KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

Bài 1: Dùng truyền thông xã hội tuyên truyền, vận động tổ chức bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2004.

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

+ Lực lượng tổ chức: Tàn quân FULRO do Ksor Kơk cầm đầu.
+ Phương thức tổ chức: Vận động tạo mạng lưới liên kết các nhóm xã hội; tổ chức tuyên truyền theo mạng lưới; mua chuộc, lôi kéo, kích động các đối tượng trong các nhóm tổ chức bạo loạn gây rối.
+ Diễn biến:
Sau hàng chục năm truyền bá, đạo Tin lành đã thâm nhập vào một bộ phận không nhỏ các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Năm 2000, lực lượng tàn quân FUNRO (do Ksor Kơk - lúc đó sống lưu vong tại Mỹ cầm đầu) vận động tách cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành ra khỏi Tin lành truyền thống, tạo thành một tôn giáo riêng của Người Thượng với tên gọi “Tin lành Đề Ga”. Nhằm mục đích lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp lực lượng, tổ chức bạo loạn, chống phá chính quyền thành lập “Nhà nước Đề Ga”. Ksor Kơk đã chỉ đạo tay chân chuyển tài liệu về nước, tuyên truyền, mở rộng mạng lưới và gây dựng tổ chức.
Đầu năm 2004, lực lượng tàn quân FULRO tổ chức lực lượng bí mật thâm nhập vào các nhóm “Tin lành Đề Ga” tuyên truyền kích động với các luận điệu: “người Kinh chiếm đất của người Thượng; bóc lột, chèn ép người Thượng”; “Lực lượng từ nước ngoài đang thâm nhập về, lật đổ chính quyền, thành lập Nhà nước Đề Ga của người Thượng”; “Ai tham gia đấu tranh thành lập Nhà nước Đề Ga sau này sẽ được chu cấp cuộc sống no đủ, sung sướng”; “Ai tham gia biểu tình sẽ được cấp tiền”; khuyến khích cướp bóc tài sản của người dân trong quá trình biểu tình, bạo loạn...
Lực lượng tàn quân FULRO đã thông qua mạng lưới truyền thông bí mật kết nối, tập hợp được hàng ngàn người đồng ý tham gia. Chúng bí mật lên kế hoạch tổ chức biểu tình bạo loạn ở nhiều địa phương trên địa bàn Tây Nguyên; tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Đắc Nông.
Ngày 10-11/4/2004, lực lượng bạo loạn do bọn tàn quân FULRO chỉ huy, quỹ người Thượng của Ksor Kok tài trợ tổ chức biểu tình, bạo loạn đòi lập Nhà nước Đề Ga tự trị, đòi đất, đòi tự do tôn giáo với tổng cộng gần 10.000 người tham gia.
Tại Đắk Lắk, sáng 10/4, hàng nghìn người Ê Đê gồm thanh thiếu niên, già làng... từ 30 trong tổng số 532 thôn, buôn thuộc huyện Cư M'gar, Krông Ana đã tràn ra quốc lộ 14, quốc lộ 27 và tỉnh lộ 8, có chuẩn bị kỹ lưỡng, tổ chức thành 4 mũi nhằm về hướng trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Những người này đi trên hàng trăm xe công nông, mô tô, xe máy. Họ mang theo hung khí như xà gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá... Dọc đường, một số phần tử quá khích đã dừng máy cày, môtô bên đường, vào các chợ Ea Kao, Phan Chu Trinh, Ea Tu và các quán ăn dọc đường để đập phá và cướp lương thực, thực phẩm. Hành động này đã dẫn đến xô xát giữa những người Ê Đê đi gây rối với các chủ sạp chợ, quán ăn, gây ra thương tích cho một số người. Khi còn cách thành phố Buôn Ma Thuột 2 km, đoàn người đã bị lực lượng Công an chặn lại, yêu cầu giải tán, giữ an ninh, trật tự. Tại đây những người gây rối có hành động công khai tấn công người thi hành công vụ.
Tại Gia Lai, sáng 10/4, đồng bào dân tộc ở một số làng của các huyện Ayun Pa, Chư Sê, Đắk Đoa, Đức Cơ, Chư Prông và thành phố Pleiku đột ngột kéo lên trụ sở các xã và gây rối. Một số phần tử quá khích kích động đám đông, đuổi đánh cán bộ và đập phá tứ tung.
Các địa phương đã cử cán bộ về các điểm nóng để ổn định tình hình, tiếp xúc với người dân tham gia biểu tình, giải tỏa các tụ điểm, ghi nhận các ý kiến và giải thích trở lại. Một số đối tượng cầm đầu đã bị bắt giữ, xử lý theo pháp luật.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

CHÂN DUNG NHỮNG TÊN LƯU MANH CHÍNH TRỊ

Kỳ 2: Siu Kloeng - Kẻ đứng đằng sau tội ác

Siu Kloeng sinh ra ở Plei Dmun, xã Ia Ke, Phú Thiện - một ngôi làng nhỏ yên bình, hiền hòa bên dòng sông Yun. Nhắc đến tên hắn, bà con trong làng đều bày tỏ một chút tiếc nuối nhưng nỗi oán hận cao đầy. 

CHÂN DUNG NHỮNG TÊN LƯU MANH CHÍNH TRỊ
Chân dung tên Siu Kloeng
Tiếc nuối bởi khi còn trẻ hắn vốn là cậu bé hiền lành, chăm chỉ, lớn lên đi bộ đội rồi có một tình yêu đẹp với Rmah H’Niêm - cô sơn nữ đẹp, giỏi giang nức tiếng ở Plei Dmun. Những tưởng cuộc sống bình lặng, hạnh phúc sẽ đến với hắn, nhưng không ai ngờ, năm 2001 nó đã gia nhập tổ chức phản động FULRO, dưới sự dẫn dắt, chỉ huy và kích động của tên Mafia Ksor Kơk. Kể từ đây, con ác quỷ trong hắn đã trỗi dậy, biến hắn thành một con thú hoang làm cho nhiều người oán hận. 

Được đám FULRO lưu vong nhồi nhét những thứ u mê, cặn bã nào là: Lên Pleiku biểu tình được chia nhà to, có máy bay đến đón, sẽ rước con lừa già Ksor Kơk về Tây Nguyên làm tổng thống... Siu Kloeng đã kích động và dẫn cả bầy cừu (toàn đám lười lao động nhưng thích giàu sang) lên Plei Ku kiếm ăn. Đéo ai ngờ bị ăn quả lừa tiền mất tật mang, sợ bị xử lý thế là ba chân bốn cẳng chạy trốn sang Campuchia (CPC), sau đó được định cư ở Mỹ bỏ lại vợ và đứa 2 con một đứa chưa biết gọi tên bố, 1 đứa còn nằm trong bụng mẹ. Hắn đâu biết rằng, ngày hắn chạy trốn là những ngày dài gia đình, vợ con hắn phải sống trong cảnh cơ cực, vợ hắn bụng mang dạ chửa, hiện một mình làm lụng vất vả để nuôi 2 đứa con ăn học, mòn mỏi trông hắn quay về. Những tưởng khi được sang Mỹ hắn sẽ bảo lãnh vợ con sang để ổn định cuộc sống, lo làm ăn giống như bao người khác, nhưng đời đúng không như là mơ hắn gạt vợ con sang một bên để điên cuồng lao vào chống phá trở thành tay chân đắc lực trong tổ chức FULRO của Ksor Kơk.

CHÂN DUNG NHỮNG TÊN LƯU MANH CHÍNH TRỊ
Siu Kloeng - tay chân đắc lực của Ksor Kơk
Nên những đồng tiền Siu Kloeng kiếm được sau những phi vụ làm ăn trong tổ chức của Ksor Kơk hắn không gửi về cho vợ, cho con, cho bố mẹ mà đã cung cấp cho đám tay chân bên trong tiến hành hàng loạt các hoạt động chống phá, trốn sang CPC gây hoang mang trong quần chúng nhân dân, trong đó nhiều người đã bị chính quyền xử lý, mà cha con nhà thằng súc sinh Nay Klanh là một ví dụ điển hình. 

Liên tiếp thất bại trong những lần kích động hắn tiếp tục dùng đủ các chiêu trò thủ đoạn để lừa bịp người dân Cheo Reo. Ở bên Mỹ hiện tại hắn chủ yếu sống nhờ trợ cấp và sinh hoạt tạm bợ trong khu nhà trọ, nhưng luôn thích tạo dáng bên nhà lầu xe hơi để khoe khoang nhằm lừa đảo đám thất học, lũ ca ve sính ngoại trên cộng đồng mạng. Ngoài ra, Siu Kloeng luôn miệng tuyên bố cho người dân trong làng những thứ hão huyền là hắn đang lo cho dân cho nước, chuẩn bị về để giải phóng Tây Nguyên. ĐCM cái loại người sống bất hiếu, bất nhân, từ bỏ gia đình vợ con sống chui lủi như con chó hoang lo cho mình đéo nổi đòi lo cho người dân Tây Nguyên, nghe cười không nhặt được mồm. 

CHÂN DUNG NHỮNG TÊN LƯU MANH CHÍNH TRỊ
Chân dung Nay Klanh
Thử hỏi lũ chó chúng mày đã giúp dân Tây Nguyên được gì, khi những người lầm đường, lạc lối đi theo chúng mày gia đình họ tan nát, đói khổ. Khi chúng mày đang nhởn nhơ bên Mỹ, chúng mày có biết gia đình họ phải chạy ăn từng bữa, phải dồn từng đồng xu, cắc bạc để đi thăm chồng tại các trại cải tạo vì nghe lời chúng mày đi gây rối rồi bị chính quyền xử lý. ĐCM đám rận chó chúng mày thương yêu đéo gì người dân chúng tao, chúng mày làm chẳng qua chỉ vì tiền, tiền chúng mày hưởng còn bao khổ đau dân chúng tôi phải chịu. Trò ném đá giấu tay chỉ là trò mạt hạng, dẻ rách. 

Này Siu Kloeng mày đứng nấp sau đít, trốn chui trốn lủi để lừa đảo mọi người đủ rồi đấy, hãy từ bỏ bộ mặt nhân đức xuống, mày chưa đủ tư cách để đại diện cho người dân Cheo Reo. Mày có giỏi hãy dũng cảm nói cho mọi người biết bản chất thực của bọn mày đi: Rằng bọn mày hoạt động chỉ vì tiền, không hoạt động chống phá thì cứt không có mà đớp, mày hãy kể chuyện lũ tay chân của Ksor Kơk mới bị tòa án Mỹ xử về tội tham ô quỹ của MFI (quỹ người thượng); thằng già Ksor Kơk mà chúng mày tôn thờ đang bị đám tay chân hất cẳng vì tranh giành địa vị, tiền bạc. Hãy nói cho mọi người biết chúng mày luôn rêu rao là hợp tác bắt tay với đảng CNRP của CPC thực chất là trò hề vì đảng đó đã bị giải tán; Hãy cho mọi người biết mày đang lừa tình những cô gái trên mạng gửi cho họ vài đồng rồi gạ tình, gửi ảnh sex cho mấy thủ dâm bên Mỹ. 

Còn tao nói cho mày biết, mày có khốn nạn lừa đảo, phản động đến mức nào đi chăng nữa nhưng người dân Cheo Reo vẫn giúp đỡ, động viên gia đình, 2 đứa con của mày, chúng vẫn hàng ngày cắp sách tới trường như bao đứa trẻ khác bởi vì chúng thật đáng thương và bất hạnh.

Kỳ 1: CHÂN DUNG NHỮNG TÊN LƯU MANH CHÍNH TRỊ


 Sùng A Phèo

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

CHÂN DUNG YMÚT MLO, MỘT TÊN KHỦNG BỐ - LỪA ĐẢO


Những ngày tháng 8/2017, khi đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đang hăng say lao động trên nương rẫy để chuẩn bị cho một mùa bội thu cà phê, hồ tiêu thì ở các buôn làng thuộc các huyện Krông Búk, Krông Năng, Cư Mgar, TX Buôn Hồ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bà con lại xôn xao vì cơ quan Công an vừa phát hiện nhóm các đối tượng cơ sở ngầm FULRO trong nước nghe theo sự chỉ đạo của Y Mút Mlô ở Mỹ đi lừa gạt, lôi kéo đồng bào DTTS bán nhà, bán đất để vượt biên đi Campuchia, Thái Lan tiến hành các hoạt động làm hại bà con buôn làng. 

CHÂN DUNG YMÚT MLO MỘT TÊN KHỦNG BỐ - LỪA ĐẢO

Vậy, Y Mút Mlô là ai? Là người như thế nào mà lại đi tuyên truyền lừa gạt, gieo bao nhiêu đau khổ cho đồng bào DTTS ở các buôn làng trong tỉnh Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. 

Cùng là người con của buôn làng Êđê, tôi sinh ra cùng thời với Y Mút, học chung tiểu học ở trường Cộng đồng Buôn Hồ. Tôi biết rất rõ Y Mút Mlô (sinh năm 1960, là người dân tộc Êđê, sinh ra ở buôn Ktla, Pơng Drang, Krông Búk, Đắk Lắk). Năm 1986, sau khi sang Mỹ, Y Mút tham gia tổ chức FULRO của Ksor Kơk, y cùng với Ksor Kơk thường xuyên liên lạc cho các đối tượng cơ sở ngầm trong nước để kích động lôi kéo bà con đồng bào trong đó có cả người thân của y tham gia biểu tình, bạo loạn, khủng bố để phục vụ mục đích riêng của bọn chúng là kêu gọi các tổ chức, người đồng bào ở nước ngoài đóng góp tiền bạc, vật chất sau đó đút túi làm của riêng. 

Khi Ksor Kơk lộ bộ mặt thật là một kẻ lừa đảo, tư hữu cá nhân, Y Mút đã từ bỏ Ksor Kơk. Cứ tưởng rằng Y Mút từ đây đã từ bỏ hoạt động sai trái, lo chí thú làm ăn. Nhưng vì muốn tiếp tục lừa gạt đồng bào, y tách ra thành lập nhóm riêng để trục lợi cho riêng bản thân. Y tiếp tục cùng với một vài đối tượng tìm cách liên lạc cho các cơ sở ngầm ở trong nước qua điện thoại, mạng internet, đặc biệt là qua trang MXH Facebook “ytham Buonya” do  Y Lhul Byă, một đối tượng cốt cán trong nhóm của Y Mút sử dụng. Chúng chỉ đạo số đối tượng trong nước tiến hành thu thập tình hình về đời sống của đồng bào trong các buôn làng, các vụ tai nạn... sau đó gửi thông tin, hình ảnh cho Y Mút để Y Mút và đồng bọn sử dụng xuyên tạc Chính quyền Việt Nam, vu khống chính quyền chèn ép, phân biệt đối xử với người đồng bào. Dựa vào đó, Y Mút kêu gọi những người DTTS ở Mỹ đóng góp tiền để y giúp đỡ đồng bào trong nước nhưng thực chất là dùng để tiêu xài cá nhân. 

Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm, ưu tiên cho người đồng bào DTTS Tây Nguyên. Đời sống văn hóa, kinh tế của đồng bào vì thế cũng được nâng cao, cải thiện hơn. Đồng bào DTTS ở Đăk Lăk đã hiểu rõ bản chất phản động của Y Mút cũng như các đối tượng FULRO lưu vong nên hoạt động của bọn chúng ngày càng bị người dân tẩy chay. Không đạt được mục đích, Y Mút ngày càng thể hiện rõ bộ mặt thật là một tên khủng bố, lừa gạt đồng bào. Khi biết Chính quyền và người dân ở các buôn làng đồng lòng xây dựng các con đường nông thôn mới để người dân thoát khỏi cảnh lầy lội khi mùa mưa đến, Y Mút đã kích động tay sai trong nước chế tạo bom xăng bằng cách đổ xăng đốt, ném vào các loại xe, máy móc đang thi công các công trình nhằm mục đích phá hoại, đây chính là việc làm của kẻ ác, những kẻ khủng bố. Y Mút chỉ quan tâm đến mục đích cá nhân mà không nghĩ đến hậu quả của những việc làm trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của đồng bào vốn còn nhiều khó khăn tại các buôn làng, cũng như số phận của những tên tay sai trong nước của chúng. Thực tế, đã có nhiều tay sai của y khi làm những việc sai trái đã nhanh chóng bị bắt, xử lí trước pháp luật, bị dân làng lên án. 
Hành động của Y Mút không chỉ gây nguy hiểm, thiệt hại cho buôn làng, cho cộng đồng, quê hương, đất nước mà còn đẩy chính những người trong gia đình y vào cuộc sống tối tăm. Khi trốn ra nước ngoài, y bỏ lại ở quê nhà người mẹ già và 3 người em còn ngây thơ, chưa biết gì. Năm 2001, Y Nơk Mlô (em ruột của Y Mút), vì tin tưởng anh trai của mình mà đã nghe theo Y Mút xúi giục, tiến hành các hoạt động khủng bố nên cái giá phải trả là án phạt 8 năm tù. Tuy nhiên được sự quan tâm của Nhà nước, sự khoan hồng của pháp luật nên Y Nơk đã được mãn hạn tù trước thời gian và trở về với gia đình làm lại từ đầu. 

Bà H’Ruh Mlô (mẹ ruột của Y Mút, năm nay đã hơn 80 tuổi) đã khóc hết nước mắt vì có đứa con tham gia hoạt động FULRO sống lưu vong ở Mỹ. Bà luôn sống trong mặc cảm với buôn làng vì những tội lỗi mà con trai bà là Y Mút Mlô gây ra với bà con dân làng. Mặc dù đã gây ra những đau khổ không thể tả bằng lời cho gia đình mình nhưng hơn 10 năm nay Y Mút chưa từng một lần gọi điện hỏi thăm sức khỏe, đời sống của mẹ cũng như các em của mình. Y Mút đã bỏ mặc mẹ già cùng các em của mình tự bươn chải với cuộc sống khó khăn. Mẹ của Y Mút mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng hàng ngày vẫn đi bộ hàng cây số để lên rẫy kiếm từng bó rau, trái cà, trái ớt mang ra chợ bán, kiếm thêm thu nhập. Chỉ có chính quyền và bà con buôn làng là quan tâm, đùm bọc giúp đỡ bà. Hàng tháng bà đều nhận được tiền hỗ trợ người cao tuổi từ chính quyền xã. Các ngày lễ tết bà cũng đều được chính quyền các cấp quan tâm, tặng quà tận tay. Còn bà con buôn làng khi thì cho bà hộp sữa, khi thì cho gói bánh, khi thì mua hết những bó rau của bà để bà đỡ vất vả. Nhiều lúc bà H’ Ruh phải kêu lên rằng “Y Mút là một thằng con bất hiếu”. 

Một con người đã bỏ mặc gia đình, bỏ mặc mẹ già, phá hoại lợi ích của bà con quê nhà liệu có xứng đáng với danh xưng là người cứu giúp đồng bào như Y Mút vẫn vỗ ngực xưng tên, hay đây chỉ là một tên chuyên đi lừa gạt đồng bào để trục lợi cá nhân? Tất cả đều quá rõ ràng. Y cuối cùng chỉ là một tên FULRO bất hiếu phải đi sống lưu vong ở nước ngoài mà không dám quay về quê hương.

HSLS

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG


Ngày cuối năm dương lịch, tôi nhận được một cân rươi gửi từ… Hải Phòng.


Việc này sẽ không thể xảy ra nếu chỉ cách đây dăm năm, nhưng giờ nó đã diễn ra hết sức suôn sẻ.

Ấy là một bạn đọc phây búc của tôi từ Úc tự nhiên nhắn: Anh ơi, anh viết về ẩm thực… hay. Giờ đang mùa rươi đấy, quê em Hải Phòng, đấy mới là đất rươi chứ không chỉ Hải Dương hay Nam Định như anh nghĩ đâu. Xa quê nhớ và thèm rươi anh ạ, anh viết để những người xa quê như em đỡ nhớ quê.

Tôi viết một status trả lời, nguyên văn:

“Nói thật lại bảo quê mùa, nhà cháu chả biết rươi là cái giống gì. Thế thì làm sao mà viết được.

Hồi học cấp 3, trọ học, đói lắm. Ban đầu ở nhờ nhà một bác, bác này rất khổ, nên ở trọ nhà bác ấy cũng khổ. Khổ nhất là mỗi tuần mang gạo đến nộp, bác ấy đều đong lại, lần nào cũng kêu: Thiếu một bò. Có lần mẹ đong gạo xong mình lẳng lặng xúc thêm một bò đổ vào ruột tượng, thế mà khi nộp gạo, bác ấy đong lại, vẫn kêu thiếu 1 bò. Ở nhà bác này ngoài nộp gạo, tiền, còn phải nộp cả củi nữa. Cứ chiều chủ nhật là thồ đủ các thứ đến nộp, chiều thứ 7 về.

Bác này có đứa con gái, vừa đen vừa xấu, mà lại không bao giờ nói chuyện với tụi mình, mặt cứ hằm hằm như mình với thằng Tư Phan là 2 đứa ăn chực ấy. Thực ra sau mới biết, nó cũng thích tụi mình, nhưng gái nông thôn, cứ phải ngượng ngập thế để... làm cao.

Sau có người quen chỉ cho một nhà bác khác. Bác này làm kế toán hợp tác xã. Rất vui tính. Đầu tiên là bác gái không bao giờ đong lại gạo, cứ mang đến là bác đưa cái thúng, trút vào đấy. Nhẹ cả người. Thứ 2 là không lấy củi. Thứ 3 là đứa con gái nhà bác rất xinh, trắng bóc, lại vui tính, cười toe toét nói chuyện với tụi mình cả ngày. Ở nhà bác này được ăn rất no, không như nhà bác trước, mới lưng lửng bụng bác đã nghiêng cái nồi cạo cháy xoẹt xoẹt. Thứ nữa là nhà bác này rộng, cái giường 2 đứa ngủ nó đúng là cái giường chứ không phải là cái chõng như nhà bác cũ.

Một hôm bác trai bảo: Hôm nay mình ăn mắm rươi, 2 đứa ăn được không? Đang tuổi ăn tuổi đói, cái gì chả ăn được. Vào mâm là bát ô tô hành muối trắng muốt, một bát mắm rươi, màu đục đục. Cơm gạo mới. Cha mẹ ơi là nó ngon, ngon kinh khủng. Bác gái bảo: Có cá làm vạ với cơm, hôm nay tôi nấu tăng thêm 2 bò đấy.

Lần đầu biết rươi là thế, chỉ thấy khi nó đã thành mắm. Và chỉ nghĩ rươi tức là mắm, và chỉ ăn được với hành muối. Lúc nhà bác ấy làm rươi mình nào có biết. Té ra cái đất Hoa Lộc, Thanh Hóa cũng có rươi chứ không chỉ mấy tỉnh như Hải Dương Nam Định nhé. Hoa Lộc là đất có trung đội nữ dân quân được... chia cho bắn cháy một cái máy bay he he. NHà mình trọ ở cạnh nhà cô trung đội trưởng ấy, hôm nào được phép "giải mật" nhà cháu viết về chuyện này, hay lắm ý...


Sau, có lần ra Hà Nội, tự nhiên nổi hứng gọi anh Nguyễn Thụy Kha, anh bảo mày đang đâu, bảo em ở đấy ở đấy. Ổng bảo mày bắt tắc xi đến 1B Chân Cầm ăn rươi. Đang mùa đấy…”.


CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Con Rươi tươi

Chừng 10 giờ đêm, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau khi tôi “xuất bản” status trên, một cú điện thoại gọi: “Em là XYZ, bạn đọc của anh ở Hải Phòng đây, em sẽ gửi biếu anh rươi Hải Phòng quê em để anh thưởng thức. Anh vui lòng nhận giúp em nhé”. Tôi ậm ừ đến mấy phút mới nói: “Anh rất khái tính, ít nhận quà, nhất là quà từ người lạ chưa bao giờ gặp như em, nhất là đang có chỉ thị cấm… nhận quà. Nhưng riêng rươi, thì em ơi, anh cám ơn em rất nhiều, và anh xin nhận, bao nhiêu cũng nhận, cho bạn bè anh ở Pleiku nó biết thế nào là rươi. Anh sẽ tự tay chế biến và kêu bạn bè đến thưởng thức”. Một tiếng đồng hồ sau, tức là 11 giờ đêm thì số ấy gọi lại (lúc này nhiệt độ ở Pleiku là 11 độ): “Em đang ở bến xe Hải Phòng. Hải Phòng không có xe chạy thẳng Pleiku, nhưng em đã tìm được xe gửi rươi cho anh. Xe Buôn Ma Thuột anh nhé, 3 giờ sáng sẽ xuất bến từ Hải Phòng, chừng 2 giờ sáng mai sẽ chạy qua Pleiku, nhà xe sẽ gọi, anh chịu khó giúp em dậy sớm và giữ điện thoại để liên lạc nhé”. Tôi bảo “em ơi anh hết sức cảm động, giờ này Pleiku 11 độ thì Hải Phòng chắc chắn dưới 10 độ, anh nghe cả tiếng gió rít qua điện thoại đấy… Cám ơn em rất nhiều, anh mới là người phải cám ơn em chứ em đừng cám ơn vì cái vụ anh dậy sớm đón rươi”…


CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Món chả rươi 

Cái “cuộc rươi” ấy nó chỉ có thể diễn ra ở thời này là bởi, một là có công nghệ số rất hiện đại làm cầu: Phây búc. Thế là tôi có một cuộc rươi với gia đình và bạn bè, hơn chục người trong cuộc rươi hôm ấy tại nhà tôi chỉ nhõn tôi là đã ăn rươi, còn lại đều là lần đầu. Và họ vừa ăn, vừa xuýt xoa vừa phải căng tai nghe tôi nói về rươi, về tình người, về cách mạng bốn chấm không. Giữa Tây Nguyên ăn một cú rươi như thế chẳng phải là một điều rất hi hữu sao. Hi hữu nhưng đang dần dần phổ biến. Cũng y như bò một nắng, muối kiến J’rai hiện đang được ship khắp nước, phần lớn nhờ mạng xã hội…

Tết năm ngoái, sau ngày tiễn Táo một hôm, một tin nhắn Messenger mà lại nằm trong spam được tôi lôi ra: “Chào anh, em chuẩn bị vào Pleiku, muốn tặng anh món quà. Anh thích gì em mang vào”. Hết sức kỳ lạ và cũng phải… cảnh giác. Tôi nhắn lại: Chào bạn, hết sức cảm ơn bạn, nhưng quả là tôi chả thiếu gì, chỉ thèm… không khí Bắc. Thì một cách trả lời trung tính mà lại chứng tỏ mình không phải là loại… vồ vập với quà, nhất là người lạ. Hôm sau một tin nhắn nữa: Anh cho em xin điện thoại ạ. Tôi nhắn số điện thoại rồi lại quên luôn chuyện ấy, cuối năm bao nhiêu việc. Hôm sau, điện thoại reo, số lạ: Em là người nhắn tin cho anh từ Hà Nội, giờ em lên máy bay, một tiếng rưỡi nữa em sẽ điện cho anh, anh em mình gặp nhau tí. Ơ, tưởng đùa mà thật à.

Nói thật, trong bụng nghĩ, chắc một người yêu chữ của mình và theo thông lệ sẽ tặng chai rượu. Thú thật trước đó tôi hay nhận được quà là… rượu, khi bày tỏ sự ái ngại thì các bạn ấy đều nói: Coi như em trả nhuận đọc cho anh, đọc anh suốt, giờ biếu anh chai rượu cho nó khỏi… mắc nợ thôi. Thì nói đến thế làm sao mà từ chối. Lần này chắc cũng thế, và tôi chuẩn bị tâm thế đón anh bạn này bằng… cuộc nhậu.

Xuống máy bay anh ấy gọi ngay, em đang về khách sạn KL, anh chạy qua đấy giúp em. Tôi tới thì một cái xe 15 chỗ cũng vừa tấp vào sảnh khách sạn. Một cành đào khủng được khuân từ trên ấy xuống. Nói thật là tôi đã… đơ người khi nhìn cành đào quá đẹp. Từ năm 1975 đến giờ, năm nào tôi cũng chơi đào, nhưng toàn đào… loại 2, thậm chí loại 4. Lần đầu tiên tôi có một cành đào bắc đúng nghĩa. Đào cành chứ không phải đào gốc như mấy năm sau này dân Hải Dương, Nam Định, thậm chí và… Nghệ An chở vào phía Nam bán. Anh bạn này làm ở một công ty nước ngoài, cuối năm vào quyết toán ở một công ty liên doanh tại Gia Lai. Trao quà xong phải đi ngay, hẹn tối nếu rỗi sẽ “xin anh một ly cà phê đêm Pleiku”. Tất nhiên tối ấy, dù đã muộn, tôi vẫn chở anh này đi lang thang cà phê, hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay chính xác là lâu nay online, là on ẩn, bởi bạn này không công khai like hoặc còm, mà chỉ lặng lẽ đọc, giờ offline mà như đã chơi với nhau tự thuở nào.

Cũng cô gái ở Úc ấy, nhân đọc phây búc của tôi, thấy tôi kể chuyện một cô giáo đi dạy mỗi ngày đi về gần 100 cây số và toàn lấy tiền túi mua sách bút cho học trò, nghe cô này kể mùa lạnh mà học trò đi chân đất tới lớp đã gửi 500 đô Úc nhờ tôi mua cho các cháu học sinh, mỗi cháu một đôi dép, một cây bút và một cuốn vở. Ơ, thế thì phây búc vĩ đại quá đi chứ còn gì nữa ạ, miễn là người ta có tâm, có tình yêu con người, và kể cả, phải có một chút hiểu biết. Nói chuyện hiểu biết, bởi có khá nhiều bác chơi phây búc và đã… tải rất nhiều virus về nhà mình rồi… “biếu” lại bạn bè. Chưa kể rất nhiều người bị lừa mất tiền, rất nhiều tiền nữa… Mới nhất, hôm kia, tôi lại chuyển đến 3 trường trong tỉnh mỗi trường số quà tương đương 500 đô Úc bạn này gửi về mua áo và đồ dùng học tập cho các cháu.

Trong mấy chục năm từ ngày thống nhất, phải công nhận phây búc nói riêng, mạng xã hội nói chung đã kéo gần, cực gần, nếu không muốn nói là khít lịt, khoảng cách các vùng miền.

Phây búc, nó là một phần của công nghiệp bốn chấm không, dù công nghiệp này là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong” chứ không chỉ để… biếu nhau rươi hoặc cành đào tết…



Văn Công Hùng

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG


Ngày cuối năm dương lịch, tôi nhận được một cân rươi gửi từ… Hải Phòng.

Việc này sẽ không thể xảy ra nếu chỉ cách đây dăm năm, nhưng giờ nó đã diễn ra hết sức suôn sẻ.

Ấy là một bạn đọc phây búc của tôi từ Úc tự nhiên nhắn: Anh ơi, anh viết về ẩm thực… hay. Giờ đang mùa rươi đấy, quê em Hải Phòng, đấy mới là đất rươi chứ không chỉ Hải Dương hay Nam Định như anh nghĩ đâu. Xa quê nhớ và thèm rươi anh ạ, anh viết để những người xa quê như em đỡ nhớ quê.

Tôi viết một status trả lời, nguyên văn:

“Nói thật lại bảo quê mùa, nhà cháu chả biết rươi là cái giống gì. Thế thì làm sao mà viết được.

Hồi học cấp 3, trọ học, đói lắm. Ban đầu ở nhờ nhà một bác, bác này rất khổ, nên ở trọ nhà bác ấy cũng khổ. Khổ nhất là mỗi tuần mang gạo đến nộp, bác ấy đều đong lại, lần nào cũng kêu: Thiếu một bò. Có lần mẹ đong gạo xong mình lẳng lặng xúc thêm một bò đổ vào ruột tượng, thế mà khi nộp gạo, bác ấy đong lại, vẫn kêu thiếu 1 bò. Ở nhà bác này ngoài nộp gạo, tiền, còn phải nộp cả củi nữa. Cứ chiều chủ nhật là thồ đủ các thứ đến nộp, chiều thứ 7 về.

Bác này có đứa con gái, vừa đen vừa xấu, mà lại không bao giờ nói chuyện với tụi mình, mặt cứ hằm hằm như mình với thằng Tư Phan là 2 đứa ăn chực ấy. Thực ra sau mới biết, nó cũng thích tụi mình, nhưng gái nông thôn, cứ phải ngượng ngập thế để... làm cao.

Sau có người quen chỉ cho một nhà bác khác. Bác này làm kế toán hợp tác xã. Rất vui tính. Đầu tiên là bác gái không bao giờ đong lại gạo, cứ mang đến là bác đưa cái thúng, trút vào đấy. Nhẹ cả người. Thứ 2 là không lấy củi. Thứ 3 là đứa con gái nhà bác rất xinh, trắng bóc, lại vui tính, cười toe toét nói chuyện với tụi mình cả ngày. Ở nhà bác này được ăn rất no, không như nhà bác trước, mới lưng lửng bụng bác đã nghiêng cái nồi cạo cháy xoẹt xoẹt. Thứ nữa là nhà bác này rộng, cái giường 2 đứa ngủ nó đúng là cái giường chứ không phải là cái chõng như nhà bác cũ.

Một hôm bác trai bảo: Hôm nay mình ăn mắm rươi, 2 đứa ăn được không? Đang tuổi ăn tuổi đói, cái gì chả ăn được. Vào mâm là bát ô tô hành muối trắng muốt, một bát mắm rươi, màu đục đục. Cơm gạo mới. Cha mẹ ơi là nó ngon, ngon kinh khủng. Bác gái bảo: Có cá làm vạ với cơm, hôm nay tôi nấu tăng thêm 2 bò đấy.

Lần đầu biết rươi là thế, chỉ thấy khi nó đã thành mắm. Và chỉ nghĩ rươi tức là mắm, và chỉ ăn được với hành muối. Lúc nhà bác ấy làm rươi mình nào có biết. Té ra cái đất Hoa Lộc, Thanh Hóa cũng có rươi chứ không chỉ mấy tỉnh như Hải Dương Nam Định nhé. Hoa Lộc là đất có trung đội nữ dân quân được... chia cho bắn cháy một cái máy bay he he. NHà mình trọ ở cạnh nhà cô trung đội trưởng ấy, hôm nào được phép "giải mật" nhà cháu viết về chuyện này, hay lắm ý...


Sau, có lần ra Hà Nội, tự nhiên nổi hứng gọi anh Nguyễn Thụy Kha, anh bảo mày đang đâu, bảo em ở đấy ở đấy. Ổng bảo mày bắt tắc xi đến 1B Chân Cầm ăn rươi. Đang mùa đấy…”.

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Con Rươi tươi
Chừng 10 giờ đêm, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau khi tôi “xuất bản” status trên, một cú điện thoại gọi: “Em là XYZ, bạn đọc của anh ở Hải Phòng đây, em sẽ gửi biếu anh rươi Hải Phòng quê em để anh thưởng thức. Anh vui lòng nhận giúp em nhé”. Tôi ậm ừ đến mấy phút mới nói: “Anh rất khái tính, ít nhận quà, nhất là quà từ người lạ chưa bao giờ gặp như em, nhất là đang có chỉ thị cấm… nhận quà. Nhưng riêng rươi, thì em ơi, anh cám ơn em rất nhiều, và anh xin nhận, bao nhiêu cũng nhận, cho bạn bè anh ở Pleiku nó biết thế nào là rươi. Anh sẽ tự tay chế biến và kêu bạn bè đến thưởng thức”. Một tiếng đồng hồ sau, tức là 11 giờ đêm thì số ấy gọi lại (lúc này nhiệt độ ở Pleiku là 11 độ): “Em đang ở bến xe Hải Phòng. Hải Phòng không có xe chạy thẳng Pleiku, nhưng em đã tìm được xe gửi rươi cho anh. Xe Buôn Ma Thuột anh nhé, 3 giờ sáng sẽ xuất bến từ Hải Phòng, chừng 2 giờ sáng mai sẽ chạy qua Pleiku, nhà xe sẽ gọi, anh chịu khó giúp em dậy sớm và giữ điện thoại để liên lạc nhé”. Tôi bảo “em ơi anh hết sức cảm động, giờ này Pleiku 11 độ thì Hải Phòng chắc chắn dưới 10 độ, anh nghe cả tiếng gió rít qua điện thoại đấy… Cám ơn em rất nhiều, anh mới là người phải cám ơn em chứ em đừng cám ơn vì cái vụ anh dậy sớm đón rươi”…

CÚ RƯƠI NGÀY CUỐI NĂM VÀ CÁCH MẠNG BỐN CHẤM KHÔNG
Món chả rươi 
Cái “cuộc rươi” ấy nó chỉ có thể diễn ra ở thời này là bởi, một là có công nghệ số rất hiện đại làm cầu: Phây búc. Thế là tôi có một cuộc rươi với gia đình và bạn bè, hơn chục người trong cuộc rươi hôm ấy tại nhà tôi chỉ nhõn tôi là đã ăn rươi, còn lại đều là lần đầu. Và họ vừa ăn, vừa xuýt xoa vừa phải căng tai nghe tôi nói về rươi, về tình người, về cách mạng bốn chấm không. Giữa Tây Nguyên ăn một cú rươi như thế chẳng phải là một điều rất hi hữu sao. Hi hữu nhưng đang dần dần phổ biến. Cũng y như bò một nắng, muối kiến J’rai hiện đang được ship khắp nước, phần lớn nhờ mạng xã hội…

Tết năm ngoái, sau ngày tiễn Táo một hôm, một tin nhắn Messenger mà lại nằm trong spam được tôi lôi ra: “Chào anh, em chuẩn bị vào Pleiku, muốn tặng anh món quà. Anh thích gì em mang vào”. Hết sức kỳ lạ và cũng phải… cảnh giác. Tôi nhắn lại: Chào bạn, hết sức cảm ơn bạn, nhưng quả là tôi chả thiếu gì, chỉ thèm… không khí Bắc. Thì một cách trả lời trung tính mà lại chứng tỏ mình không phải là loại… vồ vập với quà, nhất là người lạ. Hôm sau một tin nhắn nữa: Anh cho em xin điện thoại ạ. Tôi nhắn số điện thoại rồi lại quên luôn chuyện ấy, cuối năm bao nhiêu việc. Hôm sau, điện thoại reo, số lạ: Em là người nhắn tin cho anh từ Hà Nội, giờ em lên máy bay, một tiếng rưỡi nữa em sẽ điện cho anh, anh em mình gặp nhau tí. Ơ, tưởng đùa mà thật à.

Nói thật, trong bụng nghĩ, chắc một người yêu chữ của mình và theo thông lệ sẽ tặng chai rượu. Thú thật trước đó tôi hay nhận được quà là… rượu, khi bày tỏ sự ái ngại thì các bạn ấy đều nói: Coi như em trả nhuận đọc cho anh, đọc anh suốt, giờ biếu anh chai rượu cho nó khỏi… mắc nợ thôi. Thì nói đến thế làm sao mà từ chối. Lần này chắc cũng thế, và tôi chuẩn bị tâm thế đón anh bạn này bằng… cuộc nhậu.

Xuống máy bay anh ấy gọi ngay, em đang về khách sạn KL, anh chạy qua đấy giúp em. Tôi tới thì một cái xe 15 chỗ cũng vừa tấp vào sảnh khách sạn. Một cành đào khủng được khuân từ trên ấy xuống. Nói thật là tôi đã… đơ người khi nhìn cành đào quá đẹp. Từ năm 1975 đến giờ, năm nào tôi cũng chơi đào, nhưng toàn đào… loại 2, thậm chí loại 4. Lần đầu tiên tôi có một cành đào bắc đúng nghĩa. Đào cành chứ không phải đào gốc như mấy năm sau này dân Hải Dương, Nam Định, thậm chí và… Nghệ An chở vào phía Nam bán. Anh bạn này làm ở một công ty nước ngoài, cuối năm vào quyết toán ở một công ty liên doanh tại Gia Lai. Trao quà xong phải đi ngay, hẹn tối nếu rỗi sẽ “xin anh một ly cà phê đêm Pleiku”. Tất nhiên tối ấy, dù đã muộn, tôi vẫn chở anh này đi lang thang cà phê, hai người gặp nhau lần đầu tiên, hay chính xác là lâu nay online, là on ẩn, bởi bạn này không công khai like hoặc còm, mà chỉ lặng lẽ đọc, giờ offline mà như đã chơi với nhau tự thuở nào.

Cũng cô gái ở Úc ấy, nhân đọc phây búc của tôi, thấy tôi kể chuyện một cô giáo đi dạy mỗi ngày đi về gần 100 cây số và toàn lấy tiền túi mua sách bút cho học trò, nghe cô này kể mùa lạnh mà học trò đi chân đất tới lớp đã gửi 500 đô Úc nhờ tôi mua cho các cháu học sinh, mỗi cháu một đôi dép, một cây bút và một cuốn vở. Ơ, thế thì phây búc vĩ đại quá đi chứ còn gì nữa ạ, miễn là người ta có tâm, có tình yêu con người, và kể cả, phải có một chút hiểu biết. Nói chuyện hiểu biết, bởi có khá nhiều bác chơi phây búc và đã… tải rất nhiều virus về nhà mình rồi… “biếu” lại bạn bè. Chưa kể rất nhiều người bị lừa mất tiền, rất nhiều tiền nữa… Mới nhất, hôm kia, tôi lại chuyển đến 3 trường trong tỉnh mỗi trường số quà tương đương 500 đô Úc bạn này gửi về mua áo và đồ dùng học tập cho các cháu.

Trong mấy chục năm từ ngày thống nhất, phải công nhận phây búc nói riêng, mạng xã hội nói chung đã kéo gần, cực gần, nếu không muốn nói là khít lịt, khoảng cách các vùng miền.

Phây búc, nó là một phần của công nghiệp bốn chấm không, dù công nghiệp này là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong” chứ không chỉ để… biếu nhau rươi hoặc cành đào tết…

Văn Công Hùng

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Nguyên Ngọc - Một nhà văn lầm lạc

Nhắc đến Nguyên Ngọc chúng ta thường nói đến một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là đối với chiến trường Tây Nguyên. Nguyên Ngọc từng nổi tiếng với các tác phẩm đã đi vào lịch sử của cả dân tộc Việt Nam như: Đường chúng ta đi, Đất nước đứng lên, Rẻo cao, Đất Quảng…. Và chắc hẳn mỗi chúng ta không thể nào quên được giọng văn hào hùng, đầy nhiệt huyết khi đọc tác phẩm “Rừng xà nu” - một tác phẩm nổi tiếng của Nguyên Ngọc khi miêu tả về khí chất con người cũng như cuộc chiến tranh xảy ra trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ. Chính bởi những tác phẩm này, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật phục vụ kháng chiến.

Khái lược sơ qua về nhân thân, lai lịch của nhà văn Nguyên Ngọc có thể thấy rõ nhiều điểm nổi bật:

Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5/9/1932. Ông quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam khi tuổi đời còn rất trẻ (đang học trung học phổ thông), Nguyên Ngọc tham gia chiến trường chính ở mảnh đất Tây Nguyên, thuộc Liên khu V lúc bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Trong thời kỳ đổi mới và phong trào cởi mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài...

Nhà văn Nguyên Ngọc (ngoài cùng bên phải)
Có thể nói, đối với các nhà văn cùng thế hệ Nguyên Ngọc xứng đáng là người bạn đồng nghiệp tin cậy; đối với đất nước, ông là người nghệ sĩ kinh qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại và có những đóng góp to lớn cho dân tộc Việt Nam.

Tuy vậy, trải qua những thăng trầm biến cố, trong cuộc đời của Nguyên Ngọc cũng đã từng có những quyết định sai lầm: Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm; là một con người tự đánh giá mình quá cao, Nguyên Ngọc đã đưa ra đề cương “Đổi mới nền văn học Việt Nam” theo quan điểm của riêng cá nhân ông. Nguyên Ngọc đưa ra thuyết “tự chọn món ăn” - có thể hiểu nôm na là theo ông ở trong văn học, mọi người muốn viết gì thì viết và các tác phẩm không cần phải qua một cơ quan nào để kiểm duyệt; bên cạnh đó, ông quan niệm và đưa ra cách nhìn về văn học của những năm 1945 vào thực tế văn học Việt Nam lúc bấy giờ, nó hoàn toàn không phù hợp và làm kìm hãm sự phát triển của Văn học Việt Nam.

Chính từ lối suy nghĩ và hành động đó, trong thời gian gần đây nhất, Nguyên Ngọc không được bầu vào Ban Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Và cũng từ đó, ông bộc lộ tư tưởng bất mãn, chống đối cao độ. Cách đây không lâu, ông đứng ra chủ trương thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông làm Trưởng ban.
Thực chất khi thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam” đó là Nguyên Ngọc muốn thông qua đó để thành lập tổ chức mang danh “xã hội dân sự” để lừa bịp và tập hợp quần chúng, đến một lúc nào đó đủ mạnh sẽ tuyên bố công khai hóa thành các đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Và thực tế sau khi ra đời, “Văn đoàn độc lập” đã phủ nhận mọi công lao của Hội Nhà văn Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam cũng như với sự phát triển của dân tộc Việt Nam.
Với bản chất không có gì tốt đẹp đó cho nên sau khi hô hào thành lập, Nguyên Ngọc chỉ lôi kéo được một số người có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ đi theo bước chân của ông như một số nhân vật có tai tiếng: Nguyễn Quang A, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng, Phạm Xuân Nguyên….
Như vậy, cũng chỉ trong một thời gian không dài, riêng đối với nhà văn Nguyên Ngọc đã mất đi tinh thần, ý thức của một người đảng viên Đảng Cộng sản, mất đi khí chất của một người lính hùng tráng năm xưa. Ngày nay khi nói đến Nguyên Ngọc, người ta không nghĩ về một nhà văn với những tác phẩm bất hủ của mình mà thay vào đó, họ đang thầm tiếc nuối cũng như bày tỏ sự tức giận đối với một con người muốn đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.