Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, có ghi chép chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa - Trường Sa cũng biến mất trong kho nghiên cứu của viện. Nếu một ngày nào đó diễn ra tranh chấp chủ quyền, chẳng lẽ Việt Nam lại mang ra những tài liệu được sao chép, scan, photocopy ra hay sao? Như vậy thì khác gì trò cười trên bàn đàm phán quốc tế. Người ta sẽ đặt ra câu hỏi là cả một quốc gia mà không có tài liệu gốc, khác gì bịa đặt về chủ quyền?
Chiều nay, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết hơn 300 phim lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đã mất khả năng sử dụng, hỏng hóc không thể khôi phục. Trong đó có những bộ phim có giá trị lịch sử, văn hóa, thời kỳ như Mùi cỏ cháy, Sống cùng lịch sử, Sóng ở đáy sông… Tuy đã được lưu trữ số hóa, nhưng 300 phim lưu trữ này có giá trị lớn về mặt nghiên cứu, là nguồn chứng minh sự phát triển của phim ảnh Việt Nam, tài sản lưu trữ quốc gia, là minh chứng công sức của biết bao nhiêu nghệ sĩ tài năng.
Tài liệu văn hóa, lịch sử của Việt Nam đã ít do chiến tranh, loạn lạc. Giờ đây đã hòa bình rồi, hiện đại, đất nước khá hơn mà còn bị mất mát đi thì không còn gì để diễn ra nữa. Và đây mới chỉ là ở Viện nghiên cứu Hán Nôm thôi, liệu ở các viện, trường, trung tâm nghiên cứu khác có diễn ra thực trạng như thế này hay không? Hay là có những không bị khui ra rồi những tài liệu quốc gia cứ âm thầm biến mất.
Mới đây, ĐH Tôn Đức Thắng lại ghép hình lính Mỹ vào trong một tài liệu giảng dạy về Quân đội Nhân dân Việt Nam, ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội đưa cờ Trung Quốc và lính Trung Quốc vào phông chào mừng ngày 22/12. Đây có lẽ không phải chỉ là sự cẩu thả đơn thuần mà có lẽ là sự thiếu hiểu biết, hời hợt và đối phó cho qua. Là hệ quả của sự xem nhẹ lịch sử!
Có bình luận tại một hội nhóm rằng: “Những gì mà họ làm mấy hôm nay đang biến Việt Nam thành một quốc gia không văn hóa, không lịch sử và không có tương lai”. Bình luận trên thì hơi quá, nhưng, khi nhìn vào trường hợp nhiều người muốn biến Lịch sử thành môn học tự chọn hoặc ghép Lịch sử vào môn học khác và những gì gần đây… Phải chăng là có những con người đang muốn Việt Nam trở thành một quốc gia không có quá khứ cũng chẳng có tương lai?

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: TỪ VINFUTURE, CÁC NHÀ KHOA HỌC THẾ GIỚI ĐÃ HIỂU HƠN VỀ MỘT VIỆT NAM ĐANG MẠNH MẼ VƯƠN RA QUỐC TẾ


Tối 20/12, hàng trăm đại biểu, nhà khoa học có mặt tại Nhà hát lớn Hà Nội vinh danh chủ nhân Giải thưởng Khoa học công nghệ VinFuture mùa 2 với các nghiên cứu có tầm tác động toàn cầu.

Với chủ đề "Hồi sinh và tái thiết", VinFuture 2022 vinh danh 4 công trình khoa học có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng triệu người trong và sau đại dịch. Trong đó, 1 giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD và 3 giải đặc biệt trị giá 500.000 USD.
Tham dự và phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, điều khác biệt của Giải thưởng VinFuture 2022 so với mùa giải trước là sự thoải mái, an toàn khi Covid-19 gần như đã được kiểm soát hoàn toàn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Điều này có được là nhờ sự đóng góp quan trọng của các công trình nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống Covid-19.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "Nếu bảo vệ sức khỏe là thách thức của nhân loại năm 2021, thì tái thiết và hồi sinh là vấn đề cấp thiết mà thế giới phải đối mặt năm 2022 và trong tương lai".

INDONESIA BẮN 21 PHÁT ĐẠI BÁC CHÀO ĐÓN CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC

10h sáng 22-12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì lễ đón long trọng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Dinh Tổng thống ở thành phố Bogor, cách trung tâm thủ đô Jakarta khoảng 60km.
Trước đó, từ 7h giờ sáng, 20 thiếu niên Indonesia trong trang phục truyền thống cầm quốc kỳ hai nước chờ đợi ở Dinh Tổng thống, trong khi đội tiêu binh đã trong tư thế sẵn sàng.

Tổng thống Indonesia đã dành cho Chủ tịch nước Việt Nam sự đón tiếp chân tình, trọng thị, cởi mở, thiết thực và thắm tình hữu nghị.
Một trong những điểm nhấn đặc biệt của lễ đón theo nghi thức cao nhất là màn diễu binh trước đoàn xe hộ tống Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Dinh Tổng thống và loạt đại bác chào mừng.
Tổng thống Joko Widodo ra tận cửa xe chào đón và mời Chủ tịch nước bước lên bục danh dự. Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Indonesia. 21 tiếng đại bác vang lên hùng tráng chào mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Sau lễ đón, nguyên thủ hai nước bước vào bên trong Dinh Tổng thống, giới thiệu quan chức cấp cao hai bên, trước khi tiến vào phòng hội đàm. Lãnh đạo hai nước sẽ chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác của một số bộ ngành và gặp gỡ báo chí để thông tin về kết quả hội đàm.
Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN nằm trong Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), trong khi vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao ở khu vực và toàn cầu.
Do đó, cuộc gặp giữa hai nguyên thủ lần này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả thực chất trên nhiều lĩnh vực. Nói như Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Tạ Văn Thông, hai nước có nhiều lợi ích tương đồng và sự hội tụ các lợi ích chiến lược.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022

VẬN NƯỚC ĐANG LÊN GIỮA TÂM BÃO CHÍNH TRƯỜNG THẾ GIỚI

Hình ảnh Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN- EU.

Không cần phải phân tích hay chỉ ra những đối sách của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời gian qua thì các bạn cũng đã biết cái tầm của nước ta rồi chứ! Tuy chưa phải là nước lớn nhưng uy tín khỏi phải bàn.
Phương Tây hiện vẫn đang âm thầm chống phá Việt Nam nhưng cũng không thể phủ nhận được việc phải bắt tay hợp tác với các quốc gia theo CNCS như Việt Nam để làm ăn và tranh giành quyền ảnh hưởng ở Đông Nam Á, muốn lôi kéo Việt Nam ngả về phe họ, đặc biệt Việt Nam lại gần ông Trung Quốc có cùng ý thức hệ cộng sản. Nhưng với một quốc gia có cả bầu trời kinh nghiệm về ngoại giao như Việt Nam thì tất cả đã được các Cụ ở trên nắm trong lòng bàn tay, dù Tây hay Tàu các Cụ đã tính hết rồi. Việc bây giờ là duy trì ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước, do vậy chủ trương nhất quán của chúng ta là luôn giữ vững quan điểm ngoại giao hoà bình, thêm bạn bớt thù, "không chọn bên mà chỉ chọn lẽ phải", tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau. Với đường lối này dĩ nhiên mấy ông Tây vẫn a cay nhưng biết làm sao được, thôi thì chịu khó bắt tay hợp tác để cùng có lợi.
Còn dăm ba "cậu vàng" ở đâu đó vẫn cứ ẳng, cơ mà chỉ là công cụ giải trí cho khán giả Việt thôi

NHẬN THỨC, Ý THỨC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh tấm pano được cho là đặt trong khuôn viên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội nhưng có hình nền quốc kỳ Trung Quốc gây xôn xao dư luận.
Nơi treo phông nền trên là cơ sở 2 trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cơ sở TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Qua xác minh ban đầu, xác định 1 người ở Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh và một người ở Phòng Quản trị đã tự ý làm nên và nghĩ đó là chuyện nhỏ. Sự việc được sinh viên chụp lại đưa lên mạng xã hội. Ngay sau khi xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc nhà trường đã họp kỷ luật 2 cán bộ trên với hình thức trước mắt tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật.

CẨU THẢ HAY BÔI NHẾCH?

Môn điền kinh Đại hội thể thao toàn quốc 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình gặp phải sự cố "vô tiền khoáng hậu". Ở vòng chạy cuối cùng nội dung marathon, cổ động viên đã vào phía bên trong sân để đón VĐV tại vạch đích nhưng... không thấy vạch đích đâu.


Thậm chí, các nhà báo, cổ động viên đi vòng vèo để hỏi thăm, thậm chí phải gọi điện thoại cho thành viên ban tổ chức.
Không chỉ người ngoài cuộc, mà chính các VĐV tham dự cuộc đua cũng bối rối như nhà vô địch 42km nữ - Lê Thị Tuyết (Phú Yên) sau khi đã cán đích vẫn chạy tiếp. Phải đến khi một thành viên của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam chạy theo hô rất to, Tuyết mới biết mình đã về đích rồi.
Chưa kể, các điều kiện cần thiết để tổ chức một cuộc đua như: bàn tiếp nước, bàn y tế hỗ trợ cho các VĐV, thiết bị tính giờ điện tử được gắn vào số đeo của VĐV... ở Đại hội thể thao toàn quốc này cũng... không có nốt!
Phải chắp tay xin các anh chị ban tổ chức. Đến cái giải bóng bàn ở tổ dân phố tôi còn không bôi nhếch như Đại hội thể thao toàn quốc này.