KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, THỜI ĐẠI CỦA CHIẾN THẮNG 30 THÁNG 4

Năm nay, trong những ngày hướng đến kỷ niệm Chiến thắng lịch sử vĩ đại 30/4/1975, nhân dân ta đón mừng sự kiện này với nhiều niềm vui mới. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển.

NHẬN DIỆN VÀ NGĂN NGỪA THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH, GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Người yêu nước chân chính là người biết sử dụng pháp luật, đạo đức, truyền thống tốt đẹp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời phải biết tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Nhận diện được phương thức, thủ đoạn lợi dụng lòng yêu nước để kích động nhân dân làm việc xấu chính là nhằm đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, đồng thời tránh được sự lợi dụng đó để gây ra rối loạn xã hội, phức tạp tình hình.

Thông cáo báo chí kỳ họp 32 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 03 đến 06/12/2018 tại Hà Nội, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 32. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

UBKTTW kết luận vụ AVG: Sai phạm của ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng

UBKTTW vừa họp kỳ 26 kết luận vụ AVG có những vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ TT-TT, ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ông Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Mobifone và các ông Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng.

Bốn kỳ vọng thay đổi lớn về công tác cán bộ sau 4 ngày Hội nghị T.Ư 7

Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác cán bộ, bởi đây là vấn đề “nóng” trong tình hình hiện nay.

Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghệ an. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

LẬT TẨY MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ BẰNG CHIÊU TRÒ TUYỆT THỰC

Trên nhiều trang Facebook, website của các tổ chức phản động cũng như các trang báo nước ngoài như Việt Tân, Chân trời mới media, RFA tiếng Việt… liên tục đưa ra các bài viết về việc “tù nhân chính trị” tại Trại giam số 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đồng loạt “tuyệt thực”. Đi liền với đó, các đối tượng lan truyền các thông tin sai lệch, vu khống bản chất chế độ.

LẬT TẨY MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ BẰNG CHIÊU TRÒ TUYỆT THỰC

Chống đối là điều dễ nhận thấy ở các đối tượng bị kết án về hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Bất chấp việc bị áp dụng hình phạt tù, nhiều người vẫn câu kết với các đối tượng bên ngoài để thực hiện hành vi chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí, nhiều kẻ còn sử dụng việc bị kết án phạt tù như một “thành tích tiêu biểu” nhằm đánh bóng tên tuổi.
Khi vào tù, các đối tượng phạm tội và đồng bọn tự “tẩy trắng” cho bản thân bằng việc nhận mình là “tù chính trị”, “tù nhân lương tâm”. Dù bản thân có những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự của Việt Nam, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng các đối tượng này vẫn “mồm năm, miệng mười” đưa ra các thông tin sai lệch, cố tình xuyên tạc bản chất vấn đề, cho rằng mình là nạn nhân của chế độ, nạn nhân của sự bất công.
Trong quá trình chấp hành hình phạt, người bị kết án vẫn không ngừng khiêu khích và thực hiện các chiêu trò chống phá. Trong đó, “tuyệt thực” là một chiêu trò cũ rích nhưng vẫn được những nhà “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” tự phong liên tục áp dụng.

Tuyệt thực - Chiêu trò cũ rích

Gần đây, trên nhiều trang truyền thông của các tổ chức, cá nhân phản động, chống đối đồng loạt đăng tải các bài viết có nội dung về việc một số đối tượng đang chấp hành án tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An tuyệt thực tập thể. Và như một lẽ hiển nhiên, ẩn sau các bài viết này là những thông tin mang tính bịa đặt, vu khống về tình hình dân chủ, nhân quyền ở nước ta.
Với những tiêu đề đầy thu hút như “Nhà tù không phải là nơi huỷ diệt nhân tính”, “Nhiều tù nhân lương tâm Trại giam số 6 tuyệt thực phản đối áp bức”, “Tuyệt thực trong tù để làm gì”..., các bài viết có nội dung bịa đặt liên quan đến việc một số người tự cho mình là “tù nhân chính trị” tiến hành tuyệt thực đã tiếp cận được với không ít người.
Đây là điều vô cùng nguy hiểm bởi nếu người đọc thiếu nhận thức, thông tin thì sẽ rất dễ bị đánh lừa bởi các thông tin bịa đặt nói trên. Thẳng thắn nhìn nhận, việc tuyệt thực không phải là chiêu trò gì mới. Nó đã được rất nhiều đối tượng “tù nhân lương tâm” tự phong áp dụng trong quá trình chấp hành án phạt tù.
Thực tế, nhiều người bị kết án do có hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia trong quá trình chấp hành án phạt tù giở chiêu tuyệt thực. Trong đó, những cái tên có thể kể đến như Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…
Việc tuyệt thực của các đối tượng không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên, mà nó được tính toán một cách hết sức cẩn thận. Nghiên cứu về việc này, chúng ta không khó để nhận ra một điều hài hước là các lần tuyệt thực đều diễn ra theo một quy trình chung. Ban đầu, thông qua việc thăm gặp người nhà, các đối tượng đang chấp hành án sẽ rêu rao thông tin bản thân mình đang tiến hành tuyệt thực trong trại giam. Sau đó, người nhà của các đối tượng này trở thành cầu nối lan truyền thông tin đến những báo, đài, cũng như những cá nhân, tổ chức phản động, chống đối.
Trên cơ sở nguồn tin từ người thân của các “tù nhân lương tâm”, các hãng báo chí thù địch hoặc thiếu thiện cảm với Việt Nam và các đối tượng chống đối tiến hành viết bài xuyên tạc, thổi phồng sự việc, vu khống bản chất chế độ ta.

Sâu xa của tuyệt thực là gì?

Trong bài viết “Tuyệt thực trong tù để làm gì?” của đối tượng Diễm Quỳnh được Việt Tân và một số website khác đăng tải, rất nhiều lý do được đưa ra như tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi cá nhân, chống lại sự bất công, đấu tranh vì nhân quyền… Thông qua việc “múa bút”, những kẻ có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được tô vẽ như những anh hùng: “Tuyệt thực không có nghĩa là người tranh đấu muốn kết cục là cái chết, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết, như một cột mốc để chính quyền xét lại tư cách cầm quyền của mình, trước sự giám sát và phẫn nộ của nhân dân”.
Sự thật hành vi tuyệt thực của những đối tượng xâm hại an ninh quốc gia này chỉ là một chiêu trò chống đối. Đằng sau những lần tuyệt thực là những động cơ hết sức sâu xa về mặt chính trị.
Trước hết, các đối tượng tuyệt thực nhằm đánh bóng tên tuổi và để bản thân không bị lãng quên. Không khó để chúng ta nhận thấy những nhà “dân chủ” đang mọc lên như nấm sau mưa. “Dân chủ” đã trở thành một nghề kiếm cơm của không ít đối tượng. Và hiển nhiên, trong nghề “dân chủ” này, việc cạnh tranh là điều khó có thể tránh được.
Chính vì vậy, khi bị kết án và chấp hành hình phạt tù, nếu không tuyệt thực, không có các hành động chống phá thì tên tuổi của những nhà “dân chủ” cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Do không thể từ bỏ những lợi ích nên dù bị kết án phạt tù, các đối tượng vẫn tìm mọi cách để tiến hành các hành động chống đối nhằm thu hút sự chú ý từ các các nhân, tổ chức cũng như các thế lực phản động ở bên ngoài.
Thông qua việc tuyệt thực, các đối tượng đang chấp hành án ở trong nhà tù câu kết với các đối tượng phản động, chống đối ở bên ngoài bôi nhọ chế độ, xuyên tạc bản chất Nhà nước. Muôn vàn thông tin sai lệch liên quan đến việc tuyệt thực được các đối tượng thêu vẽ. Trong đó, lập luận được các đối tượng liên tục sử dụng là Nhà nước ta sử dụng nhà tù để đàn áp, trả thù người chống đối, bất đồng chính kiến, xâm phạm đến nhân quyền của người chấp hành án.
Đây là thông tin bịa đặt một cách trắng trợn, thể hiện sự thâm hiểm của các đối tượng phản động. Bởi lẽ, với lập luận trên, các đối tượng phủ nhận sạch trơn việc bản thân có hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các đối tượng vu khống nhà nước ngăn cản các quyền lợi chính đáng của người dân. Suy cho cùng, đích đến của các đối tượng này cũng chỉ để thực hiện mưu đồ xâm hại an ninh quốc gia của Việt Nam.
Mặt khác, qua hành vi tuyệt thực, các đối tượng thổi phồng sự việc, từ đó kêu gào sự giúp đỡ từ các tổ chức bên ngoài nhằm gây sức ép với Việt Nam. Thông qua bàn tay của các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam, các đối tượng chờ đợi những tác động nhằm giúp bản thân được sớm ra tù.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rõ, việc tuyệt thực chính là một cách để các đối tượng phản động, chống đối tạo cớ cho các tổ chức bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước ta. Trước hết, đó là các cá nhân, tổ chức phản động, cơ hội chính trị người Việt ở trong và ngoài nước. Các nhóm trên có sự câu kết chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là chống phá Nhà nước, xoá bỏ chế độ, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước ta.
Thực tế, các đối tượng lu loa “tuyệt thực”, song tại trại giam cho thấy, các phạm nhân này vẫn ăn uống bình thường theo tiêu chuẩn quy định, thậm chí họ còn tiếp nhận thực phẩm tiếp tế từ gia đình khá đầy đủ.
Với chiêu trò tuyệt thực, các đối tượng bị kết án đã tạo ra cái cớ để những thế lực bên ngoài thò tay vào công việc nội bộ của nước ta, tạo lý do để các bản phúc trình về dân chủ, nhân quyền có nội dung sai lệch được công bố.
Hành động tuyệt thực của các đối tượng thể hiện sự chống đối quyết liệt, ngoan cố và thiếu tôn trọng pháp luật. Nguy hiểm hơn, hành động này lại được không ít kẻ cổ suý, tung hô và sử dụng vào việc xâm hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Bên cạnh việc xử lý những kẻ có hành vi sai phạm, Đảng, Nhà nước đẩy mạnh việc tuyên truyền các thông tin chính thống, chủ động đấu tranh với các thông tin sai lệch về vấn đề tuyệt thực để người dân hiểu rõ sự thật, cảnh giác với các âm mưu, hành vi chống phá.
Trần Anh Tú

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT

Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu 38.400 đồng… Sau đó là màn quậy phá cảnh sát.
Ngày 12/02, Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) thông tin với báo chí về vụ việc khởi tố Nguyễn Quang Tuy (49 tuổi, trú tại thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) về tội chống người thi hành công vụ.
Theo cơ quan Công an, qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Nghệ An biết ngày 09/02 có nhóm ba ô tô đi theo hướng TP.HCM - Hà Nội khi qua các trạm BOT thì thể hiện phản đối, chống đối và có quay phát trực tiếp trên mạng xã hội. Do đó, Công an tỉnh Nghệ An triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự tại các trạm BOT trên địa bàn Nghệ An.

CÔNG AN THÔNG TIN VỤ TÀI XẾ KHÔNG MUA VÉ BOT, CHỐNG CẢNH SÁT
Bị can Nguyễn Quang Tuy tại cơ quan Công an.
Khoảng 15 giờ cùng ngày, nhóm đi trên ba ô tô qua Trạm BOT Bến Thủy 2 thì ô tô BKS 47A - 130.89 do Tuy điều khiển chây ì, không chịu đưa đủ tiền mặt ra mua vé qua trạm.
Tuy đưa cho nhân viên trạm thu phí 1.600 đồng để mua vé qua trạm nhưng nhân viên thu phí không bán vé vì còn thiếu số tiền 38.400 đồng.
Tuy đề nghị được viết giấy xin nợ tiền, đòi quẹt thẻ ngân hàng, nhân viên bán vé không đồng ý và giải thích với Tuy trạm thu phí không quẹt thẻ ATM.
Sau đó, Tuy điều khiển ô tô lách qua barie đang đóng phía trước, đâm vào dải phân cách mềm và chạy qua trạm. Khi đến km 444 + 220, quốc lộ 1A, thuộc địa phận huyện Nghi Lộc, lực lượng CSGT Công an tỉnh Nghệ An ra tín hiệu dừng xe nhưng Tuy không chịu xuất trình giấy tờ.
Đến 19 giờ cùng ngày, lực lượng CSGT Công an tỉnh, Công an huyện Nghi Lộc phối hợp với Công an huyện Hưng Nguyên yêu cầu Tuy điều khiển xe chở 3 người cùng đi trên xe về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm việc.
Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, sau khi cơ quan Công an ra quyết định tạm giữ phương tiện và đang tiến hành làm việc thì Tuy tự ý bỏ ra ô tô rồi chốt khóa cửa.
Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã kiên trì tuyên truyền, vận động, yêu cầu người này xuống xe để tiếp tục làm việc nhưng Tuy không những không chấp hành mà còn cố tình khóa kín cửa xe rồi điều khiển xe chạy lòng vòng trong trụ sở Công an huyện. Ngoài ra, Tuy còn lao xe vào cán bộ, chiến sỹ công an huyện nhưng các chiến sĩ tránh được.
Sau nhiều giờ thuyết phục bất thành, đến 0 giờ ngày 10/02, Công an phải phá kính, lập biên bản bắt giữ quả tang Tuy.
Đại tá Lê Văn Thái cho biết: Hiện bị can Tuy đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình và cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ thêm một số tình tiết, hành vi. Về tờ tiền 200.000 đồng Tuy mang theo, vì chưa giám định nên chưa khẳng định được đó là giả hay thật.
“Cơ quan điều tra đã làm việc chắc chắn, cẩn trọng, tất cả các tài liệu liên quan đến sự việc chống người thi hành công vụ đã được thu thập đầy đủ từ camera hành trình ô tô, camera BOT Bến Thủy 2, đến lời khai cán bộ thi hành công vụ…” - Đại tá Thái nói.

B.SANG

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Tìm ra 6 người tung tin vỡ đập thủy điện làm dân hoảng loạn


Sáng ngày 02/9, cơ quan Công an huyện Tương Dương (Nghệ An) đang tiếp tục làm rõ, củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng tung tin ác ý vỡ đập thủy điện Bản Vẽ (xã Yên Na, huyện Tương Dương) khiến người dân hoang mang, hoảng loạn, bỏ chạy lên núi cao.

Công an triệu tập và lấy lời khai những người tung tin sai về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ.
Sáu người “dùng miệng thông báo”, lên Facebook tung tin sai về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ được xác định là Vũ Văn Phúc (30 tuổi), Nguyễn Quang Trung (27 tuổi), cùng trú tại khối Hòa Trung, thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương); Vi Thanh Định (21 tuổi), Lô Bảo Ngọc (19 tuổi), cùng trú tại bản Phòng, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương; Phan Thị Trân (36 tuổi), trú tại bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương; Phan Duy Tùng (31 tuổi), trú tại bản Quang Yên, xã Tam Đình, huyện Tương Dương.

Từ việc tung tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Bản Vẽ, người dân hoang mang, lo lắng bỏ chạy lên núi.
Công an huyện Tương Dương đã triệu tập sáu người trên để lấy lời khai.

Các đối tượng đã gỡ, xóa các thông tin đăng sai trái trên Facebook cá nhân và các nhóm.

Như đã đưa tin, sáng ngày 31/8, khi thủy điện Bản Vẽ và các nhà máy thủy điện ở miền Tây Nghệ An đang xả lũ thì hàng trăm người dân huyện Tương Dương nghe, đọc được thông tin vỡ đập thủy điện nên đã vội vã, không kịp mang theo tài sản, hốt hoảng bỏ chạy lên núi cao lánh nạn. Nhiều người ôm con nhỏ, đưa người già lên núi trốn lũ.

Ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, đã đích thân vào tận hồ thủy điện Bản Vẽ kiểm tra thực tế, xác định thủy điện Bản Vẽ vẫn an toàn và bác tin đồn ác ý trên. Sau khi cán bộ, chính quyền địa phương thông báo, giải thích, người dân đã quay trở về nhà.

Trả lời báo chí, Thượng tá Trần Phúc Tú, Trưởng Công an huyện Tương Dương, cho biết nếu xét thấy hậu quả của việc tung tin là nghiêm trọng thì có thể xử lý hình sự. Nếu không nghiêm trọng thì sẽ xử phạt hành chính.

Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết đã xác minh, tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn xử phạt hành chính anh Lương Ngọc Tuấn (38 tuổi, là kỹ sư tổ sửa chữa Nhà máy thủy điện Nậm Mô, quê xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) có hành vi lên mạng xã hội tung tin giả làm người dân hoang mang, lo lắng.

Đập thủy điện Bản Vẽ xả lũ và an toàn.
Trước đó, khoảng 01 giờ sáng 22/7, trên trang Facebook “Vi Phượng” đăng tải một số hình ảnh về mưa lũ trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn. Sau đó, Facebook “Ngoc Tuấn Lương” đã vào bình luận dưới các ảnh có nội dung: “Đê mường mộc cách Nậm Mô 90 cây sắp vỡ, khả năng thị trấn mx xóa sổ trong đêm nay. A e di dời đi còn kịp. Lưu lượng về qua thủy điện Nậm Mô 1200 m3/s, tăng gấp đôi lúc chiều. Đường vào bản cánh ngay lúc này đã biến mất khỏi tầm nhìn”.

Thời điểm đó, Nhà máy thủy điện Nậm Mô (thuộc xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) đang tiến hành xả lũ theo quy trình, nước trên sông Nậm Mô ở huyện Kỳ Sơn đang dâng cao.

Với nội dung bình luận trên, nhiều người dân ở huyện Kỳ Sơn đọc được đã hoang mang, lo lắng và một số người dân đã di dời tài sản trong đêm, chạy lên điểm cao…

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Khám xét căn hộ có 12 người theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”


Công an tỉnh Nghệ An tối nay (ngày 29/4) tiến hành khám xét căn hộ chung cư, phát hiện 12 người có những hoạt động đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Chiều tối ngày 29/4, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khám xét căn hộ 501, chung cư Golden City 3, tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 12 người có những hoạt động đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.


Sau đây là hình ảnh phóng viên ghi lại toàn cảnh vụ khám xét, tạm giữ những người đi theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tại TP Vinh vào tối ngày 29/4/2018:




Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Bản án thích đáng cho những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân


Sau khi nhận tiền của tổ chức khủng bố phản động, Xuân đã liên tục có các hành động lôi kéo, xúi giục, kích động đám đông chống đối nhằm lật đổ chính quyền.

Bản án thích đáng cho những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Bị cáo Trần Thị Xuân trước tòa
Sáng nay (12/4), Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Xuân (trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) về hành vi Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.

Theo cáo trạng: từ tháng 7/2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã làm quen với một số đối tượng phản động, được bầu làm Phó Ban điều hành chi hội Anh em dân chủ miền Trung.

Xuân đã nhận của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng cực đoan trong nước số tiền 170 triệu đồng.

Với số tiền trên, Xuân đã tham gia các hoạt động “vì cộng đồng”, “từ thiện”, nhưng thực chất là dùng tiền, vật chất của các tổ chức phản động lôi kéo, móc nối các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối nhằm khuyếch trương cho cái gọi là xây dựng xã hội “dân chủ”.

Ngày 03/4/2017, Xuân đã tham gia tụ tập đông người, gây rối tại trụ sở làm việc UBND huyện Lộc Hà. Xuân đã trực tiếp cầm micro hô hét, kích động người dân đập phá tài sản, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của huyện Lộc Hà nhiều giờ.

Trần Thị Xuân đã bị Cơ quan an ninh điều tra (ANĐT) Công an Hà Tĩnh bắt giữ vào ngày 17/10/2017.

Tại phiên tòa, bị cáo Xuân đã tỏ ra ăn năn hối cải và mong muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.


Sau khi xem xét, cân nhắc các tình tiết, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Xuân 9 năm tù giam, hình phạt bổ sung 5 năm quản chế nơi cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

-------------------

Cùng ngày, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng "phi hổ", SN 1986, trú xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bản án thích đáng cho những kẻ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Đối tượng Nguyễn Viết Dũng
Nguyễn Viết Dũng đã từng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào năm 2016.

Sau khi ra tù, Dũng câu kết với các đối tượng phản động viết bài, chụp ảnh tuyên truyền, xuyên tạc bóp méo sự thật, chống phá đất nước, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân đăng tải trên facebook cá nhân.

Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Nghệ An làm rõ, trong thời gian từ ngày 30/4/2017 đến ngày 19/5/2017, Nguyễn Viết Dũng đăng tải trên facebook cá nhân “Dũng phi hổ” nhiều bài viết do Dũng tự soạn thảo, sao chép và chỉnh sửa ý kiến cá nhân có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 27/9/2017, cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Nghệ An thi hành lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Viết Dũng.

Tại phiên tòa Nguyễn Viết Dũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Viết Dũng 7 năm tù. Ngoài ra tòa còn tuyên phạt bị cáo hình phạt bổ sung sau khi chấp hành xong án phạt tù là 5 năm quản chế tại địa phương.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẤT LOẠN


Chuyện xảy ra chiều hôm qua tại Giáo xứ Đăng Cao (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An) xin được vắt tắt như sau: Do không đồng ý với việc đóng tiền học thêm buổi thứ 2 trong ngày theo chủ trương của nhà trường (tiểu học cơ sở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An), rất nhiều lần vị Linh mục quản xứ nơi đây là Đinh Văn Minh đã cử đại diện Hội đồng mục vụ, những người thành viên trong cái gọi là "Tiểu ban Công lý & Hòa bình Giáo xứ" nhiều lần đến UBND xã, Ban Giám hiệu nhà trường để chất vấn. Trước tình hình đó, để không xảy ra xung đột, gây mất đoàn kết lương giáo, nhà trường tại đây đã có chính sách vận dụng theo hướng tạm thời không thu học phí các em học sinh là người Công giáo; các em vẫn được tạo điều kiện đến trường như các em học sinh lương dân và theo các tôn giáo khác (ngoài đạo Công giáo).

Ấy vậy nhưng, cho rằng nhà trường có sự khinh khi, cố tình nhân câu chuyện để làm xấu hình ảnh người Công giáo, Linh mục Minh đã bất chấp cử đại diện cha mẹ học sinh người Công giáo đến "gây chuyện" và ra tối hậu thư yêu cầu nhà trường phải đáp ứng: Phải miễn phí học buổi thứ 2 hoàn toàn, xin lỗi giáo xứ và bà con giáo dân vì có hành vi khinh miệt...

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN


THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN
Một số hình ảnh về sự việc chiều nay trước cổng trường Tiểu học cơ sở Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Do những yêu sách đó không được đáp ứng nên mặc dù là dịp đầu năm mới nhưng Linh mục Đinh Văn Minh đã chỉ đạo huy động phụ huynh các em đến gây chuyện. Tại đây, khi thấy sự xuất hiện của đám đông phụ huynh học sinh người Công giáo có hành vi quá khích, rất đông người dân (chủ yếu là lương dân) đã có mặt để thị uy và ngăn cản. Đụng độ nhẹ sau đó đã xảy ra, trong đó có 1 cán bộ tư pháp xã quá trình ra vận động đã bị số quá khích (người Công giáo) đánh trọng thương phải nhập viện. Sự việc chỉ thực sự vãn hồi khi rất đông Công an tại đây và đại diện chính quyền ra tuyên truyền, vận động.

Bản chất câu chuyện là như thế và nó ít nhiều cho thấy sự ngông nghênh, bất chấp pháp luật của Linh mục này từ sau khi chuyển về mục vụ tại địa bàn huyện Diễn Châu. Ngoài hành vi đã nêu thì theo trang Công dân mạng thì: 

"1. CỐ TÌNH SAN LẤP hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp xã quản lý, hàng chục mét kênh tưới tiêu thủy lợi để chỉ làm sân bóng cho giáo dân.
2. CẤM trẻ em mầm non đi học tại các trường mầm non xã. Thay vào đó là xây nhà giáo lý để bắt các em học ở đó với mức đóng 900 nghìn một tháng. Nhà giáo lý thì chưa xong, các em cần dạy dỗ vẫn phải ở nhà làm gánh nặng cho gia đình. Mọi người cũng nên nhớ rằng, lúc còn quản xứ Yên Hòa (Thị xã Hoàng Mai), vị linh mục này cũng đã lấy tiền của giáo dân xây 01 nhà máy may để thu lợi bất chính, khi bị giáo dân tố cáo nên Tòa giám mục mới chuyển khỏi địa bàn.
3. Chỉ đạo cái gọi là ban Công lý gồm nhiều thành phần nghiện ngập bất hảo, đứng ở cổng trường ghi tên bất cứ phụ huynh nào đưa con đi học để về bêu trước nhà thờ. Cử ban "Công lý" lên quấy nhiễu nhà trường về các khoản thu trong năm, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và phụ huynh, giáo viên.
4. Bắt mỗi nhà chuẩn bị một tuýp sắt, đến giờ giới nghiêm, cấm lương dân bén mảng vào, sẵn sàng ra tay nếu có vấn đề xảy ra.
5. Sau khi lễ xong, đóng cửa nhà thờ không cho bất kì giáo dân nào về. ĐỂ TẬN THU quyên góp cho nhà thờ, KHÔNG THIẾU MỘT NGƯỜI.
6. KÊU GỌI LẬP HỘI CỜ VÀNG để chống lại phong trào cờ đỏ của nhân dân yêu nước. Thề sống chết với hội cờ đỏ".

Và điều đáng nói là qua theo dõi giáo phận Vinh thời gian gần đây tôi đã thấy trong chuyện này có một số mối liên hệ tới bức thư chúc tết mới đây được đăng trên trang web chính thức của Giáo phận Vinh.

Theo đó, mặc dù là một bức thư chúc tết nhưng Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp vẫn không quên nhắc nhở các Linh mục Quản xứ, giáo dân trong Giáo phận thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Giáo phận. Đành rằng, để Giáo hội phát triển thì chuyện đóng góp là đương nhiên, tất yếu. Nó cũng giống như chuyện người dân phải đóng thuế cho nhà nước nuôi hệ thống bộ máy để họ quay trở lại phục vụ người dân vậy. Song, vấn đề nằm ở chỗ: Bức thư chúc tết không nên có xen vào những điều gì như thế, nhất là khi tết đến xuân về. Nó sẽ khiến cho người dân áp lực.

Và có vẻ như trước sức ép của các khoản đóng góp và chuyện cơm áo gạo tiền đang đưa đẩy khi ra tết nên dưới sự hiệu triệu, chỉ đạo trực tiếp của Linh mục quản xứ rất đông phụ huynh học sinh các em Công giáo đã nghe theo và thực hiện dù họ hiểu như vậy là sai và trái khoáy. Cái họ hướng đến trước mắt là "đỡ được đồng đóng góp nào hay đồng ấy". Mục đích họ thực hiện cũng chỉ có thế mà thôi.

Nói như thế để thấy dù bức thư chúc tết kèm theo yêu cầu thực hiện đóng góp của TGM GP Vinh không trực tiếp gây nên sự việc chiều qua tại Giáo xứ Đăng Cao nhưng chính điều đó cùng với thái độ bất chấp, chống đối của Linh mục Đinh Văn Minh khiến cho sự việc trở nên phức tạp. Và đương nhiên hình ảnh người Công giáo, Linh mục Công giáo sẽ xấu đi trông thấy.



An Chiến

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN


Chuyện xảy ra chiều hôm qua tại Giáo xứ Đăng Cao (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An) xin được vắt tắt như sau: Do không đồng ý với việc đóng tiền học thêm buổi thứ 2 trong ngày theo chủ trương của nhà trường (tiểu học cơ sở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An), rất nhiều lần vị Linh mục quản xứ nơi đây là Đinh Văn Minh đã cử đại diện Hội đồng mục vụ, những người thành viên trong cái gọi là "Tiểu ban Công lý & Hòa bình Giáo xứ" nhiều lần đến UBND xã, Ban Giám hiệu nhà trường để chất vấn. Trước tình hình đó, để không xảy ra xung đột, gây mất đoàn kết lương giáo, nhà trường tại đây đã có chính sách vận dụng theo hướng tạm thời không thu học phí các em học sinh là người Công giáo; các em vẫn được tạo điều kiện đến trường như các em học sinh lương dân và theo các tôn giáo khác (ngoài đạo Công giáo).

Ấy vậy nhưng, cho rằng nhà trường có sự khinh khi, cố tình nhân câu chuyện để làm xấu hình ảnh người Công giáo, Linh mục Minh đã bất chấp cử đại diện cha mẹ học sinh người Công giáo đến "gây chuyện" và ra tối hậu thư yêu cầu nhà trường phải đáp ứng: Phải miễn phí học buổi thứ 2 hoàn toàn, xin lỗi giáo xứ và bà con giáo dân vì có hành vi khinh miệt...

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN


THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẮC LOẠN
Một số hình ảnh về sự việc chiều nay trước cổng trường Tiểu học cơ sở Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An

Do những yêu sách đó không được đáp ứng nên mặc dù là dịp đầu năm mới nhưng Linh mục Đinh Văn Minh đã chỉ đạo huy động phụ huynh các em đến gây chuyện. Tại đây, khi thấy sự xuất hiện của đám đông phụ huynh học sinh người Công giáo có hành vi quá khích, rất đông người dân (chủ yếu là lương dân) đã có mặt để thị uy và ngăn cản. Đụng độ nhẹ sau đó đã xảy ra, trong đó có 1 cán bộ tư pháp xã quá trình ra vận động đã bị số quá khích (người Công giáo) đánh trọng thương phải nhập viện. Sự việc chỉ thực sự vãn hồi khi rất đông Công an tại đây và đại diện chính quyền ra tuyên truyền, vận động.

Bản chất câu chuyện là như thế và nó ít nhiều cho thấy sự ngông nghênh, bất chấp pháp luật của Linh mục này từ sau khi chuyển về mục vụ tại địa bàn huyện Diễn Châu. Ngoài hành vi đã nêu thì theo trang Công dân mạng thì: 

"1. CỐ TÌNH SAN LẤP hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp xã quản lý, hàng chục mét kênh tưới tiêu thủy lợi để chỉ làm sân bóng cho giáo dân.
2. CẤM trẻ em mầm non đi học tại các trường mầm non xã. Thay vào đó là xây nhà giáo lý để bắt các em học ở đó với mức đóng 900 nghìn một tháng. Nhà giáo lý thì chưa xong, các em cần dạy dỗ vẫn phải ở nhà làm gánh nặng cho gia đình. Mọi người cũng nên nhớ rằng, lúc còn quản xứ Yên Hòa (Thị xã Hoàng Mai), vị linh mục này cũng đã lấy tiền của giáo dân xây 01 nhà máy may để thu lợi bất chính, khi bị giáo dân tố cáo nên Tòa giám mục mới chuyển khỏi địa bàn.
3. Chỉ đạo cái gọi là ban Công lý gồm nhiều thành phần nghiện ngập bất hảo, đứng ở cổng trường ghi tên bất cứ phụ huynh nào đưa con đi học để về bêu trước nhà thờ. Cử ban "Công lý" lên quấy nhiễu nhà trường về các khoản thu trong năm, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh và phụ huynh, giáo viên.
4. Bắt mỗi nhà chuẩn bị một tuýp sắt, đến giờ giới nghiêm, cấm lương dân bén mảng vào, sẵn sàng ra tay nếu có vấn đề xảy ra.
5. Sau khi lễ xong, đóng cửa nhà thờ không cho bất kì giáo dân nào về. ĐỂ TẬN THU quyên góp cho nhà thờ, KHÔNG THIẾU MỘT NGƯỜI.
6. KÊU GỌI LẬP HỘI CỜ VÀNG để chống lại phong trào cờ đỏ của nhân dân yêu nước. Thề sống chết với hội cờ đỏ".

Và điều đáng nói là qua theo dõi giáo phận Vinh thời gian gần đây tôi đã thấy trong chuyện này có một số mối liên hệ tới bức thư chúc tết mới đây được đăng trên trang web chính thức của Giáo phận Vinh.

Theo đó, mặc dù là một bức thư chúc tết nhưng Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp vẫn không quên nhắc nhở các Linh mục Quản xứ, giáo dân trong Giáo phận thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Giáo phận. Đành rằng, để Giáo hội phát triển thì chuyện đóng góp là đương nhiên, tất yếu. Nó cũng giống như chuyện người dân phải đóng thuế cho nhà nước nuôi hệ thống bộ máy để họ quay trở lại phục vụ người dân vậy. Song, vấn đề nằm ở chỗ: Bức thư chúc tết không nên có xen vào những điều gì như thế, nhất là khi tết đến xuân về. Nó sẽ khiến cho người dân áp lực.

Và có vẻ như trước sức ép của các khoản đóng góp và chuyện cơm áo gạo tiền đang đưa đẩy khi ra tết nên dưới sự hiệu triệu, chỉ đạo trực tiếp của Linh mục quản xứ rất đông phụ huynh học sinh các em Công giáo đã nghe theo và thực hiện dù họ hiểu như vậy là sai và trái khoáy. Cái họ hướng đến trước mắt là "đỡ được đồng đóng góp nào hay đồng ấy". Mục đích họ thực hiện cũng chỉ có thế mà thôi.

Nói như thế để thấy dù bức thư chúc tết kèm theo yêu cầu thực hiện đóng góp của TGM GP Vinh không trực tiếp gây nên sự việc chiều qua tại Giáo xứ Đăng Cao nhưng chính điều đó cùng với thái độ bất chấp, chống đối của Linh mục Đinh Văn Minh khiến cho sự việc trở nên phức tạp. Và đương nhiên hình ảnh người Công giáo, Linh mục Công giáo sẽ xấu đi trông thấy.

An Chiến

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Nghệ An: Hành trình bình tĩnh sống và sống kiêu hãnh của cô bé mồ côi

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị xa lánh vì nghi ngờ bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ, nhưng bằng nghị lực, Kiều Anh đã vượt lên tất cả để sống kiêu hãnh.

Cô bé mồ côi sống trong nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ, bị xa lánh vì căn bệnh thế kỷ
Chiều muộn, dạo qua nhiều con hẻm ngoằn nghèo, hỏi thăm mãi chúng tôi mới tìm được đến nhà em Ngô Kiều Anh (học sinh lớp 9, ngụ xóm 5, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, Kiều Anh đang ngồi chải tóc cho bà nội.
Ấn tượng đầu tiên về em là dáng người nhỏ nhắn, da trắng, mái tóc dài, đen nhánh được búi cao, nụ cười xinh tươi để lộ chiếc răng khểnh. Duy chỉ có ánh mắt là đượm buồn, không thể che giấu nỗi bất hạnh mà em từng phải gánh chịu.
Kiều Anh và bà nương tựa sống với nhau đã hơn chục năm nay.
Thắp nén nhang lên bàn thờ, em ngồi xuống bên cạnh bà, chậm rãi kể về cuộc đời mình. Cô bé mới 14 tuổi, nhưng dường như những trải nghiệm khổ đau mà em nếm trải thì nặng nề hơn nhiều số tuổi của em. 
Chẳng có một tuổi thơ bình thường như bạn bè cùng trang lứa, năm Kiều Anh lên 3 tuổi, em đã là trẻ mồ côi, vì bố qua đời sau khi nhiễm HIV. Đứa trẻ ngây thơ ngày ấy chưa kịp thấm thía nỗi đau, chưa kịp quen với sự vắng mặt của cha, thì 7 tháng sau, mẹ cũng bỏ lại em mà ra đi mãi mãi. Mẹ em, một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó đã bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ từ bố em. 
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 2.
Kiều Anh sớm chịu cảnh côi cút khi mới tuổi lên ba.
Kiều Anh mất cả cha lẫn mẹ, côi cút, bơ vơ giữa cõi đời. Nhưng đau đớn hơn, tủi hổ hơn những đứa trẻ mồ côi "bình thường", Kiều Anh còn từng bị người dân ở xóm làng nhỏ bé nơi em sống dè bỉu, xa lánh, vì cái chết "không bình thường" của bố mẹ em.
"Ngày ấy, em còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau khi mất đi cha mẹ, cũng chẳng hề biết căn bệnh HIV là như thế nào, bệnh thế kỷ là sao. Em chỉ thấy tủi thân khi bị bạn bè, mọi người xa lánh, coi thường, thậm chí có người gặp em còn hoảng sợ như gặp ma, nhất định không cho con chơi cùng em, vì sợ lây bệnh. 
Giữa em và mọi người dường như có một bức tường vô hình nào đó ngăn cách. Mãi đến sau này, khi hiểu được căn bệnh thế kỷ, em mới hiểu, và càng đau hơn, Kiều Anh kể lại trong nước mắt.
Từ ngày cha mẹ qua đời, Kiều Anh lớn lên trong tình thương yêu của bà nội Nguyễn Thị Sửu (85 tuổi). Nghi ngờ em cũng bị lây nhiễm HIV từ cha mẹ, mọi người xung quanh xa lánh em. Nhiều người còn ngăn cấm, không cho con cái chơi với em vì sợ rước họa vào thân. Cuộc sống của Kiều Anh chỉ quẩn quanh trong nhà cùng bà nội già nua, với những thứ đồ chơi cũ mà bà xin được của người ta đưa về.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 3.
Cô bé đã vượt qua nhiều nỗi đau, bóng đêm quá khứ của bố mẹ để sống như một người bình thường.
"Rất nhiều lần em hỏi bà vì sao bố mẹ lại bỏ em ra đi sớm như vậy? Vì sao mọi người lại xa lánh trong khi em chẳng làm gì có lỗi. Em đã khóc rất nhiều khi thấy mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời này… Nhưng rồi, em chẳng nhận được câu trả lời nào của bà ngoài những giọt nước mắt. Thấy bà khóc, em cũng khóc theo".
Năm Kiều Anh bước vào lớp 1, để tháo gỡ bức tường vô hình, nhà trường đã kết hợp với gia đình đưa em đi xét nghiệm, không phải một mà những hai lần. Kết luận âm tính HIV đã làm mọi người dần thay đổi, có cái nhìn thiện cảm với em hơn, thương em mồ côi.
Dù chỉ có 3 năm, nhưng ký ức về mẹ vẫn lấp lánh
 Với Kiều Anh, mọi lời đàm tiếu về bố mẹ em, có lẽ em chẳng quan tâm, vì đó vẫn là người thân yêu nhất đời. Sống trong mặc cảm, vượt qua nỗi đau, Kiều Anh từng viết những lời tràn ngập ký ức đau thương, những mảnh vỡ quá khứ, nỗi buồn thân phận... gửi đến mẹ em như thế này, vào ngày 8/3, ngày của mẹ:
"Mẹ yêu quý! Bạn bè con ở lớp ai cũng dự định sẽ mua hoa để tặng mẹ. Các bạn còn nói cho nhau nghe về cách tạo bất ngờ cho mẹ mình vào hôm ấy nữa. Xem ra ai cũng rất hồi hộp và háo hức mẹ ạ. Chắc chắn khi các bạn mang hoa về tặng mẹ sẽ được mẹ đáp lại bằng những cái ôm thật ấm áp.
Còn con, con sẽ tặng mẹ ở một nơi khác – nơi thật xa – nơi mà có lẽ mẹ nhìn thấy con nhưng con lại chẳng thấy mẹ ở đâu cả. Và món quà con nhận lại không phải là cái ôm của mẹ mà là chính sự nhẹ nhõm trong lòng con. Tuy được vơi đi phần nào nỗi buồn nhưng lòng con vẫn thấy trống trải. Không hiểu sao hôm nay con lại nhớ mẹ nhiều đến thế! Con thèm khát một vòng tay âu yếm, thèm khát một lời động viên an ủi và hơi ấm của tình mẫu tử.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 4.
Mẹ ơi! Mẹ có còn nhớ ngày 8 tháng 3 của mười năm trước không? Hồi ấy sao mà vui quá! Khi ấy con còn nhỏ nên mẹ đã làm một bữa ăn thật ngon để dành tặng con và cũng là để tự tặng mẹ. Hai mẹ con mình cùng hát, cùng vỗ tay, lời bài hát "Mồng 8 tháng 3" cứ ngân nga mãi trong lòng con, có lẽ đến suốt đời. 
Con đâu ngờ rằng đó là năm đầu tiên và cũng là năm cuối cùng con được đón ngày mồng 8 tháng 3 cùng mẹ, khi mà con gần 4 tuổi thì mẹ đã bỏ con mà đi, đi thật xa. Với con, mất mẹ là nỗi đau lớn nhất, là sự mất mát không gì có thể bù đắp được vì trước đó không lâu con đã mất đi người cha yêu dấu do căn bệnh thế kỷ.
Mẹ có biết không. Sau khi mẹ mất con đã rất đau khổ, con cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng vì không có bàn tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nữa. Con chỉ biết dựa vào bà nội hơn 80 tuổi như chiếc lá vàng trên cây. Con cứ tưởng tượng đến một ngày nào đó bà cũng sẽ bỏ con mà đi thì cuộc sống của con sẽ ra sao đây? Nghĩ đến mà con hoảng hốt".
Kể về nỗi khát thèm hơi mẹ mỗi lần thấy bạn được mẹ mình âu yếm, kể về những đêm mưa nhớ mẹ, nằm khóc, Kiều Anh bảo mẹ: "Thời gian trôi đi, nỗi đau cũng vơi dần. Con cũng tập làm quen với thực tại. Ban đầu con cũng rất nhút nhát nhưng giờ con đã mạnh mẽ rồi mẹ ạ. Con không còn yếu đuối, nhút nhát, mặc cảm như trước kia nữa.
Con đã làm theo lời mẹ dặn trước lúc lâm chung rồi đấy. Con còn có ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người nữa. Con mong sẽ không ai bị bệnh, không ai mất mẹ để bao trẻ em khác sẽ không phải chịu nhiều khổ đau như con".
Bình tĩnh sống, làm chỗ dựa cho bà nội
Nói về cuộc sống hiện tại của hai bà cháu, bà Sửu vui mừng khoe, suốt từ năm học lớp 1 đến nay, Kiều Anh luôn là học sinh giỏi của trường. Em được đánh giá là một học sinh ngoan, năng động, mạnh mẽ và học giỏi đều các môn. 
Hằng ngày, Kiều Anh đi học, tới buổi lại về phụ giúp bà nội cơm nước, giặt giũ, chăn nuôi vịt gà. Hai bà cháu lại thui thủi bên bữa cơm đạm bạc. Vì sức khỏe yếu nên bà Sửu không thể ra đồng, thu nhập của hai bà cháu phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền trợ cấp hằng tháng của Nhà nước giành cho trẻ mồ côi và sự hỗ trợ của bà con lối xóm..
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 5.
"Em thèm được như các bạn, thèm được gọi tiếng cha, tiếng mẹ; được cha mẹ đưa đi học, đi chơi; được ăn những bữa cơm ấm cúng bên gia đình, được cha mẹ chăm sóc, dỗ dành mỗi khi bị ốm… những điều này đối với em sao quá xa vời.
Mỗi lần có chuyện buồn hoặc khó khăn là em lại nghĩ đến lời bà nói, số phận em không giống như các bạn nên phải cố gắng gấp đôi, gấp 3 lần để vượt qua, phải mạnh mẻ, tự tin và suy nghĩ chín chắn mới có thể sống tốt trên đời. Có như vậy mới làm bà vui, cha mẹ dưới suối vàng sẽ yên lòng nhắm mắt. Nhớ những lời bà dặn em lại càng có thêm nghị lực để phấn đấu" - cô bé tâm sự.
Hành trình bình tĩnh sống của cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, từng bị dè bỉu, xa lánh vì HIV - Ảnh 6.
Chia tay cô nữ sinh mồ côi, ngước nhìn lại vẫn thấy em đứng trước hiên nhà ôm chặt bà nội già yếu như ngọn đèn trước gió. Kiều Anh nhoẻn miệng cười, nói với theo: "Em thấy mừng cho những ai đang còn cha mẹ bên cạnh. Họ là những người hạnh phúc và xin hãy trân trọng hạnh phúc đó.
Còn cha mẹ em dù đã ở bên kia thế giới nhưng em biết cha mẹ vẫn đang từng ngày dõi theo em. Em hứa sẽ sống thật tốt để cha mẹ được yên lòng".
Theo Nhã Hoàn/ Trí Thức Trẻ