KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

KHI CHỮ “THẦY” BỊ BIẾN THÁI…

Mới đây, cơ quan An ninh Điều tra Công an Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976, quê quán xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117, BLHS.

KHI CHỮ “THẦY” BỊ BIẾN THÁI…

Nguyễn Năng Tĩnh nguyên là giáo viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Lợi dụng vỏ bọc là giáo viên dạy nhạc, Tĩnh thường tuyên truyền những ca khúc có nội dung kích động, chống chính quyền, phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước...
Thông qua trang Facebook cá nhân, Nguyễn Năng Tĩnh có nhiều bài viết vi phạm pháp luật, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; xuyên tạc lịch sử; bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh…
Tại nhiều status, Nguyễn Năng Tĩnh công khai phản đối việc bắt giữ và xét xử các đối tượng chống đối trong các vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”“Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” do TAND tỉnh Nghệ An xét xử như Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Oai, Hồ Đức Hòa, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức…
Nguyễn Năng Tĩnh, sinh năm 1976, là người Công giáo, sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Tĩnh trở thành thầy giáo dạy nhạc và là giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An. Trong môi trường giáo dục, có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh lại biến giảng đường thành nơi thực hiện hành vi chống phá, tuyên truyền những sáng tác có nội dung sai lệch.
Cùng với đó, Tĩnh thường lợi dụng các cuộc tụ tập để hát những nhạc phẩm có nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như “Việt Nam tôi đâu”“Xin hỏi anh là ai”“Trả lại cho dân”... Thậm chí, trên cương vị giảng viên âm nhạc, Tĩnh còn đưa những bài hát này “phổ biến” trong sinh viên.
Tại sao một giảng viên âm nhạc, được đào tạo bài bản lại “trở cờ”, có các hoạt động chống đối? Tìm hiểu về nhân thân cho thấy, Tĩnh đã không giữ được bản thân mình, không thực hiện đúng nghĩa vụ với tư cách một công dân cũng như với cương vị người thầy. Tĩnh đã trượt và ngày càng lấn sâu vào con đường phạm pháp dưới sự dẫn dắt, mua chuộc của đối tượng xấu.
Theo tìm hiểu, Nguyễn Năng Tĩnh tham gia nhiều tổ chức có hoạt động chống phá Việt Nam như “Bảo vệ sự sống”“NoU FC Vinh”“Quỹ phát triển con người”“Truyền thông công giáo”... Qua mạng xã hội, Tĩnh có mối quan hệ với nhiều phần tử xấu trong và ngoài nước. Sau khi Lê Đình Lượng (Yên Thành, Nghệ An) bị bắt, có nhiều dấu hiệu cho thấy Tĩnh đã nhận những chỉ đạo từ bên ngoài và tiến hành các hoạt động theo âm mưu, ý đồ của tổ chức này, thậm chí Tĩnh được giao nhiệm vụ “mắt xích” quan trọng tại địa phương, kèm các lợi ích cá nhân.
Với sự trượt ngã, dấn sâu vào các hoạt động chống đối như vậy, Tĩnh đã bỏ ngoài tai các nội dung giáo dục, thuyết phục của cơ quan chức năng địa phương. Trên Facebook cá nhân, Tĩnh tự giới thiệu là “làm việc chính trị và dân oan”, đăng nhiều bài viết cổ súy, ủng hộ “tù nhân lương tâm” như Nguyễn Văn Hóa, Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Đài...
Hành vi của “thầy giáo dạy nhạc” như vậy nhưng khi cơ quan chức năng khởi tố, trên mạng nước ngoài lại lấy cớ quy chụp, nói rằng bắt “nhà hoạt động dân chủ”“nhà hoạt động vì dân”... Trang RFA dẫn tít “Thêm một nhà hoạt động xã hội ở Nghệ An bị bắt” và bình luận rằng: “thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh được giới hoạt động trong nước cho biết là người năng nổ trong công tác xã hội, văn hóa”.
Trang này và một số trang mạng nước ngoài khác cũng dẫn nội dung được nói là “phỏng vấn” vợ ông Tĩnh cùng một số người dân, cho rằng “thầy Tĩnh bị bắt oan”! Rõ ràng, từ hành vi sai phạm của ông Nguyễn Năng Tĩnh, sự thật đã bị thổi phồng, sai lệch theo ý đồ của các thế lực chống phá.
Cũng trong thời gian qua, một người đứng trên bục giảng khác đã sa ngã, trở thành “con rối” cho kẻ địch lợi dụng. Đó là ông Lê Hữu Thuận, nguyên Trưởng khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Trần Phú, Hà Tĩnh. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh xác định, với trách nhiệm Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng ông Thuận không tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; chấp hành không nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế, quy định của Đảng ủy và nhà trường; đăng tải thông tin trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Vi phạm của ông Thuận là nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức Đảng, cơ quan công tác. Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Bí thư Chi bộ  đối với ông Lê Hữu Thuận và đang tiến hành các thủ tục để xử lý về mặt chính quyền.
Tại sao là giảng viên, đảng viên, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng khoa, người chịu trách nhiệm truyền đạt, giảng dạy lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên tại địa phương mà lại suy thoái, có hành động lệch lạc như vậy? Ở cương vị đó làm sao không nhận thức được điều cơ bản mà bất cứ công dân nào cũng phải biết. Thế thì lý do gì?
Có người đặt giả thuyết, do “bệnh lý”, “thần kinh”, nhưng đó chỉ là sự suy diễn. Nếu “viết chỉ để mà viết”, một sự bốc đồng không kiểm soát được mà đưa tin sai trái lên mạng thì như thế cũng rất nguy hiểm, phải cải sửa và xử lý theo quy định. Còn trường hợp cố ý vì các động cơ khác nhau (bị kẻ xấu mua chuộc, lôi kéo, làm theo chỉ đạo bên ngoài...) thì sai phạm đó không còn dừng lại ở hiện tượng và phải chịu hình thức xử lý nghiêm.
Hai vụ việc sai phạm liên quan đến thầy giáo nói trên, mỗi vụ việc có tính chất, mức độ khác nhau song thực sự để lại những vấn đề không thể xem nhẹ trong bối cảnh hiện nay. Thầy giáo - ở bất kỳ thời kỳ lịch sử nào cũng được người dân trọng dụng. Chính sự ảnh hưởng rất lớn của người thầy không chỉ với dạy chữ mà còn là nhân cách, đạo đức học trò nên nguyên tắc nhất quán: thầy phải gương mẫu, đã được giao sứ mệnh dạy người thì phải sống, phải hành động cho xứng đạo làm thầy!
Điều 68, Luật Giáo dục về nhiệm vụ của nhà giáo quy định: nhà giáo phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Tại Điều 20, nêu rõ: “Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội”.
Trong xử lý cá nhân có hành vi sai phạm, xâm phạm đến an ninh quốc gia, chống lại lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhân dân, chúng ta luôn tiến hành hết sức chặt chẽ, thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện bản chất vấn đề. Nguyên tắc là lấy giáo dục, thuyết phục làm trọng để uốn nắn, cải sửa người nào đó vì nhận thức, động cơ sai lệch mà “lầm đường lạc lối”, mong muốn họ tỉnh ngộ, từ bỏ sai lầm. Với người thầy có nhận thức, hành vi sai trái, chúng ta cũng luôn tạo điều kiện rộng mở lối về, lấy giáo dục để giáo dục.
Đó là nguyên tắc và thực tiễn áp dụng pháp luật, các cơ quan chức năng đều quán triệt nguyên tắc này chứ không phải như luận điệu xuyên tạc “đàn áp”, “gài bẫy” người “bất đồng chính kiến”... Chỉ khi họ vẫn chứng nào tật nấy, cố ý thực hiện hành vi tội phạm, chống lại đất nước, nhân dân thì áp dụng chế tài hình sự theo đúng quy định pháp luật là biện pháp mạnh mẽ, cũng là để răn đe, phòng ngừa chung.
Nguyễn Thành