KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn GIÁ TRỊ DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID -19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn GIÁ TRỊ DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID -19. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

GIÁ TRỊ DÂN TỘC VIỆT NAM TỪ CHIẾN TRANH ĐẾN CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID -19

Theo Mandeep Rai, dù trong bất kỳ điều kiện nào, Việt Nam đều sẽ tìm cách vượt qua. Thậm chí, họ còn thể hiện tốt cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Điều kiện càng khó khăn thì sự kiên cường và khả năng thích nghi của Việt Nam càng trở nên mạnh mẽ.
Mandeep Rai, tác giả cuốn sách bán chạy nhất của The Sunday Times – The Value Compass (tạm dịch là “La bàn giá trị”) đã dùng một từ khóa để miêu tả giá trị của dân tộc Việt Nam – resilence (sự kiên cường, bất khuất hay tính bền bỉ). Điều được thể hiện rất rõ không chỉ trong thời kỳ chiến lịch sử mà ngay cả với cuộc chiến chống Covid-19 hiện tại.


Quyết định của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến quyết định của mỗi dân tộc là một khía cạnh độc đáo được khai thác trong cuốn The Value Compass (tạm dịch là “La bàn giá trị”) của tác giả Mandeep Rai.
Cuốn sách với nội dung là sự khám phá giá trị quan trọng nhất ở từng nước trong 101 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong tác phẩm của mình, tác giả Mandeep Rai cho rằng các giá trị có vai trò như một chiếc mỏ neo hay ngọn hải đăng trong một môi trường mà truyền thông bị điều khiển, chính trị trở nên xung đột và các niềm tin truyền thống nhạt phai.
Từ khóa mà tác giả sử dụng khi đề cập đến Việt Nam là “resilence”, tạm dịch là “sự kiên cường, bất khuất” hay “khả năng phục hồi”. Theo bà Rai, Việt Nam đã cho nhân loại hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của “sự kiên cường” khi trải qua một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất vào cuối thế kỷ 20, và đã đứng vững trước những cường quốc kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới.
Dẫn chứng rõ nhất chính là cách Việt Nam thắng nạn đói nghèo. Sau khi chiến tranh kết thúc, có khoảng 70% dân số Việt Nam sống trong tình trạng đói nghèo. Đến nay, con số này hiện đã giảm xuống dưới 10%. Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Năm 2017, Việt Nam lọt top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á với tăng trưởng GDP là 6,7%, với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên đến 17,5 tỷ USD. Theo dự báo của Công ty tham vấn Pricewaterhouse Coopers, Việt Nam sẽ trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.
Đặc biệt, tác giả còn ghi nhận Việt Nam là “một đất nước tiến bộ”. Khoảng 25% CEO và giám đốc tại các công ty Việt Nam là phụ nữ và Việt Nam đứng thứ hai châu Á về số lượng phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao.
Tác giả cũng lưu ý, sự kiên cường của Việt Nam còn được thể hiện trong việc đối mặt và vượt qua các thảm họa tự nhiên. Việt Nam từng được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm “những quốc gia dễ xảy ra rủi ro nhất” ở Thái Bình Dương khi có đến 70% dân số Việt Nam đối mặt với rủi ro của bão lũ, hạn hán, lở đất và động đất. Điều này thể hiện ở việc, trong khi các nước đặt tên cho cơn bão thì Việt Nam chỉ đánh số chúng vì có quá nhiều bão đổ bộ vào lãnh thổ mỗi năm.
Mặc cho những khó khăn đó, Việt Nam chưa bao giờ đầu hàng trước khí hậu khắc nghiệt, cũng tương tự như cách họ vẫn luôn “bất bại” trước những đe dọa về quân sự hay kinh tế.
Từ tất cả những luận điểm trên, tác giả đi đến kết luận, Việt Nam “là một tấm gương về khả năng phản ứng khi gặp nghịch cảnh”.
Giám đốc Học viện vì Tiến bộ các giá trị con người Richard Barrett, The Value Compass là cuốn sách chứa đựng sự hiểu biết cá nhân sâu sắc về những giá trị tiêu biểu của các quốc gia. Trong khi đó Amazon ghi nhận, The Value Compass là cuốn sách bán chạy nhất mảng Doanh nghiệp của The Sunday Times và là một trong những cuốn sách được khen ngợi tại Lễ trao giải Business Book Awards 2021.
Tất cả chúng ta đều tin rằng, trước mọi khó khăn thách thức, nếu giá trị dân tộc về sự kiên cường và khả năng thích ứng trước nghịch cảnh được phát huy, Việt Nam sẽ sớm khắc phục những hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và tiếp tục chặng đường phát triển.