KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN

Bên trên là tuyến đường Phạm Văn Đồng, TP Hà Nội. Trong quá khứ, đây từng là một tuyến đường đau khổ theo nhiều nghĩa. Thường xuyên ùn tắc vì là con đường lớn hướng thẳng vào cầu Thăng Long, vừa là tuyến nhiều bụi bặm vì có nhiều công trình được xây dựng hai bên đường và mặt đường xuống cấp, vừa là tuyến đường nổi tiếng về vấn nạn “mận dai” cạnh những gốc cây “được đánh số”.

Còn bên dưới là một nhóm người từng tham gia biểu tình phản đối việc chặt, di dời cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng vào mùa hè năm 2017. Năm ấy, Hà Nội tiến hành chặt, di dời khoảng 1300 cây xanh trên tuyến đường “đau khổ” này nhằm mục đích tôn tạo, xây dựng, mở rộng đường Phạm Văn Đồng mới có hai tầng. Con đường mới bao gồm 2 tầng, tầng trên nối từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long còn tầng dưới có quy mô 12 làn, mở rộng từ 56m lên 93m - trở thành tuyến đường nội đô đẹp, rộng vào hàng bậc nhất Hà Nội. Từ một con đường tràn ngập nạn "mận dai", trở thành con đường được check-in sống ảo thường xuyên, không còn những "gốc cây đánh số" mà thanh vì đó là những mảng xanh nối liền tầng lớp.
Hồi năm 2017, quyết định chặt, di dời cây mở rộng đường Phạm Văn Đồng và vấp phải sự phản đối cực kỳ quyết liệt, trong đó có những người tự nhân/được coi là tri thức và rất đông sinh viên. Thậm chí, việc phản đối này còn leo thang đến biểu tình có quy mô lớn. Một tổ chức tên là Green Trees còn kêu gọi sinh viên, người lao động ký tên vào một thỉnh nguyện thư gửi đến đại sứ quán của một số quốc gia phương Tây yêu cầu can thiệp (?), có đơn thư thu được gần 40 ngàn chữ ký trực tuyến. Rồi có người phản đối một cách “nghệ thuật” bằng việc mặc áo dài, ngón tay sơn đỏ rồi ôm cây khóc nước mắt ngắn dài… Có nhà báo còn khẳng định rằng Hà Nội không cần con đường nào đến 6 làn đường mỗi bên, không cần phải mở rộng Phạm Văn Đồng và vì thế nhất định phải giữ lại những hàng cây xà cừ hàng chục năm tuổi.
Luận điểm bảo vệ môi trường nghe có vẻ đúng đắn? Đúng không? Việc giữ lại hàng cây xanh xà cừ nhiều năm tuổi là cần thiết? Đúng không? Vậy thì việc mở rộng đường có cần thiết không, nhất là với một con đường mở rộng gần như gấp đôi về chiều ngang và thêm hẳn một làn trên cao như Phạm Văn Đồng? Việc nối thông từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, thông Vành đai 3, giảm ùn tắc giao thông có cần thiết không? Hoặc nói đơn giản hơn, làm đẹp bộ mặt đô thị, đường rộng rãi hơn, người dân đi lại thuận tiện hơn có cần thiết không?
Đôi khi, phải biết chấp nhận buông bỏ cái lợi ích nhỏ để hướng đến lợi ích lớn hơn và luận điểm bảo vệ môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp và đúng đắn. Chắc là các bạn biết về Greta Thunberg rồi, khi cô mong muốn thế giới phải bảo vệ môi trường theo cái cách của cô - nhưng, cô không thể mang những cái cách đó đến châu Phi, Nam Mỹ hay Châu Á, nơi mà phần đông dân số không thể có đời sống như người dân Thụy Điển.
Cứ nhìn phương Tây thế này thế nọ, nhưng các đô thị phương Tây được hình thành từ bây giờ cũng là nhờ đã đốn hạ hàng trăm ngàn, hàng triệu cái cây. Chẳng qua, là họ làm sớm hơn chúng ta và chúng ta không biết đến những gì họ làm mà thôi. Tự nhiên mà hình thành New York, London, Paris, Rome đấy à? Những người đã từng phá hàng triệu cái cây quay ra bảo với chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, nghe có tiêu chuẩn kép không?
Rồi còn chưa kể một đống người tiêu chuẩn kép. Kiểu như muốn đường rộng nhưng không cho mở đường, muốn quy hoạch tốt nhưng không chấp nhận phá bỏ những cái thừa thãi…
Đúng 5 năm từ ngày mà những cuộc biểu tình phản đối chặt cây ấy diễn ra, có lẽ những người tham gia biểu tình ngày ấy…đã lãng quên những việc họ đã làm. Vì nếu mà họ nhớ lại và nhìn cung đường Phạm Văn Đồng hiện tại, có lẽ họ sẽ phải phải ái ngại nhiều điều.